Năm 1904, được Nguyễn Thành mời tới tư gia, cùng Phan Châu Trinh, gặp
Phan Bội Châu (1868-1940).(27) Sau khi Cử nhân Châu rời nước, Phan
Thúc Diện, Lê Bá Thuần [trinh], và Nguyễn Đình Tân lập Hội thương ở
Faifo (Hội An).(28) Trong khi đó, m ột số thân sĩ đồng hương hô hào việc
mở mang hương học, cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học tiếng Pháp. Năm 1905,
nhóm Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng còn làm một
huyến du Nam, sáng tác ra bài Chí Thành Thông Thánh và Lương Ngọc
Danh Sơn Phú khích bác lối học khoa cử từ chương, kêu gọi giới sĩ phu
đứng lên nhận trách nhiệm duy tân. Việc phát triển “tân học” được đẩy mạnh
hơn sau khi Trần Qúi Cáp được bổ làm Giáo thụ Thăng Bình năm 1906.
37 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ban biên tập tiếng dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAN BIÊN TẬP TIẾNG DÂN
1. Ngày 11/1/1927, từ Tourane Huỳnh Thúc Kháng viết thư cho D’Elloy về
vấn đề Ban biên tập của Tiếng Dân. Huỳnh Thúc Kháng sẽ là Chủ nhiệm
kiêm Chủ bút. Phụ tá biên tập là Đào Duy Anh. Quản trị giao cho Trần Đình
Phiên, thương gia ở Phan Thiết. (Tài liệu 12)
2. Theo Đào Duy Anh, còn có:
a. Trần Hoành, tức Cửu Cai, bạn tù Côn Đảo của HTK, giúp việc quản đốc
nhà in; Nguyễn Xương Thái, từ chức thư ký sở Thương chính Tourane, giúp
việc văn thư. (Anh, 1989:24-25)
b. Chủ nhân rạp chiếu bóng Tam Tân ở Huế, ông Trần Kiêm Trinh và cháu
là Phạm Đăng Nghiệp, giúp đỡ chỗ ở trong những tháng đầu, và rồi thuê tòa
soạn, v.. v... (Anh, 1989:25)
c. Y sĩ Trần Đình Nam (1896-1974) là một mạnh thường quân, tham gia ban
biên tập. Ngoài ra còn Võ Liêm Sơn, v.. v...
3. Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) sinh tại Thanh Bình, Tiên Phước, Quảng
Nam. Bạn kết giao của Phan Châu Trinh (1872-1926) và Trần Quí Cáp
(1869-1908). Năm 1900, đậu đầu thi Hương trường Thừa Thiên. Năm 1904,
đậu đầu thi Hội (Phan Bội Châu không đỗ khóa này); nhưng chỉ được hạng
tư tại Đình thí. Vì lý do nào đó không vào trường Quốc học hay ra làm quan.
Năm 1904, được Nguyễn Thành mời tới tư gia, cùng Phan Châu Trinh, gặp
Phan Bội Châu (1868-1940).(27) Sau khi Cử nhân Châu rời nước, Phan
Thúc Diện, Lê Bá Thuần [trinh], và Nguyễn Đình Tân lập Hội thương ở
Faifo (Hội An).(28) Trong khi đó, một số thân sĩ đồng hương hô hào việc
mở mang hương học, cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học tiếng Pháp. Năm 1905,
nhóm Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng còn làm một
huyến du Nam, sáng tác ra bài Chí Thành Thông Thánh và Lương Ngọc
Danh Sơn Phú khích bác lối học khoa cử từ chương, kêu gọi giới sĩ phu
đứng lên nhận trách nhiệm duy tân. Việc phát triển “tân học” được đẩy mạnh
hơn sau khi Trần Qúi Cáp được bổ làm Giáo thụ Thăng Bình năm 1906.
