Tổng quan du lịch là một trong số các môn học chuyên ngành du lịch. Mục tiêu của môn học là giới thiệu một cách có hệ thống, toàn diện và hiện đại các vấn đề vừa căn bản vừa khái quát về du lịch cho học sinh trước khi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các môn học chuyên ngành du lịch khác như Kinh doanh Lữ hành, Kinh doanh Khách sạn, Marketing du lịch,.Tổng quan du lịch là môn học thuộc khoa học xã hội và nhân văn, có đối tượng nghiên cứu là các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất liên quan đến hoạt động du lịch của con người. Trên cơ sở đó, người học có thể hiểu rõ bản chất và rút ra được các quy luật hoặc tính quy luật vận động của các hiện tượng và hoạt động du lịch.Tổng quan du lịch còn nghiên cứu du lịch với tính chất của một hệ thống. Hệ thống du lịch bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài hệ thống. Môn học sẽ giúp chỉ ra bản chất của các mối liên hệ này. Ngoài ra, môn học còn đề cập đến việc sử dụng hoặc vận dụng các khái niệm, các phạm trù, các mối liên hệ cơ bản đó trong thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam.
197 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 8218 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tổng quan du lịch là một trong số các môn học chuyên ngành du lịch. Mục tiêu của môn học là giới thiệu một cách có hệ thống, toàn diện và hiện đại các vấn đề vừa căn bản vừa khái quát về du lịch cho học sinh trước khi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các môn học chuyên ngành du lịch khác như Kinh doanh Lữ hành, Kinh doanh Khách sạn, Marketing du lịch,...Tổng quan du lịch là môn học thuộc khoa học xã hội và nhân văn, có đối tượng nghiên cứu là các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất liên quan đến hoạt động du lịch của con người. Trên cơ sở đó, người học có thể hiểu rõ bản chất và rút ra được các quy luật hoặc tính quy luật vận động của các hiện tượng và hoạt động du lịch.Tổng quan du lịch còn nghiên cứu du lịch với tính chất của một hệ thống. Hệ thống du lịch bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài hệ thống. Môn học sẽ giúp chỉ ra bản chất của các mối liên hệ này. Ngoài ra, môn học còn đề cập đến việc sử dụng hoặc vận dụng các khái niệm, các phạm trù, các mối liên hệ cơ bản đó trong thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam.
Học phần Tổng quan du lịch gồm 4 đơn vị học trình, 9 chương, bao quát các vấn đề cơ bản nhất của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch, gồm các khái niệm cơ bản trong du lịch (khách du lịch, thể loại du lịch, sản phẩm du lịch,…); Lịch sử hình thành du lịch; Nhân lực du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Điều kiện phát triển du lịch; Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch; Quy hoạch du lịch; Tổ chức, quản lý du lịch và Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG DU LỊCH
1.1. Khái niệm du lịch
1.1.1. Thuật ngữ du lịch
1.1.2. Các định nghĩa về du lịch.
1.1.2.1. Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người
1.1.2.2. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế
1.1.2.3. Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp
1.2. Khái niệm khách du lịch
1.2.1. Các định nghĩa cổ điển về khách du lịch.
1.2.2. Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới WTO về khách du lịch .
1.2.3. Định nghĩa của Việt Nam về khách du lịch .
1.3. Nhu cầu du lịch
1.3.1. Lý thuyết về nhu cầu của con người
1.3.2. Nhu cầu du lịch
1.3.2.1. Nội dung của nhu cầu du lịch
1.3.2.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch
1.3.2.3. Điều kiện thực hiện nhu cầu du lịch
1.3.2.4. Đo lường nhu cầu du lịch
1. 4. Sản phẩm du lịch
1.4.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
1.4.2. Những bộ phận cấu thành của một sản phẩm du lịch
1.5. Thể loại du lịch
1.5.1. Ý nghĩa của việc phân loại.
1.5.2. Các tiêu thức phân loại.
1.5.2.1. Căn cứ vào phạm vi và lãnh thổ của chuyến đi.
1.5.2.2. Căn cứ vào thành phần xã hội của du khách.
1.5.2.3. Căn cứ vào nhu cầu và mục đích của chuyến đi du lịch.
1.5.2.4. Căn cứ vào thời gian và địa điểm hoạt động của điểm du lịch.
1.5.2.5. Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách sử dụng.
1.5.2.6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú mà khách sử dụng.
