2.Các giao dịch sau đây được tính như thế nào vào GDP và GNP của Việt Nam
a. Gia đình bạn mua một chiếc tủ lạnh Deawoo sản xuất trong nước
b. Hãng Ford Việt Nam bán một chiếc xe Laser
c. Honda mở rộng nhà máy ở Vĩnh Phúc
d. Gia đình bạn mua chiếc xe BMW sản xuất tại Đức
e. Petro Việt Nam triển khai hoạt động khai thác dầu ở Venezuela
f. Thành phố Hà Nội xây dựng thêm một cây cầu
g. Nhiều quốc lộ đang được mở rộng
h. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều ô tô và xe máy
i. Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng ra thế giới.
12 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 17083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Kinh tế vĩ mô (từ chương 2 đến chương 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
Đo lường sản lượng và mức giá
I. Các bài tập của chương 2, sách bài tập (trang 14)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Dưới đây là những thông tin về một nền kinh tế giả định chỉ sản xuất cà phê và thịt
lợn. Năm 2001 là năm cơ sở
Năm Giá cà phê
(tr đ/tấn)
Lượng cà phê
(tấn)
Giá thịt lợn
(tr đ/tân)
Lượng thịt lơn
(tấn)
2001
2002
2003
30
35
40
5000
6000
7000
20
24
28
1000
1400
1500
Hãy tính
a. GDP danh nghĩa và GDP thực tế của các năm 2001, 2002, 2003
b. Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2001, 2002, 2003
c. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2002 và 2003
d. Nếu giá tăng đều các năm, ta có thể kết luận gì khi so sánh giá trị GDP danh
nghĩa và GDP thực tế của cùng một năm?
2.Các giao dịch sau đây được tính như thế nào vào GDP và GNP của Việt Nam
a. Gia đình bạn mua một chiếc tủ lạnh Deawoo sản xuất trong nước
b. Hãng Ford Việt Nam bán một chiếc xe Laser
c. Honda mở rộng nhà máy ở Vĩnh Phúc
d. Gia đình bạn mua chiếc xe BMW sản xuất tại Đức
e. Petro Việt Nam triển khai hoạt động khai thác dầu ở Venezuela
f. Thành phố Hà Nội xây dựng thêm một cây cầu
g. Nhiều quốc lộ đang được mở rộng
h. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều ô tô và xe máy
i. Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng ra thế giới.
3. Dưới đây là số liệu giả định về việc sản xuất dây đồng qua các công đoạn:
Công đoạn Doanh thu Giá trị đầu vào mua từ DN
khác
1. Khai thác quặng đồng
2. Sản xuất đồng thỏi
3. Sản xuất dây đồng
4. Bán cho người tiêu dung cuối
dùng
100
160
210
300
0
100
160
210
Dựa vào bảng số liệu trên trả lời các câu hỏi sau:
a. Tổng giá trị sản phẩm trung gian là bao nhiêu?
b. Giá trị đóng góp của từng công đoạn trên vào thu nhập quốc dân là bao nhiêu?
c. Toàn bộ quá trình trên đã làm tăng thu nhập quốc dân như thế nào? (tính theo hai
cách: pp chi tiêu và pp sản xuất)
d. Trong giá trị của sản phẩm cuối cùng, giá trị của quặng đồng đã được tính đến
bao nhiêu lần?
4. Hãy cho biết bình luận dưới đây là đúng hay sai và giải thích tại sao?
a. GDP thực tế đo lường theo mức giá hiện hành, còn GDP danh nghĩa đo lường theo
mức giá năm cơ sở
b. Nếu giá cả tăng đều các năm thì GDP danh nghĩa của một năm nào đó luôn lớn hơn
GDP thực tế của năm đó
c. GDP danh nghĩa của một năm nào đó lớn hơn GDP thực tế của năm đó là do sản
lượng năm đó đang tăng so với năm cơ sở
d. GDP thực tế đo lường sản lượng thực tế nên nó phản ánh mức sống của người dân
trong một nước
5. Dưới đây là những thông tin về một nền kinh tế chỉ sản xuất bút và sách. Năm cơ sở
là năm 2000.
Năm Giá bút
(nghìn đồng)
Lượng bút
(nghìn cái)
Giá sách
(nghìn đồng)
Lượng sách
(nghìn cái)
2000
2001
2002
2,00
2,50
2,75
100
90
105
1,00
0,90
1,00
100
120
130
a) Hãy tính CPI của các năm 2000, 2001, 2002
b) Tính tỉ lệ lạm phát của các năm 2001 và 2002
c) Giả sử năm cơ sở thay đổi thành 2002, hãy tính sự thay đổi về tỉ lệ lạm phát của
các năm
d) Giả sử một cá nhân có thu nhập trong các năm là 6000 năm 2000, 7000 năm
2001, 8000 năm 2002. Hãy tính tốc độ tăng thu nhập thực tế của cá nhân này qua
các năm
6. Xét một nền kinh tế giả định trong đó người dân chỉ mua hai sản phẩm A và B. Năm
cơ sở là năm 2007
Sản phẩm A Sản phẩm B
Năm Giá (P) Lượng (Q) Giá (P) Lượng (Q)
2007 6 180 20 48
2008 7 220 21 50
2009 8 220 22 52
a) Hãy tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong các năm 2007, 2008, 2009
b) Hãy tính tỉ lệ lạm phát cho các năm 2008 và 2009
c) Hãy chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của việc tính tỉ lệ lạm phát theo CPI
d) Nếu tổng thu nhập của một cá nhân là 6000 đơn vị tiền tệ trong năm 2007; 7000
đơn vị tiền tệ trong năm 2008 và 8000 đơn vị tiền tệ trong năm 2009. Hãy tính tốc
độ tăng trưởng thu nhập thực tế của cá nhân đó cho năm 2008 và 2009
Chương 3
Tăng trưởng kinh tế
I. Các bài tập của chương 3, sách bài tập (trang 28)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Nếu GDP thực tế của một nền kinh tế tăng từ 2000 tỉ đôla lên 2100 tỉ đôla, thì tỉ lệ
tăng trưởng kinh tế của năm đó sẽ là bao nhiêu? Nếu nền kinh tế duy trì tỉ lệ tăng trưởng
đều đặn thì sau bao lâu sẽ đạt mức GDP bằng 8000 tỉ đôla?
2. Giả sử một quốc gia có GDP thực tế bằng 700 tỉ đôla và tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là
5%. GDP thực tế của quốc gia đó sẽ bằng bao nhiêu sau:
a) 1 năm
b) 2 năm
c) n năm
3. Giả sử GDP thực tế của nước A là 100 tỉ đôla và tăng trưởng với tốc độ 3%/năm,
GDP thực tế của nước B là 50 tỉ đôla và tăng trưởng với tốc độ 10%/năm.
a) Sau bao nhiêu năm thì thu nhập của hai nước sẽ bằng nhau
b) Sau bao nhiêu năm thì thu nhập của nước B bằng 2/3 thu nhập nước A
c) Sau bao nhiêu năm thì thu nhập của nước B gấp đôi thu nhập nước A
4. Giả sử GDP thực tế của nước A là 100 tỉ đôla và tăng trưởng 3%/năm. GDP thực tế
của nước B là 50 tỉ đôla và tăng trưởng 10%/năm. Dân số của cả hai nước đều là 10
triệu người và tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 2%
a) Hãy tính GDP thực tế của hai nước và tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế
b) Sau bao lâu GDP thực tế của hai nước sẽ bằng nhau
c) Sau bao lâu GDP thực tế bình quân đầu người của hai nước sẽ bằng nhau
d) Sau bao lâu GDP thực tế của hai nước sẽ đạt giá trị gấp đôi
5. Mỗi sự kiện sau đây ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một
nước
a) Gia tăng vốn đầu tư nước ngoài
b) Tăng dân số
c) Tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo
d) Biến đổi khí hậu làm giảm đáng kể nguồn tài nguyên thiên nhiên
e) Tự do hóa thương mại, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước
f) Áp dụng rộng rãi chính sách kiểm soát giá để phân bổ hợp lý nguồn lực và hàng hóa
g) Thực hiện chính sách tài khóa theo hướng giảm thâm hụt ngân sách chính phủ
Chương 4
Tiết kiệm – Đầu tư
và Hệ thống tài chính
I. Các bài tập của chương 4, sách bài tập (trang 41)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Hãy giải thích các tình huống sau đây liên quan như thế nào đến tiết kiệm tư nhân, tiết
kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân trong một nền kinh tế đóng:
a) Gia đình bạn mua một ngôi nhà mới theo hình thức trả góp
b) Bạn mua cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương
c) Bạn nhận lương và thưởng cuối năm và gửi khoản tiền đó vào tài khoản ở Ngân hàng
d) Gia đình bạn vay tiền Ngân hàng để mua ô tô kinh doanh du lịch
e) Trong 15 năm qua, công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính
toán tốt hơn và giảm đáng kể lượng hàng tồn kho để phuc vụ bán hàng.
f) Chính phủ quyết định đánh thuế vào tiền lãi và cổ tức trong khi vẫn giữ cho cán cân
ngân sách không thay đổi
g) Chính phủ miễn thuế cho các dự án đầu tư mới trong khi vẫn giữ cho cán cân ngân
sách không thay đổi
h) Người dân chi tiêu tằn tiện hơn do lo ngại khó khăn kinh tế
i) Quốc hội thông qua một đạo luật giảm thuế cho các giao dịch không dùng tiền mặt
2. Với mỗi sự kiện ở bài 1, bằng lập luận và đồ thị thị trường vốn vay, hãy cho biết sự
thay đổi đối với lãi suất, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc dân, đầu tư
tư nhân và tăng trưởng kinh tế
3. Với mỗi sự kiện ở bài 1, nếu đường cung vốn dốc hơn (cung vốn có hệ số co giãn
thấp) thì lãi suất sẽ thay đổi như thế nào?
4. Với mỗi sự kiện ở bài 1, nếu đường cung vốn dốc hơn (cung vốn có hệ số co giãn
thấp) thì lượng vốn được trao đổi sẽ thay đổi như thế nào?
5. Với mỗi sự kiện ở bài 1, nếu đường cầu vốn dốc hơn (cầu vốn có hệ số co giãn thấp)
thì lãi suất sẽ thay đổi như thế nào?
6. Với mỗi sự kiện ở bài 1, nếu đường cầu vốn dốc hơn (cầu vốn có hệ số co giãn thấp)
thì lượng vốn được trao đổi sẽ thay đổi như thế nào?
(Với bài 3-4-5-6, thay đổi đề bài cho trường hợp hệ số co giãn cao)
7. Giả sử mức sản lượng cân bằng Y = 5000; hàm tiêu dùng có dạng C = 500 + 0,6 (Y-
T), thuế T= 600, chi tiêu chính phủ G = 1000, hàm đầu tư có dạng I = 2160 – 100r. Hãy
tính:
- lãi suất cân bằng
- giá trị tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc dân, và đầu tư tư nhân
8. Nếu GDP = 1000, Tiêu dùng = 600, thuế = 100, chi tiêu chính phủ = 200. Hãy tính tiết
kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc dân, đầu tư tư nhân
Chương 6
Tổng cầu và Tổng cung
I. Các bài tập của chương 6, sách bài tập (trang 71)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Giả sử các hộ gia đình Việt Nam tăng mạnh chi tiêu do rất lạc quan vào triển vọng thu
nhập và việc làm trong tương lai. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS tác động
của sự kiện này đến nên kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn trên hai phương diện: mức giá
và sản lượng
2. Bằng lập luận và đồ thị AD-AS, hãy cho biết tác động của những sự kiện sau đến nền
kinh tế Việt nam trong ngắn hạn trên ba phương diện: mức giá, sản lượng và việc làm.
a) Năm 2010, các doanh nghiệp rất lạc quan vào tình hình phát triển kinh tế sau giai
đoạn kinh tế suy giảm
b) Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh ảnh hưởng nhiều đến Việt nam
c) Lượng mưa giảm mạnh gây thiếu nước và thiếu điện nghiêm trọng cho sản xuất
d) Việt Nam vừa đưa được nhiều lao động ra làm việc ở nước ngoài
e) Chính phủ bắt đầu tăng tiền lương tối thiểu lên 730 nghìn đồng/tháng
f) Chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu
h) Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
i) Các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào triển vọng việc làm trong tương lai
j) Thị trường chứng khoán hồi phục làm tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình
k) Tiến bộ công nghệ làm tăng đáng kể năng suất
l) Từ năm 2008, nhiều nước bạn hàng của Việt Nam suy thoái và mua ít hàng hóa của
Việt Nam hơn
3. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp
đó, giả sử rằng các hộ gia đình tăng tiêu dùng. Bằng mô hình AD-AS, hãy cho biết:
a) sự thay đổi của nền kinh tế trên ba phương diện: mức giá, sản lượng, thất nghiệp và
tiền lương thực tế.
b) sự điều chỉnh của nền kinh tế trong dài hạn và sự thay đổi của mức giá, tiền lương
thực tế trong dài hạn.
4. Với mỗi sự kiện ở bài 2, hãy cho biết sự thay đổi của mức giá và sản lượng trong dài
hạn (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi)
5. Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt Nam ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Từ cuối năm 2008, các nước nhập khẩu chủ lực hàng Việt Nam lâm vào suy thoái
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS tác động của sự kiện trên đến nền kinh
tế Việt Nam trên các phương diện: mức giá, sản lượng, việc làm và tiền lương thực tế
b. Trước cú sốc ngoại sinh ở trên, hãy cho biết sự thay đổi của sản lượng và mức giá
dường như là nhiều hay ít hơn, với giả thiết nền kinh tế có thuế suất biên (t) nhỏ, xu
hướng nhập khẩu cận biên (MPM) nhỏ và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) lớn.
c. Để đối phó với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế từ cuối năm 2008, chính phủ Việt
Nam đã điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào? Bằng lập luận và đồ thị
AS-AD hãy giải thích tác động của các chính sách này đến nền kinh tế Việt Nam.
d. Hãy chỉ ra một số thách thức mà anh/chị đã chỉ ra ở phần c.
6. Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt Nam ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu để kích cầu, đồng thời tăng
thuế để đảm bảo ổn định cán cân ngân sách.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS tác động của sự kiện trên đến nền kinh
tế Việt Nam trong ngắn hạn trên các phương diện: mức giá, sản lượng, việc làm và tiền
lương thực tế
b. Trước chính sách trên, hãy cho biết sự thay đổi của sản lượng và mức giá dường
như là nhiều hay ít hơn, với giả thiết nền kinh tế có thuế suất biên (t) nhỏ, xu hướng
nhập khẩu cận biên (MPM) nhỏ và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) lớn.
c. . Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS tác động của sự kiện trên đến mức giá
và sản lượng nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn nếu chính phủ không tiếp tục thực hiện
chính sách kinh tế vĩ mô nào
Chương 7
Tổng cầu và Chính sách tài khóa
I. Các bài tập của chương 7, sách bài tập (trang 85)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Xét một nền kinh tế giản đơn với thu nhập (Y) và tiêu dùng (C) được cho ở bảng sau:
Y 200 300 400 500 600 700 800
C 210 290 370 450 530 610 690
a. Hãy tính xu hướng tiêu dung cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên
b. Hãy tính mức tiết kiệm khi thu nhập là 400
c. Hãy xác định giá trị của sản lượng cân bằng nếu chi tiêu cho đầu tư bằng 70
d. Hãy tính sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi đầu tư tăng thêm 40
2. Xét một nền kinh tế đóng có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 1/3.
Cả tiêu dùng tự định và đầu tư đều là 100 tỉ, chi tiêu của chính phủ là 500 tỉ.
a) Hãy xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị
b) Xác định sản lượng cân bằng và cán cân ngân sách
c) Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 120 tỉ, hãy xác định sự thay đổi của sản lượng
cân bằng, cán cân ngân sách và tiêu dùng. Biểu diễn sự thay đổi này lên đồ thị AE-Y
3. Bằng đồ thị AE-Y cho một nền kinh tế mở với thuế phụ thuộc vào thu nhập, hãy giải
thích sự tác động của mỗi sự kiện sau đến tổng chi tiêu tự định, sản lượng cân bằng,
cán cân thương mại, cán cân ngân sách:
a) Hộ gia đình kỳ vọng thu nhập sẽ tăng trong khi các yếu tố khác không đổi
b) Chính phủ tăng thuế suất thuế thu nhập
c) Hộ gia đình giảm xu hướng tiết kiệm cận biên
d) Chính phủ tăng chi tiêu cho giáo dục
Chương 8
Tiền tệ và Chính sách tiền tệ
I. Các bài tập của chương 8, sách bài tập (trang 109)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Giả sử ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Bằng lập
luận và đồ thị về thị trường tiền tệ và mô hình AS-AD, hãy phân tích tác động của chính
sách đó đến lãi suất, đầu tư, sản lượng và mức giá của nền kinh tế.
2. Giả sử ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bằng lập luận và đồ thị về thị
trường tiền tệ và mô hình AS-AD, hãy phân tích tác động của chính sách đó đến lãi suất,
đầu tư, sản lượng và mức giá của nền kinh tế.
3. Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bằng lập luận và đồ thị về
thị trường tiền tệ và mô hình AS-AD, hãy phân tích tác động của chính sách đó đến lãi
suất, đầu tư, sản lượng và mức giá của nền kinh tế.
4. Giả sử tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 20%, tỷ lệ dự trữ thực tế là
10%. Giả sử Ngân hàng Trung ương mua 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Hãy tính
sự thay đổi của cơ sở tiền tệ và cung tiền trong nền kinh tế. Hãy giải thích tác động của
sự thay đổi chính sách đó đến lãi suất, sản lượng và mức giá. Minh họa bằng đồ thị thị
trường tiền tệ và AD-AS.
5. Giả sử tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 40%, tỷ lệ dự trữ thực tế là
30%. Giả sử Ngân hàng Trung ương bán 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Hãy tính sự
thay đổi của cơ sở tiền tệ và cung tiền trong nền kinh tế. Hãy giải thích tác động của sự
thay đổi chính sách đó đến lãi suất, sản lượng và mức giá. Minh họa bằng đồ thị thị
trường tiền tệ và AD-AS.
6. Giả sử ban đầu tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 20%, tỷ lệ dự trữ thực
tế của các ngân hàng thương mại là 20% và cơ sở tiền tệ là 1 tỷ đồng. Hãy phân tích tác
động của việc các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ dự trữ xuỗng còn 10% đến số nhân
tiền, cung tiền, lãi suất, sản lượng và mức giá. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị thị
trường tiền tệ và AD-AS.
7. Giả sử Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất chiết khấu. Bằng lập luận và đồ thị về thị
trường tiền tệ và mô hình AS-AD, hãy phân tích tác động của chính sách đó đến lãi suất,
đầu tư, sản lượng và mức giá của nền kinh tế.
8. Xét một thị trường tiền tệ với đặc điểm sau đây:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng là 20%
Tỉ lệ dự trữ thực tế: 20%
Cơ sở tiền tệ (tỷ đồng) 1.000
a) Hãy tính số nhân tiền và cung tiền của thị trường
b) Ngân hàng Trung ương cần thực hiện nghiệp vụ thị trường mở như thế nào để
giảm bớt cung tiền 3 tỷ đồng
c) Bằng lập luận và đồ thị về thị trường tiền tệ và mô hình AS-AD, hãy phân tích tác
động của chính sách ở phần (b) đến lãi suất, đầu tư, sản lượng và mức giá của
nền kinh tế.
9. Xét một thị trường tiền tệ với đặc điểm sau đây:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng là 40%
Tỉ lệ dự trữ thực tế: 10%
Cung tiền (tỷ đồng) 14.000
a) Hãy tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở của thị trường
b) Giả sử ngân hàng trung ương mua 60 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Hãy xác định
sự thay đổi của cung tiền.
c) Bằng lập luận và đồ thị về thị trường tiền tệ và mô hình AS-AD, hãy phân tích tác
động của chính sách ở phần (b) đến lãi suất, đầu tư, sản lượng và mức giá của
nền kinh tế.
10. Hãy giải thích giao dịch sau đây ảnh hưởng ra sao đến các khối lượng tiền M0 – M1
– M2
a) Một người chuyển 10 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có thời hạn sang tài khoản tiền
gửi có thể viết séc
b) Nông dân gửi tiền tiết kiệm ở cơ sở tín dụng nông thôn
c) Ngân hàng Trung ương phát hành thêm tiền cơ sở mua trái phiếu kho bạc
11. Giả sử các ngân hàng thương mại luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Một cá nhân tên
A đến gửi 10 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi có thể viết séc ở một ngân hàng có bảng
cân đối như sau:
Có Nợ
Dự trữ: 40 triệu Tiền gửi 500 triệu
Cho vay: 460 triệu
500 triệu
a) ngay sau khi ông A gửi tiền và trước khi ngân hàng thương mại này tiếp tục thực
hiện bất kỳ giao dịch nào, cung tiền của nền kinh tế thay đổi như thế nào?
b) ngay sau khi ông A gửi tiền và trước khi ngân hàng thương mại này tiếp tục thực
hiện bất kỳ giao dịch nào, dự trữ của ngân hàng thương mại này có gì thay đổi?
c) sau khi ông A gửi tiền, giả sử ngân hàng thương mại này có mục đích tối đa hóa
lợi nhuận, họ sẽ xử lý khoản tiền mới gửi như thế nào? Khi đó, lượng dự trữ, tiền
gửi và cho vay của ngân hàng sẽ là bao nhiêu?
d) Tổng lượng tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thay đổi như thế
nào?
e) Cung tiền của nền kinh tế sẽ thay đổi như thế nào?
12. Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 6%, tỉ lệ dự trữ
dôi ra là 1%, và cung tiền là 820 tỉ đồng. Cơ sở tiền tệ sẽ bằng bao nhiêu?
13. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và Ngân hàng Trung ương mua 100 tỷ đồng trái
phiếu chính phủ thì cung tiền của nền kinh tế có thể thay đổi như thế nào? (câu hỏi mở)
Chương 10
Kinh tế Vĩ mô cho nền kinh tế mở
I. Các bài tập của chương 10, sách bài tập (trang 142)
II. Một số bài tập bổ sung
1. Bằng lập luận và đồ thị về thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam (VNĐ) và đôla Mỹ
(USD) hãy giải thích tác động của việc Mỹ nhập khẩu nhiều hàng hóa của Việt Nam hơn
tới tỉ giá hối đoái (được tính bằng số VNĐ đổi lấy 1 USD) và số USD được trao đổi.
2. Giả sử lãi suất tiền gửi tiền đồng tăng so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Hãy trả lời các
câu hỏi sau:
a) Sự kiện trên tác động thế nào đến tỉ giá hối đoái giữa VNĐ và USD trong chế độ tỉ giá
thả nổi?
b) Trong chế độ tỉ giá cố định, Ngân hàng Trung ương cần can thiệp như thế nào để duy
trì mức tỉ giá ban đầu? Hãy cho biết sự thay đổi đối với cơ sở tiền tệ, dư trữ ngoại tệ, và
cán cân thương mại của nước đó.
3. Giả sử nền kinh tế thế giới hồi phục sau khủng hoảng đã làm tăng xuất khẩu của Việt
Nam nhiều hơn là nhập khẩu. Bằng lập luận và đồ thị, hãy trả lời những câu hỏi sau:
a) Sự thay đổi của tỉ giá hối đoái trong chế độ tỉ giá thả nổi?
b) Sự kiện trên có tác động như thế nào đến mức giá và sản lượng của nền kinh tế trong
ngắn hạn
4. Những sự kiện sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến cán cân tài khoản vãng lai,
cán cân tài khoản vốn và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam:
a) bài tập 1 trang 142
b) bài tập 2 trang 142
c) bài tập 8 trang 144
d) Việt kiều gửi nhiều ngoại tệ về cho thân nhân trong nước
e) Khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam ngày càng nhiều
f) Các cá nhân ưa thích mở tài khoản ở nước ngoài hơn ở trong nước
5. Trong chế độ tỉ giá cố định, Ngân hàng Trung ương cần can thiệp như thế nào khi xảy
ra những sự kiện sau:
a) bài tập 1 trang 142
b) bài tập 2 trang 142
c) bài tập 8 trang 144