Bài giảng Tài chính công - Chương 9 Bảo hiểm xã hội I: An sinh xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

CHƯƠNG 9 BẢO HIỂM XÃ HỘI I: AN SINH XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP  Mục đích của chương này là giới thiệu các chương trình về an sinh xã hội và bảo hiểm của thất nghiệp gồm các nội dung sau:  (1) Dẫn nhập chương;  (2) Tại sao có bảo hiểm xã hội?;  (3) Cấu trúc của chương trình an sinh xã hội;

pdf71 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 9 Bảo hiểm xã hội I: An sinh xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 9 BẢO HIỂM Xà HỘI I: AN SINH Xà HỘI VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP  Mục đích của chương này là giới thiệu các chương trình về an sinh xã hội và bảo hiểm của thất nghiệp gồm các nội dung sau:  (1) Dẫn nhập chương;  (2) Tại sao có bảo hiểm xã hội?;  (3) Cấu trúc của chương trình an sinh xã hội; CHƯƠNG 9 BẢO HIỂM Xà HỘI I: AN SINH Xà HỘI VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP(tt)  (4) Áp lực dài hạn lên an sinh xã hội;  (5) Đổi mới an sinh xã hội;  (6) Bảo hiểm thất nghiệp;  (7) Bảo hiểm xã hội tại việt nam;  (8) Tóm lược;  (9) Câu hỏi thảo luận và bài tập 9.1. DẪN NHẬP  Cuộc sống đầy rẫy những điều bất trắc. Các sự kiện bất ngờ như cháy nhà hay bệnh tật có thể đột ngột gây tổn hại cho con người.  Có một cách để được bảo vệ khỏi những tình huống có thể xảy ra như vậy là mua bảo hiểm.  Người mua bảo hiểm sẽ nhận được tiền trợ cấp trong trường hợp gặp phải những sự kiện không may nhất định để bù lại số phí phải đóng cho công ty bảo hiểm.  9.1. DẪN NHẬP(tt)  Những chương trình này được gọi chung là bảo hiểm xã hội và được liệt kê trong biểu 9.1. Như biểu đã nêu, chi tiêu cho BHXH chiếm tỉ lệ lớn trong chi tiêu của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ và tổng sản phẩm quốc nội. Biểu 9.1: Các chương trình bảo hiểm xã hội chính của Mỹ Chương trình Ngày có hiệu lực 2000 An Sinh Xã Hội (OASDI) 1935 406 tỷ đô la Chăm sóc y tế 1965 216 Bảo hiểm thất nghiệp 1935 21 Chăm sóc y tế cho cựu quân nhân 1917 19 % chi tiêu của Chính phủ liên bang 35,9% % GDP 6,6% 9.1. DẪN NHẬP(tt)  Mặc dù những chương trình khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau, một số chương trình cùng chia xẻ những đặc điểm chung như sau:  · Sự tham gia là bắt buộc.  · Mức độ thích hợp cho việc tham gia và mức độ lợi ích phụ thuộc một phần vào những đóng góp trong quá khứ của người đó. 9.1. DẪN NHẬP(tt)   Vieäc chi traû phuùc lôïi baét ñaàu vôùi nhöõng bieåu hieän coù theå nhaän thaáy nhö thaát nghieäp, beänh taät, hay nghæ höu.  Caùc chöông trình naøy khoâng laø phöông thöùc kieåm tra taøi saûn hoaëc thu nhaäp – khoâng nhaát thieát phaûi rôi vaøo tình traïng tuùng quaãn veà taøi chính ñeå ñöôïc nhaän lôïi ích cuûa chöông trình. 9.2. TẠI SAO CÓ BẢO HIỂM Xà HỘI? 9.2.1 Sự Lựa Chọn Nghịch  Theo Định Lý Nền Tảng Của Kinh Tế Học Phúc Lợi, các thị trường tư nhân thường cung ứng hàng hoá với số lượng hiệu quả. Điều gì đặc biệt về hàng hoá”Bảo hiểm”?.  