Năm này, Phan Châu Trinh qua Quảng Đông, rồi theo Phan Bội Châu sang
Nhật, nhưng không tán thành chủ trương tranh đấu bằng vũ lực. Về tới
Quảng Nam, Phó bảng Trinh xin gặp công sứ Jean Charles bày tỏ ước muốn
“thờ người Pháp làm bậc thày để cầu tiến bộ.” Tháng 11/1906, Phó bảng
Trinh viết “Đầu Pháp chính phủ thư,” được dịch đăng trên tờ Thành tích
biểu Trường Viễn Đông Pháp [BEFEO], thường biết như Kỷ Yếu trường
Viễn Đông Bác Cổ. Tuy nhiên Charles—một nhà hành chính thuộc địa lão
luyện, từng làm Chánh văn phòng cho Auvergne, và được coi như một
chuyên viên về bản xứ vụ, dù không tốt nghiệp trường Thuộc Địa Paris—
vẫn luôn luôn nghi ngờ Phan Châu Trinh và các thân hữu. Nhiều hơn môt
lần, Charles đã phản kháng các bài viết của Ernest Babut trên tờ Đại Việt
Tân Báo, cũng như sự đả kích giới quan lại Việt trên tờ BEFEO của Phó
bảng Trinh. Theo Charles, những lời hô hào trực trị của nhóm Phan Châu
Trinh cực kỳ nguy hiểm, vì Pháp không thể bảo hộ nếu không có vua quan
thủ vai giới trung gian. Việc hô hào lập sở buôn, mở mang hương học, lập
hội diên thuyết là phương cách để thiết lập những hội kín có tinh thần yêu
nước, gợi hứng từ chiến thắng [Nga] của Nhật Bản năm 1905. Tóm lại, dù
cách hoạt động khác biệt, cả hai nhóm Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
đều có một mục đích chung, tối hậu, là giành độc lập.(29)`
Mùa Thu 1907, sau ngày Toàn quyền Paul Beau về nước, các viên chức bảo
hộ Pháp xuống tay với phong trào Duy Tân. Đồng chí của Phan Bội Châu,
ngoại trừ Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, bị bắt giữ khắp nơi. Khâm sứ
Fernand Levecque tìm đủ cách để khép nhóm Tiến sĩ Ngô Đức Kế ở vùng
Thanh-Nghệ-Tĩnh vào tội tổ chức sở buôn để chuyển tiền cho Phan Bội
Châu, qua trung gian Lương Tam Kỳ, một thổ phỉ người Hoa đã đầu thú.
Đích thân Levecque còn tới Bắc Trung Kỳ hướng dẫn các quan tỉnh để có
được bản án mong muốn, nhưng các quan Việt—như Tuần vũ Hường
Khản—quá “ngu dốt,” viết nên những bản án thiếu sự tham khảo và áp dụng
luật pháp.(30)
Nhóm duy tân Quảng Nam, dù chủ trương hợp tác với Pháp, cũng bị âm
thầm kiềm chế. Năm 1907, Công sứ Charles thuyết phục được Levecque
thuyên chuyển Tiến sĩ Cáp vào Ninh Hòa, giải tán Hội thương ở Faifo (Hội
An). Đầu năm 1908, Tổng đốc Hồ Đắc Trung cũng tuân lệnh Charles ra bố
cáo cấm Trần Quí Cáp diễn thuyết tại các làng xã, cấm tụ họp dân và cấm
đánh trống trường, sợ gây phiền nhiễu cho dân chúng.(31) Trường hương
học ở xã Tây Lộc bị đóng cửa. Mặc dù hơn 60 lý trưởng, hào mục làm đơn
khiếu nại, chương trình giáo dục của nhóm duy tân bị gián đoạn.
Nhưng phải tới phong trào nổi dạy của nông dân miền Trung đòi giảm sưu
dịch, thuế má trong mùa Xuân 1908—khởi đầu từ Quảng Nam, rồi lan rộng
tới Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên—Levecque và Charles mới có cơ
hội xuống tay mạnh mẽ. Phan Châu Trinh, đang ở Hà Nội đã hơn nửa năm,
bị bắt, dẫn giải về Huế, kết án tử hình, rồi giảm còn chung thân khổ sai, đầy
ra Côn Đảo.
Tại Quảng Nam, Huỳnh Thúc Kháng và hơn 20 người bị bắt vào cuối tháng
3/1908. Sáu người bị đầy ngay lên Lao Bảo. Tổng đốc Trung kết tội Huỳnh
Thúc Kháng và Phan Thúc Diện là “âm mưu làm loạn, nhưng chưa thực
hiện” [mưu bạn vi hành], kết án tử hình [giảo giam hậu], đổi thành đánh 100
trượng, chung thân khổ sai, đầy đi Côn Đảo. Lê Bá Thuần [tự Trinh],
Nguyễn Thành, Nguyễn Bá Trác và Trương Huy bị án đánh 100 trượng, 7
năm khổ sai. Nguyễn Đình Tân, vì đã 70 tuổi, bị lột bỏ mọi chức sắc. 10
người khác bị 100 trượng, 3 năm khổ sai vì biết mà không báo cáo. Ngày
29/8/1908, Phủ Phụ Chính duyệt xét và y án tỉnh Quảng Nam, ngoại trừ
trường hợp Nguyễn Bá Trác, lúc ấy đã trốn qua Nhật. Cử nhân Trác (tác giả
bài Hồ trường sau này) được giảm án còn 3 năm khổ sai. (Năm 1913, Trác
còn bị Hội Đồng Đề Hình Bắc Kỳ lên án tử hình khiếm diện).
Cùng bị đầy ra Côn đảo với Tiến sĩ Kháng có Cử nhân Diện (được phóng
thích sau Thế chiến I), Thuần (Trinh), và Thành [chết ở Côn Đảo năm 1910
hoặc 1912].(32)
Phần Tiến sĩ Cáp bị một viên chức Pháp và Bố chính Phạm Ngọc Quát đến
tận Ninh Hòa bắt ngày16/4/1908 cùng 9 người khác (6 giáo quan, 3 Đông y
sĩ), dẫn về Nha Trang. Sau đó, Bố chính Quát làm án tử hình ông với tội
phản nghịch, tàng trữ tài liệu quốc cấm, và thông đồng với nước ngoài. Cùng
bị kết án với TQC là Nguyễn Tư Trực, người đã cung khai những chi tiết vô
cùng tai hại cho ông. Ngày 13/6/1908, Phủ Phụ chính Huế y án Tiến sĩ Cáp,
trong khi giảm án Trực còn “giảo giam hậu.” Hai ngày sau, 15/6/1908, Tiến
sĩ Cáp lên đoạn đầu đài. (33) Như thế, chi tiết Tiến sĩ Cáp bị chém trong
vòng 24 giờ mà Phó bảng Trinh nêu lên trong bản điều trần Trung Kỳ dân
biến thỉ mạt ky (1911 và 1913) không đúng.
Nhờ sự can thiệp của ký giả Ernest Babut và Hội Nhân và Dân Quyền Pháp,
tháng 6 năm 1910 Phó bảng Trinh được Toàn quyền Anthony Klobukowski
đem ra tái xử, và phóng thích, rồi ngày 1/4/1911 đưa ông cùng con trai là
Phan Châu Dật sang Pháp với học bổng 6 tháng. Sau khi Albert Sarraut được
cử thay Klobukowski, ngày 18/7/1911 Phan Châu Trinh viết thư xin ở lại
Pháp thêm một năm nữa để “lãnh hội văn minh.” Sarraut chấp thuận ngay.
Ai ngờ thời gian Phó bảng Trinh tự lưu đầy tại Pháp kéo dài tới 14 năm, kể
cả ngót một năm bị tạm giam trong ngục Santé khi Thế chiến thứ nhất
(1914-1918) bùng nổ.(34)
Nhờ bản điều trần của Phó bảng Trinh nạp cho Sarraut năm 1911 (do Đại úy
Jules Roux dịch, gồm khoảng 50 trang giấy khổ lớn), và sự can thiệp tích
cực của Hội Nhân Quyền, năm 1913 một số nho sĩ duy tân được Phủ Phụ
chính Huế giảm án. Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn và
một số người khác ở Côn Đảo chỉ được phóng thích năm 1921.(35) Ngày
26/6/1925, Phó bảng Trinh về tới Sài Gòn, nhưng không có cơ hội gặp lại
bạn cũ. Tối 24/3/1926, ông từ trần vì bệnh lao phổi.
Ngày 4/4/1926, Huỳnh Thúc Kháng dự lễ quốc táng Phan Châu Trinh ở Sài
Gòn. Ông là một trong hai diễn giả chính đọc điếu văn trước khoảng trên
60,000 người tham dự tang lễ. Ít lâu sau, Huỳnh Thúc Kháng được yểm trợ
ra tranh cử dân biểu Trung Kỳ. Ông đắc cử với số phiếu cao nhất (600 trên
tổng số 640 phiếu), và được bầu làm Chủ tịch Viện Dân biểu.(36)
Trong thời gian ở Huế, Tiến sĩ Kháng khá thân tình với Phan Bội Châu,
đang bị an trí tại đây từ cuối năm 1925. Sau khi báo L’Annam của Phan Văn
Trường/Nguyễn An Ninh bị đóng cửa, Tiếng Dân đứng ra tiếp tục nhận
quyên góp cho Cử Nhân Châu sinh sống suốt những năm cuối đời. Ông ít
nhiều tham gia vào việc hiệu đính bản dịch Việt ngữ hồi ký của Phan Bội
Châu (Tự Phán hay Niên Biểu). Ông cũng viết nhiều về Phan Tây Hồ, kể cả
một tiểu sử tóm lược không được chính xác lắm. Huỳnh Thúc Kháng còn
viết lại về cuộc dân biến 1908, cùng lược sử đời ông.
Từ ngày Nhật thiết lập Tòa Lãnh sự ở Huế năm 1942, nhân viên Hiến Binh
[Kempeitai] Nhật liên lạc với nhóm Tiến sĩ Kháng. Có lẽ vì thế năm 1945, Y
sĩ Trần Đình Nam được chọn làm Bộ trưởng Nội vụ của chính phủ Trần
Trọng Kim (4-8/1945).
Tháng 3/1946, Tiến sĩ Kháng được chọn làm Bộ trưởng Nội vụ trong chính
phủ Liên hiệp Kháng chiến, với cương vị “độc lập.” Được Hồ Chí Minh cử
làm Quyền Chủ tịch Nhà Nước từ 31/5 tới 21/10/1946, khi Hồ qua Pháp
thương thuyết về một giải pháp chính trị cho Việt Nam. Vì một lý do nào đó,
Tiến sĩ Kháng công khai ủng hộ Võ Nguyên Giáp thẳng tay tiêu diệt các
đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt trong mùa Hè-Thu 1946—
đặc biệt là vụ án Ôn Như Hầu Hà Nội . . . “để bẻ gãy âm mưu đảo chính
nhân dịp Quốc khánh Pháp” (14/7/1946)!
Tham dự phiên họp Quốc Hội “kháng chiến” từ 28/10 tới 9/11/1946, rồi vào
Huế. Sau ngày 19/12/1946, được di tản vào Liên khu V. Ngày 24/4/1947
chết tại Quảng Ngãi.
4. Đào Duy Anh (1904-1988) nguyên quán Khúc Thủy, Tả Thanh Oai,
huyện Thanh Oai, Hà Đông. Sinh tại Thanh Hóa. Học Quốc học Huế. Năm
1923, tốt nghiệp cao đẳng tiểu học (trung học đệ nhất cấp), dạy học ở Đồng
Hới, Quảng Bình (37)
Giống như nhiều thanh niên “thế hệ 1925,” Đào Duy Anh bắt đầu có ý thức
quốc gia dân tộc nhờ phiên tòa xét xử Phan Bội Châu ngày 23/11/1925 ở Hà
Nội. Sau khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Bắc Kỳ kết án chung thân
khổ sai, một phong trào đòi ân xá bùng lên khắp nơi. Ngày 5/12/1925, khi
tân Toàn quyền Varenne (11/1925-11/1927) ra tới Hà Nội, hàng trăm học
sinh, sinh viên biểu tình chào mừng và yêu cầu ân xá cho Phan Bội Châu.
Bốn ngày sau, 9/12, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ dưới sự chủ tọa của tân Thống
sứ René Robin quyết định giảm án chung thân của Phan Bội Châu xuống án
treo.(38)
Ngày 21/12/1925, Pasquier ra Hà Nội; gặp Phan Bội Châu một tiếng đồng
hồ tại văn phòng chúa ngục để thảo luận với cựu lãnh tụ Đông du về các
điều kiện an trí. Cuối cùng, ngày 23/12/1945, Varenne ký nghị định an trí
Phan Bội Châu tại Huế, dưới sự kiểm soát của Chánh sở Mật thám Trung Kỳ
Sogny.(39)
Trên đường xe hơi từ Hà Nội về Huế, Phan Bội Châu ghé qua trụ sở Hội
Quảng Trị ở Đồng Hới, Quảng Bình. (Anh, 1989: 9-10) Sau lần gặp Phan
Bội Châu này, Đào Duy Anh bỏ nghề giáo, định vào Sài Gòn làm báo.
Tới Đà Nẵng, Đào Duy Anh gặp Huỳnh Thúc Kháng, và đồng ý tham gia
công ty Tiếng Dân. (Anh, 1989:20). Mùa Hè 1926, Trần Mộng Bạch kết nạp
Đào Duy Anh vào Việt Nam Cách Mệnh Đảng, hoá thân của Hưng Nam Hội
(Anh, 1989:20, 28-31). Lúc này Bạch đã chịu ảnh hưởng của Việt Nam
Thanh Niên Kách Mệnh Hội [VNTNKMH] của Lý Thụy, qua đường dây Lê
Duy Điểm, và cử Trần Phú qua Quảng Châu vào tháng 7/1926. Nhưng Điểm
thực ra đã bí mật tham gia tổ chức VNTNKMH, và được gửi về nội địa hoạt
động. Trần Phú rồi cũng ngả theo Lý Thụy và được gửi qua Nga huấn luyện.
Mùa Hè 1927, Đào Duy Anh tham gia Việt Nam Tấn Bộ Đảng (Parti
Progressive Annamite); với ý định đề cử Phan Bội Châu làm Đảng trưởng.
Bị Pasquier cho lệnh cấm (Anh 1989:21). Ngày 14/7/1928, Đào Duy Anh
được cử làm Tổng Bí thư Tân Việt Cách Mạng Đảng [Tân Việt], một giả túc
mới của Việt Nam Cách Mệnh Đảng. Tôn Quang Phiệt là Bí thư Trí kỳ
(Bắc). Nhân kỳ (Trung) có Đặng Thái Mai, Võ Liêm Sơn, Nguyễn Hữu
Diếu, Trần Hữu Duẩn, Nguyễn Khoa Văn, Võ Nguyên Giáp, v.. v... Tháng
7/1929, Đào Duy Anh bị bắt ở Huế, do lời khai của Tú Đàn (Anh, 1989:44).
Cuối năm 1930, Đào Duy Anh và vợ chưa cưới được tha. Từ đó, dạy tư tại
trường Thuận Hóa, đi vào đường soạn từ điển Hán-Việt và tự nghiên cứu
lịch sử kiểu Marxist.
Vì lập trường “Cộng Sản” này, việc Đào Duy Anh xa rời Tiếng Dân rất dễ
hiểu, nhất là từ khi các tân lãnh đạo Đảng CSĐD công khai chỉ trích Tiếng
Dân và Huỳnh Thúc Kháng là “cải lương”, “phá hoại cách mạng.” Thêm vào
đó, năm 1928, Huỳnh Thúc Kháng bị ép buộc phải từ chức Viện trưởng
Viện Dân biểu, sống thuần bằng nghề báo.
Thập niên 1950, Đào Duy Anh dính líu vào vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, bị
cách chức Giáo sư, về làm việc dưới quyền Trần Huy Liệu tại Viện Sử học
Hà Nội.
2. Bán tuần san Tiếng Dân—dù không gây nhiều tiếng vang hay được nghiên
cứu sâu rộng như Nam Phong, Trung Bắc Tân Văn, La Cloche Fêlée, La
Lutte, Thanh Nghị, v.. v...—có giá trị lịch sử của nó.
Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận tư nhân bằng Việt ngữ đầu tiên xuất bản tại
Huế và phục vụ độc giả An Nam (Trung Kỳ) suốt hơn 15 năm dài. Huỳnh
Thúc Kháng—giống như những tri kỷ của ông từng hy sinh đời mình cho
giấc mộng hiện đại hóa đất nước một cách ôn hòa—đã kiên nhẫn tối đa,
dùng Tiếng Dân như một phương tiện giáo hóa đám đông mà theo ông còn
“chậm tiến,” chưa đủ sức chen vai, thích cánh với thế giới của Luật kẻ mạnh.
Một mặt, chính quyền bảo hộ Pháp, liên tục theo dõi và kiểm duyệt chặt chẽ.
Điều này cũng dễ hiểu. Và chưa hẳn chỉ có thực dân Pháp mới đàn áp giới
văn bút.
Tại miền Bắc Việt Nam, sau sự cố Nhân Văn-Giai Phẩm, từ năm 1957
không còn một tờ báo tư nhân nào. Sau năm 1975, tình trạng triệt tiêu báo tư
nhân trải rộng khắp nước. Những đòi hỏi về quyền tự do cơ bản mà nhóm
Nguyễn Ái Quấc đưa ra trước Hội nghị Versailles ngày 18/6/1919—nhất là
tự do tư tưởng và phát biểu, tự do hội họp—đều có thể lập lại vào đầu thế kỷ
XXI, ngay tại Việt Nam. Ngoài ra, còn những pháp lệnh và “Luật bảo vệ an
ninh quốc gia,” cho phép tịch thu mọi ấn loát phẩm, trừng phạt những người
tàng trữ.
Dưới chế độ Quốc Gia Việt Nam, và rồi hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa,
mặc dù cũng có nguyên tắc “tự do ngôn luận” nhưng giới báo chí, xuất bản
đều chịu những kiểm soát chặt chẽ. Chính sách kiểm duyệt được duy trì từ
năm 1949 tới 1975. Các Nghị định, Sắc luật báo chí năm 1949, 1950, 1954,
hay Sắc Luật số 10/64 ngày 30/4/1964, và nhất là Luật 07 (1972) dưới chế
độ Nguyễn Văn Thiệu từng là mục tiêu của những cuộc tranh đấu đòi hủy bỏ
(Ngày ký giả đi ăn mày). Lưỡi kiếm treo trên đầu giới báo chí Quốc Gia Việt
Nam là “cái mũ” Việt Minh và chống Pháp. Qua thời Việt Nam Cộng Hòa,
ngoài cái mũ “Việt Cộng,” còn thêm những cái mũ “trung lập,” “phản
chiến,” “ngụy hòa.”
Báo chí, sách vở đều bị kiểm duyệt. Đặc biệt là các tác phẩm viết về chiến
tranh của Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam, Thế Hoài, v.. v... Văn khố Tổng Nha
Cảnh Sát Quốc Gia Sài Gòn còn lưu trữ danh sách 29 ký giả bị tình nghi là
Cộng Sản nằm vùng hay thân Cộng vào năm 1964. Ngoài những nhân vật
như Quốc Phượng (báo Tia Sáng), Nguyễn Duy Hinh, v.. v..., thật ngạc
nhiên khi thấy nhà thơ Nguyễn Vỹ (báo Phổ Thông), nhà văn Chu Tử (báo
Sống), hay ký giả Việt Định Phương (báo Trắng Đen), Lê Tràng Kiều, v..
v... bị nghi là “thân Cộng.” Thiếu tướng Đỗ Mậu phải viết thư can thiệp Chu
Tử mới được ra báo; trong khi Trung tướng Dương Văn Minh cũng phải
đích thân cho Đinh Văn Khai, người bị tố cáo thuộc “chế độ Ngô triều,” tục
bản tờ Tiếng Chuông! Và, người có quyết định cho ra báo hay không, một
thời, là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, ngồi tại văn phòng Phủ Thủ tướng Nguyễn
Khánh!(40) Người Việt đối xử với người Việt chẳng tử tế gì hơn ngoại nhân.
Mặt khác, lập trường “Pháp-Việt đề huề” của Tiếng Dân, cũng như nhóm Tự
Lực Văn Đoàn ở miền Bắc, hay Lập Hiến ở miền Nam, thường bị Đảng
Cộng Sản và một thiểu số quá khích chỉ trích. “Án Nghị Quyết” của Đảng
CSĐD vào tháng 3/1931, chẳng hạn, xếp hạng “bọn” Huỳnh Thúc Kháng,
Phạm Quỳnh, cùng nhóm Lập Hiến là “quốc gia cải lương,” “phá hoại cách
mạng.”(41) Tại Đại hội lần thứ I của Đảng CSĐD từ 27 tới 31/3/1935, còn
gay gắt hơn nữa. Nghị quyết Đại hội I chửi rủa—một đặc tính khó trộn lẫn
của những “công nhân giác ngộ cách mạng”—“bọn” cải lương Bùi Quang
Chiêu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Dương Văn Giáo, v.. v... là treo
bảng hiệu “phản đối đế quốc”. . . “để bán mình cho cao giá.”(42) Truyền
đơn và các tài liệu học tập hay báo cáo khác của Đảng CSĐD trong năm
1936 vẫn còn lên án “bọn cải lương” Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng,
Bùi Quang Chiêu, v.. v... là “phá hoại cách mạng.” (43)
Thực ra, đây chỉ là quan điểm của nhóm tả khuynh mới từ Mat-scơ-va trở về
bắt đầu công tác chỉnh Đảng (Trần Phú, 1930-1931) và rồi tái dựng Đảng
CSĐD (Litvinov Lê Huy Doãn [Hồng Phong, 1902-1942], Cintchkin Hà
Huy Tập [Năm nhỏ, 1906-1941], Svan Nguyễn Văn Dựt, Kan Nguyễn Ngọc
Vi [Phùng Chí Kiên, 1906-1941], v.. v..., từ 1932 tới 1941). Quá giáo điều
và trung thành với Liên bang Sô viết, họ công kích ngay cả Nguyễn Ái
Quốc, người sáng lập ra VNTNKMH và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Theo
họ, Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ viết ra “những lý thuyết đầu cơ, cải lương,
duy tâm, quốc gia chủ nghĩa (như quyển sách Đường Kách Mệnh . . ., quyển
Duy Vật Sử Quan Sơ học của Đảng Xiêm).” (44)
Với đại đa số người Việt đương thời, chẳng có gì quí hơn một cuộc sống no
đủ, yên lành. Luật sinh tồn là khuôn thước có hàng ngàn năm lịch sử. Giấc
mộng độc lập, tự chủ người Việt nào chẳng thầm mơ ước. Nhưng những
người có viễn kiến không thể không nhìn về giai đoạn hậu-thuộc-địa. Một
nước “độc lập” trên giấy tờ, truyền đơn, khẩu hiệu—nhưng thực chất độc tài,
chuyên chế, nghèo khổ, lạc hậu, người cầm quyền trở thành những kẻ cướp
ngày, công khai có vũ khí và được “luật pháp” bảo vệ—chưa hẳn đã đáng
mong ước, trông đợi hơn một chế độ lệ thuộc ngoại nhân. Đó là chưa nói
đến hiểm họa đời kiếp từ phương Bắc.