1.5.2.7. Căn cứ vào hình thức tổ chức đi du lịch.
1.5.2.8. Căn cứ vào độ dài của chuyến đi
1.6. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lich
1.6.1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)
1.6.2. Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business)
1.6.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation)
1.6.4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Other Tourism Business)
CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN - TÁC ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH
2.1. Lịch sử hình thành du lịch trên thế giới
2.1.1. Thời kỳ cổ đại
2.1.2. Thời kỳ trung đại
2.1.3. Thời kỳ cận đại
2.1.4. Thời kỳ hiện đại
2.3. Xu hướng phát triển du lịch
2.3.1. Các xu hướng phát triển của cầu du lịch
2.3.2. Các xu hướng phát triển của cung du lịch
2.4. Các tác động của du lịch
2.4.1. Tác động kinh tế của du lịch
2.4.2. Tác động xã hội của du lịch
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1. Các điều kiện chung
3.1.1. Điều kiện kinh tế của một nước, một địa phương.
3.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng.
3.1.3. Điều kiện chính trị xã hội
3.2. Các điều kiện đặc trưng
3.2.1. Điều kiện tài nguyên du lịch.
3.2.2. Điều kiện đặc biệt - Các sự kiện về tự nhiên, về kinh tế, chính trị xã hội, kỹ thuật.v.v…
3.2.3. Điều kiện thị trường du lịch.
3.2.4. Điều kiện sẵn sàng đón và phục vụ khách du lịch.
CHƯƠNG 4. LAO ĐỘNG VÀ NHÂN LỰC TRONG DU LỊCH
4.1. Lao động trong du lịch:
4.1.1. Khái niệm
Nội dung lao động
4.1.2.1. Chủ thể lao động.
4.1.2.2. Khách thể lao động.
4.1.2.3. Công cụ lao động.
4.1.2.4. Sản phẩm lao động.
4.1.3. Đặc điểm của lao động trong du lịch:
4.1.3.1. Lao động trong du lịch có cấu thành 2 bộ phận
4.1.3.2. Quá trình lao động mang tính chuyên môn hoá cao
4.1.3.3. Quá trình lao động trong du lịch là một quá trình liên tục về mặt thời gian.
4.1.3.4. Lao động trong du lịch chịu áp lực lớn về mặt tâm lý và môi trường phức tạp.
4.2. Nhân lực trong du lịch:
4.2.1.Khái niệm
4.2.2. Đặc điểm nhân lực du lịch
4.2.2.1. Đặc điểm về giới tính nhân lực du lịch
4.2.2.2. Đặc điểm về độ tuổi nhân lực du lịch
4.2.2.3. Đặc điểm về cơ cấu ngành nghề của nhân lực du lịch
4.2.2.4. Đặc điểm về trình độ của nhân lực du lịch
4.2.2.5. Đặc điểm về tính biến động của nhân lực du lịch do tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
4.2.3. Những yêu cầu về phẩm chất đối với nhân lực du lịch
4.2.3.1. Yêu cầu chung
4.2.3.2. Yêu cầu cụ thể, đặc biệt với một số chức danh chủ yếu
4.2.4. Công tác tuyển chọn nhân lực du lịch
4.2.4.1. Xác định nhu cầu tuyển chọn
4.2.4.2. Xác định số lượng tuyển chọn
4.2.4.3. Tiến hành tuyển chọn
4.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
CHƯƠNG 5. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH
5.1. Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
5.1.1. Khái niệm
5.1.2. Cấu thành của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:
5.2.1. Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:
5.2.1.1. Tính phụ thuộc lớn vào tài nguyên du lịch
5.2.1.2. Tính tổng hợp và đồng bộ cao trong xây dựng.
Giá trị của một công suất sử dụng rất lớn
Dung lượng vốn đầu tư ban đầu cao
5.2.1.5. Tính không cân đối trong sử dụng
5.2.2. Phân loại cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:
5.2.2.1. Phân loại dựa vào chức năng của mỗi loại cơ sở vật chất kỹ thuật:
5.2.2.2. Phân loại dựa vào quá trình tham gia sản xuất tạo sản phẩm du lịch.
5.2.2.3. Phân loại dựa vào tính chất, mục đích hoạt động.
5.2.2.4. Phân loại dựa vào loại hình du lịch.
5.2.2.5. Phân loại dựa vào một số căn cứ khác
CHƯƠNG 6. THỜI VỤ DU LỊCH
6.1. Khái niệm và đặc điểm thời vụ du lịch
6.1.1. Khái niệm thời vụ du lịch.
6.1.2. Các đặc điểm của thời vụ du lịch.
6.2. Các yêú tố tác động gây ra tính thời vụ
6.2.1. Yếu tố tự nhiên
6.2.2. Yếu tố kinh tế.
6.2.3. Yếu tố xã hội.
6.2.4. Yếu tố khác.
6.3. Xác định tính thời vụ du lịch:
6.3.1.Các phương pháp xác định tính thời vụ du lịch
6.3.2. Các bước tiến hành.
6.4. Khắc phục và hạn chế tính thời vụ du lịch:
6.4.1. Phương hướng hạn chế
Giải pháp hạn chế
CHƯƠNG 7. QUY HOẠCH DU LỊCH (6 TIẾT)
7.1. Tầm quan trọng của quy hoạch du lịch
7.1.1. Cơ sở lý thuyết của quy hoạch du lịch
7.1.1.1. Lý thuyết về chu kỳ sống của điểm du lịch theo R.W. Butler
7.1.1.2. Giả thiết về xu hướng tăng giảm tính phổ biến của một điểm du lịch ở những giai đoạn phát triển theo Stanley .C. Plog
7.1.2. Tầm quan trọng của quy hoạch du lịch
7.1.3. Hậu quả của việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch
7.2. Phạm vi quy hoạch và các thành phần của quy hoạch tổng thể vùng du lịch
7.2.1. Phạm vi quy hoạch
7.2.2. Các thành phần của quy hoạch tổng thể vùng du lịch
7.2.2.1. Vùng du lịch và căn cứ định vùng du lịch
7.2.2.2. Các thành phần của quy hoạch tổng thể vùng du lịch
7.3. Các giai đoạn cơ bản trong tiến trình quy hoạch du lịch
7.3.1. Giai đoạn chuẩn bị
7.3.2. Giai đoạn xác định mục tiêu
7.3.3. Giai đoạn khảo sát
7.3.4. Giai đoạn phân tích và tổng hợp
7.3.5. Giai đoạn thiết lập và khuyến nghị về chính sách và quy hoạch
7.3.6. Giai đoạn thực thi và giám sát.
CHƯƠNG 8. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH DU LỊCH
8.1. Một số tổ chức quốc tế và khu vực về du lịch
8.1.1. Tổ chức liên hợp quốc ( UNO)
8.1.2. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)
8.1.3. Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC)
8.1.4. Hiệp hội khách sạn quốc tế (IHA)
8.1.5. Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế ( IATA)
8.1.6. Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA)
8.1.7. Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA)
8.1.9. Trung tâm thông tin du lịch ASEAN (ATIC)....
8.2. Hệ thống tổ chức quản lý du lịch của Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Sơ đồ tổ chức quản lý du lịch Việt Nam
8.2.3. Quản lý nhà nước về du lịch
8.2.2.1. Khái niệm
8.2.2.2. Chức năng
8.2.2.3. Các loại quản lý nhà nước về du lịch
8.2.2.4. Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch
CHƯƠNG 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KINH DOANH DU LỊCH
9.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
9.1.1. Khái niệm hiệu quả
9.1.2. Các thể loại hiệu quả
9.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch
9.2.1. Các chỉ tiêu chung
9.2.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
9.2.1.2. Chỉ tiêu về doanh lợi
9.2.1.3. Chỉ tiêu thu hồi vốn xây dựng cơ bản
9.2.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
9.2.2. Các chỉ tiêu đặc trưng
9.2.2.1. Các chỉ tiêu đặc trưng trong kinh doanh khách sạn
9.2.2.2. Các chỉ tiêu đặc trưng trong kinh doanh lữ hành
9.3. Các phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch
9.3.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu qủa
9.3.2. Các yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả
9.3.3. Phương hướng và giải pháp làm tăng doanh thu.
9.3.4. Phương hướng và giải pháp tiết kiệm chi phí.
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG DU LỊCH
1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều quốc gia bắt nguồn từ một số nguồn gốc khác nhau.
Một số tác giả cho rằng thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “Tornos” với nghĩa đi một vũng. Thuật ngữ này được Latinh hoá thành ”Tornus” và sau đó thành “tourism” – Tiếng Anh, “tourisme”-Tiếng Pháp,....
Tiếng Phỏp: Le tour – Tourisme
Tiếng Đức: Der fremdenverkehrs
í nghĩa chung: Cuộc hành trỡnh đi một vũng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại.
