Có thể nói rằng, hơn ai hết, nhân dân ta thấu hiểu giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc. Bởi, dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 năm sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (từ năm 179 Tr.CN đến năm 938); hơn 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến năm 1945) và 30 năm bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm (từ năm 1945 đến năm 1975). Mất độc lập dân tộc là mất tất cả. Đó là điều không cần bàn cãi. Chiến tranh đã kéo lùi sự phát triển của cả một dân tộc có khi đến hàng chục, hàng trăm năm. Bao lớp người Việt Nam đã không tiếc máu xương đấu tranh cho nền độc lập dân tộc và từ đó đã hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một giá trị văn hóa chủ đạo, trở thành truyền thống tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Có độc lập mới có điều kiện để dựng xây đất nước, mới có vị thế để cùng cộng đồng quốc tế chung sức đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội. Cuộc đấu tranh trường kỳ cho độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận vai trò cực kỳ to lớn của các lực lượng vũ trang nhân dân; trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, “quyết chiến, quyết thắng” mọi kẻ thù xâm lược, quân đội ta là lực lượng đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thấu hiểu giá trị sâu sắc của độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Lịch sử nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, trong những lúc cam go, thử thách khắc nghiệt của nền độc lập dân tộc, đã từng hiện diện khẩu hiệu chiến đấu: “Độc lập hay là chết!”. Độc lập đã trở thành yếu tố đầu tiên cấu thành quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia (Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ). Có thể nói rằng, giá trị của độc lập dân tộc không chỉ là giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam mà còn là giá trị phổ biến trong đời sống của nhân loại.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 36174 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất và đúng đắn của Đảng và dân tộc ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã xác định mục tiêu của sự phát triển đất nước là chủ nghĩa cộng sản, mà giai đoạn đầu là CNXH. Cụ thể hóa mục tiêu đó, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta nêu lên nhiệm vụ phấn đấu xây dựng xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”1; con đường để đi đến mục tiêu đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, và đó cũng chính là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và dân tộc ta để đảm bảo cho sự thành công mục tiêu đã xác định. Tại sao vậy?
Độc lập dân tộc là điều kiện đầu tiên bảo đảm cho sự phát triển của đất nước. Có thể nói rằng, hơn ai hết, nhân dân ta thấu hiểu giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc. Bởi, dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 năm sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (từ năm 179 Tr.CN đến năm 938); hơn 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến năm 1945) và 30 năm bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm (từ năm 1945 đến năm 1975). Mất độc lập dân tộc là mất tất cả. Đó là điều không cần bàn cãi. Chiến tranh đã kéo lùi sự phát triển của cả một dân tộc có khi đến hàng chục, hàng trăm năm. Bao lớp người Việt Nam đã không tiếc máu xương đấu tranh cho nền độc lập dân tộc và từ đó đã hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một giá trị văn hóa chủ đạo, trở thành truyền thống tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Có độc lập mới có điều kiện để dựng xây đất nước, mới có vị thế để cùng cộng đồng quốc tế chung sức đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội. Cuộc đấu tranh trường kỳ cho độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận vai trò cực kỳ to lớn của các lực lượng vũ trang nhân dân; trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, “quyết chiến, quyết thắng” mọi kẻ thù xâm lược, quân đội ta là lực lượng đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thấu hiểu giá trị sâu sắc của độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Lịch sử nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, trong những lúc cam go, thử thách khắc nghiệt của nền độc lập dân tộc, đã từng hiện diện khẩu hiệu chiến đấu: “Độc lập hay là chết!”. Độc lập đã trở thành yếu tố đầu tiên cấu thành quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia (Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ). Có thể nói rằng, giá trị của độc lập dân tộc không chỉ là giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam mà còn là giá trị phổ biến trong đời sống của nhân loại.
