1.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
• Thừa kế là cách tạo một lớp mới từ các lớp có sẵn. Nó cho phép tái sử dụng lại mã
nguồn đã viết trong lớp có sẵn.
• Lớp và các thể hiện của lớp (tức đối tượng) tuy không tồn tại trong cùng một khối,
nhưng chúng tồn tại trong một mạng lưới sự phụ thuộc và quan hệ lẫn nhau.
• Ví dụ như: sinh viên và công nhân đều là con người có tên, có tuổi,
• Quan hệ “là -một” (is-a) là một sự đặc biệt hóa.
• Quan hệ đặc biệt hóa và tổng quát hóa là hai mối quan hệ đối ngẫu và phân cấp
với nhau bởi vì chúng ta tạo ra một cây quan hệ.
Đặc biệt hoá là những nhánh của tổng quát hoá.
Nếu di chuyển lên trên cùng thì được trường hợp tổng quát hóa.
Nếu di chuyển xuống thì được trường hợp đặc biệt hóa.
34 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngôn ngữ C# - Bài 5: Kế thừa, đa nhiệm trong C# - Chử Đức Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0011106202
1
BÀI 5
KẾ THỪA, ĐA NHIỆM TRONG C#
GV. Chử Đức Hoàng
v1.0011106202
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
• Khi thực hiện viết chương trình để quản lý học viên, của trường đại học Quốc gia
bằng ngôn ngữ lập trình C# thì các vấn đề như: tránh trùng lặp khi phải viết lại
nhiều đoạn chương trình giống nhau trong các lớp, khả năng tái sử dụng lại chương
trình trong các lớp là vấn đề rất được quan tâm.
• Trong chương trình quản lý học viên có nhiều luồng công việc khác nhau. Việc quản
lý thực thi các luồng công việc thực hiện bởi ngôn ngữ lập trình để thực hiện các
phần công việc khác nhau mà người dùng yêu cầu.
• Ngôn ngữ C# có cho phép kế thừa không và việc kế thừa được thực
hiện như thế nào?
• Các luồng công việc được thực hiện như thế nào cũng như cách xử
lý khi có sự xung đột xảy ra giữa các luồng trong C#?
v1.0011106202
3
MỤC TIÊU
Trình bày được các khái niệm về kế thừa trong C#
Trình bày được khái niệm về luồng và đa nhiệm trong C#
Xây dựng một chương trình C# đơn giản sử dụng tính kế thừa
Xây dựng một chương trình C# sử dụng tính đa nhiệm.
v1.0011106202
4
NỘI DUNG
1.1.1. Giới thiệu chung1
1.1.2. Đơn kế thừa2
1.1.3. Đa kế thừa3
1.1.4. Tính đa hình4
2.2.1. Khái niệm luồng5
2.2.3. Ứng dụng đa nhiệm7
2.2.2. Tạo luồng6
v1.0011106202
5
1.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
• Thừa kế là cách tạo một lớp mới từ các lớp có sẵn. Nó cho phép tái sử dụng lại mã
nguồn đã viết trong lớp có sẵn.
• Lớp và các thể hiện của lớp (tức đối tượng) tuy không tồn tại trong cùng một khối,
nhưng chúng tồn tại trong một mạng lưới sự phụ thuộc và quan hệ lẫn nhau.
• Ví dụ như: sinh viên và công nhân đều là con người có tên, có tuổi,
• Quan hệ “là -một” (is-a) là một sự đặc biệt hóa.
• Quan hệ đặc biệt hóa và tổng quát hóa là hai mối quan hệ đối ngẫu và phân cấp
với nhau bởi vì chúng ta tạo ra một cây quan hệ.
Đặc biệt hoá là những nhánh của tổng quát hoá.
Nếu di chuyển lên trên cùng thì được trường hợp tổng quát hóa.
Nếu di chuyển xuống thì được trường hợp đặc biệt hóa.
v1.0011106202
6
• Kế thừa là việc một lớp có thể thừa hưởng những thuộc tính và phương thức từ một
lớp khác.
• Cú pháp:
class :
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA
s
name
age
id
v1.0011106202
7
Đặc điểm
• Lớp dẫn xuất sẽ kế thừa tất cả các thành viên của lớp cơ sở, bao gồm tất cả các
phương thức và biến thành viên của lớp cơ sở.
• Lớp dẫn xuất được tự do thực thi các phiên bản của một phương thức của lớp cơ sở.
• Lớp dẫn xuất cũng có thể tạo một phương thức mới và thuộc tính mới.
• C# chỉ cho phép đơn thừa kế giữa các lớp.
• Trong C# một lớp bắt buộc phải thừa kế từ một lớp nào đó.
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
8
Ví dụ:
1. class Student
2. {
3. string name;
4. int age;
5. public void Birthday() { age++; }
6. int id;
7. public double Calpoint();
8. }
9. class Employee
10. {
11. string name;
12. int age;
13. public void Birthday() { age++; }
14. double salary;
15. public double Calsalary();
16. }
17. class Person
18. {
19. string name;
20. int age;
21. public void Birthday() { age++; }
22. }
23. class Student : Person
24. {
25. int id;
26. public double Calpoint();
27. }
28. class Employee : Person
29. {
30. double salary;
31. public double Calsalary();
32. }
Lặp lại giống nhau
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
9
Cấp phát bộ nhớ
Khi tạo một đối tượng ở lớp thừa kế thì nó sẽ cấp phát bộ nhớ cho tất cả các trường của
cả lớp cơ sở và lớp dẫn xuất.
33. class Person
34. {
35. string name;
36. int age;
37. ...
38. }
39. class Student : Person
40. {
41. int id;
42. ...
43. }
44. Public static void
Main()
45. {
46. Student s = new
Student();
47. }
s
name
age
id
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
10
Thực thi phương thức lớp cơ sở
49. class Person
50. {
51. public void Birthday()
52. {
53. age++;
54. }
55. ...
56. }
57. class Student : Person
58. {
59. ...
60. }
61. Public static void Main()
62. {
63. Student s = new Student();
64. s.Birthday();
65. }
Gọi phương thức lớp cơ sở từ
đối tượng của lớp kế thừa
• Có thể gọi phương thức lớp cơ sở từ phương thức lớp dẫn xuất bằng từ
khoá “base”
• Có thể ẩn các phương thức lớp cơ sở bằng cách sử dụng từ khoá “new”
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
11
Gọi phương thức khởi dựng lớp cơ sở
33. class Person
34. {
35. string name;
36. int age;
37. public Person(string name, int age)
38. {
39. this.name = “Nguyễn văn X”;
40. this.age = 23;
41. }
42. ...
43. }
44. class Student : Person
45. {
46. //gọi hàm tạo lớp cơ sở
47. public Student( string name, int age, int pointin):base(name, age)
48. int id;
49. ...
50. }
Không kế thừa phương thức
khởi dựng.
Cách gọi được thực hiện bằng việc
đặt dấu hai chấm ngay sau phần
khai báo danh sách tham số và
tham chiếu đến lớp cơ sở thông qua
từ khóa base
Có thể gọi hàm tạo lớp cơ sở từ hàm tạo lớp
dẫn xuất
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
12
Chọn hàm tạo lớp cơ sở
Khi lớp cơ sở “Person” có nhiều
hàm tạo:
Ở lớp kế thừa gọi đến hàm tạo
thứ 3
1. class Person
2. {
3. public Person() { ... }
4. public Person(string name)
{ ... }
5. public Person(string name,
int age) { ... }
6. ...
7. }
1. class Student : Person
2. {
3. int id;
4. public Student(string name, int age, int id)
5. :base( name, age)
6. {
7. this.id = id;
8. }
9. }
• Khi lớp kế thừa không gọi đích danh hàm tạo nào của lớp cơ sở thì trình biên dịch
sẽ tự động gọi hàm tạo không đối số của lớp cơ sở.
• Nếu lớp cơ sở chỉ định nghĩa hàm tạo có đối số mà lớp dẫn xuất không gọi hàm tạo
này thì sẽ báo lỗi biên dịch.
