Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thùy Linh

I. Cơ sở của luận điểm: 1. Bối cảnh lịch sử: a, Bối cảnh thế giới: _Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Pháp, Anh và Đức cùng các nước Tây Âu. Để tạo ra nhiều lợi nhuận, giới tư bản không ngừng bóc lột giai cấp vô sản, đẩy cuộc sống của họ vào cùng cực, trong khi tầng lớp tư sản sống sung sướng bằng máu của công nhân, nông dân. Trước mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, phong trào đứng lên của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát sang tự giác. Để đáp ứng nhu cầu về lý luận dẫn dường cho cách mạng, chủ nghĩa Mác ra đời bằng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản(1848). _ Cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc nhằm tìm thêm thị trường, nguyên liệu, nhân công. Các nước đế quốc thi nhau xâu xé, cướp bóc, thôn tính các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Thế giới được chia làm hai phần: các nước tư bản phát triển (phương Tây) và các nước nông nghiệp lạc hậu (phương Đông).

docx20 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Linh. Họ và tên sinh viên: Kim Tuấn Anh. Mã sinh viên: 11186213. Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh 219_19. BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Tên đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: ‘’Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản’’. Cơ sở của luận điểm: Bối cảnh lịch sử: a, Bối cảnh thế giới: _Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Pháp, Anh và Đức cùng các nước Tây Âu. Để tạo ra nhiều lợi nhuận, giới tư bản không ngừng bóc lột giai cấp vô sản, đẩy cuộc sống của họ vào cùng cực, trong khi tầng lớp tư sản sống sung sướng bằng máu của công nhân, nông dân. Trước mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, phong trào đứng lên của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát sang tự giác. Để đáp ứng nhu cầu về lý luận dẫn dường cho cách mạng, chủ nghĩa Mác ra đời bằng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản(1848). _ Cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc nhằm tìm thêm thị trường, nguyên liệu, nhân công. Các nước đế quốc thi nhau xâu xé, cướp bóc, thôn tính các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Thế giới được chia làm hai phần: các nước tư bản phát triển (phương Tây) và các nước nông nghiệp lạc hậu (phương Đông). _ Sang đầu thế kỷ XX, cuộc xung đột, tranh giành quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bùng lên mạnh mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêxia, Bão táp cách mạng với "phương Đông thức tỉnh" là nét đặc sắc của tình hình quốc tế trong giai đoạn này. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình; đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản và các dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Thực tiễn chứng minh lý luận của Lênin là đúng với thắng lợi của cuộc Cách mang Tháng Mười năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga. Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cách mạng thế giới, nhất là cách mạng ở thuộc địa. Năm 1919, Lênin cùng các nhà cách mạng chân chính ở các nước thành lập Quốc tế Cộng sản - một tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới. Quốc tế Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong trào cách mạng vô sản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới. b, Bối cảnh Việt Nam: _ Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt. Trước hành động xâm lược của đế quốc Pháp, chế độ phong kiến mà đại biểu là triều đình nhà Nguyễn đã chọn con đường quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Pháp. Chế độ phong kiến Việt Nam trước đây đại biểu cho dân tộc, đến nay bộc lộ rõ sự thối nát, bất lực và phản động. _ Trước cảnh nước mất nhà tan, các sĩ phu yêu nước đồng loạt đứng lên với các cuộc nổi dậy như phong trào Cần Vương- đại diện cho chế độ phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, tuy nhiên đều có kết cục chung là thất bại. Qua đó thấy được, chế độ phong kiến lạc hậu đã không còn thích hợp cho công cuộc giải phóng độc lập dân tộc, đất nước ta. _ Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, rất nhiều phong trào yêu nước nổ ra, lớp trước ngã lớp sau lại đứng dậy, hết sức kiên cường. Mặc dù vậy, tất cả phong trào đó đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các phong trào của các nghĩa sĩ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã biết hướng ra bên ngoài, gây được tiếng vang nhưng không thành công là do chưa hướng đúng vì mang tư tưởng cầu viện nước ngoài: dùng Nhật kháng Pháp chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau (phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng) hay xin giặc rủ lòng thương ( phong trào cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh). Ngoài ra còn các phong trào như Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Tất cả các phong trào trên đều mang tư tưởng dân tộc dân chủ tư bản, được ảnh hưởng bởi các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới dồn dập dội vào nước ta: tư tưởng của Cách mạng Nga năm 1905 dưới tác động của nước Nhật duy tân, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tư tưởng dân tộc, dân quyền của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp, Các phong trào ở Việt Nam nói trên đều thất bại như một sự tất yếu do vẫn chưa tìm được con đường giải phóng đúng đắn. Rõ ràng, đến đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cách mạng Việt Nam ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra". Chính vì những lý do trên mà Hồ Chí Minh đã quyết định ra ngoài thế giới để tìm hiểu, trả lời cho câu hỏi về con đường giải phóng phù hợp cho tổ quốc, cho đồng bào ta. Cơ sở hình thành luận điểm: a, Cơ sở thực tiễn: _Cách mạng tư sản là không triệt để: Điểm đến đầu tiên của Hồ Chí Minh là Pháp. Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu xem cái nơi sinh ra “tự do, bình đẳng, bác ái”, nơi sinh ra “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” tại sao lại là nơi đẻ ra ách đô hộ thực dân. Vì vậy, Hồ Chí Minh từ chối con đường sang Nhật của Phan Bội Châu. Vừa đặt chân lên nước Pháp, Người nhận thấy ở nước Pháp cũng nhiều người khổ như ở Việt Nam, ở đây giai cấp tư sản cũng tàn ác như ở Việt Nam. Một điều Người không ngờ đến là trên nước Pháp lại tồn tại hai nước Pháp: Một nước Pháp của giai cấp tư sản và một nước Pháp của nhân dân lao động. “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân. Người đọc tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiêu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ. Tuy rằng cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mạng lần thứ hai. Vì cách mạng Mỹ là cách mạng tư bản, mà cách mạng tư bản là chưa phải cách mạng đến nơi. Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư bản, cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó bóc lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mạng đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mạng lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mạng An Nam nên nhớ những điều ấy. _Về cách mạng vô sản Nga (10/1917): Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộcđịa làm cách mạng để đập đổ tất cả các đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. _ Thực tiễn mâu thuẫn tại Việt Nam bấy giờ: Ở Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết: +Một là, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước. +Hai là, mâu thuẫn giữa đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến.  Từ những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đi đến xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng. Người cho rằng, chính các giai tầng bị áp bức bóc lột sẽ là người thực hiện cuộc cách mạng lật đổ các giai cấp thống trị mình, giành lấy quyền sống và quyền độc lập, tự do cho chính họ. Với Việt Nam, lực lượng cách mạng chính là giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản... Trong đó, “...ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mạng càng bền, chí cách mệnh càng quyết...công nông bị áp bức nặng hơn... công nông là đông nhất nên sức mạnh hơn hết, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc nên công nông là gốc cách mạng”. Tất cả những luận điểm và sự tổng kết thực tiễn trên đều cho thấy: Việt Nam không còn con đường giải phóng dân tộc nào khác ngoài tiến hành cách mạng vô sản. b, Cơ sở lý luận: Sau một thời gian đi khắp nơi để quan sát cuộc sống những người lao động ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, nhất là chứng kiến cuộc sống của những người nô lệ da đen, Hồ Chí Minh rút ra một nhận xét: đâu đâu trên thế giới cũng chỉ có hai loại người là thiểu số đi áp bức bóc lột, còn đa số quần chúng lao động là những người bị áp bức bóc lột. Năm 1918, Hồ Chí Minh trở lại Pháp khi phong trào công nhân Pháp đang có những chuyển biến quan trọng. Người đã tham gia vào phong trào công nhân Pháp. Người vừa tiếp nhận để trưởng thành, lại có những đóng góp cho phong trào. Được sự giúp đỡ của các đồng chí công nhân Pháp, Hồ Chí Minh gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919). Ngày 16/08/1919, Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Vécxai bản “Yêu sách của nhân dân Annam”, đòi quyền lợi cho các dân tộc ở Đông Dương. Tuy không được thực dân chấp nhận, nhưng bản yêu sách đã gây ra tiếng vang lớn trong dư luận. Cũng từ đây Người rút ra một bài học quan trọng: Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình phải dựa vào chính sức mạnh của mình, chứ không phải dựa vào các lực lượng bên ngoài. Năm 1920, Người bắt gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, trong đó có ba vấn đề quan trọng nhất như sau: + Lênin bóc trần lối đặt vấn đề một cách trừu tượng về hình thức của giai cấp tư sản về quyền bình đẳng trong đó bao gồm cả quyền bình đẳng dân tộc. Lênin đòi hỏi phải phân biệt rõ nét các dân tộc bị áp bức, phụ thuộc không được hưởng quyền bình đẳng với các dân tộc đi áp bức. bóc lột được hưởng đầy đủ quyền lợi. + Lênin khẳng định điều quan trọng nhất trong Quốc tế cộng sản về các vấn đề dân tộc và thuộc địa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới đảm bảo cho việc chiến thắng giai cấp tư sản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng. + Nhiệm vụ quan trọng của các Đảng Cộng Sản là phải ủng hộ tích cực, trực tiếp đấu tranh cho giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa. Đặc biệt Leenin đòi hỏi các giai cấp vô sản ở các nước thống trị các nước thuộc địa, dân tộc lạc hậu buộc phải ủng hộ tích cực nhất cho phong trào độc lập, giải phóng ở các dân tộc ấy. Sau khi nghiên cứu kỹ luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy một con đường cứu nước phù hợp cho dân tộc Việt Nam. Con đường đó là muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Hồ Chí Minh con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người. Trong lịch sử, các giai cấp thống trị thực hiện sự thống trị áp bức giai cấp và áp bức dân tộc. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới giải quyết triệt để vấn đề giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Trong lịch sử, chưa có học thuyết nào bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp bị bóc lột và người lao động. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin hướng tới không chỉ bảo vệ mà còn đưa người lao động lên làm chủ. Bác đã tin và theo chủ nghĩa này, Người cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ hay muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Nội dung của luận điểm: Về cách mạng vô sản: a, Khái niệm: Theo định nghĩa thì cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chử nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Nếu như các cuộc cách mạng trước đó kết thúc bằng việc giành chính quyền thì đối với cách mạng vô sản, việc giành chính quyền chỉ là ước đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội. Cách mạng vô sản phải bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiế lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt, chính trị, văn hóa tư tưởng xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. b, Mục tiêu của cách mạng vô sản: Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng xã hội, giải phóng con người. Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phải đoàn kết cùng những người lao động khác nhằm thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, không còn tình trạng dân tộc này áp bức dân tộc khác. c, Lực lượng lãnh đạo, tổ chức lãnh đạo cách mạng vô sản: Cách mạng vô sản được lãnh đạo bởi giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, là lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai. Do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong chương IV của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác đã chỉ rõ: trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp vô sản, trái lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng, có tinh thần cách mạng triệt để nhất có ý thức tổ chức kỷ luật cao và có bản chất quốc tế. Do đó sứ mệnh đánh đổ giai cấp tư sản được giao vào tay vô sản là điều không thể bàn cãi. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do địa vị kinh tế xã hội của giai cấp này quy định nhưng để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân mà trong những nhân tố chủ quan đó thì việc thành lập Đảng Cộng sản là vô cùng quan trọng. Một Đảng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao cấp nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ, quyền lợi của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Sự lãnh đạo của Đảng cũng là sự lãnh đạo của toàn thể giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản có lợi ích căn bản giống với lợi ích của giai cấp công nhân và quần chúng lao động, vì thế Đảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa họ tham gia vào cách mạng. Đảng là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân tộc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn dành được thắng lợi thì phải có sự liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân, nông dân và với các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công nông. Sự liên minh về mặt chính trị trở thành cơ sở vững chắc cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nóng cốt trong mặt trạn dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp khác. Sự liên minh về mặt kinh tế trở thành một động lực to lớn để thúc đẩy xã hội phát triển, nhất là trong thời kỳ tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra liên minh về kinh tế còn về cả các mặt nội dung văn hóa, xã hội để đồng thời đặt được các mục tiêu để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Về cách mạng giải phóng dân tộc: a, Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau một quá trình tìm hiểu và phân tích, Hồ Chí Minh đã nhận hấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa đều có chung một số phận giống nhau là mất nước, chịu làm nô lệ, nếu như mâu thuẫn ở các nước tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giai cấp vô sản và giai cấp tư sản thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh đã lý giải: xã hội phương Đông có cấu trúc kinh tế, xã hội khác so với phương Tây vì đặc thù lịch sử, địa lý. Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau nên tính chất cuộc đấu tranh cách mạng cũng khác nhau, nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp thì ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam. Giải phóng dân tộc chính là đánh đổ ách thống trị, áp bức của chủ nghĩa đế quốc tại đây để dành lại độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước độc lập, tự do, có con đường phát triển riêng của dân tộc mình sao cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, tiến bộ xã hội. Nếu không giành được độc lập dân tộc thì khó có thể, thậm chí là không thể đem lại được quyền lợi trao trả về tay các tầng lớp bị áp bức, bài học nhãn tiền từ các phong trào của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vẫn còn. Ở các nước thuộc địa thì mâu thuẫn dân tộc chính là mâu thuẫn lớn nhất và là chủ yếu do đó nó quy định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm ‘’ Đường cách mệnh’’ Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. Người nói rõ: ‘’ Giai cấp nông dân là số lượng lớn nhất trong dân tộc nên giải phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân, mà nông dân thì có yêu cầu về ruộng đất do đó khi tiến hành đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó sẽ được đáp ứng vì ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân’’. Đế quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa sẽ là nguyện vọng hàng đầu của nông dân. b, Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam: Tư tưởng trên trải qua thời gian đã khẳng định được tính đúng đắn của mình, tại hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định thành lập mặt trận Việt Minh thực hiện đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở chính là giai cấp công nhân, nông dân, coi giải phóng dân tộc là vấn đề bức thiết nhất, có giải quyết được vấn đề này mới có thể tiếp tục thực hiện toàn diện cách mạng ruộng đất, hiện tại chỉ thực hiện một phần nhằm đáp ứng cho nhu cầu giải phóng dân tộc. Khẩu quyết: ‘’Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi’’ trở thành tôn chỉ của cuộc cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ đánh đổ chế độ thực dân Pháp là nhiệm vụ hàng đầu. Nhiệm vụ của cách mạng bây giờ không phải là tư sản dân quyền hay giải quyết phản đế và điền địa nữa mà chuyển sang mục tiêu duy nhất là giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Kết quả thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của quyết định trên. Mối quan hệ giữa con đường giải phóng dân tộc và con đường cách mạng vô sản Qua dòng chảy lịch sử, ta có thể thấy sự thất bại tất yếu của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bằng các ngọn cờ giải phóng dân tộc phong kiến hoặc tư tưởng tư sản do không đáp ứng được nhu cầu giải phóng dân tộc ta khỏi xiềng xích nô lệ. Hồ Chí Minh một mặt khâm phục