Bài giảng Kinh tế tài nguyên và môi trường - Chương 5: Nghị định thư Kyoto và cơ chế phát triển sạch CDM

Các nội trình bày 1. Vấn đề về climate change và UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change)-Kyoto Protocole 2. Giới thiệu về các nguyên tắc và các vấn đề liên quan đến Cơ chế phát triển sạch-CDM 3. CDM và cơ hội đầu tư trong các dự án năng lượng sạch ở VN

pdf37 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế tài nguyên và môi trường - Chương 5: Nghị định thư Kyoto và cơ chế phát triển sạch CDM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Training for K54, 2013 1 Kinh tế tài nguyên và môi trường Chuyên đề Nghị định thư Kyoto và cơ chế phát triển sạch CDM PGS. TS. Bùi Xuân Hồi Đại học Bách khoa Hà nội hoibx-fem@mail.hut.edu.vn TR¦êNG §¹i häc B¸ch khoa Hµ néi Training for K54, 2013 2 Các nội trình bày 1. Vấn đề về climate change và UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change)-Kyoto Protocole 2. Giới thiệu về các nguyên tắc và các vấn đề liên quan đến Cơ chế phát triển sạch-CDM 3. CDM và cơ hội đầu tư trong các dự án năng lượng sạch ở VN Training for K54, 2013 3 Phần I Các vấn đề về thay đổi khí hậu và UNFCCC Training for K54, 2013 4 Thay đổi khí hậu là gì? • Climate Change là hiện tượng ô nhiễm toàn cầu • Climate Change là sự thay đổi do tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người, làm thay đổi cấu tạo của bầu khí quyển toàn cầu và từ đó làm thay đổi những biến đổi tự nhiên của khí hậu quan sát được trong cùng một giai đoạn • Từ một vài thập niên trở lại đây, các hoạt động của con người tăng mạnh với nhịp độ chưa từng có, lượng khí thải khí nhà kính tăng mạnh (CO2, CO, CH4 etc) • Sự tập trung của khí nhà kính trong bầu khí quyển sẽ dẫn tới hiện tượng nhà kính làm thay đổi khí hậu nhanh hơn rất nhiều sự biến đổi tự nhiên dẫn đến những hậu quả khôn lường như thiên tai, hạn hán, sóng thần, nước biển dâng, dịch bệnh vv Training for K54, 2013 5 Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?  Năng lượng mặt trời đi qua bầu khí quyển tới bề mặt Trái đất được hấp thụ và phát ra dưới dạng nhiệt.  Một phần của năng lượng nhiệt này thoát ra ngoài không gian nhưng phần lớn nhất bị giữ lại bởi một số loại khí của khí quyển tên là khí nhà kính, trong đó chủ yếu là CO2, CH4, N2O và hơi nước.  Các khí nhà kính này ngăn sự thất thoát nhiệt tạo ra hiện tượng nhà kính  Nhờ có hiện tượng nhà kính đã giữ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất ở 15°C  Nếu không có hiện tượng này, nhiệt độ sẽ là -18°C  Tuy nhiên sự tập trung khí nhà kính là quá lớn sẽ làm cho lượng nhiệt bị giữ lại quá lớn sẽ làm cho trái đất nóng dần lên và khí hậu thay đổi – hiện tượng đó được gọi là hiệu ứng nhà kính Training for K54, 2013 6 Và .hậu quả của hiệu ứng nhà kính  Theo dự báo từ các mô hình năng lượng và sự thay đổi của khí hậu, sự nhân đôi của mức độ tập trung khí CO2 sẽ làm tăng nhiệt độ Trái đất từ1,5 tới 4,5°C.  Trên khắp trái đất, nhiệt độ không khí trung bình cả năm đã tăng từ 0,3 tới 0,6°C từ năm 1990.  Những mô hình khí hậu báo trước các sự tăng cao khác, hơn mức năm 1990 tương ứng với 2°C từ nay tới 2100  Sự nóng lên này có thể làm thay đổi cuộc sống trên Trái đất thông qua kinh tế, môi trường và chất lượng cuộc sống của tất cả các nước (tăng nhịp độ các hiện tượng khí tượng xấu dữ dội, lũ lụt, hạn hán, tăng mực nước biển...)  