Bài giảng Quản trị xuất nhập khẩu - Chuyên đề 3 Hợp đồng và quản lý hợp đồng xuất nhập khẩu

Quản lý HĐ XNK Quản lý Hợp Đồng là quá trình lập kế hoạch – đàm phán – ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình đó.  Quản lý Hợp Đồng = Nắm vững cơ sở pháp lý (và những thông tin cần thiết khác) + Đàm phán - soạn thảo –ký kết hợp đồng tốt + Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học, hiệu quả (luôn kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh + làm tốt công tác quản trị rủi ro)

pdf50 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị xuất nhập khẩu - Chuyên đề 3 Hợp đồng và quản lý hợp đồng xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGOwww.themegallery.com Chuyên đề 3 HỢP ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân Chuyên đề 3 Hợp đồng XNK Tổ chức thực hiện HĐ XNK Quản trị rủi ro trong suốt quá trình. 1 2 3 Tài liệu tham khảo chính - Giáo trình Quản trị XNK, - Quản trị chiến lược. Quản lý HĐ XNK  Quản lý Hợp Đồng là quá trình lập kế hoạch – đàm phán – ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình đó. Quản lý HĐ XNK  Quản lý Hợp Đồng = Nắm vững cơ sở pháp lý (và những thông tin cần thiết khác) + Đàm phán - soạn thảo – ký kết hợp đồng tốt + Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học, hiệu quả (luôn kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh + làm tốt công tác quản trị rủi ro) Hợp đồng XNK  Cơ sở pháp lý của hợp đồng XNK  Hợp đồng XNK  Quá trình đàm phán – soạn thảo – ký kết hợp đồng XNK. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng XNK Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng XNK có thể là  Điều ước quốc tế về thương mại  Luật quốc gia  Tập quán thương mại quốc tế  Một số nguồn luật khác. Điều ước quốc tế về thương mại Điều ước quốc tế về thương mại là những văn kiện pháp lý quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế tham gia ký kết nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại phát sinh giữa các chủ thể đó. Các chủ thể của luật quốc tế:  Các quốc gia có độc lập chủ quyền  Các tổ chức quốc tế cấp chính phủ. Điều ước quốc tế về thương mại Phân loại điều ước quốc tế về thương mại:  Các điều ước quốc tế chỉ đề ra các nguyên tắc pháp lý chung là cơ sở cho hoạt động ngoại thương, nói chung và mua bán XNK, nói riêng. Ví dụ: các Hiệp định thương mại hàng hải hoặc các Hiệp định thương mại hàng hóa, như: Hiệp định GATS/WTO, Điều ước quốc tế về thương mại  Các điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ: - Công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế những bất động sản hữu hình. - Công ước Viên 1980 Điều ước quốc tế về thương mại Công ước Viên 1980 tập trung quy định một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:  Phạm vi áp dụng của Công ước  Hình thức hợp đồng  Thủ tục ký kết hợp đồng  Nghĩa vụ của người bán và người mua  Nguyên tắc, điều kiện di chuyển rủi ro đối với hàng hóa  Một số vấn đề pháp lý khác Điều ước quốc tế về thương mại Một điều ước quốc tế về thương mại trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng XNK khi:  Các quốc gia có tham gia ký kết hoặc thừa nhận điều ước đó. Trong trường hợp này, điều ước có giá trị bắt buộc đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có liên quan. Điều ước quốc tế về thương mại  Khi trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận, thống nhất và ghi rõ vào hợp đồng là sẽ áp dụng điều ước quốc tế đó làm nguồn luật điều chỉnh. Luật quốc gia Thường có thể lựa chọn:  Luật nước người bán  Luật nước người mua  Luật của nước thứ ba có liên quan  Luật nơi ký kết hợp đồng  Luật nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng  Luật nước bị đơn Luật quốc gia Luật quốc gia của các nước có nhiều khác biệt. Nhìn chung, có hai họ luật cơ bản:  Luật châu Âu lục địa, có đặc điểm là luật thành văn, các quy định pháp luật được tập hợp theo các luật, bộ luật với các chương điều rõ ràng.  Luật Anh – Mỹ, chủ yếu dựa vào án lệ. Luật quốc gia Các trường hợp áp dụng Luật quốc gia:  Khi trong hợp đồng các bên ký kết có quy định là áp dụng Luật quốc gia.  