Nội dung bài giảng này
• Những kiểu thất nghiệp khác nhau trong nền kinh tế
• Thất nghiệp trong ngắn hạn vs. thất nghiệp trong trung hạn/dài hạn.
• Lạm phát dự kiến vs. lạm phát ngoài dự kiến.
• Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (đường Philips ngắn hạn và dài hạn, NAIRU)
• Chính sách tiền tệ trong mục tiêu lạm phát và tăng trưởng /thất nghiệp: Qui luật Taylor (Taylor rule)
21 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 9. Lạm phát và Thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lạm phát và Thất nghiệp
[Inflation and Unemployment]
Nguyễn Hoài Bảo
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1
Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM
August 5, 2010
Nội dung bài giảng này
• Những kiểu thất nghiệp khác nhau trong nền kinh tế
• Thất nghiệp trong ngắn hạn vs. thất nghiệp trong trung
hạn/dài hạn.
• Lạm phát dự kiến vs. lạm phát ngoài dự kiến.
• Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (đường Philips
ngắn hạn và dài hạn, NAIRU)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2
• Chính sách tiền tệ trong mục tiêu lạm phát và tăng trưởng
/thất nghiệp: Qui luật Taylor (Taylor rule)
Thất nghiệp
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3
Những kiểu thất nghiệp khác nhau:
• Frictional unemployment (thất nghiệp do ma sát): nếu người lao động bỏ
công việc hiện tại để đi tìm việc mới vẫn chưa có, khi đó họ là người thất
nghiệp và thất nghiệp kiểu này gọi là thất nghiệp do ma sát.
• Structural unemployment (thất nghiệp do thay đổi cơ cấu kinh tế): sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế có thể tạo ra một nhóm người thất nghiệp. Ví
dụ như việc đô thị hóa nông thôn có thể tạo ra một nhóm người mà họ
không thể nào thích ứng với công việc của thành thị - họ bị thất nghiệp do
chuyển đổi cơ cấu gây ra.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4
• Seasonal unemployment (thất nghiệp do mùa vụ): có những việc làm
theo một mùa nhất định và vì thế khi sang mùa khác thị họ thất nghiệp.
• Demand deficient (thất nghiệp do cầu giảm): sự sụt giảm của phía cầu sẽ
tạo ra đình đốn kinh tế và thất nghiệp có thể xảy ra ở khắp mọi nơi.
Keynes phần lớn tập trung vào phân tích dạng thất nghiệp này.
• Technological unemployment (thất nghiệp do thay đổi công nghệ): cải tiến
công nghệ có thể tạo ra thất nghiệp vì công nghệ có thể thay thế con
người.
Thất nghiệp trong ngắn hạn vs dài hạn
• Classical: nhóm này cho rằng thất nghiệp trong ngắn hạn chỉ là
tạm thời, tiền lương sẽ nhanh chóng điều chỉnh để cân bằng thị
trường lao động. Trong dài hạn, đối với họ không ai thất nghiệp
cả, nếu có chẳng qua đó là thất nghiệp tự nguyện.
• Keynesian: nhóm này cho rằng, ngay cả trong dài hạn thì thất
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5
nghiệp không tự nguyện vẫn có thể diễn ra (chứ đừng nói gì là
ngắn hạn!) bởi vì tình trạng thị trường lao động không hoàn hảo.
“Tiền lương cứng nhắc” chẳng hạn.
Lạm phát
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6
Lạm phát dự kiến và ngoài dự kiến
• Nếu các cá nhân “dự kiến” được lạm phát thì lạm phát thật ra không trở
thành vấn đề. Bởi lẽ tất cả những tính toán/ra quyết định sẽ không còn
bất trắc đối với biến lạm phát.
• Tuy nhiên ít có ai dự kiến đúng lạm phát, hay nói cách khác bất trắc
trong tương lai vẫn còn và vì thế lạm phát ngoài dự kiến (unanticipated
inflation) vẫn là một chủ đề phân tích quan trọng.
• Vì sao?
• Thay đổi trong phân bổ thu nhập hay phân bổ sai tiền lương. Chẳng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7
hạn, dự đoán lạm phát quá cao có thể dẫn đến chuyển thu nhập từ
người sử dụng lao động sang người lao động, và ngược lại.
• Tác động lên công ăn việc làm. Chẳng hạn, dự đoán lạm phát quá cao
cũng có thể làm giảm cầu lao động và làm tăng thất nghiệp.
Lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá hàng năm: %∆P hay ký hiệu là pi
pit(%)= [(pi – pit-1)/ pit-1]×100
Lạm phát và thất nghiệp: Philips Curve
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8
Alban William Phillips (1914 – 1975)
• Là nhà kinh tế học New Zealand
nhưng phần lớn thời gian làm
việc ở trường London School of
Ecomomics.
• 1958 ông công bố 1 nghiên cứu
thực nghiệm về mối quan hệ giữa
tỷ lệ thay đổi tiền lương và tỷ lệ
thất nghiệp cho nước Anh (xem
hình bên)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9
• Sau đó, năm 1960, Paul
Samuelson và Robert Solow lại
công bố một nghiên cứu với ý
tưởng giống như của Philips
nhưng đó là quan hệ nghịch
chiều giữa tỷ lệ lạm phát với thất
nghiệp cho nước Mỹ. Từ đó về
sau mối quan hệ này (mặc dù có
sửa đổi đôi chút) được gọi là
đường cong Philips.
Lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ (1900 – 1960)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10
Hình trên cho thấy, trừ những điểm ∆ màu đen (đó là những năm 1931 – 1939), trong một giai
đoạn dài dường như có quan hệ rõ ràng giữa lạm phát và thất nghệp: lạm phát cao thì thất
nghiệp thấp, và ngược lại. Quan hệ nghịch biến này từ đó về sau gọi là đường cong Philips,
chính xác hơn gọi là đường con Philips truyền thống (traditional Philips curve) và là một
“chỉ dẫn” để các nhà làm chính sách khi cần đánh đổi giữa mục tiêu thất nghiệp và lạm phát.
Đường Philips truyền thống và vấnđề ảo giác tiền tệ
Wage growth %
(Inflation)
W
W1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11
Unemployment (%)
2
u0u1 Đường
Philips
Đường Philips ngoài biểu thị mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và tiền lương (lạm
phát) thì cho thấy một hiện tượng khác: đó người làm công đã cung thêm lao động của mình
chỉ vì tiền lương danh nghĩa tăng chứ không điều chỉnh theo tiền lương thực. Tình huống này
gọi là bị “ảo giác tiền tệ” (money illusion).
Vòng xoáy lương – giá (wage – price spiral)
Tăng lương
(danh
nghĩa)
Daonh
nghiệp tăng
giá bán
Daonh
nghiệp lại
tăng giá
bán
Thất nghiệp thấp
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12
Công nhân
đòi tăng
lương vì giá
cả tăng cao
Tại sao thất nghiệp thấp/cao thì lạm phát cao/thấp. Một trong những lý giải đơn giản được gọi là
“vòng xoáy lương – giá” như trong sơ đồ trên. Mỗi khi thất nghiệp thấp thì người làm công sẽ đòi
tăng lương (vì họ dễ tiềm việc mới hơn) và phía chủ phải đáp ứng. Nếu tăng lương thì doanh
nghiệp sẽ tăng giá. Nhưng khi tăng giá thì người làm công thấy thu nhập thực của mình giảm và
họ lại đòi tăng lương, và cứ thế, cứ thế .
Đường Philips sụp đổ?
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13
Kể từ sau 1970, số mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp trên thực tế diễn ra đã không còn
đúng như đường cong Philips truyền thống. Hình trên mô tả quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và
lạm phát của Mỹ trong giai đoạn 1970-1998. Chuyện gì đã xảy ra?
Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đường Philips
Nhớ lại đường AS: P = Pe + λ(Y – YP)
Gọi ν là một cú sốc ngoại sinh (giá dầu tăng chẳng hạn) và + (-P
-1) cho hai vế:
P – P
-1 = Pe – P-1 + λ(Y – YP) + ν (1)
Hay (1) có thể viết lại dưới dạng đặt P – P
-1 và Pe – P-1 là lạm phát:
Π = Πe + λ(Y – YP) + ν (2)
Nhớ lại Okun: đánh đổi giữa tăng trưởng và thất nghiệp:
λ(Y – Y ) = - β(u – u ) (3)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14
P n
Thay (3) và (2) ta có được quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp:
Π = Πe - β(u – un) + ν
Như vậy, với cách xây dựng như thế này, đường Philips có thể phân tích thêm các
nhân tố khác trong mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp và chính điều này có thể
giải thích được quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đã diễn ra trên thực tế (hình ở
slide trên) mà đường Philips truyền thống đã không thể giải thích. Đường Philips này
thường gọi là đường Philips điều chỉnh (modified Philips curve).
