Bài giảng phương pháp đánh giá trong giáo dục

Đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu đề ra, đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc. Như vậy đánh giá có 2 nhiệm vụ chính: ghi nhận thực trạng và đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện thực trạng.

ppt98 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng phương pháp đánh giá trong giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNGPHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤCĐánh giá là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu đề ra, đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc.Như vậy đánh giá có 2 nhiệm vụ chính: ghi nhận thực trạng và đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện thực trạng. MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁXác định mức độ đạt được hoặc chưa đạt được của các mục tiêu dạy học. Phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động họcCông khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của HS, tạo điều kiện cho HS phát triển khả năng tự đánh giá, khuyến khích, động viên, thúc đẩy việc học tậpCung cấp cho GV những thông tin cần thiết để tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho phù hợp với tình hìnhGiúp các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được tình hình thực tế để từ đó có những điều chỉnh về chủ trương, chính sách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dụcÝ NGHĨA ĐỐI VỚI HỌC SINHViệc kiểm tra, đánh giá thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược trong giúp người học tự điều chỉnh hoạt động họcThông qua đánh giá, HS có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng vận dụng, phân tích, tổng hợp. Nói một cách khác, đánh giá tạo cơ hội cho HS học tậpKết quả đánh giá là thông tin phản hồi rất tốt giúp HS biết được những gì mình đã đạt được và chưa đạt được, đối chiếu với những mục tiêu học tập đã đề ra để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập.Đánh giá giúp HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, thói quen học tập và nghiên cứu, lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm. Mặt khác nó cũng góp phần khơi dậy lòng say mê, hứng thú trong học tập của HS.Ý NGHĨA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊNViệc kiểm tra đánh giá học sinh giúp GV xác định mức độ đạt hay chưa đạt của các mục tiêu dạy học đề raKiểm tra đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho GV nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ thích hợp, ít ra là đối với học sinh giỏi và học sinh kém, qua đó nâng cao chất lượng chung của cả lớpKiểm tra đánh giá còn tạo điều kiện cho GV nắm được những tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. Giúp GV phát hiện sai sót, khiếm khuyết trong việc học của học sinh để kịp thời giúp đỡ các em. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁKhách quan và chính xácPhải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học từ khâu thiết kế đề thi, tổ chức thi đến chấm thi và ra quyết định.Tránh đánh giá chủ quan theo cảm tính mang tính áp đặt hay để cho những ý kiến cá nhân ảnh hưởng đến kết quả Phù hợp với trình độ thực tế học tập của HS. Dựa vào mục tiêu giáo dụcToàn diệnPhải bao hàm những nội dung đã được quy địnhKhông những chỉ chú trọng vào đánh giá kiến thức của HS mà còn chú trọng đánh giá cả về mặt thái độ, tác phong về khoa học kỹ thuật.Mặc dù trong những tình huống cần thiết có thể chỉ tập trung