Nhận xét:
X được gọi là khoá của lược đồ quan hệ R nếu X là khoá của mọi quan hệ r trên lược đồ quan hệ R.
Giá trị của khóa dùng để nhận biết một bộ trong quan hệ
Khóa được xây dựng dựa vào ý nghĩa của một số thuộc tính trong quan hệ
Lược đồ quan hệ có thể có nhiều khóa
20 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mô hình quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 MÔ HÌNH QUAN HỆ * Nội dung Quan hệ - Lược đồ quan hệ Khoá của quan hệ Chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ * I. Quan hệ - Lược đồ quan hệ Là bảng mà không có dòng nào giống nhau, mỗi dòng của bảng được gọi là bộ (tuple) và mỗi cột của bảng được ký hiệu bằng một tên được gọi là thuộc tính của quan hệ. Ví dụ: Xét quan hệ có tên là NHANVIEN 1. Quan hệ (Relation) * 2. Lược đồ quan hệ (Relational Schema) Tập tất cả các thuộc tính cần quản lý của một đối tượng cùng mối liên hệ giữa chúng được gọi là lược đồ quan hệ. Lược đồ quan hệ R với tập thuộc tính U={A1,A2,…,An} và tập ràng buộc SCU được viết là R= hay viết tắt là R(A1,A2,...,An) Ví dụ: Sinhvien = U = {MaSV, Hoten, Ngaysinh} SC: MaSV xác định duy nhất (khoá của Sinhvien) * 2. Lược đồ quan hệ… Một tập các lược đồ quan hệ trong một hệ thống thông tin thì được gọi là một mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ (có thể được gọi tắt là mô hình quan hệ, hay: lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ). Ví dụ: * 2. Lược đồ quan hệ… Tập hợp các quan hệ (hiện hành) của các lược đồ quan hệ trong một mô hình quan hệ thì được gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ. Ví dụ: * II. Khoá của quan hệ 1. Định nghĩa Cho quan hệ r của lược đồ quan hệ R với tập thuộc tính U = {A1, A2, …, An}. Tập K U (K) được gọi là khoá của r nếu nó thoả mãn cả 2 điều kiện: Với mọi bộ tr đều có giá trị khác nhau trên K, khi đó K được gọi là siêu khoá của r. K’ K (tập con thực sự của K): K’ là siêu khoá của r. Ví dụ: Cho r= A B C r có 2 khoá là: {A} a b b và {B,C} b b a c a a * II. Khoá của quan hệ… Nhận xét: X được gọi là khoá của lược đồ quan hệ R nếu X là khoá của mọi quan hệ r trên lược đồ quan hệ R. Giá trị của khóa dùng để nhận biết một bộ trong quan hệ Khóa được xây dựng dựa vào ý nghĩa của một số thuộc tính trong quan hệ Lược đồ quan hệ có thể có nhiều khóa * II. Khoá của quan hệ… 2. Khoá chính (Primary key) của một lược đồ quan hệ: Một lược đồ quan hệ phải có đúng một khóa chính do người thiết kế cơ sở dữ liệu quy ước. Khóa chính của một lược đồ quan hệ thường được sử dụng cho việc tham chiếu dữ liệu. Các thuộc tính khóa chính phải có giá trị khác null Ta ký hiệu # ở ngay trước tên các thuộc tính của khóa chính Ví dụ: Lop #MaLop TenLop II. Khoá của quan hệ… 3. Khóa ngoài (foreign key) của một lược đồ quan hệ: Cho 2 lược đồ quan hệ R,S. Gọi PK là khoá chính của S. Xét FK là tập các thuộc tính khác rỗng của R. Khi đó, ta gọi FK là khoá ngoài của lược đồ quan hệ R tham chiếu đến S nếu cơ sở dữ liệu luôn thỏa mãn 2 điều kiện sau: Miền trị của FK là trùng với miền trị của PK. Giá trị của FK hoặc là NULL hoặc phải bằng một giá trị hiện có nào đó của PK. Ví dụ: * * III.Chuyển đổi mô hình E-R sang mô hình quan hệ Bước 1: Chuyển đổi các tập thực thể thành các lược đồ quan hệ Mỗi tập thực thể E được chuyển thành lược đồ quan hệ R có cùng tên và cùng tập thuộc tính. SinhVien #MaSV HoTen Ngaysinh * III. Chuyển đổi … Lưu ý: Nếu E có thuộc tính đa trị A thì trong lược đồ quan hệ, phải tạo thêm lược đồ quan hệ mới S để biểu diễn thuộc tính đa trị này. Trong đó: US = {PKR, A} S có khoá ngoài là PKS tham chiếu đến PKR của R. III. Chuyển đổi … Bước 2: Chuyển đổi mối quan hệ Is – a * C1: Không sử dụng lược đồ quan hệ biễu diễn lớp cha Có 2 cách chuyển đổi: III. Chuyển đổi … Bước 2: Chuyển đổi mối quan hệ Is – a * C2: Bổ sung khoá ngoài cho các lược đồ quan hệ biễu diễn lớp con Có 2 cách chuyển đổi: * III. Chuyển đổi … Bước 3: Chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên 1-1 Bổ sung khoá ngoài cho một trong hai lược đồ quan hệ * III. Chuyển đổi … Bước 4: Chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên 1-n Bổ sung khoá ngoài cho lược đồ quan hệ tương ứng với “phía nhiều”. III. Chuyển đổi … Bước 5: Chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên n-n Tạo một quan hệ mới có: Tên quan hệ là tên của mối quan hệ Thuộc tính là những thuộc tính khóa của các tập thực thể liên quan và thuộc tính của mối quan hệ III. Chuyển đổi … Bước 6: Chuyển đổi mối quan hệ phản xạ Được thực hiện tương tự như việc chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên 1-1, 1-n, n-n * 1-1 III. Chuyển đổi … Bước 6: Chuyển đổi mối quan hệ phản xạ * 1-n III. Chuyển đổi … Bước 6: Chuyển đổi mối quan hệ phản xạ * n-n III. Chuyển đổi … Bước 7: Chuyển đổi mối quan hệ đa nguyên Tương tự như phương pháp chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên n-n. *