Các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng XNK khi hợp đồng đã được ký kết.  Khi các điều ước quốc tế có liên quan có quy định áp dụng Luật quốc gia cho các hợp đồng XNK.  Do nguyên đơn/bị đơn đề xuất trong đơn kiện/giải trình trong đơn kiện mà bên còn lại không phản đối. Tập quán thương mại quốc tế  Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen về hành vi và cách xử sự được hình thành một cách tự nhiên trong thương mại quốc tế nhưng được thừa nhận như một quy phạm pháp luật.  Ví dụ: Incoterms Các nguồn luật khác  Án lệ: là những bản án, quyết định của tòa án hay quyết định của một cơ quan hành chính cấp cao cho một vụ việc nào đó và sau đó được sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác  Hợp đồng mẫu. Luật Thương mại (2005) Chương I: Những quy định chung (đ 1- 23) Chương II: Mua bán hàng hóa ( đ 24 – 73) Chương III: Cung ứng dịch vụ (đ 74 – 87) Chương IV: Xúc tiến thương mại (đ 88-140) Chương V: Các hoạt động trung gian thương mại (đ 141-177) Chương VI: Một số hoạt động thương mại cụ thể khác (đ 178-291) Luật Thương mại (2005) Chương VII: Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại (đ. 292-319) Chương VIII: Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại (đ 320-322) Chương IX: Điều khoản thi hành (đ 323-324) Chương II: Mua bán hàng hóa Mục 2: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa Đ. 34: Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa Đ. 35: Địa điểm giao hàng Đ. 36: Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển Đ. 37: Thời hạn giao hàng Mục 2: Quyền và nghĩa vụ Đ. 38: Giao hàng trước thời hạn thỏa thuận Đ. 39: Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Đ. 40: Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Đ. 41: Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng Mục 2: Quyền và nghĩa vụ Đ. 42: Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa Đ. 43: Giao thừa hàng Đ. 44: Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Đ. 45: Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa Đ. 46: Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa Mục 2: Quyền và nghĩa vụ Đ.47: Yêu cầu thông báo Đ. 48: Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Đ. 49: Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa Đ. 50: Thanh toán Đ. 51: Việc ngưng thanh toán tiền giao hàng Mục 2: Quyền và nghĩa vụ Đ. 52: Xác định giá Đ. 53: Xác định giá theo trọng lượng Đ. 54: Địa điểm thanh toán Đ. 55: Thời hạn thanh toán Đ. 56: Nhận hàng Đ. 57: Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định Đ. 58: Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định Mục 2: Quyền và nghĩa vụ Đ. 59: Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Đ. 60: Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển Đ. 61: Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác Mục 2: Quyền và nghĩa vụ Đ. 62: Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Hợp đồng XNK  Theo Công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế những bất động sản hữu hình, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được lập ở những nước khác nhau. Hợp đồng XNK  Theo Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng giữa các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Nội dung hợp đồng  Hợp đồng phải bao gồm các nội dung theo quy định của luật áp dụng cho hợp đồng.  Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 (đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2006) quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu là: tên hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao hàng Nội dung hợp đồng  Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006) không có quy định về các nội dung phải có trong hợp đồng. Nội dung hợp đồng Theo Điều 402 của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định rằng khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau:  Đối tượng của hợp đồng;  Số lượng;  Chất lượng;  Giá cả;  Phương thức thanh toán; Nội dung hợp đồng  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;  