vào một vài mảng kiến thức hay KN nhất định, nhưng toàn bộ hệ thống đánh giá phải đảm bảo tính bao quát.Hệ thốngViệc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch có tính hệ thốn, nên được thiết kế từ trước (tốt nhất cùng lúc với việc thiết kế chương trình dạy học). Đánh giá phải tiến hành thường xuyên và được xem như một mắt xích trong QTDH. Riêng biệt và phân biệtViệc đánh giá phải được tiến hành với từng HS riêng lẻ, không thể lấy việc đánh giá thành tích chung của tập thể để thay thế cho việc đánh giá thành tích của từng HS.Tính phân biệt yêu cầu việc đánh giá cần phải dựa vào đặc điểm môn học, tài liệu học để đề ra những cách thức đánh giá khác nhau.Công khaiNhững tiêu chuẩn, cách thức và kết quả đánh giá phải được thông báo công khai, rộng rãi đến tất cả HS.Phát triểnKiểm tra – đánh giá không chỉ xác định mức độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS mà thông qua đó tạo ra động lực để thúc đẩy HS tự vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực. CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁPHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNGĐánh giá đầu vàoĐánh giá từng phầnĐánh giá chẩn đoánĐánh giá tổng kếtMỤC TIÊU DẠY HỌCĐỊNH HƯỚNG(ND, PP, HTTC)TIÊU CHUẨN ĐỂKTRA - ĐÁNH GIÁVAI TRÒ CỦA MTIÊU TRONG DHCẤU TRÚC CỦA MỤC TIÊU DHMTIÊU DHKIẾN THỨCTHÁI ĐỘKỸ NĂNGĐánh giáTổng hợpPhân tíchVận dụngHiểuNhớLĩnh vực kiến thứcThang nhận thức (Bloom)NhớNhắc lại chính xác những gì đã học 1 cách máy mócHiểuKhông đơn thuần là nhắc lại cái gì đó, diễn đạt theo ý hiểuVận dụngKhả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới.  BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 Yêu cầu: Haỹ đặt các câu hỏi theo thang đánh giá của Bloom. Nội dung hỏi: trong SGK Công nghệBài tập nhóm 1Phỏng vấn 1 GV về quan niệm, thái độ đối với công tác kiểm tra đánh giá. Gợi ý: kiểm tra đánh giá là một công việc nặng nhọc nhất của thầy giáo? Kiểm tra đánh giá đòi hỏi GV phải dành nhiều thời gian nhưng bổ ích đối với GV? Những yếu tố làm cho việc kiểm tra đánh giá khó có thể khách quan, chính xác, công bằng? Thái độ của HS đối với những điểm số và lời nhận xét của thầy? Kỷ niệm vui buồn về một số trường hợp đặc biệt trong kiểm tra đánh giá?SV tập lập một phiếu phỏng vấn, thu thập ý kiến, trao đổi bình luận trong nhóm thực hành. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁKI ỂM TRAĐÁNH GIÁRA QUYẾT ĐỊNHsố đonhận địnhPhân biệt kiểm tra và đánh giá? Đánh giá là quá trình đưa ra những nhận định về mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra cho HS sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. Kiểm tra là một quá trình thu thập thông tin về mục tiêu cần đánh giá của đối tượng được đánh giáKiểm tra là phương tiện của đánh giá. Đánh giá là mục đích của kiểm tra. Mục đích đánh giá quyết định nội dung và hình thức của kiểm tra. Kiểm traCông cụ: Quan sát, KT nói, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. Số đo: hiệu quảĐộ giá trị: công cụ có đo được cái cần đo không? ở mức độ nào. Một bài kiểm tra có độ giá trị càng cao thì số đo do nó đem lại thể hiện càng chính xác mục tiêu cần kiểm tra. Độ tin cậy: số đo thu được có thể hiện đùng trình độ năng lực của HS không? Đúng đến mức độ nào? Một bài kiểm tra có độ tin cậy cao nếu sử dụng nhiều lần cho cùng một đối tượng hay cho nhiều đối tượng tương đương nhau thì các số đo thu được không khác nhau nhiều.Những yếu tố ảnh hưởng: độ dài của bài(tức số lượng câu hỏi), thời gian làm bài, chất lượng câu hỏi, độ khách quan.