Bài soạn môn Giáo dục và phát triển

Câu hỏi ôn tập môn: 1. Phân tích vai trò của giáo dục trong sự phát triển con người? 2. Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến giáo dục? 3. Phân tích các chỉ số phát triển giáo dục trong cộng đồng, quốc gia? Vì sao? 4. Các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ? 5. Xu thế phát triển Gd và lựa chọn ưu tiên Gd- Đt nước ta và một số vấn đề phát triển gd nước ta hiện nay? 6. Hãy xác định rõ mục đích, ý nghĩa và cách đo chỉ số phát triển Gd, chỉ số người lớn biết chữ, chỉ số nhập học tổng hợp và phương pháp phân tích số năm đi học trung bình? Gia quyền? 7. Phân biệt 2 chỉ tiêu GDP&GNP. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển Gd. Liên hệ nước ta.

doc14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Giáo dục và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập môn: Phân tích vai trò của giáo dục trong sự phát triển con người? Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến giáo dục? Phân tích các chỉ số phát triển giáo dục trong cộng đồng, quốc gia? Vì sao? Các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ? Xu thế phát triển Gd và lựa chọn ưu tiên Gd- Đt nước ta và một số vấn đề phát triển gd nước ta hiện nay? Hãy xác định rõ mục đích, ý nghĩa và cách đo chỉ số phát triển Gd, chỉ số người lớn biết chữ, chỉ số nhập học tổng hợp và phương pháp phân tích số năm đi học trung bình? Gia quyền? Phân biệt 2 chỉ tiêu GDP&GNP. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển Gd. Liên hệ nước ta. Nội dung soạn: Phân tích vai trò của giáo dục trong sự phát triển con người? Gd là nền tảng cho việc truyền thụ phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Gd là phương tiện để đánh thức và nhận ra những khả năng, năng lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Vai trò của Gd rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Ở đây ta nói vai trò của Gd trong sự phát triển con người, từ sự phát triển con người tác động đến sự phát triển xã hội. “Hiền dữ đâu là tính sẳn Phần nhiều do giáo dục mà nên!” (HCM) Vai trò của Gd thể hiện rõ: Thứ nhất, Gd là nhu cầu thiết yếu cho mỗi con người, đồng thời là nhân tố cơ bản nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội chọn lựa của con người. - Đã là con người ai cũng có những nhu cầu cơ bản như ăn uống, mặc, đi lại...gọi chung là những nhu cầu sinh tồn và cao hơn nữa là nhu cầu an sinh: sống thoải mái hạnh phúc, vui vẻ, được thể hiện bản thân; mỗi người là một chủ thể sáng tạo không khác với các chủ thể khác cho nên cách thể hiện ở mỗi cá thể là khác nhau. Gd là cơ hội cho mỗi cá nhân ở đó cá nhân được phát huy những khả năng của chính mình, khẳng định giá trị riêng của mình, thăng tiến bằng chính sức lực của mình bằng con đường Gd. Mạnh tử nói:“ Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”. - Gd giúp cho con người nâng cao năng lực tri thức phát triển tài năng từ đó tạo cơ hội để cá nhân có thể lựa chọn: nghề nghiệp, việc làm, cơ hội thăng tiến, nâng cao tầm tri thức... - Qua Gd , con người học được cách giao tiếp ứng xử, ngay từ thuở còn bé ta đã được răn dạy: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” để trở thành con người có đạo đức,có ăn học. Nhờ Gd con người thiết lập được nhiều mối quan hệ: bạn bè, thầy – trò, gia đình- cha con, anh em , ông bà...hình thành các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, biết quý trọng, tôn trọng người khác. Gd nâng con người lên một tầm cao mới, giúp con người hoàn thiện về đức, trí, thể mỹ trở thành con người phát triển toàn diện tất cả hòa vào nhau tạo thành tâm năng, thể năng, trí năng phục vụ cho sự phát triển xã hội. Thứ hai, Gd là nhân tố then chốt tạo ra vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành cuộc cách mạng CNH- HĐH, đất nước đang trong điều kiện toàn cầu hóa hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó cần phải có những con người có tầm cở tương ứng và ngành Gd phải cung cấp cho xã hội những nhân tài và nguồn nhân lực dồi dào nhưng phải có chất lượng. + Vốn con người : Theo nghĩa hẹp: vốn con người theo Scho HZ là mỗi cá nhân nhờ có Gd mà có được kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Kết quả này còn gọi là vốn trí tuệ từ đây mà mỗi cá nhân có thể thu nhập bằng tiền và địa vị xã hội, được khẳng định bằng trí tuệ, tài năng và đạo đức của con người. Theo nghĩa rộng: vốn con người là nền kinh tế của mỗi nước đang tồn tại và phát triển vừa nhờ vốn vật chất( tài nguyên, đất đai) song nhờ vào vốn con người. Vốn con người được hiểu là qua giáo dục tiếp thu được kiến thức, kỹ năng thái độ, đạo đức tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội. Tạo ra một nền kinh tế phát triển nhờ vào nguồn tài nguyên các mỏ khoáng sản, dựa vào sự hiểu biết khả năng, trình độ, lao động lành nghề của đội ngũ lao động thúc đẩy phát triển xã hội. + Vốn tổ chức: Nhờ có Gd mọi người có trình độ hiểu biết hình thành tinh thần ý thức làm việc theo khuôn khổ, có tổ chức có hiệu quả, mọi người đối xử bình đẳng, nhân ái tinh thần đồng đội quan tâm giúp đở lẩn nhau. + Vốn xã hội: Là mức độ đoàn kết, tinh thần sẳn sàng hành động vì những điều tốt đẹp, thể hiện sự đồng thuận trong hợp tác làm việc theo quy tắc xã hội thống nhất. Gd là nhân tố tạo ra sự gắn kết giữa những con người có hiểu biết, trình độ lao động lành nghề, làm việc có tổ chức quy tắc khuôn khổ thống nhất và tạo ra một xã hội thống nhất phát triển vì mục tiêu chung, xây dựng xã hội phát triển hài hòa văn minh tiến bộ. Ba nguồn vốn trên chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó vốn con người là quan trọng nhất và từ đó mới có vốn tổ chức và quyết định vốn xã hội. Ngược lại vốn tổ chức, vốn xã hội tác động cho vốn con người cao hơn. Thứ ba, Gd là nhân tố quan trọng nhất để phát triển nguồn lực con người. Người ta thường nhấn mạnh đến 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nhân tố con người : GD, dinh dưỡng và sức khỏe, Môi trường, Việc làm, Tự do chính trị và kinh tế. Trong 5 yếu tố trên thì Gd là quan trọng nhất; Ông Joseph Stightz cho rằng: “ Gd đóng vai trò quan trọng không chỉ nó làm tăng vốn con người mà còn vì giáo dục làm cho con người có khả năng chấp nhận và thích ứng với thay đổi”. Vd: Làm ăn buôn bán với nước ngoài, lấy chồng ngoại quốc thay đổi cuộc sống, hay du học; Gd tạo điều kiện cho tất cả các cá nhân có phương pháp khoa học, khả năng tư duy mới. Vd: Trình độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Tóm lại: Gd có vai trò cực kì quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Nếu không có Gd sẽ không trở thành đúng nghĩa với con người được (phần con và phần người). Thực tế cho thấy rằng xã hội phát triển mà trình độ con người không theo kịp dể dẫn đến suy đồi đạo đức, lối sống trụy lạc, cho nên Gd phải đi trước một bước và tiến hành một cách đồng bộ không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông tin, kiến thức khoa học mà cần phải Gd cho con người về mặt đạo đức, đạo lý làm người đạt đến giá trị chân, thiện, mỹ; Vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ đã dạy. Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình giáo dục? Giáo dục chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố nhưng đặc biệt có 3 nhân tố sau: - Dân số và quá trình giáo dục - Tăng trưởng kinh tế đảm bảo cho giáo dục có chất lượng, hiệu quả. - Ổn định xã hội và phát triển nền dân chủ là điều kiện cho Gd phát triển bền vững. Thứ nhất, Dân số và quá trình giáo dục: Gd trong xã hội hiện đại phụ thuộc vào động thái dân số. Gd và phát triển xã hội luôn gắn liền với nhau để thực hiện mục tiêu phát triển xã hội thì giáo dục cần phải đi trước một bước vì giáo dục có vai trò cực kì quan trọng là tạo ra nguồn lực con người, vốn con người để phát triển xã hội. Dân số là đầu vào của Gd, trong động thái phát triển dân số người ta quan tâm Gd từ độ tuổi 6-24 tuổi. Dưới 6 tuổi mục tiêu chính là chăm sóc nuôi dưỡng. Trên 6 tuổi người ta quan tâm đến việc lĩnh hội tri thức. Nếu dân số ở độ tuổi 6- 24 nhiều sẽ gây sức ép đối với hệ thống GD quốc dân. Vd: Độ tuổi 6-11 tuổi sức ép cho Gd tiểu học: trường lớp, giáo viên dạy học, cơ sở vật chất không đáp ứng kịp dẫn đến chất lượng học sinh sẽ kém. Nếu hệ thống giáo dục quốc dân không phân hóa kịp thời sẽ gây ra những khó khăn cho quá trình giáo dục, gây ra tác dụng giáo dục ngược. Chẳng hạn tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thiếu lao động chân tay. Ngày nay nhu cầu học tập càng cao, các trường Đại học được mở ra nhiều để đáp ứng nhu cầu học tập nhưng tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vât chất dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Dân số được coi như là mẫu số của sự phát triển giáo dục, dân số cũng được xem xét để đào tạo nguồn nhân lực đầu vào. Tỉ lệ sinh giảm dẫn đến dân số giảm, dẩn đến trường bị thu hẹp, thừa trường lớp. 0- 5 tuổi: đây là đầu vào cho các trường Mầm non. 6- 10 tuổi: đầu vào cho Tiểu học 11- 14 tuổi: đầu vào THCS 15- 18 tuổi: đầu vào THPT 19- 24 tuổi: đầu vào ĐH,CĐ, TC, nghề... Dân số ảnh hưởng rất lớn đến Gd, ảnh hưởng chất lượng GD, tạo ra nguồn vốn con người, nguồn nhân lực phát triển xã hội. Thứ hai, Sự tăng trưởng kinh tế là nhân tố cho Gd phát triển có chất lượng- hiệu quả: Lao động lành nghề là bội số của lao động giản đơn muốn có lao động lành nghề thì phải qua đào tạo. Mà muốn đào tạo ra đội ngũ lao động lành nghề phải có chi phí cho GD-ĐT và người ta coi chi phí này như chi phí cho sản xuất. Khi KH-KT phát triển nhanh mà trình độ con người thấp gây ra tình trạng trì truệ làm cho nền kinh tế tục hậu. Đầu tư cho Gd là đầu tư cho phát triển. Kinh tế phát triển tác động đến Gd theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực, nó như con dao hai lưỡi, không phải đầu tư cho Gd thật nhiều thì hiệu quả sẽ càng cao cần phải có tác động phù hợp và khoa học. Vd: Khi kinh tế phát triển một số Gia đình có của ăn của để, họ nghĩ việc cho con đi Du học ở các nước phát triển là cơ hội cho con họ tốt nhất sau này. Họ nghĩ như vậy là tốt cho con họ nhưng khi ra học thì trình độ yếu kém không theo kịp yêu cầu cuối cùng tiền mất tật mang. Trong các loại đầu tư thì đầu tư cho Gd là khôn ngoan và lợi nhuận nhất. Vì đó là đầu tư cho tái sản xuất lao động, tái sản xuất các quan hệ xã hội. Ở tầm vĩ mô đầu tư cho Gd là đầu tư cho con người. Tài sản này có khả năng sinh lời cho nên có thể gọi là tài nguyên vô giá . Thông thường quỹ cho Gd phát triển được lấy từ quỹ tiêu dùng xã hội (phúc lợi), Gd chuyên nghiệp lấy từ quỹ đầu tư mở rộng phát triển. Nước đầu tư cho Gd nhiều nhất là Cuba với 8,7%GDP Thấp nhất Xrilanca 1,3% GDP Việt Nam khoảng 4%( 20-25% cho Gd trong tổng ngân sách). Thứ ba, Sự ổn định xã hội và phát triển nền dân chủ xã hội là điều kiện cho phát triển. GD không thể phát triển trong bối cảnh xã hội có tranh chấp tư tưởng chính trị, xã hội có ổn định thì các cá nhân mới có thể yên tâm học tập tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp, xây dựng nếp sống văn minh hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các bộ ngành, các nước, khu vực trên thế giới( giáo dục đi xuyên quốc gia). Xã hội ổn định tạo điều kiện cho mọi người yên tâm học tập, ổn định tư tưởng về cách nghĩ, nếp làm. Các chế độ chính sách của nhà nước cũng tác động rất lớn đến Gd ( hỗ trợ người đi học, học bổng, miễn giảm học phí). Đồng thời trong bối cảnh đó cũng có những tác động rất mạnh mẽ đến các giá trị xã hội theo hướng tốt đẹp, hài hòa. Nhà nước ban hành các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân một cách bình đẳng, dân chủ là điều kiện cho Gd phát triển. Ai cũng có quyền được hưởng Gd, thực hiện trách nhiệm đối với Gd, được thụ hưởng những giá trị mà mình làm ra. Tóm lại: Quá trình Gd chịu sự tác động của nhiều yếu tố, các yếu tố không phải tác động riêng lẽ theo một hướng mà là tác động cùng lúc chúng có mối quan hệ hỗ trợ bổ sung cho nhau, không chỉ có tích cực mà còn có cả tiêu cực. Cho nên cần phải có phương pháp, kế hoạch phát triển Gd cụ thể để xây dựng một nền Gd vững mạnh. Câu 3: Phân tích các chỉ số phát triển giáo dục trong cộng đồng, quốc gia? Vì sao? UNDP công bố dùng các chỉ số sau đây để đo sự phát triển GD của một cộng đồng,một quốc gia: Chỉ số biểu thị số người trên 15 tuổi biết chữ. Chỉ số này phản ánh thành tựu và triển vọng phát triển GD của cộng đồng. Đây là lứa tuổi năng động và sung sức nhất cho lao động, tạo ra những giá trị trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ số biểu thị thanh thiếu niên từ 6- 24 tuổi đang đi học trong các nhà trường của hệ thống GDQD. Chỉ số này đảm bảo cho mổi quốc gia thực hiện quyền lợi GD cho thế hệ trẻ. Chỉ số phát triển GD tổng hợp là phép cộng phần trăm dân số người biết chữ với quyền số 2/3 và phần trăm số thanh thiếu niên 6- 24 tuổi đi học với quyền số 1/3. Chỉ số nhập học tổng hợp = a* 2/3 + b* 1/3 Chỉ số này phản ánh thành tựu Gd trong HDI. Số năm học trung bình ( MSY) của người dân trong khối dân hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên. Chỉ số này phản ánh kết quả phổ cập GD cho nhân dân. Số đầu tư cho GD từ GDP, đây là chỉ số phản ánh sự đảm bảo kinh tế cho GD. Ngoài ra có một số chỉ tiêu khác: Chỉ số đầu tư cho GD Chỉ số đi học đúng độ tuổi ở tiểu học Chỉ số đi học đúng độ tuổi ở bậc THCS Chỉ số đi học đúng độ tuổi ở bậc THPT Chỉ số đầu tư cho GD từ ngân sách nhà nước Chỉ số dầu tư cho GD ở cơ sở Chỉ số đầu tư cho giáo dục THPT Chỉ số phát triển Gd có bao quát bình đẳng giới Số người lao động đào tạo trong 100 người Lao động Theo cuộc tổng điều tra năm 1/4/2009 có 86.7 triệu dân trong đó có 43,5 triệu lao động. Tháng 8/2010 cuộc điều tra bổ sung về trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thì tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 28%. Số người có trình độ Đại học trên 10.000 dân. Chúng ta phấn đấu đến năm 2020 đạt 400 người trên vạn dân. à Trong các chỉ số trên, chỉ số phát triển GD tổng hợp là quan trọng nhất trong HDI. Bởi vì thông qua chỉ số này chúng ta thấy rõ sự đóng góp của Gd cho sự phát triển con người, đồng thời thấy được sự thụ hưởng của người dân trong một cộng đồng về mặt học vấn. Năm 2005 báo cáo phát triển con người ghi nhận chỉ số HDI nước ta năm 2003 đạt 0,704 và xếp 108/177. Dựa vào 3 chỉ tiêu: Chỉ số phát triển kinh tế: K= 0.54 Chỉ số tuổi thọ : T = 0.76 Chỉ số phát triển giáo dục G = 0.82 Công thức tính chỉ số này được thể hiện: K + T + G HDI= 3 Trong đó : K là chỉ số phát triển GD T là chỉ số tuổi thọ G là chỉ số phát triển GD Trong 3 chỉ tiêu tiêu trên chỉ tiêu G là quan trọng nhất trong phát triển con người và chỉ số này được tính từ : Sức khỏe ( tuổi thọ trung bình); Mức sống( GDP/đầu người); Giáo dục ( người biết chữ). Năm 2003 nước ta có số người lớn biết chữ 90,3%. Số người đi học trong độ tuổi 6- 24 là 64%, 0,903*2+ 0,64 G = = 0,82 3 CÂU 4: : 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Vào tháng 9/2000, hội nghị thượng đỉnh của LHQ tại NewYork gồm 189 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Nội dung như sau:    1. Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn:           * Trong khoảng thời gian 1990-2015, giảm một nửa tỷ lệ dưới 1 USD một ngày.           * Trong khoảng thời gian 1990-2015, giảm một nửa tỷ lệ người bị thiếu ăn.           * Tạo việc làm thích hợp và hữu ích cho tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ và thanh niên.    2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học:           * Đảm bảo rằng đến năm 2015, tất cả trẻ em, không phân biệt trai gái, đều được hoàn tất giáo dục tiểu học. Ở Việt Nam: 2000 đã phổ cập xong GDTH và đang phấn đấu phổ cập THCS.    3. Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ:           * Xóa bỏ tình trạng chênh lệch về giới tính ở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tốt nhất là vào năm 2005 và ở mọi cấp không chậm hơn năm 2015.    4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em:           * Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015.    5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ:           * Giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015.           * Đến năm 2015, phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản.    6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác:           * Chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015.           * Đến năm 2010, mọi đối tượng có nhu cầu đều được điều trị HIV/AIDS.           * Chặn đứng và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cũng như các bệnh dịch khác vào năm 2015.    7. Đảm bảo sự bền vững của môi trường:           * Tích hợp nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách và chương trình quốc gia; giảm thiểu tổn thất về môi trường.           * Giảm tổn thất về tính đa dạng sinh học, đến năm 2010 giảm đáng kể tỷ lệ này.           * Đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch và hợp vệ sinh.           * Đến năm 2020, cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người đang sống trong nhà ổ chuột.    8. Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển:           * Tăng cường hơn nữa hệ thống thương mại và tài chính mở, dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử và có thể dự báo, trong đó có cam kết hướng tới sự quản lý tốt, phát triển và giảm thiểu tình trạng đói nghèo trên phạm vi quốc gia và quốc tế.           * Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước kém phát triển nhất, trong đó có việc đảm bảo khả năng tiếp cận đối với các mặt hàng xuất khẩu của họ trên cơ sở miễn thuế và phi hạn ngạch; tăng cường giảm nợ cho các nước nghèo nợ nần nhiều; xoá các khoản nợ song phương chính thức; và tăng cường hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước cam kết xoá đói giảm nghèo           * Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển nằm sâu trong lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển           * Giải quyết một cách toàn diện các vấn đề nợ nần của các nước đang phát triển thông qua các biện pháp quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo quản lý nợ lâu dài, bền vững.           * Thông qua hợp tác với các nước đang phát triển tăng cường và thực hiện chiến lược tạo việc làm thích hợp và hữu ích cho thanh niên.           * Bằng cách hợp tác với các công ty dược phẩm, cung cấp đủ những thuốc trị bệnh thiết yếu tại các nước đang phát triển.           * Thông qua hợp tác với khu vực tư nhân, phát huy các lợi ích của những công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. CÂU 7: Phân biệt 2 chỉ tiêu GDP&GNP. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển Gd. Liên hệ nước ta. GDP = C + I + G + NX GDP a. Khái niệm: Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. b.Các thành phần trong GDP: GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê. Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau: Trong đó: * C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. * I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu. * G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu). * NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất). 2. GNP: a. Khái niệm: GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). b. Công thức tính: Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu. GNP = C + I + G + (X - M) + NR * C = Chi phí tiêu dùng cá nhân * I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội * G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước * X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ * M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ * NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng) 3. Phân biệt giữa GDP và GNP: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khác với tổng sản phẩm quốc dân (GN
Tài liệu liên quan