Giả sử bạn muốn có bảo hiểm việc mất thu nhập trong trường hợp bạn trở thành phế nhân vì bệnh tật hay tuổi tác. Thực tế là các công ty bảo hiểm tư nhân bán các hợp đồng cung cấp một khoản trợ cấp hàng năm cố định trong trường hợp người mua không đủ sức khỏe làm việc. 9.2.1 Sự Lựa Chọn Nghịch(tt)  Tuy nhiên, những hợp đồng được gọi là trợ cấp hàng năm như thế thường chỉ bán cho những nhóm người tương đối lớn. Chủ doanh nghiệp có nhiều nhân công có thể mua bảo hiểm tập thể cho người lao động của họ, cũng như các công đoàn làm cho những thành viên của mình.  Trong khi những cá nhân hay những nhóm cá nhân tương đối nhỏ có thể mua trợ cấp hàng năm, nhưng do chi phí cho việc này rất cao nên rất ít bảo hiểm được bán theo cách này. 9.2.1 Sự Lựa Chọn Nghịch(tt)  Để hiểu tại sao, hãy nghiên cứu tình huống một công ty bán trợ cấp hàng năm cho một nhóm lớn mà trong đó có một số người có khả năng bị đau tim và một số khác thì không.  Miễn là nhóm đó đủ lớn, công ty bảo hiểm có thể đoán chính xác về số lượng đau tim sẽ xảy ra, mặc dù công ty không biết chính xác ai sẽ là nạn nhân. Khi đó, công ty bảo hiểm sẽ sử dụng thông tin này để định giá cho trợ cấp hàng năm.  9.2.1 Sự Lựa Chọn Nghịch(tt)  Tình huống một công ty dự tính bán hợp đồng như thế cho một cá nhân thì hoàn toàn khác.  Chúng ta có thể cho rằng một cá nhân sẽ có nhu cầu cao về mua bảo hiểm nếu anh ta biết rằng bản thân hoàn toàn có thể lấy được tiền bảo hiểm, một hiện tượng được gọi là Sự Lựa Chọn Nghịch. 9.2.2 Những lý giải khác  Có nhiều lý do khác thay cho Lựa Chọn Nghịch có thể sử dụng để giải thích bản chất bắt buộc của các chương trình An Sinh Xã Hội.  (1) CHỦ NGHĨA GIA TRƯỞNG  Những người có tính gia trưởng lập luận rằng một số cá nhân không có tầm nhìn xa về tương lai để mua đủ lượng bảo hiểm cần thiết cho bản thân và do đó Chính phủ phải bắt họ mua bảo hiểm.  (2) TI EÁT KIEÄM CHI PHÍ RA QUYEÁT ÑÒNH  Thị trường bảo hiểm và thị trường trợ cấp hàng năm rất phức tạp, và có khả năng một cá nhân phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực để chọn một hợp đồng bảo hiểm phù hợp. Nếu các nhà quyết định chính sách công có thể lựa chọn một chương trình thích hợp cho mọi người, các cá nhân không nhất thiết phải lãng phí nguồn lực để tự ra quyết định.  (3) PHÂN PHỐI THU NHẬP  Chúng ta đã lưu ý trước đây rằng lợi ích của các chương trình An Sinh Xã Hội được quyết định một phần do những đóng góp trong quá khứ.  (3) PHAÂN PHOÁI THU NHAÄ(tt)P  Trong một chừng mực nhất định, khi đó các chương trình An Sinh Xã Hội cũng là những chương trình phân phối lại thu nhập.  Điều này giải thích tại sao những chương trình này là bắt buộc tham gia. Nếu không, những người bị xấu đi có thể chọn không tham gia chương trình. 9.3. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH AN SINH Xà HỘI  Chương trình An Sinh Xã Hội, với tên gọi chính thức là Bảo hiểm Tuổi già, Người còn sống, và Người Tàn Tật (OASDI – Old Age, Survivor, and Disability Insurance) là chương trình chi tiêu trong nước lớn nhất tại Mỹ”.  Nói một cách vắn tắt, hệ thống làm việc như sau: trong cuộc đời làm việc của mình, các thành viên của chương trình và giới chủ của họ thực hiện việc đóng góp thông qua một mức thuế tính trên lương.  Khi nghỉ hưu, các thành viên sẽ được chi trả, một phần là dựa trên đóng góp của họ. 9.3.1 Các Thành Phần Cơ Bản An Sinh XH ở Mỹ  TIỀN TÀI TRỢ ĐƯỢC CUNG CẤP MỘT PHẦN  Khi chương trình này ở Mỹ bắt đầu vào năm 1935, An Sinh Xã Hội nhìn chung rất giống với một hệ thống bảo hiểm tư nhân. Trong cuộc đời làm việc, cá nhân sẽ ký gởi một phần thu nhập của họ vào một quỹ.  Qua thời gian, quỹ này sẽ tích lũy tiền lãi, và khi về hưu, số tiền gốc và tiền lãi tích lũy sẽ được sử dụng để chi trả phúc lợi. Cơ chế như thế được gọi là tài trợ toàn phần. Kế hoạch này nhanh chóng bị loại bỏ. 9.3.1 Các Thành Phần Cơ Bản(tt)  Vào năm 1939, hệ thống được chuyển sang nguyên tắc”trả khi bạn đang làm việc” nghĩa là phúc lợi chi trả cho người đang nghỉ hưu được lấy từ những người đang làm việc.  Do kết quả của những sự thay đổi được thực hiện vào năm 1983, hệ thống hiện nay đang tích lũy một lượng lớn thặng dư trong Quỹ tín thác ASXH.  Đối với người đang nghỉ hưu, hệ thống đó là”trả khi bạn đang làm việc”. Số tiền chi trả được dựa hầu như hoàn toàn vào số thuế mà người đang làm việc đóng. 9.3.1 Các Thành Phần Cơ Bản(tt)  Đối với thế hệ nghỉ hưu tương lai, một số phúc lợi sẽ được chi trả dựa trên những người đang làm việc khi đó và một số từ quỹ đầu tư An Sinh Xã Hội.  Với mong muốn có một tên gọi tốt hơn, hệ thống này được gọi hệ thống tài trợ một phần.   CHUYEÅN NHÖÔÏNG HIEÅN NHIEÂN  Vào năm 1939, phúc lợi hàng tháng cho người sống phụ thuộc và người người lao động ở Mỹ đã được bảo hiểm. Vì vậy, ASXH không chỉ cung cấp bảo hiểm mà nó còn chuyển nhượng thu nhập giữa các cá nhân.  Tầm quan trọng của chức năng chuyển nhượng gia tăng qua thời gian và đạt đỉnh điểm qua đạo luật Bảo toàn thu nhập bổ sung (SSI) của Mỹ vào năm 1972.  Đó là một chương trình phúc lợi xã hội cung cấp thu nhập tối thiểu bảo đảm của liên bang cho người già và người tàn tật đã được đề cập ở phần trên.  CAÁ U TRUÙ C PHUÙ C LÔÏI  Phúc lợi An Sinh Xã Hội của một cá nhân phụ thuộc vào lịch sử thu nhập, tuổi và hoàn cảnh cá nhân của anh/chị ta.  Bước 1 là tính toán chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng (AIME). Chỉ số này biểu thị mức lương trung bình của cá nhân khi đang làm việc có bảo hiểm trong suốt cuộc đời làm việc của anh/chị ta.  Bước kế tiếp là thay AIME vào công thức tính phúc lợi để tìm ra lượng bảo hiểm ban đầu (PIA) của cá nhân đó, đây chính là phúc lợi cơ bản có thể trả cho một cá nhân nghỉ hưu tại tuổi 65 hoặc người bị tàn tật.  