Độ giá trị cao -> độ tin cậy cao. Những độ tin cậy cao chưa chắc ->độ giá trị cao vì một bài kiểm tra nhầm mục tiêu (độ giá trị thấp) vẫn có thể cho ra những số đo tin cậy. Đánh giá: diến dịch các kết quả từ kiểm traCó 2 cách diễn dịch:ĐG theo chuẩn:dựa theo thứ hạng của HS đó trong nhóm ĐG theo tiêu chí: dựa trên những tiêu chí về kiến thức và năng lực đã xác định từ trước Sản phẩm của khâu đánh giá là những nhận định về thực trạng của những mục tiêu đánh giá. Ra quyết định Dựa vào những nhận định + những tiêu chí đề ra ban đầu -> GV ra quyết định. Các loại quyết định thường gặp: cho điểm, xếp loại học sinh, đề xuất giải pháp khắc phục, hiệu chỉnhCác phương pháp kiểm tra đánh giáCÁC PP ĐÁNH GIÁKIỂM TRA VIẾTKIỂM TRA VẤN ĐÁPCÁC PP KHÁCCÂU HỎICUNG CẤPCÂU HỎILƯẠ CHỌNHS ĐÁNH GIÁQUAN SÁT CỦA GVCâu tự luậnGhi nhận sự việc phiếu KTThang xếp hạngTự đánh giáBạn bè đánh giáCâu đúng - saiCâu ghép đôiCâu đa tuyển Câu trả lời ngắnPP VẤN ĐÁPGV và HS đối thoại với nhau: GV đặt CH và HS trả lời thông qua sự diễn đạt bằng lời nóiMục đích Được sử dụng trong các bước kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, hoặc củng cố cuối tiết học GV có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nắm kiến thức của HS để có những hiệu chỉnh phù hợp Ưu điểmTránh được gian lận trong KTNội dung KT phong phú: kiến thức đã học hoặc KT mới. Lĩnh vực KT đa dạng: trí nhớ, tư duy, phẩm chất tâm lý khácGiúp GV dễ dàng nắm được tư tưởng và cách suy luận của HSGiúp GV có thể nhận định ngay trình độ của HS nhờ hỏi thêm câu hỏi phụ và các chi tiết bổ sungGiúp HS nhớ bài lâu hơn nhờ trình bày qua ngôn ngữ của chính mìnhHS rèn luyện khả năng diễn đạt, trình bàyNhược điểmMang đậm tính chủ quan của GV Khó so sánh giữa các HS, các CH phân phối cho HS không đồng đều -> ảnh hưởng đến tính công bằng, khách quanTốn thời gianKết quả trả lời của HS ko thể xem là đại diện cho cả lớp -> khó đánh giá được trình độ chungNhiều HS ngại nói trước mặt GV -> kết quả ko chính xácNhững lưu ý khi sử dụngDung lượng kiến thức vừa phải, sát với trình độ HSCâu hỏi rõ ràng, chính xác và xác địnhBên cạnh CH cơ bản cần chuẩn bị CH bổ sungCho đủ thời gian để HS chuẩn bị rồi mới chỉ định HS trả lờiChọn HS để kiểm tra phải phù hợp, tránh chỉ định ngẫu nhiên, tùy tiệnThái độ và cách ứng xử của GV phù hợpBài tập cá nhân 2: hãy nhận xét kỹ năng sử dụng câu hỏi của GV trong 1 tiết học Câu hỏi có rõ ràng, xác định không?Có dành thời gian cho HS chuẩn bị không?Thái độ và cách ứng xử của GV khi HS trả lời?GV có nhận xét câu trả lời của HS không?KIỂM TRA VIẾT (CÂU HỎI CUNG CẤP)Là dạng câu hỏi yêu cầu HS cung cấp hay xây dựng câu trả lời. Có 2 loại: câu trả lời ngắn và câu tự luậnCâu trả lời ngắn: là dạng câu hỏi có thể được trả lời bằng một từ đơn, một cụm từ, một con số hay đôi khi chỉ bằng một ký hiệu, nói chung là bằng một câu trả lời ngắn Câu hỏi trực tiếp: Thủ đô của nước Việt Nam là gì?Câu chưa hoàn chỉnh: là câu có những khoảng trống cho HS điền vào. (câu điền khuyết). VD: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng.? (các chỉ số DD)Sử dụngĐể KT những NL nhận thức cơ bản của HS nhất là 2 mức: ghi nhớ và thông hiểu. KT năng lực tính toán, từ vựng, thuật ngữ, đơn vị, thứ nguyên, sự vật, hiện tượng, định luật, định lý, công thức, quy tắc, PP, kỹ năng tính toán, diễn dịch số liệu....:VD: Tứ giác có bốn cạnh và 4 góc bằng nhau gọi là hình gì?Câu trả lời ngắnƯu điểmViệc