Đường Philips điều chỉnh
π (lạm phát)
β
1
πe+v
LRPC
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15
NAIRU = un
Thất nghiệp
Với một pie hoặc v cho trước thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn nghịch chiều với tỷ lệ lạm phát – và đây là
đường Philips trong ngắn hạn (SRPC). Khi có sự thay đổi hai biết này, đặc biệt là pie , thì
đường Philips sẽ dịch chuyển sang phải/trái.
Trong dài hạn, khi tỷ lệ thất nghiệp bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì đường Philips trở nên
thẳng đứng hay còn gọi là đường Philips dài hạn (LRPC). Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên này còn
gọi là Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment (NAIRU). Tại NAIRU, giả sử v = 0 thì
lạm phát là do pie gây ra.
SRPC
Điều chỉnh từ ngắn hạn sang dài hạn của PC
π (lạm phát)
π1
LRPC
SRPC (với πe )
A
B
Cπ2
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16
un Thất nghiệp
Giả sử rằng ban đầu nền kinh tế tại A có tỷ lệ thất nghiệp tại un, tuy nhiên chính phủ muốn
giảm tỷ lệ này xuống u bằng cách tăng AD. Khi đó tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đúng mục
tiêu – u nhưng lạm phát ở mức cao hơn là (tại B)Khi lạm phát cao hơn như vậy sẽ làm do
người dân điều chỉnh kỳ vọng của mình theo hướng tăng (từ πe1 lên πe2) nên đường Philips
cũng dịch sang phải. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp rồi cũng quay trở lại với tỷ lệ thất nghiệp ban đầu – tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên (hay NAIRU) tại C.
SRPC (với πe1)
2
u
Thay đổi của lạm phát và thất nghiệp của Mỹ (1970 – 1998)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17
Giả sử rằng người dân kỳ vọng theo kiểu thích nghi (adaptive expectation), nghĩa là giá kỳ
vọng của năm hiện tại được hình thành từ giá của (các ) năm trước đó: pie = pi-1. Khi đó viết
lại đường Philips pi - pi
-1 = β(u – un) + ν hay ∆pi = β(u – un) + ν. Đồ thị bên vẽ lại quan hệ này
và cho thấy một lần nữa số liệu thực tế xác nhận đường Philips điều chỉnh(*).
(*) ngoài tên gọi Philips điều chỉnh thì quan hệ này còn gọi với những tên khác như:
expectatons – augmented Philips curve hoặc accelerationist Philips curve.
Taylor Rule
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18
John Taylor và qui tắc cho chính sách tiền tệ
• Ngân hàng trung ương luôn luôn phải đối điện với câu hỏi rằng:
với lãi suất nào thì nền kinh tế tăng trưởng ổn định với một tỷ lệ
thất nghiệp và lạm phát chấp nhận được?
• John Taylor, một nhà kinh tế học hiện tại đang làm việc ở đại học
Stanford, năm 1993 trong một bài viết của mình ông đã đề nghị
một qui tắc để xác định lãi suất như bên dưới.
• Đối với Mỹ, Taylor đề nghị αpi = αy = 0.5
• Bài tập: Nếu lãi suất thực tại mức lạm ppát mục tiêu 3% là 2% và
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19
hiện nay output gap là 1. Hiện nay lạm phát là 8% thì lãi suất mà
ngân hàng cần hướng tới là bao nhiêu?
Taylor rule:
it = pit + r*t + αpi(pit – pi*t) + αy(yt – y*t)
Trong đó: it là lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn; pit là lạm phát còn pi*t mong muốn (mục
tiêu); r*t là lãi suất thực cân bằng ứng với pi*t ; yt là tăng trưởng GDP còn y*t là tăng trưởng
của GDP tiềm năng. Chênh lệch giữa (yt – y*t) còn gọi là “output gap”; và αpi và αy là hai hệ
số mang giá trị dương.
Có ai áp dụng “Taylor rule” không?
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20
Đồ thị trên mô tả lãi suất theo Taylor Rule và lãi suất thực tế mà FED (ngân hàng trung ương
của Mỹ) điều hành. Nếu hai đường này mà càng gần nhau thì chứng tỏ đề nghị của Taylor được
sử dụng trong thực tế.
Alan Greenspan là thống đốc FED trong giai đoạn 1987 – 2006 và nhiều người cho rằng ông đã
khai thác Taylor rule.
Tài liệu tham khảo
• Blanchard, Oliver. 2000. Macroeconomics. Prentice Hall,
2nd edition.
• Mankiw, N. Gregory. 2002. Macroeconomics. Worth
Publisher, 5th edition.
• Taylor, John B. “Discretion versus Policy Rule in Practice”,
Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy 39
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21
(1993), 195 – 214, North Holland.