II. Những mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế quốc dân
• 1. Tăng trưởng bền vững
• - Tăng trưởng ổn định, liên tục.
• - Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế:
• GDP, GNP, Y, Yd, NNP.
• Mục đích thống kê:
- Đánh giá thực trạng kinh tế
- Đưa ra nhận định về xu hướng phát triển kt.
- Đưa ra các cs phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kt.
47 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 2: Cấu trúc vĩ mô và những mục tiêu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG: 2
CẤU TRÚC VĨ MÔ
VÀ NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN
CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
2I. Cấu trúc vĩ mô của nền kinh tế quốc
dân
• 1. Hệ thống kinh tế vĩ mô
• Các yếu tố đầu vào:
• các biến số như chính sách tài khoá, cs tiền
tệ và các biến ngoại sinh như: dân số, thời
tiết, chiến tranh...
• Những yếu tố đầu ra:
• sản lượng HHDV, việc làm, giá cả, xuất
nhập khẩu.
3• Yếu tố trung tâm của hệ thống gọi là hộp
đen kinh tế vĩ mô, được quyết định bởi tổng
cung và tổng cầu.
2. Các chủ thể trong kinh tế vĩ mô
Các
doanh
nghiệp
Hộ
gia đình
Chính phủ Người NN
II. Những mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế
quốc dân
• 1. Tăng trưởng bền vững
• - Tăng trưởng ổn định, liên tục.
• - Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế:
• GDP, GNP, Y, Yd, NNP..
• Mục đích thống kê:
- Đánh giá thực trạng kinh tế
- Đưa ra nhận định về xu hướng phát triển kt.
- Đưa ra các cs phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả kt.
61.1.Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product - GDP).
• 1.1.1.Khái niệm GDP
• Là giá thị trường của sản phẩm DVHH cuối
cùng, được làm ra trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia, trong một thời gian nhất định,
thường là 1 năm hoặc 1 qúy (không phân
biệt người sản xuất mang quốc tịch nào).
• Các khái niệm cần lưu ý:
• - Phạm vi trong một nước (vùng lãnh thổ)
• - Sản phẩm cuối cùng (phân biệt với sản
phẩm trung gian).
• - Một thời kỳ nhất định.
8• + Những HHDV bị pháp luật cấm (sản xuất
ma túy..).
+HHDV do các hộ gia đình sản xuất phục
vụ cho chính mình.
1.1.2. HHDV không tính vào GDP.
Những giao dịch phi sản xuất
Giao dịch tài chính:
--+ Những khoản thanh toán chuyển
nhượng của Chính phủ cho cá nhân như:
bảo hiểm thất nghiệp, phụ cấp cho người
già, tàn tật..
-- Những khoản trợ giúp cá nhân: bố mẹ
trợ cấp cho sinh viên..
- Mua bán cổ phiếu, giấy tờ có giá trị.
- Trao đổi hàng đã qua sử dụng
10
1.1.3. Ba phương pháp tính GDP.
GDP là chỉ số biểu thị toàn bộ thu nhập của
các chủ thể kinh tế, sản xuất ra hàng hóa dịch vụ,
đồng thời biểu thị tổng chi phí để mua toàn bộ
số HHDV đó.
Tổng thu nhập của toàn bộ nền kinh tế phải
bằng tổng chi tiêu.
THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT
DOANH NGHIỆP
THỊ TRƯỜNG
HÀNG HÓA DV
HỘ GIA ĐÌNH
Caàu YTSX
Chi phí
Cung L,Kï
Thu nhập:
ungC HH DV Cầu HH DV
hi tC iêu mua doanh thu
Chính phủ
Người nước ngoài
Thuế Thuế
Chi tiêu
12
a. Phương pháp tính theo luồng chi tiêu
• Y = C + I + G + NX
• Y – GDP
• C – Tiêu dùng tư nhân
• G – Chi tiêu Chính phủ
• NX – Xuất khẩu ròng ( Xuất khẩu – nhập
khẩu).
• I – Đầu tư
13
♣Tiêu dùng (C – Consumption)
• Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của các hộ gia
đình để mua hàng hoá và dịch vụ.
• Đó có thể là hàng hóa sử dụng lâu dài như:ô
tô, tủ lạnh, điều hoà.., hay là HH sử dụng
ngắn hạn như:thức ăn, quần áo.
• Đó có thể là những dịch vụ như: cắt tóc,
dịch vụ y tế. Chi tiêu cho giáo dục cũng
được tính vào tiêu dùng.
14
♣Đầu tư (I - Investment)
• Đầu tư (I) là chi phí để mua sắm hàng hóa
để sử dụng trong tương lai vào việc sản xuất
ra những hàng hoá và dịch vụ khác.
• Đó có thể là tiền mua công cụ tư bản, máy
móc, bất động sản, hàng tồn kho.
• Việc mua nhà mới cũng được tính vào đầu
tư.
• - Chênh lệch hàng tồn kho.
• - Chi phí khấu hao tư bản.
♣Tổng đầu tư và đầu tư ròng
• Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – De.
• Trong GDP: I là tổng đầu tư
• - Hàng tồn kho được tính vào GDP của năm
sx ra.
16
♣Mua hàng của chính phủ
(G- Government purchases)
• Mua hàng chính phủ(G): bao gồm toàn bộ
các khoản chi tiêu của chính phủ từ trung
ương đến địa phương để mua hàng hoá và
dịch vụ.
• Ngoài ra còn phải tính cả tiền lương trả cho
công chức, trả cho những việc xã hội.
• Những khoản thanh toán chuyển nhượng
(TR): bảo hiểm xã hội cho người già, người
tàn tật, trợ cấp thất nghiệp không được tính
vào GDP
17
♣Xuất khẩu ròng
(NX – Net Exports)
• Xuất khẩu ròng (NX) là phần chênh lệch
giữa giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người
nước ngoài mua của chúng ta và giá trị
hàng hoá, dịch vụ mà chúng ta mua của
nước ngoài (NX = X – IM).
• Vậy theo các thành tố chi tiêu chúng ta có
phương trình sau.
• Y=C+I+G+NX.
18
B. Phương pháp tính GDP theo thu nhập
• - GDP = w+i+r+Pr+De+Ti
• w (wages) - là lượng thu nhập nhận được do
cung cấp sức lao động.
• - i (interest) - tiền lãi, là thu nhập nhận
được do cho vay, tính theo một mức lãi suất
nhất định.
19
• - r (rent) - tiền thuê nhà đất, là khoản thu
nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa
và các tài sản khác.
• Thực chất nó gồm hai phần, một phần là
khấu hao tài sản cho thuê và hai là lợi tức
của chủ sở hữu tài sản.
20
• - Pr (profit)- Lợi nhuận, là phần còn lại của
doanh thu do bán sản phẩm, sau khi đã
hoàn tất cả các chi phí sản xuất.
• - De (depreciation) – khấu hao, là khỏan
tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài
sản cố định.
21
• - Ti (indirect taxes) – Thuế gián thu, là thuế
gián tiếp đánh vào thu nhập được coi là một
khoản chi phí để sản xuất ra luồng sản
phẩm như:
• - Thuế GTGT;
• - Thuế tài sản;
• - Thuế hải quan..
22
C.GDP tính theo dòng giá trị hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra
• GDP = ∑VAi
• VAi là lượng giá trị sản xuất hàng hoá dịch
vụ trừ đi lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ
trung gian
23
1.2.Tổng sản phẩm quốc dân
(Gross National Product - GNP)
• Tổng sản phẩm quốc dân là giá trị tính bằng
tiền của sản phẩm DVHH cuối cùng do công
dân 1 nước làm ra trong một thời gian nhất
định, thường là 1 năm hoặc 1 qúy (không
phân biệt công dân của nước đó ở đâu:ở
trong nước hay ở nước ngoài)
• GNP =GDP+NIFA.
24
1.3.GDP danh nghĩa và GDP thực tế
• - GDPn ( Nominal gross domestic product)
• GDPn = ΣP1q1
GDPn = (P gạo 2011 x Q gạo 2011) +
(P thép 2011xQthép 2011)
GDPr ( Real gross domestic product
GDPr = ΣP0q1
GDPr = (P gạo 1994 x Q gạo 2011) + (P thép 1994 x
Q thép 2011
25
• Cầu nối giữa hai khái niệm này là chỉ số giá,
còn gọi là chỉ số điều chỉnh theo GDP (D),
hay chỉ số giảm phát.
100
Pr
x
GD
GDPnD
1.4. GDP bình quân đầu người
• GDP bqđn = GDP: số lượng dân số
Dưới đây là số liệu về nền kinh tế, được
giả định chỉ sx sữa và mật ong:
27
Năm Giá
sữa
Lượng
sữa
Giá
mật
ong
Lượng
mật ong
USD lít USD Lít
2001 1 100 2 50
2002 1 200 2 100
2003 1 200 4 100
• Anh/chị hãy tính GDP danh nghĩa, GDP
thực tế cho mỗi năm với năm 2001 là năm
gốc.
• Hãy tính chỉ số điều chỉnh (D) GDP cho
từng năm
29
1.5. Giống nhau và khác nhau giữa GDP
và GNP
• Giống nhau: cả hai chỉ số đều là giá trị tổng
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối cùng.
• Khác nhau: GNP tính theo sở hữu quốc gia
còn GDP tính theo vùng lãnh thổ.
• GNP =GDP + NIFA
• NIFA là tài sản ròng từ nước ngoài.
30
1.6.Sản phẩm quốc dân ròng
( Net National Product – NNP).
• NNP là phần GNP còn lại sau khi trừ khấu
hao.
• NNP = GNP – De.
31
1.7. Thu nhập quốc dân (Y)
• Thu nhập quốc dân là tổng thu nhập mà
công dân 1 nước tạo ra trong quá trình sản
xuất hàng hóa và dịch vụ.
• Nó khác với NNP ở chỗ không bao gồm
khoản thuế gián thu, nhưng bao gồm cả các
khoản trợ cấp kinh doanh.
• Y = NNP – Ti +Tc.
• Hay: Y = w+r+i+Pr+NIFA.
32
1.8.Thu nhập cá nhân (PI)
• Là thu nhập mà các hộ gia đình và các hãng
kinh doanh cá thể nhận được. Nó không bao
gồm lợi nhuận để lại doanh nghiệp, không bao
gồm các khoản thuế để lại doanh nghiệp và
đóng góp bảo hiểm xã hội. Nhưng nó bao gồm
thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ tiền
lãi mang lại cho các khoản vay nợ của chính
phủ và các chương trình trợ cấp chuyển giao
thu nhập của chính phủ như: chương trình
phúc lợi và bảo hiểm xã hội.
33
PI = Y – Pr +TR
34
1.8.Thu nhập khả dụng (Yd).
• Là phần thu nhập nằm trong tay dân chúng
và họ có thể sử dụng để tiêu dùng hoặc tiết
kiệm.
• Nó bằng thu nhập cá nhân trừ đi thuế thu
nhập cá nhân và các khoản thanh toán
ngoài thuế khác cộng với trợ cấp từ chính
phủ.
Yd = Pi – Td+Tr.
35
GDP có phải được coi là chỉ tiêu tốt nhất về
phúc lợi kinh tế hay không?
• GDP không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về
phúc lợi kinh tế vì:
• -Một số thứ góp phần tạo nên cuộc sống tốt
đẹp hơn bị loại ra khỏi GDP như thời
gian,nghỉ ngơi.
• -GDP sử dụng giá thị trường để đánh giá
hàng hoá và dịch vụ.Nên nó bỏ qua hầu hết
các hoạt động xảy ra bên ngoài thị trường.
36
• GDP bỏ qua chất lượng môi trường.
• GDP không đề cập đến phân phối thu nhập.
• Tóm lại,GDP là một chỉ tiêu tốt về phúc lợi
kinh tế đối với hầu hết các mục tiêu nhưng
không phải là tất cả.
2. Ổn định kinh tế xã hội
• - Giải quyết tốt vấn đề việc làm:
• - Hạn chế tối thiểu thất nghiệp
• - Đảm bảo hệ số quỹ thời gian sử dụng
trong năm cao
• - Phân chia của cải công bằng trong xã hội
3. Giải quyết tốt vấn đề giá cả
• - Giữ tỷ lệ lạm phát thấp (khoảng 2-
3%/năm).
• - Ổn định tỷ giá hối đoái.
• - Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Câu hỏi ôn tập
• 1- Những khoản mục sau đây có được tính
vào GDP hay không? Vì sao?
• A- Phí trả cho dịch vụ cung cấp thông tin
trên mạng VNN.
• B- Tiền gửi tiết kiệm của công dân.
• C- Trợ cấp hưu trí.
• D- Lãi từ tiền gửi ngân hàng.
2. Chủ nhân của số tiền 500 triệu đồng dự
định thực hiện 1 trong 3 phương án sau:
• A- Mua một mảnh đất giá 300 triệu đồng,
xây trên đó căn nhà hết 200 triệu đồng.
• B- Mua một căn nhà đã qua sử dụng 5 năm.
• C- Mua cổ phiếu toàn bộ số tiền đó.
• D- Gửi vào ngân hàng.
• Hãy cho biết với mỗi trường hợp số tiền
được tính vào GDP năm đó là bao nhiêu? Vì
sao?
3. Nếu giá bán ô tô BMW nhập khẩu từ Đức tăng
lên thì có làm ảnh hưởng đến chỉ số điều chỉnh
GDP không? Vì sao?
• 4. Nếu gia đình bạn quyết định thuê một
người giúp việc làm tất cả các công việc nội
trợ mà lâu nay bạn vẫn làm thì có làm thay
đổi GDP quốc gia không? Vì sao?
• 5. Ông A mua 1 xe ô tô để chuyên chở hàng
nông sản ra bán ngoài thành phố. Theo
anh/chị khoản chi tiêu nay được hạch toán
vào khoản mục nào sau đây, hãy giải thích
vì sao:
• a- Tiêu dùng
• b- Đầu tư
• c- Xuất khẩu ròng
• d- Không phải tất cả các điều trên
6. Công ty thép Thái Nguyên có các hóa đơn
bán các lô hàng sau:
• a- Bán qua các đại lý bán lẻ 100.000 tấn
thép xây dựng.
• b- Bán cho công ty kinh doanh nhà ở
100.000 tấn thép xây dựng.
• c- Xuất khẩu sang Lào 1000 tấn thép chịu
lực để làm cầu.
• d- Bán cho cty Xuân Hòa 100 tấn thép ống
định hình để làm khung xe.
• Theo anh/chị lô hàng nào được tính vào
GDP quốc gia. Vì sao?
• 7. GDP tính theo giá thị trường của nền kinh
tế đóng bằng 880 nghìn tỷ đồng. Thuế gián
thu là 10% giá trị HHDV, khấu hao là 100 nghìn
tỷ đồng. Hãy cho biết thu nhập quốc dân của
nền kinh tế đó. Hãy giải thích cách tính. Tại
sao thuế gián thu lại được đưa vào cách tính
toán
• 8. Cô Mary là quản gia của ông Smith. Hàng
tháng cô chi tiêu toàn bộ số tiền thù lao 3.000 USD
cho các nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Đầu năm nay,
ông Smith đã cưới cô làm vợ. Cô vẫn tiếp tục làm
công việc quản gia nhưng với tư cách bà chủ, còn
ông nuôi cô với tư cách người chồng. Giả sử mức
chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân của cô vẫn là
3000 USD/tháng, thì sự kiện trên có làm thay đổi
GDP quốc gia không? Hãy tính toán thay đổi nếu
có?
Trong năm 2003 có các chỉ tiêu thống kê theo
lãnh thổ như sau:
Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu CP 100
Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25
Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50
Lợi nhuận 60 Thu nhập yếu tố ròng -50
Xuất khẩu 100
Nhập khẩu 50 Chỉ số giá năm 2003 150
Yêu cầu:
• A) Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường
bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp
thu nhập.
• B) Tính GNP theo giá thị trường
• C) Tính GNP thực với chỉ số giảm phát D năm
2003.