thiết kế không quá khó khănGiảm được xác suất HS trả lời đúng là do đoán mò hay may mắn so với vài dạng câu hỏi khác như: đúng – sai, đa tuyểnNhược điểm: Không thích hợp lắm cho việc kiểm tra những năng lực nhận thức cấp caoViệc làm dụng dễ dẫn đến tình trạng HS học vẹtLưu ý khi sử dụngNên sử dụng dạng CH trực tiếp nếu có thể và chỉ chuyển sang dạng điền khuyết khi tình thế bắt buộcThiết kế CH thật ngắn gọn và cụ thể, đồng thời đảm bảo sao cho câu trả lời là duy nhấtVD: Câu hỏi sau: hàm số f(x) = sin (x) là một hàm.......... không có câu trả lời đơn giản vì HS có thể trả lời là “lẻ”, “lượng giác”, hay “tuần hoàn” đều đúng vì hàm này có cả 3 đặc tính trênĐối với câu điền khuyết không nên đặt ra quá nhiều khoảng trống (1 là tốt nhất). Hơn nữa khoảng trống đó nên gắn liền với ý chính của câu. CÂU TỰ LUẬNHS có toàn quyền xây dựng câu trả lời theo cách của mình VD: Hãy trình bày những quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, cho ví dụ minh hoạ?Ưu điểm: Việc thiết kế không quá khó khănCó thể kiểm tra được những năng lực nhận thức cấp cao trong khi một vài PP kiểm tra khác không làm đượcKích thích và phát triển năng lực suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề cho HS. Tạo cơ hội cho HS áp dụng các ý tưởng sáng tạo vào giải quyết vấn đề Nhược điểmĐộ bao phủ của nội dung thấp vì không thể sử dụng nhiều câu hỏi TL trong một bài kiểm traViệc chấm bài tự luận tốn rất nhiều thời gian, phức tạp và không có độ tin cậy cao. Điểm số chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố vốn không phải là mục tiêu của kiểm tra: chữ viết, chính tả, văn phong của HS và thái độ chủ quan của GV chấm bài. Lưu ýChỉ sử dụng câu TL để đánh giá những mục tiêu học tập mà những PP khác không đánh giá đượcThiết kế câu hỏi hướng trực tiếp vào những mục tiêu cần đánh giáCâu hỏi phải truyền đạt thật rõ ràng tới HS những nhiệm vụ mà các em phải hoàn thànhVD: câu hỏi: phản ứng hạt nhân. Các định luật bảo toàn? Là chưa rõ ràng vì nó không thông báo cho HS biết là các em phải hoàn thành.Sửa lại: Phản ứng hạt nhân là gì? Trình bày sơ lược về các định luật bảo toàn trong các phản ứng hạt nhân?Lưu ý khi chấm bàiChuẩn bị thật cẩn thận đáp án và không bao giờ thay đổi đáp án trong quá trình chấm bài.Đánh giá câu trả lời dựa trên những mục tiêu cần kiểm tra và những tiêu chí xác định. Không để cho những yếu tố “ngoại lai” ảnh hưởng đến kết quảNgười chấm bài không nên biết tên học sinh nào đã làm bài đóMột bài làm phải có ít nhất 2 GV chấmKT VIẾT (CH LỰA CHỌN)Là dạng câu hỏi mà để trả lời HS chỉ cần lựa chọn một trong các phương án cho sẵn Câu đúng sai: là dạng câu hỏi mà để trả lời HS chỉ phải lựa chọn 1 từ 2 phương án trả lời cho sẵn. Các cặp phương án cho sẵn thường là: đúng – sai; Đồng ý – không đồng ý; sự thật – quan điểm VD: Keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm là keo dương Đ S Sử dụng: Kiểm tra những kiến thức sự kiện (mốc lịch sử, địa danh, tên nhân vật). Kiểm tra các định nghĩa khái niệm, các công thứcƯu điểmViệc thiết kế không quá khó khănCó thể đánh giá được một dải rộng các năng lực nhận thức của HS nhất là khi được thiết kế cẩn thậnNhược điểmĐòi hỏi HS ít phải suy nghĩ. Khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém rất thấp vì khả năng HS trả lời đúng CH không phải do khả năng thực sự mà do các yếu tố ngoại lai khác:sự may mắn rất cao (50%)LƯU Ý KHI SỬ DỤNGChọn câu dẫn nào mà 1 học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay saiMỗi câu chỉ nên bao hàm một ý chính mà thôiVD: Trái đất là hành tinh thứ 5 của hệ mặt trời và quay xung quanh mặt trờiTránh sử dụng câu quá dài, quá phức tạp. Ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, dễ hiểuTránh sử dụng những câu nguyên văn như trong sách giáo khoaCần đảm bảo tính đúng sai là chắc chắnKhông nên sử dụng: luôn luôn, tất cả, không bao giờHạn chế dùng những câu mang ý nghĩa tổng quát, nên tập trung vào 1 chủ đề cụ thểTrong một bài TN không nên bố trí câu đúng = câu sai, không nên sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có chu kỳCâu ghép đôi: gồm 2 dãy thông tin: một dãy là những CH (câu dẫn), một dãy là câu trả lời (hay câu lựa chọn). HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi.Sử dụng: kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiệnĐiền vào khoảng trống ở bên trái mỗi tên nước ký tự tương ứng với thủ đô nước đó theo cột bên phải1. Việt Nama. Pari2. Ngab. Bắc Kinh3. Trung Quốcc. Tokyo4. Phápd. Matxcơva5. Anhe. Hà nộif. Luân đônƯu điểmCó thể được sử dụng để kiểm tra nhiều vấn đề trong khoảng thời gian ngắnViệc chấm bài dễ dàng nhanh chóng khách quan và có độ tin cậy caoNhược điểmChỉ thích hợp cho việc kiểm tra kiến thức ghi nhớ. Nếu lạm dụng dễ đưa đến tình trạng học vẹtViệc thiết kế không dễ dàngLưu ý khi sử dụngDãy thông tin không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan với nhauSố đề mục dẫn và trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọnThứ tự các câu trả lời không ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn khi lựa chọnCâu đa tuyển: gồm 2 phần cơ bản:Phần dẫn: nêu lên vấn đề. Đó có thể là một câu hỏi trực tiếp hoặc một câu chưa hoàn chỉnhPhần lựa chọn: bao gồm một số phương án đề nghị để giải quyết vấn đề đã nêu ở phần dẫn. Trong số các phương án được đề nghị chỉ có một phương án đúng hay câu đúng, những phương án còn lại gọi là phương án nhiều hay câu nhiễu. Các câu gây nhiễu có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai, hoặc chỉ đúng 1 phần. Số phương án đề nghị thường là từ 3 trở lên vì nếu chỉ có 2 thì lại trở về câu đúng sai, nếu chỉ có 1 thì đó không phải là câu hỏi. VD: Con sông nào dài nhất thế giới?NilAmazonMissisipHoàng HàSử dụng: Có thể đánh giá hầu hết những năng lực nhận thức của HS từ đơn giản đến phức tạp.Đặc biệt khi được thiết kế tốt, câu ĐT có thể kiểm tra được những năng lực nhận thức cấp cao:phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.Ưu điểmKiểm tra được nhiều loại NL nhận thức của HSĐộ bao phủ nội dung rất tốt vì có thể sử dụng nhiều câu ĐT trong một thời gian ngắn để kiểm tra nhiều vấn đề -> Hạn chế việc học tủ và nâng cao độ tin cậy của kết quả.Có khả năng chẩn đoán những sai sót, khiếm khuyết trong nhận thức của HS qua các câu nhiễuChấm bài nhanh chóng, khách quan, chính xác và tin cậy, thích hợp khi có nhiều thí sinh dự thi. Đặc biệt nó rất thích hợp cho việc áp dụng công nghệ chấm bài tiên tiến bằng máy quét quang học.Nhược điểmViệc thiết kế 1 câu ĐT tốt khá khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhất là trong việc xây dựng những câu nhiễuKhông kiểm tra được khả năng tổ chức và trình bày vấn đềKết quả có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai như khả năng đọc của HS, sự may mắn.Mỗi câu chỉ nên tập trung vào một vấn đề duy nhấtĐối với một câu hỏi phải đảm bảo chắc chắn chỉ có một câu đúng hay đúng nhấtHình chữ nhật là một tứ giác cóa. 4 cạnh bằng nhaub. 