CAÁ U TRUÙ C PHUÙ C LÔÏ (tt)I  Thí dụ: Đối với một cá nhân đến tuổi 65 vào năm 2001, chỉ số lượng bảo hiểm ban đầu sẽ được tính toán như sau:  90% của 561 đô la đầu tiên của chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng, cộng  · 32% của chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng giữa 561 đô la và 3,381 đô la cộng  · 15% của chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng trên 3.381 đô la  CAÁ U TRUÙ C PHUÙ C LÔÏ (tt)I  Vì vậy, đối với một người nghỉ hưu có chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng là 200 đô la, chỉ số lượng bảo hiểm ban đầu sẽ là 180 đô la,  Trong khi đối với một người nghỉ hưu có chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng là 1.600 đô la, chỉ số lượng bảo hiểm ban đầu là 837 đô la.  Những người có chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng thấp được cho nhận phúc lợi chiếm tỉ trọng cao trong thu nhập của họ hơn là những người có chỉ số trung bình thu nhập hàng tháng cao  CAÁ U TRUÙ C PHUÙ C LÔÏ (tt)I  Thật vậy, đối với một người có thu nhập thấp điển hình nghỉ hưu vào năm 2000 ở độ tuổi 65, An Sinh Xã Hội thay thế khoảng 53% thu nhập; người thu nhập trung bình, 39%, và người thu nhập cao, 24%.  Phúc lợi thực tế của một cá nhân không chỉ tùy thuộc vào chỉ số lượng bảo hiểm ban đầu mà vào còn 2 yếu tố dưới đây:  CAÁ U TRUÙ C PHUÙ C LÔÏ (tt)I  Độ tuổi tại thời điểm nhận phúc lợi: Hiện tại, một người làm việc có thể nghỉ hưu ở độ tuổi 62, nhưng làm như thế sẽ giảm phúc lợi.  Ví dụ, một người làm việc nghỉ hưu ở độ tuổi 62 thay vì 65 sẽ nhận phúc lợi thấp hơn khoảng 20%.  Tình trạng gia đình của người nhận: Khi một cá nhân làm việc được bảo hiểm đầy đủ nghỉ hưu ở độ tuổi 65, phúc lợi thực hàng tháng đơn giản chỉ là lượng bảo hiểm ban đầu.  CAÁ U TRUÙ C PHUÙ C LÔÏ (tt)I  Một người làm việc có 1 người vợ, chồng hoặc con sống phụ thuộc sẽ được nhận thêm 50% chỉ số lượng bảo hiểm ban đầu. Phúc lợi trung bình hàng tháng cho một cặp vợ chồng nghỉ hưu là xấp xỉ 1.400 đô la.  TAØI TRÔÏ  Thuế lương của một người làm việc là tỉ lệ phần trăm phẳng tính trên tổng lương hàng năm đạt đến một mức nhất định. Phân nửa sẽ được giới chủ trả và phần còn lại là do người lao động trả.  Rõ ràng là mục đích pháp luật hướng đến việc san sẻ chi phí bằng nhau giữa giới chủ và người lao động. Tuy nhiên, giới chủ có thể”chuyển” một phần hay tất cả phần của họ sang người lao động dưới dạng một mức lương trước thuế thấp hơn Biểu 9.2: Mức thuế An Sinh Xã Hội *(một số năm) Năm Thu nhập tối đa bị đánh thuế (đô la) Giới chủ và nhân công, mỗi đối tượng chịu (%) 1937 3000 1% 1950 3000 1,5 1960 4800 3 1970 7800 4,2 1980 29700 5,08 1990 51300 6,2 2001 80400 6,2  TAØI TRÔÏ(tt)  Khi phúc lợi gia tăng qua thời gian, mức thuế lương cũng gia tăng. Mức thuế hiện tại là 6,2% (cho mỗi người công nhân và giới chủ)  Mức thuế của Chăm sóc y tế hiện tại là 1,45% cho cả người lao động và giới chủ. Vì thế, đối với từng cá nhân có mức thu nhập dưới mức tối đa bị đánh thuế An Sinh Xã Hội, sự kết hợp của mức thuế lương cho cả An Sinh Xã Hội và Chăm sóc y tế là 15,3 [= 2 x (6,2 +1,45)]%.  