Bài giảng Quan điểm của chủ nghĩa mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

NỘI DUNG I.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí về chiến tranh và quân đội. II. Quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm: Mục II Thời gian: Phương pháp:

pdf22 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 12391 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quan điểm của chủ nghĩa mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ Bài một QUAN ĐiỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QuỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ***** NỘI DUNG I.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí về chiến tranh và quân đội. II. Quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm: Mục II Thời gian: Phương pháp: I.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội 1.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh a.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh - Chiến tranh là một hiện tượng lịch sử - xã hội Trong thời kỳ công xã nguyên thủy con người chưa biết chiến tranh, xã hội chưa có giai cấp, chưa có tư hữu, kẻ thù của con người là môi trường tự nhiên, động lực của sự phát triển là sự đấu tranh giữa con người với tự nhiên, các cuộc xung đột giữa các bộ lạc không mang tính chất xã hội mà chỉ nhằm thỏa mãn các nhu cầu trực tiếp. Vậy CT không xuất hiện từ đầu cùng với xuất hiện xã hội loài người. -Nguồn gốc chiến tranh, từ sự xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp, nhà nước +Mác, Ăng-ghen cho rằng khi sản xuất phát triển, năng suất giá trị lao động tăng lên đến mức tạo ra được giá trị thặng dư, thì mới xuất hiện nguồn gốc kinh tế, xã hội của bạo lực và chiến tranh. Chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước. Đó là nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng xã hội, của bạo lực và chiến tranh. Vậy chiến tranh bắt nguồn từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp trong xã hội. Khi xuất hiện giai cấp, các giai cấp bóc lột đã sử dụng chiến tranh như phương tiện công cụ để củng cố địa vị thống trị của chúng, đê nô dịch các dân tộc khác. +Phát triển quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lênin khẳng định: trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, CT bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc, còn chủ nghĩa đế quốc thì còn CT. Như vậy chiển tranh chỉ mất đi, khi nguồn gốc sinh ra nó bị thủ tiêu. -Bản chất của chiến tranh là kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực +Chủ nghĩa Mác –Lênin : bản chất của CT là sự kế tục chính trị của một giai cấp, nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực, CT là phương tiện, là thủ đoạn phục vụ mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước bóc lột + Chính trị gồm chính trị đối nội và chính trị đối ngoại, cần phê phán quan điểm phản động của các học giả tư sản, coi CT chỉ là sự kế tục chính trị đối ngoại. +Chính trị chi phối toàn bộ cuộc CT, chính trị có vai trò quyết định đường lối chiến lược, tổ chức lực lượng, củng cố hậu phươngtrong CT. - Tính chất chiến tranh + Mác, Ăng-ghen phân chia ra CT tiến bộ và CT phản động; Lênin phân chia thành chiến tranh CM, CT chính nghĩa, CT phi nghĩa. + CT tiến bộ là CT chống áp bức, bóc lột, xâm lược; CT phản động là CT xâm lược, nô dịch b.Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin về CT vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, tư tưởng của người tập trung các vấn đề sau: -Phân biệt rõ sự đối lập chính trị của CT xâm lược và CT chống xâm lược. +Mục đích chính trị của CT xâm lược là cướp nước, thống trị các dân tộc thuộc địa, còn CT chống xâm lược là bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. +Người chỉ rõ: “Ta chỉ giữ gìn non sông đất nước của ta, chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Còn thực dân Pháp thì mong cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lệ”. -Xác định tính chất xã hội của CT, khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và giữ chính quyền. +Về tính chất xã hội: “ta là chính, địch là tà và chính nhất định thắng tà” Vì Theo Hồ Chí Minh: Bạo lực CM được tạo thành bởi sức mạnh của toàn dân, nòng cốt là LLVT ba thứ quân, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang. Thực hiện khởi nghĩa vũ trang hoặc CT cách mạng, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với CT cách mạng, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi cho cách mạng. -Tiến hành CT nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng: CT nhân dân là toàn dân đánh giặc, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. +Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc . Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. +Phải xây dựng LLVT làm nòng cốt +Phải đánh địch toàn diện trên các mặt trận, quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - Kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính: +Hồ Chí Minh chủ trương: “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” để xây dựng và phát triển lực lượng ta, càng đánh càng trưởng thành “Phải đem sức ta mà giải phóng cho ta” nhưng phải tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc tế tạo sức mạnh tổng hợp đánh địch” 2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội. a. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về quân đội - Quân đội và chức năng của quân đội +Theo Ăng-ghen: Quân đội là một tập đoàn người có vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc CT”. +Chức năng của quân đội: Theo Ăng-ghen: quân đội là công cụ bạo lực chủ yếu để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và của nhà nước. Theo Lênin: chức năng cơ bản của quân đội đế quốc là phương tiện quân sự để đạt mục đích chính trị đối ngoại của các nước đế quốc và bảo đảm quyền thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động ở trong nước. - Bản chất giai cấp của quân đội: Bản chất giai cấp của quân đội là bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội đó. Giai cấp bóc lột tìm mọi cách che dấu bản chất giai cấp của quân đội, họ gán cho quân đội là lực lượng “siêu giai cấp”, trung lập về chính trị, hoặc là lực lượng bảo vệ lợi ích cho mọi tầng lớp trong xã hội. Thực chất họ muốn phủ định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, vô hiệu hóa QĐ của giai cấp vô sản. - Sức mạnh chiến đấu của quân đội +Ăng-ghen: Sức mạnh chiến đấu của quân đội do kết hợp nhiều yếu tố: Chính trị, kinh tế, kĩ thuật, vũ khí trang bị, huấn luyện, tổ chức biên chế, khoa học kỹ thuật quân sựSức mạnh đó còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, đặc biệt là chế độ kinh tế. +Theo Lênin: Sức mạnh chiến đấu của QĐ phụ thuộc: Chính trị, tinh thần, điều kiện kinh tế, xã hộitrong đó vai trò quyết định của nhân tố chính trị tinh thần trong chiến tranh. -Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lênin gồm: Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; quan điểm giai cấp; sự thống nhất giữa quân đôi với nhân dân; trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản; tổ chức hài hòa các quân binh chủng, thường xuyên sẵn sàng chiến đấutrong đó vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguyên tắc cơ bản nhất. b. Tư tưởng Hồ Chí minh về quân đội: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, trong cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định; xây dựng quân đội công nông. -Quân đội nhân dân VN mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc: Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng quân đội về chính trị, đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình tổ chức, rèn luyện quân đội, là vấn đề có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho quân đội trở thành lực lượng chiến đấu và lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước, một QĐ thực sự của dân, do dân, vì dân, mang bản chất của giai cấp công nhân -Sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân VN. Theo Hồ Chí Minh: là tổng hợp của nhiều yếu tố: Vật chất, tinh thần, con người, vũ khí, kỹ thuật, đạo đức, sức khỏe, trình độ kĩ thuật, chiến thuậtvì Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ là cái gốc của mọi công việc -Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân VN: Là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất. Chức năng CĐ bảo vệ Tổ quốc, chế độ XHCN Đội quân CTlà tuyên truyền vận động quần chúng Đội quân sản xuất là tham gia sx xây dựng CNXH II. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 1. Quan điểm của Lênin: Mác và Ăng-ghen cho rằng: CM vô sản là quá trình đấu tranh lâu dài khốc liệt, sẽ có tính dân tộc mà sẽ đồng thời xảy ra ở tất cả các nước văn minh, ít nhất ở Anh, Mĩ, Pháp, Đức, do đó không đề cập đến vấn đề bảo vệ một, hay một số nước XHCN tồn tại bên cạnh những nước tư bản. Mặt khác giai cấp vô sản chưa có Tổ quốc, nên vấn đề bảo vệ Tổ quốc XHCN chưa đặt ra một cách trực tiếp. a. Nội dung bảo vệ Tổ quốc theo quan điểm của Lênin. -Bảo vệ Tổ quốc XHCN là tất yếu khách quan: +Chủ nghĩa tư bản phát triển cực kỳ không đều nhau trong các nước, do đó CNXH không thể đồng thời thắng lợi trong tất cả các nước, trước hết nó thắng lợi trong một nước hoặc trong một số nước. Do đó bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan. -Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN là của toàn dân tộc, của mọi công dân: -BVTQ-XHCN là bảo vệ thành quả to lớn mà toàn dân tộc vừa trải qua đấu tranh quyết liệt mới giành được. -Bảo vệ Tổ quốc XHCN phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế-xã hội: +Bảo vệ Tổ quốc XHCN phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng mạnh để ngăn chặn CT xâm lược, đánh thắng CT xâm lược nếu xảy ra. +Tăng cường tiềm lực quốc phòng thường gắn liền với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội. - Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp tiến bộ nhất trong xã hội, mục tiêu lý tưởng của Đảng phù hợp quy luật phát triển của xã hội nhân loại. Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc XHCN 2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết của Lênin vào thực tiễn VN, nội dung: -Bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan, thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta: -Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc ở Hồ Chí Minh là rất mãnh liệt: “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Người khẳng định:“không có gì quí hơn độc lập tự do” và quyết tâm thực hiện: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” -Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân: + Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là gắn bó không tách rời giữa độc lập dân tộc và CNXH, là sự thống nhất giữa nội dung dân tộc, nội dung giai cấp và nội dung thời đại. +Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượnggiữ vững quyền độc lập tự do ấy” , “hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc” -Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước kết hợp sức mạnh thời đại: +Sức mạnh tổng hợp là sự kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc, của toàn dân, của từng công dân, của các giai cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, là kết hợp sức mạnh trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, xã hội, sức mạnh truyền thống với hiện đại, sức mạnh dân tộc với thời đại, trong đó sức mạnh nhân dân, sức mạnh lòng dân là đặc biệt quan trọng. -Đảng Cộng sản VN lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc VN-XHCN: Đảng là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng VN. Đảng đại biểu trung thành cho lợi Ích của toàn dân tộc VN. +Đảng Công sản VN được rèn luyện và trưởng thành qua lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngày nay vị thế của VN ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Tóm lại: Học thuyết Mác-Lênin về CT và QĐ và bảo vệ Tổ quốc XHCN là cách mạng và khoa học. Ngày nay chúng ta kiên quyết đấu tranh góp phần chống lại mọi sự xuyên tạc của kẻ thù , bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CT, QĐ và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu 1.Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về quân đội và bảo vệ Tổ quốc XHCN? 2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội và bảo vệ Tổ quốc XHCN?
Tài liệu liên quan