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
13
Gọi phương thức lớp cơ sở
• Khi lớp kế thừa muốn định nghĩa lại phương thức đã được định nghĩa trong lớp cơ sở
thì phải thực hiện theo cấu trúc:
new ;
• Sau khi phương thức được định nghĩa lại trong lớp kế thừa, thì nó sẽ làm ẩn đi
phương thức của lớp cơ sở và thay thế bằng phương thức mới được định nghĩa lại.
• Nếu muốn gọi phương thức của lớp cơ sở thì phải dùng từ khoá “base”:
base.;
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
14
1. class Person
2. {
3. int id;
4. public void SetId(int id) { this.id = id; }
5. public void Print()
6. {Console.WriteLine(name);
7. Console.WriteLine(age);}
8. }
9. class Student : Person
10. {
11. int id;
12. public new void SetId(int id) { this.id = id; }
13. public new void Print()
14. {
15. base.Print();
16. Console.WriteLine(id);
17. }
18. }
Định nghĩa lại phương thức lớp
cơ sở thông qua từ khoá “new”
Gọi phương thức lớp cơ sở thông
qua từ khoá “base”
1.1.2. ĐƠN KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
15
Chỉ cho phép đơn kế thừa:
1. class Student : Person
2. {
3. ...
4. }
5. class Employee : Person
6. {
7. ...
8. }
Không cho phép đa kế thừa, nếu thực
hiện đa kế thừa lớp thì sẽ báo lỗi:
1. class Graduate : Student,
Employee
2. {
3. ...
4. }
Chỉ cho phép đa kế thừa giao diện
1. class Graduate : IStudent,
Iemployee,
2. {
3. ...
4. }
1.1.3. ĐA KẾ THỪA
v1.0011106202
16
Phân cấp kế thừa
1. class Person
2. {
3. string name;
4. int age;
5. ...
6. }
7. class Student :
Person
8. {
9. int id;
10. ...
11. }
12. class Graduate : Student
13. {
14. string advisor;
15. ...
16. }
61. Public static void Main()
62. {
63. Graduate g = new Graduate();
64. }
g
name
age
id
advisor
Khi tạo một đối tượng lớp kế thừa thì thứ
tự khởi tạo sẽ bắt đầu từ lớp cơ sở rồi sau
đó mới khởi tạo đến lớp dẫn xuất.
1.1.3. ĐA KẾ THỪA (tiếp theo)
v1.0011106202
17
CÂU HỎI THẢO LUẬN
So sánh hai từ khai báo mới đó là kiểu "new" và "override" giống và khác
nhau gì?
v1.0011106202
18
Lớp lồng nhau
• Lớp đựơc khai báo bên trong thân của lớp khác gọi là lớp nội: inner class hay nested
class, lớp kia gọi là lớp ngoài outer class.
• Lớp nội có thể truy cập tất cả thành viên của lớp ngoài, kể cả private.
• Lớp nội nằm trong lớp ngoài nên nó có thể là private với lớp ngoài.
• Khi lớp nội khai báo là public thì có thể truy xuất thông qua tên của lớp ngoài:
outer_class.inner_class.
1.1.4. ĐA HÌNH
v1.0011106202
19
public class Student
{
private int mathpoint;
private int phypoint;
public Student(int mathpoint, int phypoint) {
this.mathpoint = mathpoint;
this.phypoint = phypoint;
}
public override string ToString() {
string str = mathpoint.ToString() + "/" + phypoint.ToString();
return s;
}
public class StudentDisplay
{
public void Display(Student f) {
Console.WriteLine(“Display Math Point {0}", f.mathpoint);
Console.WriteLine("Display Physical Point {0}", f.phypoint);
}
}
}
Ví dụ:
Truy xuất được thành phần
Private của lớp outer
Lớp nested class
1.1.4. ĐA HÌNH (tiếp theo)
v1.0011106202
20
class Tester
{
static void Main()
{
Student f1 = new Student(3, 4);
Console.WriteLine("f1: {0}", f1.ToString());
Student.StudentDisplay fa = new Student.StudentDisplay();
fa.Display(f1);
}
}
Ví dụ:
Truy xuất lớp inner qua lớp
outer, lớp outer tương tự như
manespace
1.1.4. ĐA HÌNH (tiếp theo)
v1.0011106202
21
• Luồng (thread): Là một chuỗi liên tiếp các lệnh mà máy tính thực thi.