4 góc bằng nhau (đúng)c. 2 đường chéo bằng nhau (đúng)d. Góc lớn hơn 90 độPhải báo rõ cho HS biết câu trả lời đúng hay đúng nhất được yêu cầuChu kỳ dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vàođộ cứng của lò xo (đúng)Gia tốc trọng trườngChiều dài lò xoKhối lượng vật nặng và độ cứng lò xo (đúng nhất)Không nên thiết kế câu hỏi nhằm vào quan điểm cá nhânThiết kế các câu nhiễu đều hấp dẫn như nhau, đều dễ gây nhầm là câu đúng đối với những HS chưa hiều kỹ hoặc học chưa kỹ. Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau trong bất kỳ các CHNhững lưu ý đối với phần lựa chọn Dùng càng nhiều lựa chọn càng tốt nhưng không nên quá nhiều. Tốt nhất là từ 4 – 6 lựa chọnCác lựa chọn phải độc lập với nhauVD: Hàm sin là hàmlẻChẵnTuần hoàn và lẻNghịch biếnCác lựa chọn phải đồng nhất và cùng loạiSử dụng hạn chế những lựa chọn như: tất cả đều sai, tất cả đều đúng hay 1 giá trị khác vì không có ý nghĩa cho công tác đánh giáTránh dùng những cụm từ như: không bao giờ, luôn luôn, thường thường vì rất dễ nhận ra câu trả lời đúng hoặc saiBài tập nhóm 2Mỗi nhóm hãy thiết kế một bộ câu hỏi trắc nghiệm (gồm 10 câu) để kiểm tra 1 nội dung cụ thể trong SGK Công nghệ, trong đó số câu hỏi đúng sai: 2; câu ghép đôi: 2, câu đa tuyển: 6 câu. Các nhóm tiến hành nhận xét chéo lẫn nhau về chất lượng thiết kế các câu trắc nghiệmPP QUAN SÁTGV quan sát hành động của HS trong các hoạt động học tập và ghi chép lại những thông tin cần thiết cho việc đánh giáCác kỹ thuật ghi chépGhi nhận sự việc: GV mô tả lại những gì đang hoặc đã diễn ra thể hiện qua hành vi, thái độ học tập của HS, từ đó GV nắm được quá trình học tập của HS để có những biện pháp giúp đỡ cần thiết. PHIẾU THEO DÕITên học sinh: Nguyễn Văn ALớp: 12 ANgàyMô tả sự việcNhận xét25/10/2010Không đạt yêu cầu trong giờ kiểm tra miệng: điểm 3, sau đó gây mất trật tự trong giờ họcHọc chưa tốt, chưa tôn trọng người khác15/12/2010Tham gia phát biểu trong giờ học. Dáng vè và giọng nói rất ôn hòaĐã có những chuyển biến tích cựcPhiếu kiểm tra: GV quan sát và ghi nhận mức độ thể hiện (hoạt động, thao tác, hành vi, thái độ) của HS so với mong đợi là như thế nào bằng cách dánh dấu vào ô thích hợpThang xếp hạng: Giống phiếu KT nhưng mức độ thể hiện các hoạt động mong muốn được đánh giá theo 1 thang xếp hạng nhất định gồm nhiều mức độ chứ không phải chỉ có 2 mức độ có không như phiếu kiểm traPHIẾU KIỂM TRANhóm: 1Lớp: 12 ANội dung kiểm tra: Khả năng học tập trong nhómsttTênĐóng góp ý kiếnTranh luậnĐề xuất giải phápCó thái độ thích thúVai trò đầu đànNhận xét1Nguyễn Văn X-+---Thụ động2Trần Thị M+++++Rất tích cực3Lê Văn T++-+-Trung bìnhGhi chú: + có thể hiện - Không thể hiện hoặc thể hiện ítThang xếp hạng: Giống phiếu KT nhưng mức độ thể hiện các hoạt động mong muốn được đánh giá theo 1 thang xếp hạng nhất định gồm nhiều mức độ chứ không phải chỉ có 2 mức độ có không như phiếu kiểm traTHANG XẾP HẠNGNhóm: 1Lớp: 12 ANội dung kiểm tra: Kỹ năng làm thí nghiệm vật lýsttTênLắp ráp Quan sátĐo đạcTính toánAn toànNhận xét1Nguyễn Văn X11111Kém2Trần Thị M34444Giỏi3Lê Văn T33223KháGhi chú: 1: kém 2: Trung bình 3: Khá 4: Giỏiết Sử dụng: Để theo dõi hoạt động của HS về cả phương diện học thuật lẫn xã hội: kiến thức, KN, hành vi, thái độ, giao tiếpNếu được sử dụng thường xuyên -> phát hiện sai sót, lệch lạc, năng khiếu đặc biệt của HS để có kế hoạch giúp đỡƯu điểmGhi nhận hành động thật trong những tình huống thật -> thông tin có độ tin cậy cao -> GV có cơ sở vững chắc để đánh giá đún
Tài liệu liên quan