Quyền, nghĩa vụ của các bên;  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;  Phạt vi phạm hợp đồng;  Các nội dung khác. Nội dung hợp đồng Công ước Liên Hiệp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980) quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này, chỉ xoay quanh 3 nội dung:  Tên hàng;  Số lượng;  Giá cả. Kết cấu của hợp đồng XNK Về nguyên tắc, các bên tự do thể hiện các nội dung thỏa thuận, tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận những nội dung sau:  Đối tượng của hợp đồng là những tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;  Số lượng, chất lượng;  Giá, phương thức thanh toán; Kết cấu của hợp đồng XNK  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;  Quyền, nghĩa vụ của các bên;  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;  Phạt vi phạm hợp đồng;  Các nội dung khác. Kết cấu của hợp đồng XNK Trong một số trường hợp có thể có thêm những điều khoản khác như:  Luật áp dụng;  Định nghĩa;  Hợp đồng và các tài liệu thuộc hợp đồng;  Kiểm tra hàng hóa trước khi giao;  Giao hàng sớm, giao hàng từng phần và giao hàng trễ; Kết cấu của hợp đồng XNK  Trách nhiệm đối với các khiếm khuyết;  Trách nhiệm đối với bên thứ ba;  Thuế;  Quyền sở hữu trí tuệ;  Hiệu lực của hợp đồng;  Chấm dứt hợp đồng;  Vô hiệu từng phần; Kết cấu của hợp đồng XNK  Bổ sung, sửa đổi hợp đồng;  Thông báo;  Ngôn ngữ của hợp đồng. Nhìn chung, hợp đồng XNK thường gồm ba phần:  Giới thiệu  Các diều kiện, điều khoản của hợp đồng;  Phần kết thúc hợp đồng. Phần giới thiệu  Tiêu đề.  Số hợp đồng.  Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.  Tên và địa chỉ các bên.  Định nghĩa.  Cơ sở ký kết hợp đồng.  Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên. Các diều kiện, điều khoản  Hàng hóa: tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì đóng gói.  Điều kiện về tài chính: giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán.  Điều kiện về vận tải: thời gian, địa điểm giao hàng, số lần giao hàng, vấn đề chuyển tải  Điều khoản pháp lý: luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài. Phần kết thúc hợp đồng  Số bản hợp đồng và số hợp đồng được giữ lại ở mỗi bên.  Ngôn ngữ của hợp đồng.  Thời gian hiệu lực của hợp đồng.  Quy định liên quan đến việc bổ sung, sửa đổi hợp đồng.  Chữ ký có thẩm quyền của các bên ký kết. Ký kết hợp đồng XNK Các bên có thể ký kết hợp đồng XNK bằng một trong hai phương thức sau:  Phương thức ký kết hợp đồng trực tiếp;  Phương thức ký kết hợp đồng gián tiếp Phương thức ký kết hợp đồng trực tiếp  Nội dung phương thức: các bên cùng nhau thống nhất nội dung các điều khoản và điều kiện của hợp đồng XNK và trực tiếp ký trên bản hợp đồng ấy. Quá trình đàm phán/trao đổi có thể thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi qua các kênh truyền thông hiện đại. Phương thức ký kết hợp đồng trực tiếp  Ưu điểm: các bên dễ dàng xác định những nội dung thỏa thuận mà các bên đã nhất trí.  Nhược điểm: quá trình trao đổi có thể kéo dài, qua nhiều thủ tục khác nhau, nếu diễn biến thị trường có nhiều thay đổi thì khó tiến đến việc ký kết hợp đồng. Phương thức ký kết hợp đồng gián tiếp Nội dung phương thức: thông qua các bước là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.  Hỏi hàng  Chào hàng  Hoàn giá  Chấp nhận Phương thức ký kết hợp đồng gián tiếp  Ưu điểm: các bên có thể khai khác ưu thế của các phương thức truyền thông hiện đại, như: Internet, fax, để nhanh chóng đạt được thỏa thuận với các đối tác, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh quốc tế. Phương thức ký kết hợp đồng gián tiếp  Nhược điểm: các bên có thể làm phát sinh tranh chấp liên quan đến việc giao kết hợp đồng về khía cạnh liên quan đến việc giữa các bên đã hình thành một thỏa thuận hay chưa, ví dụ: đề nghị giao kết hợp đồng, giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Quản trị rủi ro trong Quản lý HĐ  Đọc “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” Câu hỏi thảo luận  Làm gì để Quản lý hợp đồng XNK khoa học, chặt chẽ và hiệu quả trong điều kiện hiện nay ?
Tài liệu liên quan