Bài giảng Triết học

1. Sự ra đời và tồn tại của triết học - Khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN ở cả phương Đông và phương Tây. + Phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc (cổ đại) là TT văn hóa thời cổ đại; + Phương Tây: Hy Lạp (cổ đại)  Không gian thật, khoảng cách xa (với cá nhân là vô cùng) Tại sao ra đời? Con người sống trong môi trường (tự nhiên, cộng đồng)  mở rộng  luôn đặt câu hỏi tại sao và tìm cách trả lời bằng khả năng của mình  để có cuộc sống an toàn, thuận lợi như mong muốn (đây là thuộc tính, bản chất của con người). VD: trời, các hiện tượng thiên nhiên (gió, bão ), nước, tại sao có con vật

pdf19 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Triết học 2 Chương I: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống, xã hội 1. Sự ra đời và tồn tại của triết học - Khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN ở cả phương Đông và phương Tây. + Phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc (cổ đại) là TT văn hóa thời cổ đại; + Phương Tây: Hy Lạp (cổ đại)  Không gian thật, khoảng cách xa (với cá nhân là vô cùng) Tại sao ra đời? Con người sống trong môi trường (tự nhiên, cộng đồng)  mở rộng  luôn đặt câu hỏi tại sao và tìm cách trả lời bằng khả năng của mình  để có cuộc sống an toàn, thuận lợi như mong muốn (đây là thuộc tính, bản chất của con người). VD: trời, các hiện tượng thiên nhiên (gió, bão), nước, tại sao có con vật Trong cuộc sống cộng đồng có yêu, ghét, hài lòng, không hài lòng, sự chết (chia phôi không bao giờ gặp lại)  mong muốn có sự tái hợp  đã tái hợp trong giấc mơ (như thật). Con người như thế nào? (= thể xác + linh hồn)  Dẫn đến hình thành thế giới quan. Triết học là của con người nhưng không xuất hiện đồng thời với con người; phải đến một trình độ phát triển nhất định  tư duy, khả năng khái quát vấn đề, tìm cách trả lời vấn đề Trình độ phát triển: - Về mặt nhận thức: khả năng tư duy phải đạt đến trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa ở mức độ nào đó. VD: trẻ con nói có 02 cô, 01 chú đến chơi; nước Đức thời cận đại. - Về mặt xã hội (nghĩa rộng): + Sự phát triển của sản suất  tách ngành, tách LĐ trí óc khỏi LĐ chân tay. + Sự phân tầng XH (phân chia giai cấp), giai cấp ra đời  quan hệ XH phức tạp hơn  để bảo đảm cuộc sống thuận lợi đòi hỏi có những giải đáp về 3 mặt triết học những vấn đề xã hội đặt ra cho cuộc sống của con người (cá thể, tầng lớp người). Con người còn tồn tại thì triết học còn tồn tại. - Triết học ra đời trên cơ sở đáp ứng tồn tại và phát triển XH. “Cái gì hợp lý thì tồn tại. Cái gì tồn tại thì hợp lý”. 2. Triết học là gì? - Triết học là những tri thức phản ánh ở tầm bản chất của đối tượng. Đối tượng biểu hiện qua các hiện tượng. Triết học qua hiện tượng tìm ra chiều sâu bản chất của đối tượng. Ví dụ: Con người biểu hiện mình qua các mối quan hệ XH. - Triết học là hệ thống tri thức, lý luận chung nhất về thế giới (với tư cách một chỉnh thể) về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó và nhiệm vụ của nó là khái quát những quy luật chung nhất của tự nhiên, XH và tư duy con người; thực hiện 02 chức năng: thế giới quan và phương pháp luận. - Các ngành khác tìm quy luật từng mảng của thế giới. Thế giới của triết học là một chỉnh thể toàn vẹn (tự nhiên, XH, tư duy). Quy luật triết học cần cho tất cả nhưng không đủ cho tất cả. 3. Đối tượng của triết học (qua các thời kỳ) Có sự thay đổi qua các thời kỳ. - Cổ đại: tri thức con người ít, hạn hẹp  mọi tri thức đều được coi là triết học. - Trung cổ: triết học chủ yếu là luận chứng cho sự đúng đắn của những quan điểm thần học  tính khoa học, cách mạng của triết học gần như bị triệt tiêu. Những vấn đề chung nhất (cái chung-cái riêng) được định hình  02 trường phái di danh và di thực. Ví dụ: thần học quan niệm có một lực lượng siêu nhiên chi phối thế giới (Chúa, Thánh Ala) Thuyết địa tâm: coi Trái Đất là trung tâm (Prômêtê) Thuyết nhật tâm: Copecnichk, Galile, Brunô Thuyết tiến hóa của Đác uyn  tổ tiên loài người là vượn người. 4 - Cận đại: Hêghen nhà triết học nổi tiếng cho rằng “Triết học là khoa học của mọi khoa học” và là người cuối cùng quan niệm như vậy (đề cao vai trò của triết học). - Mac-Lênin: đối tượng là giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào (đây là khía cạnh bản thể luận của thế giới); con người có thể nhận thức được thế giới hay không (khía cạnh nhận thức luận). - Triết học phương Tây hiện đại: giải quyết những vấn đề mà XH công nghiệp, XH hiện đại đặt ra như mối quan hệ giữa con người với khoa học, con người với con người 4. Vấn đề cơ bản của triết học  Các trường phái triết học trong lịch sử DV >< DT Nhất nguyên luận (có 1 bản nguyên) Nhị nguyên luận (lý luận về 2 bản nguyên) Con người có thể nhận thức thế giới: Có (khả tri); Không (bất khả tri)  Hoài nghi luận DV: Cổ đại, Cận đại, Biện chứng (Triết học Mac-Lênin) DT: Chủ quan (YT của chủ thể con người); Khách quan (YT của lực lượng siêu nhiên, ngoài con người). 5. Tính quy luật của sự hình thành, phát triển của triết học Sự hình thành, phát triển, biến đổi của triết học có tính quy luật do sự tác động của các yếu tố: - Điều kiện KTXH: các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, lực lượng XH; - Thành tựu KHTN và KHXH; - Sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học với nhau (mài sắc tư duy triết học) Triết học là phản ánh, thuộc hình thái XH, thuộc tinh thần của con người  cái được phản ánh: tồn tại XH, vật chất. 5 Tồn tại XH: PTSX, điều kiện tự nhiên, dân số Thời CHNL thấp kém. Talet cho rằng yếu tố đầu tiên là nước (có thể do thấy mọi vật ẩm ướt). Hegarit cho rằng lửa tạo thành linh hồn. Triết học đưa ra các câu hỏi: bản thể, nhận thức, chân lý, thẩm mỹ, đạo đức. 6 Chương II: Khái lược lịch sử triết học phương Đông 2 cái nôi: Ấn Độ, TQ. + Bản thể luận: Thế giới, con người (bàn nhiều nhất) + Phương pháp luận Cổ đại (PTSX châu Á) tồn tại lâu dài  thế hệ sau đào sâu quan điểm đã có, không có hướng đi mới  sự phát triển mang tính tiến hóa, không mang tính cách mạng. Tuy nhiên sâu sắc, huyền bí. Phương Đông: quy nạp (tổng hợp, khái quát, trừu tượng). Phương Tây: diễn dịch (phân tích, mổ xẻ, rành mạch, cụ thể). I. Khái lược triết học Ấn Độ cổ, trung đại 1. Điều kiện ra đời và đặc điểm - Đk tự nhiên: quốc gia lớn, đk địa lý đa dạng và phức tạp. - Đk KTXH: mô hình KTXH “Công xã nông thôn” (Công điền: đất đai của nhà vua)  ngăn cản quá trình tư nhân hóa TLSX  cá nhân phụ thuộc vào cộng đồng, khó tách, thoát khỏi cuộc sống cộng đồng  tính cá nhân hạn chế. - Đk văn hóa: + Thành tựu: chữ viết, phát minh khoa học; + Bản sắc: tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa tâm linh. Ví dụ: Văn hóa Chăm phồn thực (thóc lúa đầy đồng, gà vịt đầy sân, con cháu đầy nhà). 3 thời kỳ trong phát triển văn hóa Ấn Độ cổ, trung đại: 1) Thời kỳ văn minh sông Ấn-Văn hóa Vêđa; 2) Thời kỳ văn minh cổ điển-Bàlamôn, Phật giáo; 3) Thời kỳ sau cổ điển: đạo Hồi xâm nhập. 2. Những tư tưởng cơ bản của một số trường phái (chính thống, không chính thống) * Một số đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại - Mang màu sắc tôn giáo; - Đồ sộ; 7 - Tôn trọng quá khứ, khuynh hướng phục cổ: phạm trù triết học lặp lại; - Hướng nội: tập trung bàn về con người (Phật giáo), vấn đề thuộc nội tâm con người; - Các quan điểm DV, DT, BC, SH khó tách bạch  vẻ đẹp thâm trầm lực cản. * Triết học Phật giáo Ra đời là làn sóng phản đối đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi đau khổ và tìm đường giải thoát con người. Giai cấp XH phân tầng nghiệt ngã. 4 tầng lớp (Phạm Thiên sinh ra): - Tăng lữ: lo đời sống tinh thần, nhập thông thần linh; cao quý, đặc lợi nhất - Chiến binh: giữ gìn, mở mang bờ cõi - Bình dân: SX vật chất - Nô lệ: không địa vị, quyền lợi; không được coi là người  cần lối thoát: đạo Phật ra đời (lối thoát tinh thần) - Người sáng lập: Thichcamâuni - Kinh điển: Tam tạng + Kinh tạng: + Luật tạng: Tổ chức + Luận tạng: luận về kinh tạng - Tổ chức đầu tiên - Kỷ luật: nguyên tắc tự giác, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và ý nghĩ. Thế giới quan: Có quan điểm DV và vô thần và biện chứng tự phát. + Vô tạo giả: không có đức sáng tạo đầu tiên. + Vô ngã: không có cái tôi. + Vô thường: luôn thường biến “sinh-trụ-dị-diệt”, “thành-trụ-hoại-không (biến đổi thành cái khác)”  thế giới vô thường, con người vô ngã (là 1 bộ phận của thế giới). Con người có nghiệp, luân hồi, nhân duyên. 8 Nhân sinh quan: chủ trương nhập thế, “giải thoát” và thuyết “Tứ diệu đế” (4 chân lý nền tảng của nhà Phật). - Khổ đế: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ thụ uẩn (sự tụ lại của 5 yếu tố tạo thành con người). - Nhân đế: 12 nguyên nhân tạo ra nỗi khổ (thập nhị nhân duyên)  vô minh là quan trọng nhất. Con người: Phật tính và trần tục tính: vô minh, ái dục  tham, sân, si  ái - Diệt đế: Mọi nỗi khổ đều có thể bị tiêu diệt  niết bàn. - Đạo đế: con đường diệt khổ. Bát chính đạo chủ trương tích đức hành thiện, cứu khổ cứu nạn, đề cao tinh thần từ bi hỷ xả. Bình luận về con người trong Phật giáo Hợp lý Chưa hợp lý - Chú trọng yếu tố tâm sinh lý của con người. - Quan tâm đến cá thể người, phản ánh sát thực, trực tiếp đsống thường ngày của con người  gần gũi với đsống. - Khổ hạnh, không thấy nhu cầu vật chất là nhu cầu thiết yếu. - Chưa thấy quan hệ xã hội của con người (tách cá nhân khỏi XH). Nhận thức, khai thác 1 khía cạnh của bản tính con người: tính thiện Quan niệm về con người còn phiến diện; con người không chỉ có tính thiện Mưu cầu hạnh phúc (giải thoát) Ảo tưởng, thiếu thực tiễn  thủ tiêu đấu tranh cải tạo hiện thực XH. II. Khái lược lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại Ở những bước chuyển của XH (không yên bình của XH)  suy tính về XH. (CHNL  PK). - Đặc điểm: + Nhấn mạnh tinh thần nhân văn khi bàn về nhân sinh đạo đức. + Đề cao các giá trị thực tiễn đạo đức. + Nhấn mạnh sự hài hòa, thống nhất giữa tự nhiên, XH, giữa các mặt đối lập. 9 + Phương thức tư duy trực giác (Trực giác: có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Coi tâm là gốc rễ của nhận thức). Nho gia - Người sáng lập: Khổng Tử - Kinh điển: Tứ thư, Ngũ kinh - Một số nội dung: + Về vũ trụ và giới tự nhiên. + Về đạo đức: tam cương, ngũ luân, ngũ thường Tam cương: Vua-Tôi, Cha (Từ)-Con (Hiếu. Đại hiếu: thành danh; thứ hiếu: phụng dưỡng cha mẹ  không được xa cha mẹ), Chồng (Nghĩa)-Vợ (Nghe). Ngũ thường: thêm quan hệ Anh-Em, Bè-Bạn + Về chính trị: “chính danh”, đức trị + Về giáo dục: hoàn chỉnh, đặc sắc  quan điểm tiến bộ 10 Chương III: Khái lược lịch sử triết học phương Tây trước Mác Phản tư về thế giới  Triết học ra đời. 1. Triết học Hy Lạp cổ đại 1.1. Điều kiện KT-XH và những đặc điểm của Triết học Hy Lạp cổ đại - Điều kiện KH-XH (Triết học là hình thái KT-XH  phản ánh tồn tại XH) Ý thức XH: đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo, triết học (hệ tư tưởng chính trị pháp quyền), khoa học Tồn tại XH (hoàn cảnh địa lý, phương thức SX, dân số) + Hy Lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn, bao gồm miền nam bán đảo Ban-căng và cả khu vực Tiểu Á. Đây là vùng đất hết sức thuận lợi cho sự phát triển KT, đặc biệt là nông nghiệp. + Từ thế kỷ XV đến thế kỷ IX TCN, chế độ cộng sản nguyên thủy từng bước tan rã, chế độ CHNL từng bước hình thành. Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, nền kinh tế Hy Lạp đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt vào thời kỳ này XH Hy Lạp đã có sự phân công lao động. Thủ công nghiệp từng bước tách khỏi nông nghiệp và LĐ trí óc từng bước tách khỏi LĐ chân tay. Đây là điều kiện hết sức cơ bản để cho triết học xuất hiện. Ngoài ra, vào thời kỳ này, trình độ nhận thức của con người cũng có những bước tiến quan trọng. Con người có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa những sự vật, hiện tượng riêng lẻ để xây dựng nên hệ thống khái niệm, phạm trù. Có như vậy, triết học mới có thể xuất hiện được. + Tổ chức XH ở Hy Lạp cổ đại theo thành bang. Thành bang lúc đầu là dinh lũy của giai cấp chủ nô, là trung tâm kinh tế của một vùng. Sau đó, nó trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của một thành bang. Về sau, nó kết hợp với những vùng ngoại ô để hình thành nên các quốc gia thành thị. Trong số khoảng 300 thành bang của Hy Lạp cổ đại thì thành bang Aten và Spác giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Hy Lạp cổ đại. Thành bang Aten đại diện cho nhà nước dân chủ chủ nô. Spác đại diện cho quý tộc chủ nô. Hai thành bang này ngày càng phát triển và họ muốn gây ảnh hưởng ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy, giữa 2 thành bang này diễn ra những cuộc xung đột, chiến tranh với nhau đã làm cho Hy Lạp ngày càng suy yếu. Vào 11 thế kỷ III TCN, Hy Lạp bị La Mã chiếm đóng, chinh phục nhưng nền văn hóa của Hy Lạp trong đó có triết học vẫn không bị đồng hóa mà tiếp tục phát triển. Ở mức độ khái quát nhất, người ta chia triết học Hy Lạp cổ đại thành 3 giai đoạn chính: + Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VII TCN. + Giai đoạn 2: Giai đoạn phồn thịnh vào khoảng thế kỷ V đến thế kỷ IV TCN. Đây là thời kỳ thành bang Aten giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là nền dân chủ Aten đã ảnh hưởng tích cực đến đời sống XH Hy Lạp lúc bấy giờ. Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều nhà triết học, nhất là các nhà triết học DV. + Giai đoạn 3: Gđ suy tàn, vào khoảng thế kỷ III TCN. Trong thời kỳ này, đất nước Hy Lạp bị La Mã đánh chiếm làm cho nền kinh tế của Hy Lạp suy yếu. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, triết học thời kỳ này vẫn tiếp tục phát triển, không bị đồng hóa. - Những đặc điểm: + Triết học Hy Lạp cổ đại là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong XH lúc bấy giờ. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. + Coi trọng con người, dẫu cho quan điểm này có thể là khác nhau nhưng dù sao thì nền triết học này cũng đã coi con người là thước đo của mọi vật (Protago). + Thể hiện ở tính bao trùm của nó về mọi lĩnh vực thế giới quan của người cổ đại. Các nhà triết học lúc này am hiểu nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, không chỉ có triết học mà còn cả toán học, sinh học thậm chí cả kỹ thuật, ngôn ngữ, mỹ thuật Chính vì vậy, nhiều nhà triết học trong số họ được mệnh danh là bộ óc bách khoa. Trong đó có Đêmôcrit và Arittốt. + Tính biện chứng sơ khai của triết học Hy Lạp cổ đại. Trong nền triết học này tư tưởng biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phát, tự nhiên, bẩm sinh, tự phát. + Tuy còn ở trạng thái mầm mống nhưng triết học Hy Lạp cổ đại đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của thế giới quan hiện đại. Những tư tưởng BCDV được các nhà triết học Hy Lạp xây dựng nên cho dến nay vẫn còn có những giá trị nhất định của nó. 12 + Quá trình phát sinh, phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với quá trình đấu tranh giữa CNDV với CNDT, giữa tri thức khoa học với tín ngưỡng, tôn giáo. 1.2. Một số nhà triết học a) Đêmôcrit - Là một trong các nhà DV tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Mác và Ăngghen cho rằng ông là một bộ óc bách khoa đầu tiên trong những người Hy Lạp. Lênin nói rằng: “Đêmôcrit là đại biểu xuất sắc nhất của CNDV thời cổ đại”. - Về bản thể luận, ông cho rằng nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất không phân chia được và là yếu tố cấu tạo nên toàn bộ vũ trụ bao la này. Ông nói rằng sở dĩ các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách đa dạng, phong phú, nhiều vẻ là do nguyên tử có hình dạng khác nhau; có tư thế, vị trí khác nhau. - Tuy còn có những hạn chế nhưng thuyết nguyên tử của ông có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại quan điểm DT. - Một đóng góp nữa của ông là quan niệm cho rằng nguyên tử luôn ở trong quá trình vận động và nó tồn tại trong khoảng không. Theo ông, nguyên tử thì đậm đặc còn khoảng không thì trống rỗng; nguyên tử thì đa dạng còn khoảng không thì thuần nhất; nguyên tử có hình dạng, kích thước; khoảng không thì không có giới hạn. - Về lý luận nhận thức, ông nói tới 2 dạng nhận thức: nhận thức mờ tối do các giác quan mang lại; nhận thức chân lý nhờ các phán đoán logic của con người; dạng nhận thức này cho ta biết được bản chất của sự vật. - Về quan điểm chính trị, ông ủng hộ, bảo vệ Nhà nước dân chủ Aten. - Về đạo đức, ông đề cao lương tâm của con người. b) Platon Thế giới quan DT của Platon thể hiện trong học thuyết “ý niệm” của ông. Học thuyết này nói rằng: - Mọi sự vật đều là sự mô phỏng của ý niệm và chúng luôn luôn hướng tới ý niệm. - Bất cứ sự vật nào cũng là bản sao, là cái bóng của ý niệm mà thôi, thể hiện trong lý thuyết hang động, nói rằng sự vật là cái bóng, đoàn người là ý niệm, bóng của đoàn người in lên hang động; đoàn người tồn tại thực còn bóng phụ thuộc vào đoàn người. 13 - Do bóng là bản sao, bắt chước của ý niệm nên sự vật chỉ có cái tương tự, gắn với nguyên mẫu chứ không phải nguyên mẫu. - Về vấn đề nhà nước, ông chia nhà nước lý tưởng của mình thành 3 đẳng cấp: + Các nhà triết học chấp chính là người lãnh đạo XH. + Vệ binh: bảo vệ, giữ gìn trật tự XH. + Nông dân, thợ thủ công: tạo ra sản phẩm để nuôi sống toàn bộ XH. c) Hêraclit - Được mệnh danh là thủy tổ của phép BCDV. Tư tưởng biện chứng của ông cho đến ngày nay vẫn còn có những giá trị nhất định. Ông nói rằng: thế giới này đã, đang và sẽ là một ngọn lửa vĩnh viễn cháy và tắt đi theo những quy luật nhất định của nó. - Về bản thể luận, ông cho rằng thế giới này do lửa tạo nên. Tuy nhiên, quan niệm về lửa của ông đó là lửa vũ trụ, tức là một loại năng lượng, chính năng lượng này tạo nên sự vật, hiện tượng. - Về mặt nhận thức luận, ông coi trọng nhận thức cảm tính, đặc biệt là mắt và tai. Ông nói rằng: “Mắt và tai là người thầy tốt nhất nhưng mắt là nhân chứng chính xác hơn tai”. - Tuy nhiên, ông cũng có đề cao nhận thức lý tính, gọi là nhận thức logic. - Tóm lại, trong triết học của Hêraclit, tư tưởng BCDV là đóng góp cực kỳ quan trọng của ông. 2. Triết học Tây Âu thời trung cổ - Về điều kiện KT-XH: + Khoảng thế kỷ III đến thế kỷ V sau công nguyên, XH Tây Âu có những biến động hết sức phức tạp, chế độ CHNL từng bước tan rã, chế độ phong kiến từng bước hình thành. Đặc điểm lớn nhất của XH phong kiến Tây Âu là cái thang tôn ti trật tự hết sức phức tạp, trong đó nhà thờ Thiên chúa giáo đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là Giáo hoàng La Mã có uy lực gần như tuyệt đối. + Về kinh tế, chủ yếu dựa vào nông nghiệp; một số ngành tiểu thủ công nghiệp được phát triển. - Đặc điểm triết học: 14 + Sự lệ thuộc của triết học vào nhà thờ. + Sự phát triển của chủ nghĩa kinh viện. + Đi tìm và lý giải quan hệ niềm tin tôn giáo với trí tuệ, lý trí; cũng như mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; đó là sự đấu tranh giữa phái duy danh (nhấn mạnh cái riêng) và phái duy thực (nhấn mạnh cái chung) để đi đến CNDT. a) Ôguytxtanh (354-430) Đứng trên lập trường thần học, ông cho rằng: - Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có uy lực tuyệt đối. - Toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú xung quanh chúng ta là do Thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi Thượng đế. - Thượng đế là chân lý tối cao; từ đây nảy sinh các chân lý khác. - Thượng đế không tồn tại trong sự vật cảm tính. Thượng đế là một cái gì đó huyền bí, hư ảo. Chúng ta chỉ có thể nhận thức được Thượng đế bằng niềm tin tôn giáo. b) Tômat đacanh - Là một nhà thần học Đạo Thiên chúa, nhà triết học kinh viện nổi tiếng ở Tây Âu, sinh ra và lớn lên ở Ý. - Quan niệm DT của ông thể hiện rõ nét nhất trong việc nghiên cứu giới tự nhiên. Theo ông, giới tự nhiên và trật tự của nó chỉ là sự chuẩn bị cho vương quốc giàu có ở trên trời. Mọi sự hoàn thiện của sự vật, hiện tượng ở thế giới này đều do Thượng đế tạo ra. Thượng đế là mục đích tối cao, quy luật vĩnh viễn, đứng trên và thống trị tất cả. 3. Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng 3.1. Điều kiện KT-XH - Thế kỷ XV-XVI theo cách gọi của người Pháp đây là thời kỳ Phục hưng, theo cách gọi của người Đức là thời kỳ cải cách tôn giáo. - Phục hưng có nghĩa là khôi phục và làm hưng thịnh lại nền văn hóa cổ đại đã bị vùi dập sau đêm trường trung cổ, trong đó đêm trường trung cổ là thời kỳ phong kiến, trong đó có triết học mà đặc biệt là CNDV. 15 - Người Đức gọi là cải cách tôn giáo vì vào thời kỳ này có 2 linh mục Luthe (1843-1540), Muynse (1490-1525) có chủ trương cải cách Đạo Cơ đốc bởi vì họ cho rằng: + Vào thời kỳ này, Tòa thánh La Mã đứng đầu là Giáo hoàng đã lợi dụng việc bán bùa xá tội để trục lợi