Bài 1 :
Công ty Cổ phần Đại La là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh doanh
trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và khách sạn.
Ngày 01 – 09 – 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì có quyết định cho phép
chuyển doanh nghiệp nhà nước Đại La thành Công ty Cổ phần Đại La Ngày 25-09-
2009, Công ty triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu tiên, 150 cổ
đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công
ty) đã tiến hành bầu ra Hội đồng quản trị (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ.
Sau đó, ngày 26-09-2009, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty cũng đã nhóm
họp và bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc
Công ty.
7 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống luật doanh nghiệp - Các loại hình doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tình huống luật doanh nghiệp -
Các loại hình doanh nghiệp
Bài 1 :
Công ty Cổ phần Đại La là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh doanh
trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và khách sạn.
Ngày 01 – 09 – 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì có quyết định cho phép
chuyển doanh nghiệp nhà nước Đại La thành Công ty Cổ phần Đại La Ngày 25-09-
2009, Công ty triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu tiên, 150 cổ
đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công
ty) đã tiến hành bầu ra Hội đồng quản trị (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ.
Sau đó, ngày 26-09-2009, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty cũng đã nhóm
họp và bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc
Công ty.
1. Cuộc họp ĐHĐCĐ của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ngày 01-11-2009, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Việt Trì cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đại La với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ
đồng và số cổ phần phát hành là 15.000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000
đồng và 100% cổ phần được bán hết cho công nhân viên của Công ty.)
2. Việc phát hành cổ phần của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước đây, hàng
năm Công ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của tất cả
cán bộ, công nhân viên của Công ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những
cuộc họp này, Ban Giám đốc công ty và Hội đồng quản trị trình bày về tình hình
họat động kinh doanh của Công ty năm qua và phương hướng kinh doanh của
Công ty năm tới cũng như trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc.
3. Việc tổ chức cuộc họp tổng kết này có mang tính chất bắt buộc hay không?
Nếu chỉ tổ chức cuộc họp trên mà không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ hàng năm
có hợp pháp không, căn cứ pháp lý?
Trong quá trình hoạt động từ cuối năm 2009, Hội đồng quản trị Công ty đã quyết
định chia cổ tức 3 lần cho các cổ đông (lần thứ nhất vào tháng 3 – 2010, lần 2 vào
tháng 07-2010 và lần 3 vào tháng 3-2011). Đầu năm 2011, nhằm đáp ứng yêu cầu
mở rộng và phát triển họat động kinh doanh, Hội đồng quản trị của Công ty đã
quyết định mua các thiết bị máy chuyên dụng phục vụ cho họat động kinh doanh
của Công ty trị giá 3,5 tỷ đồng (tổng giá trị tài sản của Công ty thời điểm này theo
sổ sách kế toán là 4 tỷ đồng).
4. Các quyết định trên của HĐQT có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi Điều lệ cho
phù hợp với Luật Doanh nghiệp và thông qua báo cáo tài chính năm 2010 và kế
hoạch kinh năm 2011, Công ty Cổ phần Đại La quyết định triệu tập cuộc họp Đại
Hội cổ đông thứ hai sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên ngày 25-09-
2009).
Do công ty Cổ phần Đại La có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 08-
03-2011, Hội đồng quản trị của Công ty gửi cho quản lý trưởng các đơn vị trên
thông báo về kế hoạch cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông và yêu cầu mỗi đơn vị kinh
doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông toàn
Công ty. Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các
đơn vị đó một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi mới của Công ty để các đơn vị kinh
doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày 12-03-2011, Công ty đã có văn bản thông báo
đến các đơn vị về việc “triệu tập Đại hội đại biểu cổ đông” toàn Công ty ngày 15-
03-2011.
5. Việc thông báo về cuộc họp ĐHĐCĐ của HĐQT đối với các đại biểu có hợp
pháp không? Căn cứ pháp lý?
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 15-03-2011, chủ tọa cuộc họp (là chủ tịch
Hội đồng quản trị đã đọc báo cáo tổng kết năm 2010, phương hướng kinh doanh
năm 2011, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Sau đó, chủ
tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đông tham dự cuộc họp một
lần về tất cả các vấn đề được nêu trên.
6. Việc lấy biểu quyết trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thông qua, vốn
điều lệ công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được
chào bán nội bộ cho các cổ đông trong Công ty. Các cổ đông được mua thêm số cổ
phiếu cao nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của cổ đông đó (theo tỷ lệ
1-1). Mỗi thành viên Hội đồng quản trị được quyền mua số cổ phiếu tương đương
6% vốn điều lệ).
7. Nghị quyết trên có hợp pháp không? Vì sao?
Bản điều lệ (được cuộc họp ngày 15-03-2011 thông qua) có một số điểm sửa đổi.
Điều 17 Điều lệ quy định: “Đại hội đồng cổ đông hoặc Đại hội đại biểu Cổ đông là
cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Đại La”. Điều 20 của Điều lệ
quy định: “Trong trường hợp Công ty tổ chức đại hội đại biểu cổ đông thì cổ đông
sỡ hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên. Các cổ đông
khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ để cử
người đi họp”. Điều 23 điều lệ quy định: “Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng
quản trị là phải sở hữu 6% tổng số vốn điều lệ trở lên”.
8. Các quy định của bản điều lệ trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Do bất đồng với Hội đồng quản trị trong điều hành, quản lý Công ty, không đồng ý
với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhóm 10
cổ đông của Công ty Cổ phần Đại La đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân thành phố
Việt Trì kiện Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đại La.
Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét
xử.
9. TAND thành phố Việt Trì có thẩm quyền thụ lý vụ án không? Căn cứ pháp
lý?
Bài 2 :
BÀI TẬP LUẬT DOANH NGHIỆP
an0mym0us on Thu 25 Apr 2013, 7:10 pm
TÊN DOANH NGHIỆP
1. Công ty xoa bóp Hồ Chí Minh
2. Công ty TNHH tư vấn chửi Ông Bà Cha Mẹ Tui
3. Công ty TNHH Thiên Phú
4. Công ty Cổ phần Thiên Phú
5. Công ty HD luật Thiên Phú
6. Công ty TNHH 1 thành viên Tân Thiên Phú
7. Công ty TNHH Sữa Vina (viết tắt Vinamilk)
8. DNTN xoa và bóp Bí Đao
9. DNTN xoa bóp Bí Đao
10. Công ty TNHH Thiên Phú
Áp dụng LDN 2005 và Chương 3 Nghị đinh 43/2010/NĐ-CP 15/04/2010 để chỉ ra
cách đặt tên của các doanh nghiệp trên là đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?