Chủ trương và liên lũy tranh đấu nâng cao dân trí, đòi hỏi nhân và dân quyền
là những điều chỉ có bậc trí thức với viễn kiến mới đủ đại dũng hô hào, thực
hiện bằng sự khổ đau, tủi nhục và ngay cả mạng sống mình. Chẳng cần đọc
Lenin, một người có minh trí bình thường thôi, cũng hiểu được rằng “nhiệt
tình cộng với sự ngu dốt thành phá hoại.” Một phe nhóm, đảng phái nào đó
có thể giành đoạt chính quyền bằng họng súng, độc quyền cai trị và độc
quyền tư tưởng, lý luận; nhưng khó thể hiện đại hóa được đất nước, đưa dân
tộc vào nhịp sống văn minh, hiện đại chung của thế giới. Liều thuốc duy
nhất để chữa chạy căn bệnh chậm tiến của Việt Nam là nâng cao dân trí.
Huỳnh Thúc Kháng chỉ đi theo con đường của Trần Quí Cáp, Phan Châu
Trinh hay Phan Văn Trường đã thể hiện. Con đường đã biến Gandhi thành Á
Thánh, đưa India đến độc lập chính trị và hiện đại hóa một cách hòa bình.
Chỉ những cá nhân đặt quyền lợi đảng phái, tôn giáo hay bè phái mình trên
quyền lợi đất nước, dân tộc—hoặc vì thiếu sự hiểu biết và tầm nhìn, hoặc vì
quá giáo điều—mới không đọc lại và suy nghiệm vai trò của nhóm nho sĩ
duy tân mà Huỳnh Thúc Kháng là con ngựa chiến già cuối cùng kéo chiếc xe
Tiếng Dân từ 1927 tới 1943.
Houston, 6/10/2005
Chính Đạo
3. Phụ chú:
1. David G. Marr, Vietnamese Tradition on Trial, 1925-1945 ( Berkeley:
Univ of California Press, 1981); Idem., Vietnamese Anti-Colonialism, 1885-
1925 ( Berkeley: Univ of California Press, 1971); Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử
báo chí Việt-Nam từ khởi thủy đến 1930 (Sài Gòn: Trí Đăng, 1973).
2. Nguyễn Quốc Thắng, Huỳnh Thúc Kháng: con người và thơ văn (Sài
Gòn: PQVKDTVH, 1972; Huỳnh Thúc Kháng, Tự truyện, Anh Minh dịch
từ bản Hán ngữ (Huế: Anh Minh, 1963).
3. Trung tâm lưu trữ Quốc gia [TTLTQG] 2 (Sài Gòn), RSA/HC, HS 1763
và 1869.
4. Le Courrier de Saigon, số 7, 5/4/1965. Thư viện Quốc Gia Pháp tại quận
XIII, Paris, có lưu trữ một sưu tập không đầy đủ Gia Định Báo. Hiện báo đã
được chụp microfilm. Xem thêm Huỳnh Văn Tòng, 1973, tr. 91-102; Marr