9.3.2 Các vấn đề phân phối  Mỗi cá nhân sẽ nhận một sự hoàn trả công bằng có tính bảo hiểm – tính trung bình, lượng phúc lợi nhận được sẽ bằng với số tiền bảo hiểm đóng vô. Thật ra, một số người nhận được phúc lợi cao hơn một số người khác  Giá trị của phúc lợi An Sinh Xã Hội tương lai là phần tài sản quan trọng của một gia đình và được gọi bằng cái tên Phúc lợi An Sinh Xã Hội.  9.3.2 Các vấn đề phân phối(tt)  Bước thứ hai trong việc tính toán lợi ích ròng là tìm kì vọng của toàn bộ chi phí tham gia hệ thống – thuế lương phải trả của một cá nhân.  Việc tính toán trong Biểu 9.3 là của 3 cá nhân đại diện, người thu nhập thấp, người thu nhập trung bình, và người thu nhập cao có mức lương tối đa bị tính thuế An Sinh Xã Hội.  Biểu 9.3: Phúc lợi và chi phí ước lượng của hệ thống An Sinh Xã Hội Năm nghỉ hưu Mức thu nhập Người thu nhập thấp (đô la) Người thu nhập TB (Đô la) Người thu nhập cao (Đô la) 1980 Lợi ích An Sinh Xã Hội 54300 90200 114600 Tổng thuế thu nhập 22900 51000 71900 Lợi ích có được 31400 39200 42700 1995 Lợi ích An Sinh Xã Hội 58000 96700 133600 Biểu 9.3: Phúc lợi và chi phí ước lượng của hệ thống An Sinh Xã Hội Tổng thuế thu nhập 45400 100800 170700 Lợi ích có được 12600 -5100 -37100 2010 Phúc lợi An Sinh Xã Hội 69000 115200 1759000 Tổng thuế thu nhập 68200 151500 310800 Lợi ích có được 800 -36300 -134900 9.3.3 Tình trạng kinh tế của người già  Như chúng ta đã lưu ý trước đây, một trong những mục tiêu chính của An Sinh Xã Hội là duy trì thu nhập của người lớn tuổi. Hiện nay, lợi ích An Sinh Xã Hội chiếm khoảng 31% tổng thu nhập của hộ người lớn tuổi. Đối với người già nghèo lớn tuổi, con số đó là 67%. 9.3.4. Các ảnh hưởng lên hành vi kinh tế  Một số nhà kinh tế lập luận rằng hệ thống An Sinh Xã Hội bóp méo hành vi của con người và tổn hại hiệu quả kinh tế. Hầu hết các cuộc thảo luận tập trung vào hành vi tiết kiệm và quyết định đi làm.  HAØNH VI TIEÁ T KIEÄM  Điểm xuất phát của hầu hết các nghiên cứu về An Sinh Xã Hội và tiết kiệm là lý thuyết vòng đời về tiết kiệm, trình bày quyết định tiêu dùng và tiết kiệm của một cá nhân dựa trên việc xem xét toàn bộ cuộc đời.  Trong cuộc đời làm việc của mình, các cá nhân tiết kiệm một phần thu nhập để tích lũy và khi nghỉ hưu họ có thể chi tiêu dựa trên số tiền này. Những khoản tiền đó được đầu tư cho đến khi chúng được dùng đến, do đó làm gia tăng vốn của toàn xã hội.   HAØNH VI TIEÁ T KIEÄ (tt)M  Việc đưa ra hệ thống An Sinh Xã Hội có thể thay đổi đáng kể lượng tiết kiệm cả đời. Những thay đổi như thế là hệ quả của 3 hiệu ứng:  Thứ nhất, người làm việc nhận ra rằng để đổi lại cho sự đóng góp của họ, họ sẽ nhận một khoản thu nhập lương hưu bảo đảm. Nếu họ xem thuế An Sinh Xã Hội như là một phương tiện tiết kiệm cho lợi ích tương lai, tự họ sẽ có khuynh hướng tiết kiệm ít hơn. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng thay thế lợi ích.  HAØNH VI TIEÁ T KIEÄ (tt)M  Thứ hai, An Sinh Xã Hội có thể khiến người ta nghỉ hưu sớm hơn họ dự định, bởi vì để nhận được lợi ích, họ phải giảm sự tham gia của họ trong lực lượng lao động.  Nếu thời gian nghỉ hưu gia tăng thì cá nhân sẽ có nhiều năm nghỉ làm và có ít số năm để tích lũy tài sản, tuy nhiên, việc chi tiêu cũng cần phải được tài trợ trong thời gian nghỉ hưu. Hiệu ứng nghỉ hưu này có khuynh hướng gia tăng tiết kiệm.  HAØNH VI TIEÁ T KIEÄ (tt)M  Thứ ba, giả sử rằng có một lý do quan trọng để tiết kiệm chính là để lại của cải cho đời sau - con người muốn để lại của cải cho con cái họ.  Bây giờ, nhớ lại Biểu 9.3 trong đó hệ thống An Sinh Xã Hội có khuynh hướng chuyển thu nhập từ những người trẻ  Về cơ bản, con người gia tăng tiết kiệm để hủy bỏ ảnh hưởng của An Sinh Xã Hội đối với thu nhập của con cái họ. Điều này được biết đến như hiệu ứng của thừa kế.  QUYEÁ T ÑÒNH NGHÆ HÖU  An Sinh Xã Hội cung cấp động cơ nghỉ hưu bán thời gian hay toàn thời gian đối với người lớn hơn 62 tuổi. 54% đàn ông trên 65 tuổi tham gia lực lượng lao động vào năm 1930.  Ở năm 1950, tỉ lệ tham gia là 45,8%, và vào cuối thập kỉ 1990, tỉ lệ này là 17%. Nhiều yếu tố có tác động hiển nhiên đến hiện tượng này như: gia tăng thu nhập, thay đổi tuổi thọ trung bình, và tính chất công việc khác nhau.  QUYEÁ T ÑÒNH NGHÆ HÖ(tt)U  Chúng ta có thể biểu diễn động cơ nghỉ hưu bằng một ví dụ số học như sau. Nghiên cứu ông Costanza, một người có thu nhập trung bình suốt cuộc đời và sẽ chuyển sang tuổi 65 vào năm 2000.  Costanza có thể nghỉ hưu tại tuổi 65 với phúc lợi bằng xấp xỉ 39% tổng thu nhập trước nghỉ hưu.  QUYEÁ T ÑÒNH NGHÆ HÖ(tt)U  Nếu vợ ông ta không làm việc, Constanza sẽ nhận lợi ích của người vợ bằng phân nửa của ông ta, đem đến tổng lợi ích là 60% tổng thu nhập trước đây.  Giả sử rằng thu nhập của Costanza bị đánh thuế 15%, nhưng lợi ích An Sinh Xã Hội không bị tính thuế. Do mức thuế 15%, Constanza có thể giữ lại 85 cents cho mỗi đô la kiếm được.  QUYEÁ T ÑÒNH NGHÆ HÖ(tt)U  Vì vậy, % thu nhập sau thuế bị thay thế bởi An Sinh Xã Hội là 71% (= 60/85). Những gì Constanza sẽ nhận nếu không làm việc chỉ là 25 xen (= 1,0 – 0,6-0,15) trên mỗi 1 đô la thu nhập được tạo ra.  Vì vậy, An Sinh Xã Hội làm suy yếu động lực tiếp tục làm việc sau tuổi 65.  QUYEÁ T ÑÒNH NGHÆ HÖ(tt)U  Một lý do nữa gây ra khó khăn cho việc ước lượng tác động của ảnh hưởng đó là không có”văn hoá nghỉ hưu” ở Mỹ trước khi có An Sinh Xã Hội. Về cơ bản, người ta sẽ làm việc cho đến chết.  