1.1.2. Các định nghĩa về du lịch.
1.1.2.1. Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người
Quan điểm của PTS Trần Nhạn: Du lịch là quá trỡnh hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền.
Quan điểm của R.C. Mill và A.M. Morrison: Du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới, ranh giới một vùng, một khu vực hay một nước nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm.
Luật du lịch Việt Nam (27/6/2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mỡnh nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tỡm hiểu, giải trớ, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Bản chất của du lịch
1.Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác nhau
2.Có hai yếu tố trong hoạt động du lịch: Hành trỡnh tới nơi đến và sự lưu lại, trong đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến.
3. Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của người đi du lịch ở nơi đến khác biệt với những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây.
Sự di chuyển tới nơi đến mang tính chất tạm thời, và sau đó quay trở về.
5. Chuyến đi với nhiều mục đích song không vỡ mục đích định cư hoặc tỡm kiếm việc làm tại nơi viếng thăm.
1.1.2.2. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi h àng hoá và dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trớ, tỡm hiểu và cỏc nhu cầu khỏc của khỏch du lịch. Cỏc hoạt động đú phải đem lại lợi ớch kinh tế - chớnh trị - xó hội thiết thực cho cỏc nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp du l ịch.(Trường ĐHKTQD Hà Nội)
1.1.2.3. Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp
Vấn đề định nghĩa du lịch một cách tổng hợp phải bao gồm các thành phần tham dự và chịu ảnh hưởng của ngành du lịch. Quan điểm của các thành phần này có tầm quan trọng đến việc triển khai một định nghĩa bao quát. Chúng ta có thể phân biệt được 4 thành phần có quan điểm khác nhau về du lịch.
1. Đối với người đi du lịch (Tourist)
Du lịch là một cuộc hành trình rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần. => " Bản chất của các đối tượng du lịch đi du lịch sẽ xác định địa điểm du lịch được lựa chọn và các hoạt động được thực hiện"
2. Đối với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách (The businesses providing tourist goods and servicess)
Các nhà kinh doanh này cho rằng du lịch là hiện tượng phát sinh ra các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế, là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất phục vụ nhằm thoả mãn tối ưu nhất những nhu cầu của khách du lịch đồng thời thông qua đó phải đạt được mục đích số một là tối đa hoá lợi nhuận.
3. Đối với dân sở tại(Local Community)
Dân chúng địa phương thường xem du lịch là một cơ hội lao động và giao lưu văn hoá.
+ Cơ hội lao động: Tìm kiếm việc làm cũng như bán các sản phẩm địa phương gia tăng thu nhập
+ Cơ hội tìm hiểu văn hoá, lối sống
Chú ýý: Một điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là hậu quả của việc giao tiếp giữa số lượng lớn du khách quốc tế và dân địa phương "Có thể là ích lợi, phương hại hay kết hợp cả hai"
4. Chính quyền địa phương (Host goverment)
Các giới chức chính phủ xem du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho du khách với mục đich mang lại thu nhập cho dân chúng, ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân quỹ. (Xuất khẩu tại chỗ) "thu thuế và lệ phí"
Theo cách tiếp cận này, Michael Colman (học giả Mỹ) định nghĩa: Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm: Du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch.
Cũng quan điển này các tác giả Rôbert W. Mclntosh, Charles R. Goeldner phát biểu:
Du lịch là tổng hoà các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, Chính phủ và cộng đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách. "The sum of the phenomena and relationship arising from the interaction of tourists, business suppliers, host goverment and host communities in the process of attracting and hosting these tourist"
Nguồn: Mclntosh et al, Tourism Principles, practices, philosophies, 7th edition1995 trang 10
Du khách
Nhà kinh doanh du lịch
Dân cư sở tại
Chính quyền sở tại
Theo định nghĩa trên: Du lịch = Đi du lich (cầu) + Kinh doanh du lịch (cung)
Kết luận: Du lịch là một hiện tượng phức tạp. Du lịch liên quan đến hoạt động nghỉ ngơi của con người cũng như các hoạt động kinh tế phục vụ mục đích đó. Trong quá trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không ngừng mở rộng. Khó có thể nói định nghĩa nào là chính xác nhất, đầy đủ nhất. Việc chúng ta chọn định nghĩa nào sẽ tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận và mục đích sử dụng.
1.2. Khái niệm khách du lịch
Giống như khái niệm du lịch, khái niệm khách du lịch cũng được đề cập theo nhiều quan điểm, nhiều góc độ theo thời gian và không gian.
