Bài giảng Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa

Song thực ra, quan niệm hài hòa giữa con người và tự nhiên là một đặc trưng chủ yếu trong lịch sử triết học Trung Quốc. Chú trọng vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (Thiên nhân quan hệ) là một trong những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Trung Quốc truyền thống. Nhìn từ góc độ lịch sử triết học Trung Quốc, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là hầu như nhà tư tưởng nào của Trung Quốc từ thời Tiên Tần cho đến cuối nhà Thanh đều có quan niệm trời - người của riêng mình. Các quan niệm trời - người này có thể quy về ba hệ thống lớn: một là, học thuyết thuận theo tự nhiên, quay về tự nhiên của Lão Tử; hai là, học thuyết khắc chế tự nhiên của Tuân Tử(2); ba là, học thuyết hài hòa giữa con người và tự nhiên của Kinh Dịch. Kinh Dịch được các nhà nho xếp vào loại kinh điển quan trọng nhất của Nho giáo, “lục kinh chi thủ”. "Dịch truyện" hay còn gọi là “Thập dực” (mười chiếc cánh nâng đỡ Dịch Kinh) là sản phẩm chung của vô số thế hệ học giả Trung Quốc từ Khổng Tử cho đến trước Tần Thủy Hoàng, thể hiện tương đối hệ thống quan điểm của tiên nho về mối quan hệ giữa trời và người, cụ thể là:

docx6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên