Một số câu hỏi nghiên cứu
Phát triển tài chính có dẫn tới phát triển kinh tế không?
Nếu không có phát triển tài chính thì có thể có phát triển kinh tế được không?
Loại hình phát triển tài chính nào là có lợi cho phát triển kinh tế?’
Các điều kiện bổ trợ về thể chế và chính sách để hệ thống tài chính có thể thúc đẩy kinh tế phát triển?
19 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính phát triển - Bài 2 Phát triển tài chính với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng 2
Bài 2
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
VỚI TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Một số câu hỏi nghiên cứu
Phát triển tài chính có dẫn tới phát triển kinh tế không?
Nếu không có phát triển tài chính thì có thể có phát
triển kinh tế được không?
Loại hình phát triển tài chính nào là có lợi cho phát
triển kinh tế?’
Các điều kiện bổ trợ về thể chế và chính sách để hệ
thống tài chính có thể thúc đẩy kinh tế phát triển?
Bài giảng 2
Một số khái niệm cơ bản
Phát triển tài chính: Công cụ, tổ chức, thị trường,
CSHT tài chính
- Lượng tài sản tài chính
- Lưu lượng di chuyển vốn
- Sự phát triển của các tổ chức tài chính
- CSHT tài chính (pháp luật, hiệu lực thi hành)
Tăng trưởng kinh tế: Đo lường bằng GDP
Phát triển kinh tế: Kết hợp thỏa đáng giữa tăng trưởng
và phân phối thu nhập
[Chất lượng tăng trưởng]
[Tăng trưởng bền vững]
Quan điểm về vai trò của phát triển tài chính
đối với phát triển kinh tế
Quan điểm phát triển (development perspective):
• Phát triển tài chính là một điều kiện cần cho phát triển
kinh tế
• Phát triển tài chính là một nguồn tạo nên lợi thế so
sánh
Tuy nhiên cần lưu ý:
- Phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro
- Cần chú ý tới chất lượng của phát triển tài chính
- Phát triển tài chính phát huy tác dụng khi được hỗ trợ
bởi hệ thống thể chế và chính sách tốt
- Phát triển tài chính không phải là điều kiện đủ cho phát
triển kinh tế
Bài giảng 2
Đánh giá của giới nghiên cứu
Cốt lõi của mọi quan điểm tranh luận xoay quanh mối
quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
Trong một nền kinh tế với hệ thống tài chính kém
phát triển:
- Không khuyến khích được tiết kiệm.
- Sự dịch chuyển dòng vốn từ người tiết kiệm sang
nhà đầu tư bị hạn chế và kém hiệu quả
- Đầu tư chủ yếu là từ tiết kiệm của chính mình và huy
động trực tiếp từ bạn bè, họ hàng
- Khó chớp được cơ hội đầu tư, đặc biệt là đầu tư lớn
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thấp
Chức năng của hệ thống tài chính
Làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro
Giám sát doanh nghiệp
Vận hành hệ thống thanh toán
Bài giảng 2
Huy động tiết kiệm và phân bổ vốn
Người tiết kiệm
• Hộ gia đình
• Hộ gia đình
thông qua quỹ
đầu tư, quỹ
lương hưu, bảo
hiểm
• Doanh nghiệp
• Chính phủ
• Nước ngoài
Các tổ
chức trung
gian tài
chính
HUY ĐỘNG
Người vay tiền
• Hộ gia đình
(vay nợ)
• Doanh nghiệp
(vay nợ, vốn cổ
phần, thuê mua)
• Chính phủ
(vay nợ dưới hình
thức trái phiếu)
• Nước ngoài (vay
nợ, vốn cổ phần)
Các thị
trường
tài chính
PHÂN BỔ
Chuyển đổi và phân phối rủi ro
Rủi ro gắn liền với các giao dịch tài chính.
Một hệ thống tài chính hoạt động tốt cung cấp các
phương tiện để đa dạng hóa hay tập trung rủi ro giữa
một số lượng lớn những người tiết kiệm và đầu tư.
Rủi ro được chuyển và phân phối giữa những người
tiết kiệm, đầu tư dưới nhiều hình thức và bằng nhiều
công cụ tài chính.
Doanh nghiệp
Sáng lập viên/Chủ sở
hữu duy nhất
Sở hữu 100% và
chịu rủi ro 100%
Doanh nghiệp
Sáng lập viên
(20%)
Rủi ro được chuyển và phân phối giữa
các nhà đầu tư khác nhau
Cổ đông khác
(30%)
Chủ nợ
(50%)
Bài giảng 2
Giám sát hoạt động
quản lý doanh nghiệp
Ví dụ:
• Ngân hàng đánh giá khả năng tín dụng và hiệu quả dự án đầu tư
của doanh nghiệp khi xem xét cho vay và đe dọa ngưng cấp vốn
nếu hoạt động đầu tư sau đó không có hiệu quả.
• Người nắm giữ trái phiếu buộc doanh nghiệp không được phát hành
thêm nợ để kiểm soát mức rủi ro tín dụng của trái phiếu.
• Hoạt động mua công ty một cách thù địch trên thị trường chứng
khoán buộc giám đốc công ty phải điều hành tốt nếu không muốn
công ty bị mua.
Thông tin
Khó thu thập
và tốn kém
Hệ thống
tài chính
Cung
cấp
Giám sát
doanh nghiệp
và cho phép
tách sở hữu
khỏi quản lý
Hệ thống tài chính phân bổ vốn và đồng thời còn giám sát việc sử
dụng vốn.
Hệ thống tài chính và
phát triển kinh tế
TƯƠNG QUAN giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế
QUAN HỆ NHÂN QUẢ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế
9 Phát triển tài chính dẫn tới phát triển kinh tế hay
9 Phát triển tài chính theo sau phát triển kinh tế.
Bài giảng 2
Vai trò của hệ thống tài chính
Quan điểm phát triển (development hypothesis)
• Hệ thống tài chính là phương tiện để phát triển kinh tế
• Kết hợp tăng trưởng với phân phối thu nhập
• Rủi ro luôn tồn tại trong các giao dịch tài chính
• Hệ thống tài chính là cần thiết nên phải chấp nhận rủi ro
Quan điểm sòng bạc (casino hypothesis)
• Hệ thống tài chính có vai trò nhỏ bé
• Chỉ tạo cơ hội hợp pháp cho khu vực tư nhân ăn thua tiền
bạc
• Có thể có hại cho tăng trưởng và phân phối thu nhập
• Chính phủ không nên khuyến khích, thậm chí nên kiềm chế
hay quốc hữu hóa.
Cơ sở lý thuyết về quan hệ nhân quả
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế
Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả dẫn tới:
• Tăng tiết kiệm và đầu tư
• Tăng năng suất
Hệ thống tài
chính hoạt
động hiệu quả
Phát triển tài chính
theo chiều sâu
Tăng tích
lũy vốn
Sàng lọc & hỗ trợ các
dự án hiệu quả
Tăng
năng suất
Tăng trưởng
kinh tế
Bài giảng 2
Phát triển tài chính
dẫn tới tăng năng suất
Tiết
kiệm
Các tổ
chức trung
gian tài
chính
Các thị
trường
tài chính
Sàng lọc,
lựa chọn
các đối
tượng có
nhu cầu
sử dụng
vốn
Doanh
nghiệp hiệu
quả thu hút
được vốn
và phát
triển
Doanh
nghiệp kém
hiệu quả
thất bại
Tăng năng
suất của
cả nền
kinh tế
Nguồn: Dựa vào IFC, “Financial Institutions”, 1998.
Hiệu quả
phân bổ
Mô hình tăng trưởng Solow
và phát triển tài chính
Hàm sản xuất: y = f(k)
• y = sản lượng/lao
động (Y/L)
• k = vốn/lao động (K/L)
• s = tỷ lệ tiết kiệm (S/Y)
• δ = tỷ lệ khấu hao
• n = tỷ lệ tăng dân số
Δk = sf(k) – (δ+n)k
Trạng thái dừng (tại E):
• k* và y*
f(k)
sf(k)
(δ+n)k
E
k* k
y
y* •
•
Khi k > k*, thì (δ+n)k > sf(k) ⇒ Δk < 0 ⇒ k ↓ k*.
Khi k 0 ⇒ k ↑ k*.
Bài giảng 2
Mô hình tăng trưởng Solow
và phát triển tài chính
Phát triển tài chính làm
tăng tỷ lệ tiết kiệm
s tăng lên s1. Đường sf(k)
dịch chuyển lên trên đến
s1f(k).
Trạng thái dừng (steady
state) chuyển từ E đến E1.
Tỷ lệ vốn/lao động tăng từ
k* lên k1*.
Sản lượng bình quân trên
một lao động tăng từ y* lên
y1*.
f(k)
sf(k)
(δ+n)k
E
k* k
y
y* •
•
s1f(k)
E1•
k1*
y1* •
Tăng tiết kiệm
và đầu tư
Mô hình tăng trưởng Solow
và phát triển tài chính
Phát triển tài chính làm
tăng chất lượng đầu tư
Toàn bộ hàm sản xuất dịch
chuyển lên trên từ f(k) đến
g(k).
Trạng thái dừng (steady
state) chuyển từ E đến E2.
Tỷ lệ vốn/lao động tăng từ
k* lên k2*.
Sản lượng bình quân trên
một lao động tăng từ y* lên
y2*.
f(k)
sf(k)
(δ+n)k
E
k* k
y
y* •
•
sg(k)E2•
k2*
y2* •
Tăng chất
lượng đầu tư
g(k)
Bài giảng 2
Phát triển tài chính theo chiều sâu
Phát triển tài chính theo chiều sâu là
sự gia tăng tỷ lệ giá trị các tài sản tài
chính so với tổng sản phẩm nội địa.
Hệ thống tài chính hữu hiệu
• tạo khuyến khích tiết kiệm; và
• làm tăng đầu tư.
Người tiết kiệm thấy có thể đầu tư
trong hệ thống tài chính và thu lợi
nhuận.
Nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn tiết
kiệm ngoài khả năng bản thân và do
vậy làm tăng lượng vốn đầu tư
Thước đo độ sâu tài chính:
• M3/GDP
Gia tăng:
• Tiền gửi
• Phiếu nợ ngắn hạn
• Trái phiếu
• Cổ phiếu
• Bảo hiểm
• Tài sản hưu trí
Nguồn: Dựa vào IFC, “Financial
Institutions”, 1998.
Độ sâu tài chính (M3/GDP)
tại các nền kinh tế châu Á đang phát
triển
Nguồn: Số liệu NHTG, WDI.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
65 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00
Trung Quoác
Malaysia
Thaùi Lan
Haøn Quoác
Indonesia
AÁn Ñoä
Vieät Nam
Bài giảng 2
Độ sâu tài chính (M3/GDP)
tại các nền kinh tế trung tâm tài chính
Nguồn: Số liệu NHTG, WDI.
0
50
100
150
200
250
65 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00
Hoàng Koâng
Thuïy Só
Singapore
Hoa Kyø
Quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều
sâu và GNP bình quân đầu người
Tăng thu nhập có tương quan với việc gia tăng độ sâu tài chính.
Nguồn: WB, “Finance for Growth”, 2001.
Nhóm quốc gia theo thu nhập bình quân đầu người
Ñoä saâu taøi chính - M2/GDP
0
20
40
60
80
100
120
Thu nhaäp
thaáp
Trung
bình thaáp
Trung
bình cao
Thu nhaäp
cao
M
2/
GD
P
(%
)
1/4 thöù ba
1/4 thöù nhaát
Trung vò
Giaù trò voán cuûa thò tröôøng chöùng khoaùn
0
20
40
60
80
Thu nhaäp
thaáp
Trung
bình thaáp
Trung
bình cao
Thu nhaäp
cao
G.
trò
t.
trö
ôøn
g
CK
/G
DP
(%
)
1/4 thöù ba
1/4 thöù nhaát
Trung vò
Bài giảng 2
Độ sâu tài chính và
tăng trưởng kinh tế
Nguồn: WB, “Finance for Growth”, 2001.
M
3/
G
D
P,
1
96
0
Tăng trưởng GDP bình quân, 1960-95 (%/năm)
Các thước đo khác về trình độ
phát triển tài chính
M3/GDP, hay độ sâu tài chính, cho ta biết quy mô của khu
vực trung gian tài chính so với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó
không phản ánh vấn đề phân bổ vốn và hiệu quả của dịch
vụ tài chính trong nền kinh tế.
Tín dụng tư nhân/GDP chỉ xét tới tín dụng của hệ thống tài
chính cho khu vực kinh tế tư nhân. Đây là chỉ số bổ sung rất
tốt cho M3/GDP trong việc phản ánh trình độ phát triển tài
chính vì nó không tính tới tín dụng cho khu vực nhà nước và
cũng có bao gồm tín dụng của ngân hàng trung ương.
Tỷ lệ tài sản ngân hàng thương mại/ngân hàng trung ương
cho ta biết mức độ mà các ngân hàng thương mại phân bổ
tiết kiệm của xã hội so với ngân hàng trung ương. Ý nghĩa
của chỉ số này là các ngân hàng thương mại có nhiều khả
năng huy động tiết kiệm, lựa chọn các đầu tư với lợi nhuận
tốt, quản lý rủi ro hiệu quả và giám sát các chủ dự án tốt
hơn là ngân hàng trung ương.
Bài giảng 2
Bằng chứng thực tiễn về phát triển tài
chính dẫn tới tăng trưởng kinh tế
Tín dụng tư nhân là biến số giúp dự đoán tăng trưởng kinh tế.
Nguồn: WB, “Finance for Growth”, 2001.
T
ăn
g
tr
ư
ởn
g
G
D
P
19
60
-9
5
% /năm
Tín dụng tư nhân/GDP (log)
Tỷ trọng tài sản tài chính của các tổ
chức tài chính khác nhauÔÛû caùc nöôùc
ngheøo, quy
moâ cuûa ngaân
haøng nhaän
tieàn göûi vaø
caùc toå chöùc
taøi chính
trung gian
khaùc thöôøng
nhoû. ngaân
haøng trung
öông ñaûm
nhieåm moät
vai troø ñaùng
keå trong vieäc
phaân boå voán.
512
2225
65
63
60
60
2925
1715
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Thaáp Trung bình thaáp Trung bình cao Cao
Nhoùm quoác gia theo thu nhaäp
Ngaân haøng trung öông Ngaân haøng nhaän tieàn göûi Toå chöùc taøi chính khaùc
Bài giảng 2
Bằng chứng thực tiễn về đóng góp của tài chính
vào tăng năng suất và thâm dụng vốn
Nguồn: WB, “Finance for Growth”, 2001.
N
ăn
g
su
ất
Y/
K
Thâm dụng vốn K/L
Y/L4
Y/L3
Y/L2
Y/L1
Mức sản lượng
/lao động
Hướng phát
triển tài chính
Kết quả ước lượng mô hình kinh tế
lượng của Levine, Loayza & Beck
(2000) cho thấy sự đóng góp của
tài chính vào tăng trưởng kinh tế là
làm tăng tổng năng suất các nhân
tố sản xuất chứ không phải là tăng
lượng vốn.
Phát triển tài chính và giảm nghèo
Phát triển tài chính có thể cải thiện điều kiện sống
của người nghèo thông qua vai trò hỗ trợ tăng trưởng
⇒ Tăng trưởng kinh tế do tài chính thúc đẩy có lợi
cho người nghèo
Lập luận chống lại:
• Hệ thống tài chính chính thức chỉ có lợi cho người giàu.
• Tăng trưởng kinh tế do tài chính thúc đẩy làm gia tăng bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Các thước đo về mức độ phát triển tài chính có
tương quan đồng biến (mặc dù yếu) với tỷ phần của
nhóm 20% nghèo nhất trong phân phối thu nhập.
Bài giảng 2
Phát triển tài chính
và ổn định kinh tế
Ở cấp độ vi
mô: số lượng
các công cụ
tài chính
nhiều và đa
dạng hơn có
thể tập trung
rủi ro và
chuyển rủi ro
đến những
người sẵn
lòng chấp
nhận.
Ở cấp độ vĩ mô: phát triển tài chính làm giảm mức biến động
kinh tế chung.
Nguồn: WB, “Finance for Growth”, 2001.
Quan hệ giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế
Hệ thống tài
chính hoạt
động hiệu quả
Tăng độ sâu tài chính,
giảm chi phí giao dịch
Tăng S, I
(tích lũy
vốn)
Sàng lọc & hỗ trợ các
dự án hiệu quả
Tăng hiệu
quả sử
dụng vốn
Tăng trưởng
kinh tế
Cải tiến
công nghệ
→ TFP
Giảm bất cân xứng
thông tin và rủi ro
Tinh thần
doanh
nhân
Bài giảng 2
Các rủi ro tiềm tàng của phát triển tài chính
Chất lượng phát triển tài chính thấp
- Không phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả; trái lại
có thể gây nên gánh nặng nợ nần
- Không có khả năng “tiêu hóa” hiệu quả các nguồn tài
chính huy động được (vd: viện trợ)
- Hệ thống tài chính phát triển không bền vững
Phát triển tài chính không tương thích với điều kiện
kinh tế, với hệ thống thể chế và chính sách của quốc
gia
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Quan hệ giữa dòng vốn và tăng trưởng kinh tế
Bosworth & Collins (1999), WB (2001): Dòng vốn vào (FDI và
vay ngân hàng) tác động mạnh tới đầu tư nội địa
Tuy nhiên hiệu suất của các dòng vốn vào không giống nhau
giữa các quốc gia:
- Tương thích với hạ tầng tài chính, kinh tế và trình độ phát triển?
- Tương thích với hệ thống thể chế và chính sách?
- Khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào?