1.2.1. Các định nghĩa cổ điển về khách du lịch.
1.2.1.1. Đầu thế kỷ 19 (1811), người Pháp đưa ra khái niệm
Lepetit tour (cuộc hành trình nhỏ): Đi thành phố Paris đến miền Đông Nam nước Pháp
Le grand tour (cuộc hành trình lớn): Cuộc hành trình của những người đi dọc theo bờ Địa Trung Hải xuống Tây Nam nước Pháp, xuyên qua vùng Bourgon
Những người thực hiện cuộc hành trình lớn “Le grand tour” được gọi là khách du lịch “Faire le grand tour”.
1.2.1.2. Theo Ogilvie (Nhà kinh tế học người Anh)
Nhà kinh tế học người Anh này cho rằng: Khách du lịch là tất cả những người thoả mãn 2 điều kiện:
- Đi đến nơi nào đó khác nơi cư trú thường xuyên trong thời gian nhỏ hơn 1 năm.
- Chi tiêu tiền bạc tại nơi đến.
Khái niệm này cho phép phân biệt khách du lịch với người di cư và chỉ ra tính chất xuất khẩu tại chỗ của hoạt động du lịch (khách đem tiền tới chi tiêu tại nơi du lịch) song khái niệm này chưa bao trùm được mục đích của du khách.
1.2.2. Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) về khách du lịch
Để thống nhất tiêu chuẩn định nghĩa và con số thống kê lượng khách của các quốc gia có thể so sánh với nhau một cách ý nghĩa, tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO – OMT) đã đưa ra các định nghĩa sau:
1. Khách du lịch quốc tế: International tourist
Là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác quốc gia thường trú. Du khách có thể đến vì nhiều lý do khác nhau nhưng không có lĩnh lương ở nơi đến (chữa bệnh, thăm quan, giải trí, công vụ...)
2. Khách du lịch trong nước: . Internal tourist
Là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm với mục đích du lịch như: Giải trí, kinh doanh, công tác, hội họp, thăm gia đình,... (trừ làm việc để lĩnh lương)
Chú ý: Những người hội đủ các điều kiện trên nhưng không lưu trú qua đêm được gọi là khách thăm quan - excursionist or day – visitor ( thời gian nhỏ hơn 24 giờ => Khách thăm quan).
Ngoài ra thuật ngữ sau của UNWTO cũng đã được hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc (United Nations Statisticall Commission) công nhận ngày 4-3-1993:
1.Khách du lịch quốc tế (Internation tourist) gồm 2 loại :
- Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động. Loại này gồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia (đón khách nước ngoài vào nước mình)
- Outbound tourist: Du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh. Loại này là những khách du lịch từ nước mình đi đến du lịch tại một quốc gia khác. Hiện nay trên thế giới, các nước như Pháp, Mỹ,... giữ đầu bảng về thể loại du lịch quốc tế thụ động.
Như vậy khách du lịch quốc tể chủ động của quốc gia này lại là khách du lich quốc tế thụ động của quốc gia khác (nhận khách và gửi khách). Một số điểm có thể coi là trở ngại đối với khách du lịch quốc tế là:
Ngôn ngữ
Tiền tệ
Thủ tục giấy tờ
Các nhà kinh doanh khách sạn thường quan tâm nhiều hơn đến Inbound, trong khi đó các công ty lữ hành lại quan tâm nhiều đến Outbound tourist
2. Khách du lịch trong nước: Internal tourist
Gồm những người bản địa và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi du lịch trong nước. (Các công ty kinh doanh lữ hành nội địa rất quan tâm)
3.Khách du lịch nội địa: Domestic tourist
Domestic tourist = Internal + Inbound
Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia.
4. Khách du lịch quốc gia: National tourist
National tourist = Internal + Outbound
1.2.3. Định nghĩa của Việt Nam về khách du lịch Tourist is a person who travelsTheo Luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.urism purpose or for others combined with
1. Khách du lịch quốc tế
* Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam (29-4-1995), khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội kinh doanh.
Chú ý: Hạn chế của định nghĩa trên:
Thiếu trường hợp người Việt Nam đi du lịch nước ngoài và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Không có cận thời gian dưới.
* Theo Luật du lịch Việt Nam (2005).
ChươngV - Điều 34: "Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch"
Chú ý: Hạn chế ở chỗ không khống chế điều kiện về mặt thời gian và chúng ta phải ngầm hiểu du lịch là gì? Điều này gây khó