Một cá nhân dễ dàng có cảm giác thoải mái nghỉ hưu khi có sẵn mạng lưới những người cùng nghỉ hưu khác cũng như các dịch vụ xã hội hỗ trợ họ. 9.4. ÁP LỰC DÀI HẠN LÊN AN SINH Xà HỘI  Hiện nay, thuế lương An Sinh Xã Hội vượt quá lợi ích được chi trả, và người ta hi vọng là thặng dư sẽ tiếp tục cho đến năm 2014 hay lâu hơn. Thặng dư sẽ được đầu tư vào trái phiếu của Chính phủ Mỹ và kí gởi trong quỹ đầu tư An Sinh Xã Hội. Tuy nhiên, cuối cùng hệ thống sẽ bắt đầu bị thâm hụt và đòi hỏi việc bán trái phiếu phải giữ trong quỹ đầu tư. 9.4. ÁP LỰC DÀI HẠN LÊN AN SINH Xà HỘI(tt)  Một công thức đơn giản giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của vấn đề. Nếu Nb là số lượng người nghỉ hưu và B là lợi ích của mỗi người, khi đó tổng lợi ích là Nb x B.  Tổng số thuế mà người đang làm việc trả là tích của mức thuế (t), số lượng người làm việc (Nw) và lương trung bình có bảo hiểm của mỗi công nhân (w): t x Nw x w. 9.4. ÁP LỰC DÀI HẠN LÊN AN SINH Xà HỘI(tt)  Khi đó, mức cân bằng giữa lợi ích nhận được và thuế đóng góp đòi hỏi đẳng thức sau:  Nb x B = t x Nw x w  Sắp xếp lại phương trình cho ta đẳng thức  t = (Nb / Nw) x (B/w) (9.1)  Số hạng đầu tiên bên tay phải là hệ số phụ thuộc, tỉ lệ của số lượng người nghỉ hưu trên số lượng người đang làm việc. Hệ số thứ hai là hệ số thay thế, tỉ lệ của lợi ích trung bình trên lương trung bình 9.4. ÁP LỰC DÀI HẠN LÊN AN SINH Xà HỘI(tt)  Vấn đề dài hạn của hệ thống An Sinh Xã Hội xuất phát từ sự việc Mỹ có dân số già, điều này ngụ ý rằng tỉ lệ phụ thuộc sẽ gia tăng qua thời gian.  Vào năm 2030 (Khi thế hệ bùng nổ trẻ em đến tuổi nghỉ hưu bình thường), tỉ lệ này sẽ là 0,5 – khoảng 2 người làm việc cung cấp cho 1 người nghỉ hưu.  9.4. ÁP LỰC DÀI HẠN LÊN AN SINH Xà HỘI(tt)  Phương trình (9.1) chỉ ra rằng, khi tỉ lệ phụ thuộc gia tăng, cách thức duy nhất để hệ thống trả khi bạn sống duy trì cấu trúc lợi ích giống nhau đó là gia tăng thuế lên người làm việc.  Ví dụ, mức thuế An Sinh Xã Hội kết hợp của cả người làm việc – giới chủ 12,4% hiện nay sẽ phải gia tăng lên xấp xỉ 20% vào năm 2030. Hoặc, lợi ích phải giảm 1/3 nếu giữ cho mức thuế không gia tăng. Nhiều quốc gia trên thế giới có cùng hoàn cảnh như trên. Ở Canada, Úc, và hầu hết các quốc gia ở Tây Âu, Mỹ Latin, và Châu Á đều có tỉ lệ phụ thuộc gia tăng 9.5. ĐỔI MỚI AN SINH Xà HỘI  Công chúng quan tâm nhiều đế vấn đề tài chính của hệ thống An Sinh Xã Hội. Căn cứ hiện trạng không bền vững qua thời gian, có nhiều cuộc thảo luận rộng rãi về việc làm thế nào để thay đổi. Chúng ta sẽ xem xét một số ý kiến sau đây. Tư nhân hoá hệ thống  Trong những năm gần đây, cả những nhà làm chính sách và các nhà khoa học đều quan tâm nhiều đến khả năng tư nhân hoá hệ thống An Sinh Xã Hội. Thuật ngữ tư nhân hoá ám chỉ đến nhiều phương án có cùng điểm chung:  Sự đóng góp bắt buộc của người công nhân và giới chủ được ghi nhận trong tài khoản của từng người. Tại cuối đời làm việc, các cá nhân sẽ tài trợ cho việc nghỉ hưu của họ bằng tiền tích lũy trong tài khoản của mình. Tư nhân hoá hệ thống(tt)  Hệ thống An Sinh Xã Hội tư nhân nổi tiếng là của Chi-lê được thực hiện vào năm 1981. Hệ thống ở Chi-lê có ba thành phần chính:  (1) Mỗi người làm việc được bả
Tài liệu liên quan