• Trong một chương trình C# , việc thực thi bắt đầu bằng phương thức Main() và tiếp
tục cho đến khi kết thúc hàm Main(). Do vậy, phương thức Main() là phương thức
mà .NET runtime lấy để bắt đầu cho các luồng.
• Trong một chương trình thường muốn làm nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc.
• Lớp luồng
Mỗi luồng Win32 được thông qua một hàm để chạy khi nó được tạo ra. Khi một
luồng quay trở lại từ hàm thì nó chấm dứt.
Trong C#, các luồng được thao tác bằng cách dùng lớp Thread nằm trong
namespace “System.Threading”.
Một thể hiện của luồng đaị diện cho một luồng.
Có thể tạo các luồng khác bằng cách khởi tạo một đối tượng luồng.
2.2.1. KHÁI NIỆM LUỒNG
v1.0011106202
22
2.2.2. TẠO LUỒNG
• Tạo luồng:
Thread thread = new Thread(new ThreadStart(ThreadFunc));
thread.Start();
• ThreadFunc có thể là:
ThreadStart(SomeClass.aStaticFunction);
ThreadStart(someClassInstance.aNonStaticFunction);
• Các trạng thái của luồng
Start(): cho chạy luồng.
Suspend(): Đình chỉ tạm thời luồng để bắt đầu một luồng khác.
Resume(): Gọi phục hồi luồng.
Sleep(): cho luồng ngủ một khoảng thời gian.
Abort(): huỷ luồng.
v1.0011106202
23
Các đặc tính của luồng:
• IsBackground – get, set
Quy trình không kết thúc cho đến khi các luồng “Foreground” kết thúc
Các luồng “Background” được chấm dứt khi ứng dụng kết thúc.
• CurrentThread – get, static
Trả về luồng tham chiếu để gọi luồng
• IsAlive – get
Luồng đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc
• Priority – get, set
Highest, AboveNormal, Normal, BelowNormal, Lowest
• ThreadState – get
Unstarted, Running, Suspended, Stopped, WaitSleepJoin,
2.2.2. TẠO LUỒNG (tiếp theo)
v1.0011106202
24
• Một ứng dụng cần thực hiện nhiều hơn một công việc nên cần thực thi nhiều luồng
công việc thì được gọi là ứng dụng đa nhiệm. Khi đó thì phải đăng kí các độ ưu tiên
khác nhau cho các luồng khác nhau trong một tiến trình. Luồng có độ ưu tiên cao
hơn thì nó sẽ chiếm quyền ưu tiên so với các luồng khác trong tiến trình.
• Cần thận trọng khi cấp quyền ưu tiên cho các luồng.
• Một luồng không được không được phép hoạt động nếu có một luồng có độ ưu tiên
cao hơn đang làm việc.
• Luồng hệ thống thường có quyền ưu tiên cao hơn. Ví dụ trong Windows có khuynh
hướng đặt độ ưu tiên cao cho các luồng của hệ điều hành.
• Các mức độ ưu tiên của luồng (ThreadPriority) là:
Highest
AboveNormal
Normal
BelowNormal
Lowest
2.2.3. ỨNG DỤNG ĐA NHIỆM
v1.0011106202
25
• Sự đồng bộ
• Sự đồng bộ là việc truy nhập một biến bởi nhiều luồng vào cùng thời điểm. Nếu
không đảm bảo được sự đồng bộ thì sẽ gây ra các lỗi.
• C# cung cấp một cách thức dễ dàng để giải quyết việc đồng bộ trong việc truy nhập
biến bằng từ khóa lock:
lock (x)
{
DoSomething();
}
• Câu lệnh lock sẽ bao một đối tượng gọi là mutual exclusion lock hay mutex. Trong
khi mutex bao một biến thì không một luồng nào được quyền truy nhập vào biến đó.
