Bài giảng môn Quản trị xuất nhập khẩu - Chương 12 Nghiệp vụ hải quan

Chương 12 • Hải quan, chức năng, nhiệm vụ của HQ. • Vai trò của HQ. • Xu hướng phát triển của HQ thế giới và các Công ước, Hiệp định Quốc tế cóliên quan. • Cơ sở pháp lý cho hoạt động HQ • Nghiệp vụ HQ.

pdf51 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Quản trị xuất nhập khẩu - Chương 12 Nghiệp vụ hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 12 NGHIỆP VỤ HẢI QUAN GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân Chương 12 • Hải quan, chức năng, nhiệm vụ của HQ. • Vai trò của HQ. • Xu hướng phát triển của HQ thế giới và các Công ước, Hiệp định Quốc tế có liên quan. • Cơ sở pháp lý cho hoạt động HQ • Nghiệp vụ HQ. I. HẢI QUAN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN: 1. Hải quan: Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. HẢI QUAN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN: a.Chức năng của Hải quan Việt Nam: - Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam ; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới. - HẢI QUAN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN: • Trong hoạt động của mình, Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận. HẢI QUAN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN: Theo điều 73 Luật Hải quan, nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan bao gồm : 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Hải quan Việt Nam. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan. 3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan. HẢI QUAN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN: 4. Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan. 5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan. 6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại. HẢI QUAN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN: 7. Thống kê nhà nước về hải quan. 8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan. 9. Hợp tác quốc tế về hải quan. b.Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam : Theo Điều 11 Luật Hải quan, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ : – Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải ; – Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ; – Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ; b.Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam (tiếp): • Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. II. Vai trò của Hải quan: « Là tấm màng ngăn đặc biệt » lực lượng hải quan có vai trò rất to lớn trong điều kiện hội nhập. Hải quan, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho thương mại, giao lưu quốc tế phát triển, kịp thời đón nhận những cơ hội giúp đất nước phát triển hùng cường ; Mặt khác, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực (buôn lậu, gian lận thương mại) giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh, hiệu quả. II. Vai trò của Hải quan (tiếp): Bên cạnh đó, lực lượng hải quan còn là bộ mặt của đất nước, một trong những người đầu tiên mà khách nước ngoài tiếp xúc là công chức hải quan. Thủ tục hải quan thuận lợi, nhanh chóng, công chức hải quan văn minh, lịch sự, nghiêm túc, sẽ tạo ấn tượng tốt, giúp thu hút được nhiều khách nước ngoài đến làm ăn, du lịch, đem lại lợi ích cho quốc gia. III.Xu hướng phát triển của HQ &các công ước,hiệp định có liên quan: • Xu hướng phát triển của Hải quan thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Trong điều kiện Hội nhập toàn bộ mọi hoạt động của HQ sẽ được hoàn thiện không ngừng theo hướng: tiêu chuẩn hóa và thống nhất hoá. Xu hướng • Mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu phát triển. Điều đó được thể hiện rõ trong Lời nói đầu của Công ước Kyoto: « đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục Hải quan giữa các nước có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác ». Để làm được việc này, cần thực hiện : • Soạn thảo và thông qua các văn kiện quốc tế và khu vực về đơn giản hóa và hài hoà hóa thủ tục Hải quan. • Từng bước đơn giản hóa và công khai hóa thủ tục hải quan ở các quốc gia. • Thực hiện vi tính hóa và điện tử hóa cho quy trình thủ tục hải quan với mục tiêu nâng cao hoạt động hiệu quả kinh tế cho hoạt động xuất nhập khẩu. 2.Các Công ước, Hiệp định Quốc tế về Hải quan: • Công ước về thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan (Customs Cooperation Council – CCC) nay là Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization – WCO), được ký kết vào năm 1950 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1952, nước ta chính thức tham gia Công ước vào ngày 01/07/1993 ; 2.Các Công ước, Hiệp định Quốc tế về Hải quan (tiếp): • Công ước Kyoto về đơn giản hóa, hài hoà hoá thủ tục Hải quan. • Công ước HS – Harmonized System – Hệ thống điều hoà trong mô tả và mã hóa hàng hóa. • Hiệp định CVA (Customs Value Agreement) – Hiệp định định giá Hải quan. • Hiệp định Hải quan ASEAN. IV. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của hải quan Việt Nam: 1. Các Công ước, Hiệp định quốc tế về hải quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia 2. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Hải quan và liên quan đến hải quan: • Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN VN • Luật Hải quan Việt Nam. V. NGHIỆP VỤ HẢI QUAN • Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan. • Nghiệp vụ kiểm soát hải quan. • Nghiệp vụ xử lý tố tụng hải quan. Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan : Thủ tục hải quan là các nội dung công việc mà người làm thủ tục hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh. Theo Đ. 16, Luật HQ khi làm thủ tục HQ, người khai HQ phải: • Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; • Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc hiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; • Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải: • Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; • Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; • Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; • Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Theo NĐ 154/2005/NĐ-CP, ngày 15/12/2005 (Đ.7) khi làm thủ tục HQ, người khai HQ XK phải nộp: 1. Đối với hàng XK: a)Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (bản chính); Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (bản chính); b)Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép XK theo quy định của pháp luật (bản chính); chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng loại hàng cụ thể (bản sao) c)Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tôø coù giaù trò töông ñöông hôïp ñoàng (baûn sao). Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: 2. Đối với hàng NK: a)Tờ khai HQ hàng hóa NH (bản chính); tờ khai giá trị hàng hóa NK (tùy từng trường hợp); Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (bản chính); b)Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép NK theo quy định của pháp luật (bản chính); chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng loại hàng cụ thể (bản sao); Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: 2. Đối với hàng NK (tt): c)Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng (bản sao); hóa đơn thương mại (bản chính); vận tải đơn (bản copy chính); d)Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (bản chính) đ)Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa XK, NK thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng (bản chính). Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: • 3. Những giấy tờ là bản sao quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do người đứng đầu thương nhân hoặc người được người đứng đầu thương nhân ủy quyền xác nhận, ký tên, đĩng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này. 4. Cơ quan HQ phải cĩ văn bản khi yêu cầu người khai HQ phải nộp, xuất trình các chứng từ ngồi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Quy định về hồ sơ thủ tục hải quan: Theo TT 112/2005/TT-BTC (xem tr. 407-409, Giáo trình QTNT 2008) Quy trình thủ tục HQ đối với hàng hóa XK,NK thương mại Theo QĐ 874/ QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 quy trình thủ tục HQ có thể trải qua đủ 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước. Quy trình thủ tục HQ đối với hàng hóa XK,NK thương mại Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Quy trình thủ tục HQ đối với hàng hóa XK,NK thương mại Bước 4: Thu lệ phí HQ, đóng dấu “đã làm thủ tục HQ” và trả tờ khai cho người khai HQ. Bước 5: Phúc tập hồ sơ. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: • Nhập mã số XNK của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. • Sau khi nhập thông tin vào máy tính, thông tin được tự động xử lý (theo chương trình hệ thống quản trị rủi ro) và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể, có 3 mức độ khác nhau (mức 1,2,3 tương ứng xanh, vàng, đỏ) • Mức (1): miễm kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễm kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh). • Mức (2): kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễm kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng); • Mức (3): kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thuộc mức (3) có 3 mức độ kiểm tra thực tế (thực hiện theo quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC) • Mức (3).a: Kiểm tra toàn bộ lô hàng • Mức (3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được mức độ vi phạm. • Mức (3).c: Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được mức độ vi phạm. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: 3. Những trường hợp công chức đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra 4. Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký Tờ khai công chức bước 1 in Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra HQ, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào ô dành cho công chức bước 1 ghi trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra HQ và ô “cán bộ đăng ký” trên Tờ khai HQ. 5.Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho lãnh đạo Chi cục để xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra HQ và ghi ý kiến chỉ đạo với các bước sau (nếu có), 6. Lãnh đạo chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra HQ => Luân chuyển hồ sơ theo quy định. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế Công việc của bước này gồm: 1. Kiểm tra chi tiết hồ sơ; 2. Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế và tham vấn giá (nếu có) theo quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành; 3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” theo quy định của Bộ Tài chính. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế 4. Kết thúc công việc kiểm tra ở bước 2 nêu trên, Ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức mức độ kiểm tra (phần dành cho công chức bước 2) và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan (ghi vào ô “phần kiểm tra thuế”), ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra chi tiết hồ sơ thì tất cả các công chức đã kiểm tra phải ký xác nhận vào phần ghi kết quả kiểm tra trên Tờ khai hải quan và trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan theo hướng dẫn của Lãnh đạo Chi cục. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế 5. Thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có) theo quy định của Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử hoặc kiểm tra thủ công. Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phải đảm bảo rõ ràng, đủ thông tin cần thiết về hàng hoá để đảm bảo xác định chính xác mã số hàng hoá, giá, thuế hàng hoá. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Công việc bước này bao gồm: 1. Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hoá, đề xuất trình lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định (nếu có). 2. Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá: 2.1. Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hoá; 2.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá theo hướng dẫn ghi tại Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa 3. Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Tờ khai hải quan; yêu cầu phải mô tả cụ thể cách thức kiểm tra, mặt hàng thuộc diện kiểm tra, đủ các thông tin cần thiết để xác định mã số phân loại hàng hoá, giá tính thuế và vấn đề liên quan. Ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan” trên Tờ khai hải quan (tất cả các công chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế phải ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào ô này). 4. Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa 5. Xử lý kết quả kiểm tra: 5.1. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan. Trường hợp, có nhiều công chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá thì việc ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan chỉ cần một công chức đại diện ký theo phân công, chỉ định của Lãnh đạo Chi cục. Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa 5.2. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá có sự sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét quyết định: - Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu;và/ hoặc - Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm;và/ hoặc - Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng. Bước 4: Thu lệ phí HQ, đóng dấu “đã làm thủ tục HQ” và trả tờ khai cho người khai HQ Nhiệm vụ của bước này gồm: 1. Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng phải nộp thuế ngay; 2. Thu lệ phí hải quan; 3. Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” (mẫu số 3 ban hành kèm theo Quyết định 120/2001/QĐ-TCHQ ngày 23.11.2001) vào góc bên phải, phía trên mặt trước của Tờ khai hải quan (đóng đè lên ký hiệu tờ khai HQ/2002-NK hoặc HQ/2002-XK); Bước 4: Thu lệ phí HQ, đóng dấu “đã làm thủ tục HQ” và trả tờ khai cho người khai HQ 4. Vào sổ theo dõi và trả Tờ khai hải quan cho người khai hải quan; 5. Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan ban hành kèm theo quy trình này (mẫu 02: PTN-BGHS/2006). Bước 5: Phúc tập hồ sơ - Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quan; - Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do Tổng cục Hải quan ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo đề xuất để Tổng cục xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./. Bài tập • Nghiên cứu chương 12 Giáo trình Quản trị XNK (trang 529-586) • Làm các bài tập chương 12, tr. 586.
Tài liệu liên quan