- Rủi ro tiềm tàng gắn liền với tự do hóa tài chính? [ví dụ: khủng
hoảng tài chính do tự do hóa tài khoản vốn]
- Rủi ro tiềm tàng khi dòng vốn vào quá lớn và không kiểm soát
được? [hành vi bày đàn – herd behavior]
Bài giảng 2
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Quan hệ giữa dòng vốn và tăng trưởng kinh tế
Diễn đàn ổn định tài chính (www.fsforum.org)
- Rủi ro đi cùng với dòng vốn vào có thể gây nên những hậu quả
nghiêm trọng đối với chủ nợ và con nợ và đối với sự ổn định tài
chính toàn cầu → cần áp dụng các chính sách kiểm soát rủi ro
- Những điều chỉnh bất ngờ về danh mục đầu tư liên quan đến sự
ngừng đột ngột hay đảo ngược các dòng vốn có thể dẫn đến những
sự điều chỉnh tốn kém. Các nước có số dư nợ lớn và cơ chế tỷ giá
hối đoái cố định dễ gặp phải hiện tượng này → cần có chính sách vĩ
mô thích hợp
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Tổ chức tài chính và tăng trưởng kinh tế
Beck et al. (2000):
- Đo lường mức độ phát triển trung gian tài chính bằng tỷ trọng của
tín dụng tư nhân:
a) Tương quan giữa tín dụng tư nhân (từ các thể chế phi ngân hàng)
với GDP thực/đầu người 1960-95 là 0,6;
b) Tương quan giữa tín dụng tư nhân phi ngân hàng và tăng trưởng
kinh tế là 0,3.
c) Con đường dẫn đến tăng trưởng kinh tế không chỉ thông qua việc
cải thiện vai trò của trung gian tài chính liên quan đến tiết kiệm và
tích lũy vốn vật chất, mà còn thông qua việc cải thiện TFP.
d) TFP cao lại làm tăng hiệu quả sử dụng vốn (Easterly và Levine,
2001)
Bài giảng 2
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Tổ chức tài chính và tăng trưởng kinh tế
Odedokum (1996): 71 quốc gia kém phát triển trong
giai đoạn 1960s – 1980s
- Tại khoảng 85% các nước, trung gian tài chính có
đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế;
- Đóng góp của trung gian tài chính cho tăng trưởng
kinh tế quan trọng hơn tại các nước đang phát triển
so với các nước phát triển;
- Đóng góp của trung gian tài chính tương đương với
đóng góp của gia tăng xuất khẩu hay tăng trưởng
của tích lũy vốn.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
King và Levine (1993): “mức phát triển tài chính cao hơn
tương quan mạnh và có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn (ở cả hiện tại và tương lai), với tích lũy
vốn vật chất và những cải thiện về hiệu quả kinh tế.”
Shan và Morris (2002): Phát triển tài chính tự bản thân nó
không nhất thiết tạo ra tăng trưởng kinh tế, trừ khi mức
phát triển tài chính đã vượt quá một ngưỡng nào đó.
Arestis và Demetriades (1997), Demetriades và Hussein
(1996): Tương quan thuận giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế tùy vào từng quốc gia cụ thể và có khả
năng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong cơ cấu kinh
tế và các đặc trưng thể chế.
Bài giảng 2
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Vai trò kinh tế vi mô của phát triển tài chính dưới góc
độ của lý thuyết tăng trưởng nội sinh:
- Tinh thần doanh nhân và chấp nhận rủi ro;
- Nguồn lực tài chính cho thay đổi kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ và chuyển hóa vốn nhân lực với tiềm
năng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn;
- Áp dụng thay đổi kỹ thuật vào khu vực tài chính
nhằm tối thiểu hóa chi phí giao dịch và tăng cường
hiệu quả kinh tế; và
- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhằm gia tăng các
nguồn lực bổ sung cho tăng trưởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Một số lưu ý:
• Các nghiên cứu hiện tại chưa nhất trí với nhau do
khác biệt về số mẫu các nước, thời kỳ phân tích,
và phương pháp thống kê;
• Sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường mức
độ phát triển tài chính và phát triển kinh tế.
Bài giảng 2
Kết luận
Phát triển tài chính là điều kiện cần (nhưng chưa đủ)
cho phát triển kinh tế, và có thể là một nguồn tạo nên
lợi thế so sánh của quốc gia.
Phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro. Để giảm
rủi ro và để tài chính đóng góp vào phát triển kinh tế,
cần chú trọng tới chất lượng của phát triển tài chính,
đồng thời xây dựng hệ thống thể chế và thực hiện
các chính sách thích hợp
Phát triển kinh tế có tác động trở lại với phát triển tài
chính - Mối quan hệ “kéo đẩy” tự nhiên, hợp quy luật.