• Trong đoạn mã trên khi câu lệnh hợp thực thi và nếu time slice của luồng này kết
thúc và luồng kế tiếp thử truy xuất vào biến x , việc truy xuất đến biến sẽ bị từ chối.
thay vào đó window đơn giản đặt luồng đó ngủ cho đến khi mutex được giải phóng.
Mutex là một cơ chế đơn giản được dùng để điều khiển việc truy nhập vào các biến.
Tất cả việc điều khiển này nằm trong lớp System.Threading.Monitor. Câu lệnh lock
gồm một số phương thức gọi đến lớp này.
2.2.3. ỨNG DỤNG ĐA NHIỆM (tiếp theo)
v1.0011106202
26
Các vấn đề đồng bộ
Việc đồng bộ các luồng là quan trọng trong các ứng dụng đa luồng. Tuy nhiên có một số
lỗi tinh vi và khó có thể xuất hiện:
• “deadlock”: là một lỗi xuất hiện khi hai luồng cần truy nhập vào các tài nguyên bị
khoá lẫn nhau.
• “race condition”: xuất hiện khi nhiều hơn một luồng cố gắng truy nhập vào cùng
một dữ liệu và không quan tâm đến các luồng khác làm gì. Khi gặp lỗi này thì nó ít
khi dừng thực thi quá trình nhưng nó lại làm lỗi dữ liệu.
2.2.3. ỨNG DỤNG ĐA NHIỆM (tiếp theo)
v1.0011106202
27
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Có mấy mức ứng dụng đa nhiệm? So sánh ưu tiên đa nhiệm của Windows
với các chương trình của hệ thống?
v1.0011106202
28
Ví dụ “deadlock”
• Luồng 1:
1. lock (a)
2. {// do something
3. lock (b)
4. {
5. // do something
6. }
7. }
• Luồng 2:
1. lock (b)
2. { // do something
3. lock (a)
4. {
5. // do something
6. }
7. }
Trong đó a, b là hai đối tượng tham
chiếu mà cả hai luồng cần truy cập.
Hai luồng cùng làm việc:
• Luồng 1: lock a, luồng 2 lock b
• Luồng 1: lock b thì rơi vào trạng
thái ngủ chờ luồng 2 giải phóng b
và ngược lại.
2.2.3. ỨNG DỤNG ĐA NHIỆM (tiếp theo)
v1.0011106202
29
Kết quả và khắc phục lỗi deadlock
• lock trên a sẽ không bao giờ được giải phóng bởi vì luồng đầu tiên đã lock trên a
đang ngủ và không thức dậy. Cho đến khi lock trên b được giải phóng điều này cũng
không thể xảy ra cho đến khi nào luồng thứ hai thức dậy.
• Kết quả là deadlock, cả hai luồng đều không làm gì cả, đợi lẫn nhau để giải
phóng lock .
• Loại lỗi này làm toàn ứng dụng bị treo và phải dùng Task Manager để hủy nó.
• Deadlock có thể được tránh nếu cả hai luồng yêu cầu lock trên đối tượng theo cùng
thứ tự.
• Ví dụ: luồng 2 yêu cầu lock cùng thứ tự với luồng 1: a đầu rồi tới b thì những luồng
mà lock trên a đầu sẽ hoàn thành nhiệm vụ của nó sau đó các luồng khác sẽ
bắt đầu.
2.2.3. ỨNG DỤNG ĐA NHIỆM (tiếp theo)
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
v1.0011106202
31
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Mô tả cách thức xây dựng một lớp mới dựa trên lớp đã có và khai
thác cũng như phạm vi truy cập các thuộc tính và phương thức của
lớp nền và lớp dẫn xuất của ngôn ngữ C#.
• Lớp trừu tượng, lớp lồng và vấn đề override phương thức trong lớp
kế thừa của C#.
• Mô tả khái niệm luồng và cách tạo một luồng và các vấn đề phát sinh
khi thực hiện các luồng. Cách khắc phục lỗi sảy ra khi sử dụng đa
luồng trong ngôn ngữ C#.
• Xây dựng các modul trong chương trình quản lý học viên sử dụng tính
kế thừa trong C#.
• Xây dựng phần mềm có tạo luồng trong chương trình quản lý
học viên.
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide