Đánh giá tác động môi trường của dự án Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1. Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai Dự án được xem xét theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Giai đoạn san lấp mặt bằng
- Giai đoạn thi công xây dựng
- Giai đoạn hoạt động.
63 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 13801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chương 3: Đánh giá các tác động môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Nguyên tắc đánh giá:
Đánh giá tác động môi trường của dự án Dự án điều chỉnh đầu tư xây dựng khu dân cư khu chợ dịch vụ thương mại tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1. Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai Dự án được xem xét theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Giai đoạn san lấp mặt bằng
- Giai đoạn thi công xây dựng
- Giai đoạn hoạt động.
2. Đánh giá tác động môi trường được xem xét đến tất cả các yếu tố môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường xã hội.
3. Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép.
II. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị
1. Đánh giá công tác lựa chọn vị trí dự án:
Vị trí thực hiện Dự án có những điều kiện thuận lợi như sau:
+ Vị trí Dự án đảm bảo được nhu cầu cung cấp năng lượng. Hệ thống cấp điện lấy từ đường điện hạ thế 35 KV đã có sẵn chạy qua khu vực dự án
+ Dự án gần khu dân cư thuận tiện cho việc buôn bán và kinh doanh hàng hóa.
+ Khu vực lập Dự án tiếp giáp với hai đường giao thông chính của huyện là đường 38 cũ và đường 38 mới, thuận tiện cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trong quá trình triển khai Dự án.
+ Vị trí Dự án cũng đảm bảo được nhu cầu sử dụng nước. Hiện nay khu vực đã sử dụng nước máy của nhà máy nước Bình Giang.
Như vậy có thể thấy rằng: khi Dự án đi vào hoạt động, sẽ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng:
Cơ sở pháp lý cho việc đền bù đất đai được căn cứ theo quy định trong Luật đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai do Chính phủ ban hành, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/20004 của chính phủ về việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các số liệu tham khảo từ các phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Bình Giang, các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng của tỉnh Hải Dương áp dụng cho các dự án đầu tư tại Hải Dương.
Những tác động của công tác thu hồi đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng đến môi trường tự nhiên là không đáng kể, tuy nhiên quá trình này có những tác động đến điều kiện kinh tế, xã hội khu vực như:
- Tạo nên sự xáo trộn cuộc sống của người dân. Có thể nói đây là những xáo trộn lớn trong giai đoạn thực hiện dự án, song có thể mang tính tạm thời (diễn ra trong khoảng thời gian không dài) đối với nhiều hộ gia đình trong việc ổn định công ăn việc làm
- Thay đổi cơ cấu kinh tế trong huyện, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực.
Những tác động của giai đoạn này đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại địa phương là không thể tránh khỏi, vì vậy Chủ dự án đã xây dựng những phương án giảm thiểu những tác động này.
III. Đánh giá tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng
Các hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng của Dự án như thu gom khối thực vật trên bề mặt Dự án; san lấp, lu đầm bề mặt có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường như bụi và khí thải.
- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ quá trình san lấp.
- Khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án. Quá trình nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
1. Bụi do vận chuyển vật liệu san lấp mặt bằng:
Với khối lượng san lấp là 116.600 m3 và tỷ trọng của cát san lấp là 1,5 tấn/m3 thì khối lượng vật liệu san lấp là 174900 tấn, lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng vật liệu đó khoảng 11660 lượt xe (xe có tải trọng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel) trong khoảng thời gian là 45 ngày.
Bảng 19: Lưu lượng xe san lấp mặt bằng khu vực Dự án.
Khối lượng vật liệu san lấp mặt bằng (tấn)
Tổng số
(lượt xe)
Thời gian
(ngày)
Lưu lượng
(xe/ngày)
174900
11660
45
259
Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển vật liệu san lấp chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu san lấp với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình 35 km/h
- Tải trọng trung bình 15 tấn
- Số bánh xe trung bình 6 cái/xe
- Quãng đường trung bình 5 km
Bảng 20: Tải lượng bụi trong quá trình san lấp mặt bằng.
