Bài giảng Phân tích kỹ thuật (phần 1)

I. NỀN TẢNG CỦA PTKT  Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều đến những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá mà tập trung vào biến động của giá trên thị trường.  Phân tích kỹ thuật quan tâm đến những gì đã xảy ra trên thị trường hơn là những gì nên xảy ra.  Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với hướng đi tiếp theo của giá.  Thị trường tồn tại những mẫu dạng đồ thị và có tính lặp lại

pdf30 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích kỹ thuật (phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG HỌC PHẦN PTKT I. Nguyên lý nền tảng của phân tích kỹ thuật II. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản III. Metastock và Ứng dụng của phân tích kỹ thuật IV. Các khái niệm cơ bản, thuật ngữ trong PTKT V. Các đường chỉ báo, mô hình trong PTKT VI. Theory Dow, dãy số Fibonacci, Elliot wave VII. Bài tập thực hành Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 1 Phải tham lam khi nhiều người sợ hãi, phải sợ hãi khi nhiều người cùng tham lam Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 2 I. NỀN TẢNG CỦA PTKT Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều đến những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá mà tập trung vào biến động của giá trên thị trường.  Phân tích kỹ thuật quan tâm đến những gì đã xảy ra trên thị trường hơn là những gì nên xảy ra. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với hướng đi tiếp theo của giá.  Thị trường tồn tại những mẫu dạng đồ thị và có tính lặp lại. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 3 I. NỀN TẢNG CỦA PTKT(tt) ĐIỂM MẠNH  Được sử dụng rộng nhanh và dễ áp dụng  Áp dụng cho nhiều chu kì thời gian, không phụ thuộc vào các báo cáo tài chính  Nhiều loại công cụ dùng để phân tích, phối hợp yếu tố tâm lý và những nguyên nhân kinh tế sau biến động của giá ĐIỂM YẾU  Dể phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân  Tập trung vào những khả năng có thể xảy ra chứ không phải sự chắc chắn  Một số kỹ thuật phân tích hiện đại dựa trên các phép toán học phức tạp Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 4 II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT  Phân tích cơ bản nghiên cứu các lý do, nguyên nhân làm cho giá tăng hay giảm.  Mục tiêu của phân tích cơ bản là tiến đến một dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của thị trường để xác định xem thị trường được định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phân tích cơ bản là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu giá trị đã được tính vào cơ cầu giá trị hiện hành. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 5 II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỶ THUẬT(tt)  Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán sự biến động của giá và xu hướng thị trường trong tương lai thông qua việc nghiên cứu phân tích những đồ thị giá của thị trường trong quá khứ  Phân tích kỷ thuật nghiên cứu các tác động, biến động của chính bản thân giá. Các dao động về giá không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 6 II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỶ THUẬT(tt) Trọng tâm của triết lý phân tích kỷ thuật là niềm tin rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường như các thông tin nền tảng, sự kiện chính trị,thiên tai, các yếu tố tâm lýđược nhanh chóng đưa vào các hoạt động của thị trường. Nói một cách khác, tác động của các yếu tố này sẽ nhanh chóng biểu diễn dưới dạng biến động giá, hoặc lên hoặc xuống. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 7 II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT  Phân tích kỹ thuật quan tâm tới những gì đã xảy ra trên thị trường hơn là những gì nên xảy ra. Đó là cơ sở chính yếu để dự đoán tương lai.  