Độc lập dân tộc chỉ được bảo đảm vững chắc và có ý nghĩa tiến bộ khi gắn với con đường đi lên CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện quan trọng để dân tộc phát triển, nhưng không phải là điều kiện duy nhất. Đối với Việt Nam, con đường phát triển duy nhất đúng đắn là độc lập dân tộc gắn liền với XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: nếu nước đã được độc lập mà dân cứ chết đói, chết rét, không được tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Mà tự do, ấm no, hạnh phúc phải cho tất cả mọi người; con người phải được giải phóng để vươn tới cái tất yếu của tự do là cái đích của CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Hay nói cách khác, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt Nam chính là mục tiêu của CNXH, mà sự đấu tranh cho độc lập dân tộc hướng tới. Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc rồi không đi lên CNXH? Một số người cho rằng, không nhất thiết cứ phải đi lên CNXH; nhiều nước giống như Việt Nam, sau khi giành được độc lập không đi theo con đường CNXH mà vẫn trở thành “rồng”, thành “hổ”,... Mỗi nước, có thể căn cứ vào đặc điểm cụ thể để có sự lựa chọn con đường phát triển cho riêng mình, không nhất thiết chỉ có một. Nhưng đối với Việt Nam, cả về mặt lý luận và thực tiễn lịch sử, cả thời cận đại và hiện đại, đều chỉ rõ, con đường duy nhất đúng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Đúng như vậy, trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Việt Nam đã đứng lên ngay từ buổi đầu khi chúng đến nước ta. Rồi sau đó là phong trào Cần Vương. Triều đình nhà Nguyễn đã có ba ông vua (Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân) đứng ra lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngọn lửa chống xâm lược của Phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp dập tắt vào năm 1896 sau hơn 10 năm nhen nhóm (riêng cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo thì đến năm 1913 mới bị dập tắt), nhưng tinh thần yêu nước của toàn dân tộc Việt Nam không bao giờ bị tàn lụi. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện các phong trào yêu nước mới; mới cả về người lãnh đạo, tính chất, hệ tư tưởng và cả cách thức tổ chức lực lượng cách mạng. Chống thực dân Pháp để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, cởi bỏ ách áp bức ngoại bang thì tất cả các phong trào kháng Pháp đều giống nhau. Nhưng chống Pháp rồi để thiết lập chế độ chính trị gì, xây dựng nhà nước Việt Nam như thế nào, tập hợp lực lượng nào, theo sự chỉ dẫn của tư tưởng nào thì hoàn toàn khác nhau. Mượn danh nghĩa của nhà vua để dấy lên các làn sóng đấu tranh lật nhào sự thống trị của thực dân Pháp rồi trở lại củng cố chế độ phong kiến đã hết thời (Cần Vương) thì không hợp xu thế.
Thay thế cho phong trào Cần Vương là những phong trào theo hệ tư tưởng tư sản, do những trí thức yêu nước mẫn cảm với thời cuộc đứng ra khởi xướng và lãnh đạo; tiêu biểu là hai Cụ: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Phong trào do Cụ Phan Bội Châu lãnh đạo với mục đích giành độc lập dân tộc theo cộng hòa đại nghị tư sản, với phương pháp bạo động vũ trang. Còn Cụ Phan Châu Trinh thì cũng muốn lập ra một chế độ đại nghị tư sản, nhưng phương pháp đấu tranh bằng bất bạo động. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại.
Ngọn cờ cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến bị thất bại; ngọn cờ cứu nước theo hệ tư tưởng tư sản mới giương lên cũng bị thực dân Pháp bẻ gẫy. Một ngọn cờ mới được giương lên, ngọn cờ cứu nước theo hệ tư tưởng vô sản, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin - ngọn cờ đúng đắn, phù hợp nhất với con đường tiến hoá của dân tộc Việt Nam. Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn của chính lịch sử Việt Nam chứ không phải là sự áp đặt chủ quan của cá nhân hay một tổ chức chính trị nào. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được cái tất yếu lịch sử đó để dẫn dân tộc ta phát triển. Độc lập dân tộc có hướng đích CNXH, cho nên Đảng ta đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện được sự đoàn kết quốc tế rộng rãi để chiến thắng các thế lực đế quốc, thực dân xâm lược.
Chỉ có CNXH mới bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. CNXH của Việt Nam với những đặc trưng mà trên đó đặt cơ sở vững chắc cho một nền độc lập dân tộc chân chính, vững chắc là một xã hội: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới"2.
Độc lập dân tộc và CNXH là hai mặt không thể tách rời của con đường phát triển đất nước, tiến tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn của Việt Nam, hai mặt đó có quan hệ biện chứng với nhau và là điều kiện của nhau. Con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, qua tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong gần 25 năm đổi mới đất nước, đã được Đảng ta làm rõ hơn. Điều đó càng chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước ta là đúng đắn. Tin tưởng và vững bước đi theo con đường đó, cách mạng Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn, đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong đấu tranh cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, tiến bộ xã hội. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu của CNXH ở nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tất cả những điều đó càng làm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vững bước trên con đường đã chọn.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức mới trên con đường phát triển. Những thời cơ, thách thức đó đang tác động mạnh mẽ đến con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Những yếu tố bên trong và bên ngoài đan xen nhau, tác động lẫn nhau, thậm chí chuyển hoá cho nhau và có những thách thức làm cho nước ta có nguy cơ chệch hướng XHCN. Thời cơ, thách thức, nguy cơ đi liền với nhau, chuyển hoá lẫn nhau trong một thời kỳ, một giai đoạn, thậm chí trong cùng một thời điểm, đã làm cho bức tranh toàn cảnh của một nước Việt Nam đang trên đà phát triển rất phong phú về sắc màu, và do đó cũng có thể gây nên sự nhìn nhận về các sự vật và hiện tượng có khác nhau. Tất cả những cái đó đang đặt Việt Nam đứng trước một thử thách nghiệt ngã trong những năm tới: vừa phải bứt lên mạnh mẽ để theo kịp bước tiến chung của nhân loại, để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vừa phải giữ vững được con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sự phát triển của nước ta sẽ bị chệch hướng XHCN nếu không khắc phục được những lệch lạc trong việc đề ra chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện. Thực ra, nguyên nhân của chệch hướng XHCN là sự tổng hợp tất cả các nguyên nhân; của nguy cơ bên trong và bên ngoài; cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp.
Để bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền CNXH và thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Cương lĩnh năm 1991 xác định: Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá theo hướng hiện đại. Còn Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh năm 1991 đã xác định mô hình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã chuyển từ “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, sang “phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XI khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trong bảy phương hướng cơ bản của Cương lĩnh năm 1991 chưa đề cập đến xây dựng con người. Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về nhân tố con người; phát triển con người giữ vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đảng ta cũng nhận thức rõ hơn về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khẳng định: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, ở từng địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong tình hình mới đặt ra nhiều vấn đề hết sức quan trọng, đó là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm ANQG và TTATXH; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “…bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong những năm tới, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, biển, đảo của đất nước. Bảo vệ vững chắc Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Giữ vững ổn định chính trị, TTATXH. Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; trong bất cứ tình huống nào cũng không để xảy ra bị động, bất ngờ, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả trước các mối đe dọa, kể cả đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH
Kết hợp chặt chẽ an ninh với quốc phòng; an ninh - quốc phòng với kinh tế ngay từ khi hoạch định từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát triển phải đặc biệt quan tâm phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo của Tổ quốc…nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thường xuyên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, làm tốt công tác dự báo tình hình, kịp thời phát hiện những diễn biến mới về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các đối tượng xâm phạm ANQG, từ đó thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm ANQG, TTATXH trong giai đoạn mới của cách mạng.
Tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh thế trận an ninh nhân dân, đổi mới biện pháp và đối sách nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động bạo loạn chính trị, “diễn biến hòa bình” cũng như nguy cơ, tác động của “quyền lực mềm”; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc phòng ngừa, tiến công các loại tội phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông, xử lý nghiêm các hành vi chống người thi hành công vụ, chấn chỉnh kỷ cương xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật, giữ gìn môi trường xã hội trong lành và bình yên cuộc sống, góp phần chấn hưng các giá trị nhân văn, nhân bản của dân tộc Việt Nam.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Về phương hướng trên, ở Cương lĩnh năm 1991 không xác định thành một phương hướng cơ bản riêng. Việc bổ sung, phát triển phương hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” là đúng với thực trạng hội nhập của nước ta hiện nay và là phương hướng cơ bản, lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết.
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng CS lãnh đạo.
Cương lĩnh năm 1991 mới xác định xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII. Các đại hội VIII, IX và X đều nhấn mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong tám phương hướng cơ bản là đúng đắn, phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Cương lĩnh năm 1991 xác định “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Đại hội X đã viết gọn lại là “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.
Khái quát lại, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những bổ sung, phát triển này đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn, chính xác.