Nguy cơ một số quốc đảo sẽ bị xoá sổ khi nước biển dâng cao Training for K54, 2013 7 Công ước Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu UNFCCC  Có hiệu lực ngày 21 tháng 3 năm 1994, được phê chuẩn bởi 185 quốc gia.  Mục tiêu là nhằm ổn định sự tập trung các khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ hạn chế sự nóng lên của trái đất.  Hội nghị Kyoto (COP3- Cụ thể hóa mục tiêu của UNFCCC) năm 1997 đã đạt được những kết quả sau: – Việc giảm khí nhà kính đã được phê chuẩn với sự cam kết giảm lượng thải các khí này từ nay tới giữa 2008 và 2012, với tỉ lệ riêng cho từng nước và theo mức phát khí thải năm 1990: – Dưới 8% với 15 nước của EU – Dưới 6% với Nhật Bản và Canada – Dưới 7% với Mỹ, nước đã ký công ước nhưng chưa thừa nhận hiệp định thư Kyoto – Nước Nga đã ổn định lượng khí thải ở mức của năm 1990 – Nước Úc ngược lại đã cho phép tăng lượng khí thải lên 8% Training for K54, 2013 8 Nghị định thư Kyoto và các bước phát triển  Nghị định thư đã đưa ra những công cụ tài chính để giúp cho các nước bị ảnh hưởng nhất bởi sự thay đổi khí hậu có thể thích ứng  Trong COP7 diễn ra ở Marrakech năm 2001, các thỏa thuận của Marrakech đã định ra những cách thức áp dụng nghị định thư Kyoto dưới nhiều phương diện.  Ba cơ chế linh hoạt đã được hoàn thiện về cơ chế (thị trường giấy phép phát thải - ET, cơ chế đồng thực hiện – JI, cơ chế phát triển sạch CDM - cho phép các nước công nghiệp thực hiện cam kết của họ về giảm khí thải theo nghị định thư Kyoto với chi phí thấp nhất.  Ngày 16 tháng 2 năm 2005, một trong những kết quả thuyết phục nhất của các cuộc đàm phán trong khuôn khổ của UNFCCC đã đạt được là: nghị định thư Kyoto đã có hiệu lực Training for K54, 2013 9 Nghị định thư Kyoto Phương pháp tiếp cận: cost/effectiveness versus cost/benefice  Fixe: Emission objective  Flexible mechanisms: – Emission trading – Joint Implementation – Clean Development mechanism Training for K54, 2013 10 De l'optimum de dépollution à l'application du Principe de Précaution Source: Blanchard O. & al. (2001), opt.cit. page 80 coût marginal de réduction coût marginal des dommages évités coût marg. de protection coût Niveau de dépollution Optimum de dépollution (ACA) Objectif de réduction fixé au plan de la décision politique Principe de précaution (ACE) Training for K54, 2013 11 Phần 2 Nguyên tắc và các vấn đề về CDM Training for K54, 2013 12 Nguyên tắc cơ bản của CDM  Nghị định thư Kyoto tạo cho các nước đang phát triển những cơ hội đầu tư vào những dự án sạch và bền vững thông qua Cơ chế phát triển sạch.  Cơ chế này được miêu tả tại điều 12 của Nghị định thư Kyoto và được soạn thảo trong các thỏa thuận của Marrakech dựa trên việc thực hiện các dự án cho phép các nước phát triển thực hiện các dự án làm giảm khí thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển  Các nước đang phát triển là đơn vị hưởng thụ dự án, các nước phát triển được tính lượng phát thải giảm được thông qua thực hiện dự án CDM  Với lượng phát thải được tính này, các nước phát triển có thể được sử dụng việc thực hiện việc giảm phát thải ở nước họ mà thông thường với chi phí cao hơn hay giảm lượng mua trên thị trường phát thải. Training for K54, 2013 13 Những giai đoạn của một dự án CDM  Chu kỳ của một dự án bao gồm các giai đoạn: xây dựng, phát triển, đầu tư, thực hiện và quản lý.  Cùng lúc với các giai đoạn này bản thân các dự án CDM phải được đánh giá khoa học để đảm bảo rằng các dự án thực hiện trong khuôn khổ của CDM là những dự án giảm phát thải khí nhà kính, đo lường được và dài hạn.  Quá trình thực hiện CDM đặc trưng với 7 giai đoạn: – Lập các tài liệu liên quan tới CDM; – Chấp thuận của nước chủ dự án – Hợp thức hóa bởi một cơ quan chứng nhận độc lập – Đăng ký CDM – Tiến hành cấp vốn kế hoạch triển khai và theo dõi – Kiểm tra và chứng nhận bởi 1 cơ quan chứng nhận độc lập – Xác nhận mức độ giảm thải CDM Training for K54, 2013 14 1. Thiết kế và xây dựng dự án 2. Phê duyệt quốc gia 3. Phê chuẩn/đăng ký 4. Tài chính dự án Tài liệu thiết kế dự án Cơ quan thực hiện A Các nhà đầu tư Báo cáo giám sát 6. Thẩm tra/chứng nhận 7. Ban hành CERs 5. Giám sát Các bên tham gia dự án Báo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành CERs Cơ quan thực hiện B Ban chấp hành/Cơ quan đăng ký Training for K54, 2013 15 Những đặc trưng cơ bản của các dự án CDM  Những dự án CDM phải cho phép đảm bảo hệ sinh thái tổng thể được coi trọng, nghĩa là chúng dẫn đến việc giảm khí nhà kính, có thể đo được, có tính bổ sung và dài hạn, đồng thời phải là nhóm dự án có lợi ích về kinh tế. Có ba đặc trưng liên quan dự án CDM – Phải xác định được đường phát thải cơ bản mà dự án CDM liên quan (baseline scenario) – Tính chất và mức độ đóng góp của dự án CDM – Những hạn chế và vấn đề về thông tin không cân xứng Training for K54, 2013 16 Những đặc trưng cơ bản của nhóm các dự án CDM Training for K54, 2013 17 Đường phát thải cơ bản  Đường phát thải cơ bản là quỹ tích các điểm biểu thị mức phát thải khí nhà kính mà bình thường có thể quan sát được khi không có Dự án CDM.  Mức giảm khí thải của dự án tương ứng với sự chênh lệch giữa đường phát thải cơ bản và đường phát thải sau khi đã thực hiện dự án CDM.  Sự chênh lệch này là minh chứng cho tính bổ sung về môi trường của dự án CDM Training for K54, 2013 18 Tính bổ sung: Một dự án CDM đóng góp về mặt môi trường khi mà tổng lượng thải khí nhà kính khi có dự án nhỏ hơn khối lượng mà không có dự án: Tính bổ sung môi trường  Nhập một kỹ thuật mới: tính bổ sung kỹ thuật  Một tỉ lệ thu hồi vốn không đủ đối với nhiều nhóm dự án năng lượng khi không tính tới giá trị CDM: bổ sung về mặt đầu tư Mức độ đóng góp về của các dự án CDM Training for K54, 2013 19  Những hạn chế - Đường phát thải cơ bản và việc xác định đường phát thải, - Lượng phát thải của CDM, phương pháp biên hay phương pháp trung bình - Dự án nhỏ lẻ, lượng giảm phát thải không lớn • Vấn đề về thông tin không cân xứng - Có sự tham gia của ba bên: nước hưởng thụ dự án, nước đầu tư dự án và bên trung gian quốc tế xác định lượng giảm thải. - Thỏa thuận ngầm giữa hai nước, rất khó kiểm soát và rất khó xác định khối lượng một cách chính xác lượng phát thải giảm trừ - Bên thứ 3 thường rất thiếu thông tin hoặc chi phí thông tin rất tốn kém, mất cân đối về thông tin hiệu quả giảm thải không cao Những hạn chế và vấn đề về thông tin không cân xứng Training for K54, 2013 20 Những bên tham gia CDM  Tổ chức thực hiện dự án  Nhà đầu tư dự án CDM  Quốc gia và chính phủ hưởng thụ dự án  Ban chỉ đạo quốc tế về CDM  Những đơn vị liên quan Training for K54, 2013 21 Tổ chức thực hiện dự án  Đó là tổ chức thực hiện dự án và trình lên ban lãnh đạo CDM để được phê duyệt. Tổ chức này có thể là: – Một cơ quan của chính phủ – Một thành phố – Một tổ chức sáng lập – Một tổ chức tài chính – Một nhà tư nhân – Một tổ chức phi lợi nhuận Training for K54, 2013 22 Các nhà đầu tư dự án CDM  Mọi tổ chức tìm các “chứng chỉ carbone” từ các dự án CDM  Thông thường các tổ chức này đến từ các nước thuộc Annexe I, đó có thể là – chính phủ, – các công ty tư nhân – hay các tổ chức phi chính phủ. Training for K54, 2013 23 Quốc gia và chính phủ hưởng thụ dự án  Thành công của những dự án CDM ở những quốc gia phát triển cũng như những quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào môi trường pháp lý và chính trị nơi thực hiện.  Một trong những điều kiện của những thỏa thuận của COP7 tại Marrakech năm 2001 đó là quốc gia chủ dự án tham gia CDM phải: – Đã ký nghị định thư Kyoto – Các quốc gia này phải thành lập ban chỉ đạo quốc gia để xem xét đánh giá sự phù hợp của dự án với chiến lược phát triển bền vững của đất nước Training for K54, 2013 24 Ban chỉ đạo quốc tế về CDM Ban lãnh đạo gồm 10 đại biểu được lựa chọn đại diện các khu vực khác nhau trên thế giới và có vai trò theo dõi sự hoạt động của CDM. Ban này có các nhiệm vụ:  Nghiên cứu và đệ trình với COP các trình tự và thể thức hoạt động của CDM  Xây dựng các phương pháp liên quan tới các đường phát thải cơ bản của các dự án liên quan, tới kế hoạch theo dõi dự án và các hạn chế  Định ra các quá trình đơn giản hóa cho các dự án ở quy mô nhỏ  Ủy nhiệm hay đình chỉ các đơn vị thực hiện CDM  Xây dựng và cập nhật các dự án CDM, kiểm định các báo cáo và hợp thức hóa các dự án  Kiểm tra các chứng chỉ carbone của dự án Training for K54, 2013 25 Các đơn vị liên quan đến quá trình thực hiện CDM  Đó là những đơn vị được ủy nhiệm bởi ban lãnh đạo quốc tế của CDM để có thể đánh giá và nhận xét các dự án CDM được trình để phê duyệt.  Những đơn vị này chịu trách nhiệm về các giai đoạn khác nhau của dự án CDM: – Sự hợp thức hóa những dự án CDM – Sự kiểm tra và xác nhận của giá trị khí thải giảm được – Thông tin về Tài liệu phát triển dự án CDM – Việc tiếp nhận những nhận xét từ các bên về tài liệu các dự án CDM – Tiếp thu ý kiến của công chúng về các dự án – Nộp báo cáo hàng năm cho ban lãnh đạo CDM Training for K54, 2013 26 Các phương thức đầu tư đối với các dự án CDM  Đầu tư song phương: giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển  Đầu tư một chiều: giữa những nước đang phát triển hay những tổ chức của cùng một nước đang phát triển  Đầu tư bởi các Quỹ: Quỹ nguyên mẫu Carbon (FPC), Quỹ Carbon Châu Âu, Quỹ Ngân hàng thế giới, CERUPT (Hà Lan), Ý, Đức... Training for K54, 2013 27 Nội dung tài liệu dự án CDM xin cấp phép  Một bản miêu tả kỹ thuật của dự án  Một nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế - xã hội và môi trường của dự án.  Tài liệu này dùng cho Ban chỉ đạo quốc gia về CDM để kiểm tra xem dự án có hòa nhập đúng theo đường lối phát triển bền vững của quốc gia chủ dự án không.  Những đường phát thải cơ bản tính toán  Chương trình theo dõi tiến triển sự phát thải của dự án Training for K54, 2013 28 Các loại quy mô dự án CDM  Dự án quy mô lớn: Dễ triển khai, hiệu quả về mặt môi trường và năng lượng, rủi ro cũng lớn liên quan đến xác định baseline và tính lượng giảm thải.  Dự án quy mô nhỏ (PPE): trong quá trình thực hiện, PPE tuân theo những giai đoạn giống như những dự án CDM bình thường. – Các giai đoạn này bao gồm những trình tự đòi hỏi thời gian, kỹ thuật và khả năng tài chính (bất lợi đơi với các dự án lượng khí thải ít). – Vì thế, các dự án PPE được xếp ở một loại đặc biệt mà các thể thức và thủ tục đơn giản hóa đã được định nghĩa đặc biệt trong « Những thỏa thuận Marrakech » (COP7). Training for K54, 2013 29 Các nhóm dự án CDM nhỏ (PPE)  Loại 1: liên quan tới các hoạt động của dự án sản xuất năng lượng từ nguồn tái tạo mà công suất cực đại không vượt quá 15 MW  Loại 2: liên quan tới những hoạt động của dự án nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng và làm giảm tiêu thụ năng có thể đạt tương đương 15 GWh/năm  Loại 3: liên quan tới tất cả các hoạt động khác của dự án vừa giảm lượng khí thải và thải ra trực tiếp ít hơn 15 K TCO2-E/năm Training for K54, 2013 30 Phần III: CDM và cơ hội đầu tư trong các dự án năng lượng sạch ở VN Training for K54, 2013 31 Nhóm các dự án CDM tiềm năng ở Việt nam  Các dự án về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng  Các dự án nâng cao hiệu quả năng lượng trong cung cấp năng lượng (giảm các loại tổn thất)  Các dự án thuộc nhóm năng lượng tái tạo  Dự án thay thế nguồn phát  Các dự án thuộc khối ngành nông nghiệp (giảm khí thải metan)  Các dự án thuộc nhóm rác thải (tái sử dụng metan từ bãi rác và những trạm lọc)  Dự án hiện đại hóa quy trình công nghiệp  Hấp thụ khí cacbon nhờ việc trồng rừng và trồng lại rừng Training for K54, 2013 32 Cơ hội các dự án năng lượng Đầu tư nguồn: Nhóm các dự án năng lượng mới và năng lượng tái tạo Đầu tư vào khu vực sử dụng: Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng Nhóm các dự án khác Training for K54, 2013 33 Bảng tổng hợp tiềm năng NLM&TT ở Việt Nam Dạng NLM&TT Tiềm năng công suất điện (MW ) Mặt trời 892 Gió 599 Thủy điện nhỏ 1310 Sinh khối 405 Địa nhiệt 340 Thủy triều Chưa tính toán Tổng 3546 Nguồn : Tổng sơ đồ VI Training for K54, 2013 34 Khung pháp lý CDM Việt nam  Việt Nam chính thức gia nhập Nghị định thư Kyoto từ 25.9.2002.  Tháng 3.2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thoả thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan quốc gia về CDM  Cơ quan này thuộc Văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu (bổ sung chức năng), trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường  Đủ điều kiện để thực hiện triển khai các dự án CDM, đầu mối là văn phòng của Bộ TN và MT Training for K54, 2013 35 Hiện trạng và các dự án CDM điển hình - Nguyên tắc cơ bản rất đơn giản - Triển khai thực hiện rất khó: Xác định đường phát thải cơ bản, các cơ chế xác định CERs, giám sát quá trình thực hiện - Các nhà đầu tư còn khá mơ hồ về CDM, - Chưa được phổ biến rộng rãi và vai trò đầu mối của bộ Tài nguyên và Môi trường là chưa rõ ràng, - Các bước triển khai CDM Việt nam mới chỉ mang tính khám phá Training for K54, 2013 36 Dự án điển hình Hiện nay:  Số dự án CDM được triển khai chưa nhiều mặc dù các kết quả thu được là thiết thực và có ý nghĩa. Điển hình Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp,  mục tiêu: – giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, – nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp.  Kết quả: – giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, các loại khí phát thải nguy hại khác như SO2 và NOx cũng được giảm theo – tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%. – góp phần phổ biến các công nghệ mới trong công nghiệp, – đề xuất những thiết bị nâng cấp phù hợp. . Training for K54, 2013 37 Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật) (khai thác tại lô 15.2) đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai.  Mục tiêu của Dự án – thu gom, thay vì đốt bỏ một lượng lớn khí đồng hành tại giàn khai thác, để đưa vào bờ sử dụng làm nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện chạy khí và khu công nghiệp. – Giảm khí thải khí nhà kính từ việc thu gom – Nâng cao hiệu quả năng lượng  Hiện tại, Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trình Liên Hợp Quốc thẩm định.