Thị trường tồn tại những mẫu, dạng đồ thị và có tính lập lại.  Phân tích kỹ thuật đơn giản là một phương pháp dự báo thị trường dựa vào nghiên cứu quá khứ, tâm lý, quy luật xác suất. Nó tất nhiên không phải là không thể thất bại nhưng nó là một kỹ thuật kinh doanh, đáng để ta nghiên cứu. Nó có thể là một công cụ có khả năng sinh lời nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán, chứ không phải theo cảm tính. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 8 II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT(tt)  Đồ thị không phải là nguyên nhân gây ra biến động giá mà chỉ thể hiện, vẻ lại những quan điểm giá tăng hay giảm của thị trường.  Nhà phân tích kỷ thuật không đặt nặng vào vấn đề các nguyên nhân gây nên biến động giá.  Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng những lực lượng cơ bản cung và cầu, các dữ liệu kinh tế, tình hình công ty là nguyên nhân gây ra giá tăng hay giảm. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 9 III. ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT  Xác định chiến lượt kinh doanh cho dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.  Xác định các đường tiệm cận giá để có quyết định mua vào- giữ lệnh- bán cổ phiếu một cách hợp lý.  Xác định khoảng dao động của giá để xác định thời điểm nên hay chưa nên tham gia thị trường. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 10 IV. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Mức kháng cự( Resistance) :  là mức giá A mà tại đó sự phản ứng của mức cung trên thị trường đủ sức chế ngự mức cầu và khiến cho giá chứng khoán giảm trở lại.  Mức hổ trợ( Support) : Là mức giá B mà các nhà đầu tư theo xu hướng giá giảm cho rằng giá không thể giảm hơn được nữa nên họ bắt đầu mua vào làm cho lượng cầu tăng. Giá chứng khoán gia tăng trở lại. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 11 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE Giả định thị trường bắt đầu gia tăng từ một điểm hỗ trợ mà giá đã giao động quanh nó một khoảng thời gian. Người mua sẽ vui mừng nhưng có thể sẽ tiếc nuối vì đã không mua nhiều hơn trước đó. Nếu giá có thể xuống lại gần vùng hỗ trợ họ có thể mua hơn nữa. Người bán bây giờ đã nhận ra họ đã vào trạng thái sai chiều của thị trường( giá càng đi xa điểm hỗ trợ chừng nào càng tác động lớn tới quyết định của họ. Người bán hi vọng giá có thể xuống tới vùng họ đã bán để có thể thoát khỏi thị trường Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 12 CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ  TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE  Những người ngoài thị trường bao gồm những người chưa có trạng thái hoặc những người vì lý do gì đó đã tất toán trạng thái mua trước đó, đặc biệt những người nhóm sau sẽ rất tiếc nuối vì đã tất toán trạng thái quá sớm, họ hi vọng giá sẽ xuống lại gần nơi họ đã bán để có thể thiết lập lại trạng thái mua trước đó.  Những người chưa mua bán trước đó nhận ra rằng giá đang tăng và họ quyết định tham gia thị trường ở trạng thái mua tại thời điểm mua tốt nhất. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 13 CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ  TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE  Tất cả các nhóm người trên gần như chung một quan điểm mua ở các mức giá thấp( buy the dips). Họ đều có nhu cầu mua tại điểm hỗ trợ của thị trường. Vì vậy nếu giá có thể xuống lại gần điểm hỗ trợ,các nhóm người trên sẽ mua vào và tiếp tục đẩy giá lên.  ( Tương tự ta có thể lập luận tâm lý của người tham gia thị trường tại điểm resistance) Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 14 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  SUPPORT VÀ RESISTANCE  Sự phá vỡ mức hỗ trợ hay kháng cự chỉ ra sự thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như thay đổi trong mức cung cầu.  Khối lượng là công cụ đầy hiệu quả trong việc xác định độ mạnh của sự thay đổi trong kỳ vọng.  Những điểm hỗ trợ hay kháng cự có thể bị phá vỡ do các nhân tố cơ bản bất ngờ xảy ra ngược với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra đột biến giá không quan trọng bằng tâm lý thị trường thay đổi sau khi các sự kiện đó xảy ra Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 15 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Thay vì là một giá trị chính xác, một khoảng giá có thể tạo thành một vùng support hay resistance  Điểm hỗ trợ- kháng cự mạnh hay yếu có thể xác định như sau: thời gian bao lâu tại đó, khối lượng giao dịch, diễn biến giá gần đây.  Thời gian càng lâu thì những điểm hỗ trợ hay kháng cự càng có ý nghĩa. Nếu khối lượng hỗ trợ càng lớn thì càng có ý nghĩa. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 16 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Phiên điều chỉnh thị trường:  Khi cổ phiếu liên tục tăng sẽ gặp ngưỡng kháng cự, làm cho giá cổ phiếu bớt nóng.  Khi cổ phiếu liên tục giảm sẽ gặp ngưỡng hỗ trợ làm cho nhà đầu tư bớt hoang mang Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 17 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Biểu đồ kỹ thuật  Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm hai trục biểu thị giá và thời gian.  Mỗi một cổ phiếu, mỗi thị trường và chỉ số niêm yết trên bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh họa sự biến động giá chứng khoán theo thời gian. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 18 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Biểu đồ kỹ thuật :  Các thị trường chuyển biến theo xu hướng, giá trị chính của biểu đồ giá là cho thấy sự tồn tại của các xu hướng thị trường.  Cơ sở luận cho việc sử dụng biểu đồ giá là thực tế tất cả các thông tin về cung và cầu phải được tổng hợp vào một mẫu thông tin duy nhất : GIÁ Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 19 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Giá :  Mức giá thể hiện một sự liên hệ giữa người mua và người bán, đó là giá trị mà tại đó một người muốn mua và một người muốn bán.  Người mua và người bán dựa trên sự mong đợi của họ vào sự biến động của giá cả trong tương lai. Nếu họ mong đợi giá tăng trong tương lai họ sẽ mua vào. Nếu họ mong đợi giá trong tương lai sẽ giảm, họ sẽ bán ra. Những nguyên tắc đơn giản trên chính là cơ sở của việc dự báo giá cả, nó thể hiện sự mong đợi của con người hay chính là tâm lý của con người. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 20 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  Giá :  Giá hàng hóa chính là giá trị thị trường cân bằng giữa người mua và người bán.  Sự thay đổi giá hàng hóa là sự thay đổi mức kỳ vọng của nhà đầu tư về giá hàng hóa trong tương lai.  Giá mở cửa : Là mức giao dịch đầu tiên của kỳ đánh giá.  Giá đóng cửa : Là mức giao dịch cuối cùng của kỳ đánh giá.  Giá cao nhất: Là mức giá giao dịch cao nhất trong kỳ đánh giá, nó thể hiện là mức giá mà người mua chấp nhận mua cao nhất. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 21 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONH PTKT  ĐƯỜNG XU HƯỚNG-TRENDLINES  Đồ thị giá là một bức tranh của người mua(bull) và người bán(bear)  Giá không bao giờ đi theo đường thẳng mà biến động theo hình Zig-Zag vì giá tăng và giảm phụ thuộc vào ai là người chiến thắng giữa hai nhóm trên.  Trend : xu hướng của thị trường, cách mà thị trường đang vận động. Các xu hướng được đặc thù bởi các đỉnh và các đáy.DOTHIMINHHOA Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 22 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  ĐƯỜNG XU HƯỚNG-TRENDLINES  Xu hướng (trend) có 3 cấp : xu hướng chính, xu hướng trung gian,xu hướng ngắn hạn.  Xu hướng chính có thể kéo dài hơn 1 năm.  Xu hướng trung gian từ 3 tuần đến vài tháng.  Xu hướng ngắn hạn kéo dài dưới 2,3 tuần  Hệ thống chỉ báo xu hướng là theo dõi xu hướng trung gian, còn xu hướng ngắn hạn được sử dụng như là thời điểm xâm nhập thị trường. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 23 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  ĐƯỜNG XU HƯỚNG-TRENDLINES  Là một đường thẳng nối liền các điểm liên tục cao hay thấp. Thông thường lúc đầu tiên là 2 điểm, và một điểm tiếp xúc thứ ba để xác định đường này là đường xu hướng có hiệu lực.  Xác định được xu hướng đang diễn ra có thể giúp ta có được cái nhìn tốt hơn, rõ ràng hơn về diễn biến thị trường, đặc biệt trong ngắn hạn có những biến động giá làm lộn xộn hay gây rối bức tranh toàn cảnh thị trường. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 24 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  ĐƯỜNG XU HƯỚNG-TRENDLINES  Uptrend: thị trường có xu hướng tăng giá, là một dãy các đỉnh và các đáy theo chiều tăng lên. Là thời điểm nên mua vào và chờ giá tăng tiếp.  Dowtrend: thị trường có xu hướng giảm giá, cho thấy các đỉnh và các đáy theo chiều đi xuống. Là thời điểm nên bán ra hoặc tạo trạng thái bán trước( short sell) với quan điểm sẽ mua lại ở mức giá thấp hơn. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 25 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  ĐƯỜNG XU HƯỚNG DÙNG ĐỂ XÁC ĐỊNH :  Chiều hướng của thị trường  Dấu hiệu đảo chiều  Dấu hiệu tiếp tục xu hướng  Các điểm support và resistance  Đặc điểm : càng nhiều điểm vẽ xác định, đường trendline càng có ý nghĩa.  Càng tồn tại lâu đường trendline càng có hiệu lực. Độ dốc càng lớn đường trendline càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 26 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  ĐỘ DỐC CỦA ĐƯỜNG XU HƯỚNG:  Độ dốc của đường xu hướng khoảng 450 là chuẩn nhất. Cũng có thể vẽ đường xu hướng khoảng 450 tại các đỉnh và đáy có ý nghĩa và dùng nó như một đường xu hướng dự báo trước.  Nếu một đường xu hướng quá dốc,nó chỉ ra giá tăng quá nhanh và quá cao nên có khả năng dễ bị phá vỡ một khi giá điều chỉnh. Tuy nhiên sau khi phá vỡ đường xu hướng quá dốc đó giá điều chỉnh có thể đến đường xu hướng ít dốc hơn, lúc này có thể vẽ đường xu hướng thứ 2 để theo dõi biến động giá. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 27 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  ĐỘ DỐC CỦA ĐƯỜNG XU HƯỚNG:  Trường hợp đường xu hướng quá bằng phẳng, cũng nên vẻ lại đường xu hướng mới có độ dốc hơn. Đường xu hướng càng xa rời biến động giá càng ít có ý nghĩa sử dụng trong khoảng thời gian đánh giá.  Khi một xu hướng giá tăng quá mạnh thì nên sử dụng đường trung bình để theo dõi biến động tốt hơn là vẽ các đường xu hướng ngày càng dốc hơn. Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 28 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  KÊNH GIÁ(CHANNEL LINE ):  Được tạo thành từ một đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh( trường hợp tăng giá) hay từ một đáy( trường hợp giảm giá) xác định và có ý nghĩa.  Kênh giá dùng để thu lãi trong kinh doanh ngắn hạn.  Xác nhận chắc chắn hơn về xu hướng đang diễn raDOTHIMINHHOA Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 29 IV. CÁC KHÁI NiỆM CƠ BẢN VÀ THUẬT NGỮ TRONG PTKT  KÊNH GIÁ(CHANNEL LINE ):  Sự phá vỡ trendline thường ám chỉ một sự thay đổi trong xu hướng. Tuy nhiên sự phá vỡ kênh giá không mang ý nghĩa như vậy mà nó chỉ ra sự gia tăng mạnh hơn trong xu hướng hiện tại, nhà đầu tư có thể tận dụng thời điểm đó để thâm nhập thị trường hay gia tăng thêm trạng thái hiện có.  Trường hợp giá chỉ tiến đến gần biên của kênh giá mà không thể tiến gần hơn nữa, đó là dấu hiệu xu hướng yếu dần Prepared by Ph.D. Nguyễn Ngọc Huy 30