Nguồn phát sinh
Hệ số phát sinh
(1000km)
Lượng bụi phát sinh của 1 lượt xe (kg/1000km)
Tải lượng phát sinh trung bình
(kg/ngày)
Tải lượng phát sinh trung bình
(kg/h)
Vận chuyển vật liệu san lấp
3,7 f
2111,59
182,38
22,80
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:
f = v.M0,7.n0,5
Trong đó:
- v : Vận tốc trung bình của xe (km/h).
- M : Tải trọng trung bình của xe (tấn).
- n : Số bánh xe trung bình .
Tải lượng chất ô nhiễm E tính cho toàn bộ quãng đường.
E= 22,81000000/(510003600) = 1,27 (mg/m.s).
Để đánh giá tác động của bụi trong giai đoạn san lấp mặt bằng ta áp dụng mô hình tính toán Sutton - xác định nồng độ chất ô nhiễm tại một điểm bất kỳ. Nồng độ của chất ô nhiễm được tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
C: nồng độ bụi trong không khí (mg/m3).
E: tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).
z: độ cao của điểm tính toán: 1(m).
h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh: 0,5 (m).
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực 1,5 (m/s).
x: tọa độ điểm cần tính (m).
: hệ số khuyếch tán bụi theo phương z, được xác định theo công thức:
Với x là khoảng cách theo chiều gió thổi tại điểm tính toán so với nguồn thải (m) thì hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm như sau:
Bảng 21: Hệ số khuyếch tán bụi trong không khí theo phương z.
x
3
5
10
15
20
25
1,1607
1,9345
3,869
5,8035
7,738
9,6725
Bảng 22: Nồng độ bụi trong không khí.
x( m)
3
5
10
15
20
25
C (mg/m3)
1,98
0,83
0,36
0,24
0,18
0,14
2. Khí thải:
Các phương tiện vận chuyển vật liệu san lấp ra vào khu vực Dự án sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt động nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, phương pháp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại ô tô sử dụng dầu diezen như sau:
Bảng 23: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ tiêu
Hệ số(kg/1000km)
Quãng đường (km)
Thời gian(phút)
Số xe (vào/ra)
Lượng phát thải(g/phút)
Bụi
0,9
5
10
1
0,9000
SO2
4,15*S
5
10
1
0,0205
NOX
14,4
5
10
1
14,4000
CO
2,9
5
10
1
2,9000
HC
0,8
5
10
1
0,8000
S: Nồng độ lưu huỳnh trong dầu, S = 0,5%
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Bảng 24: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển.
Số xe
Bụi
(g/phút)
SO2
(g/phút)
NOX
(g/phút)
CO
(g/phút)
HC
(g/phút)
100
90,0000
2,0500
1440,0000
290,0000
80,0000
200
180,0000
4,1000
2880,0000
580,0000
160,0000
259
233,1000
5,3095
3729,6000
751,1000
207,2000
3. Đánh giá tác động:
a. Đối với bụi:
Trong thời gian san lấp mặt bằng, các phương tiện chở cát hoạt động liên tục với tần suất cao trong khu vực san lấp do vậy có thể gây ra lượng bụi lớn.
Khi có bụi trong không khí sẽ làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư trong khu vực Dự án. Bụi còn gây ảnh hưởng đến động vật, thực vật. Bụi phủ lên trên mặt lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Theo tính toán ở bảng 22 (trang 42) cho thấy ở khoảng cách 15 m hai bên của tuyến đường xe chạy thì nồng độ bụi là 0,24 mg/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép. Qua đó có thể xác định phạm vi ảnh hưởng của bụi này là trong công trình xây dựng và phát tán ra xung quanh 10 m theo các hướng gió.
Tuy nhiên, quá trình san lấp không kéo dài, cát dùng để san lấp có độ ẩm cao do vậy mức độ ảnh hưởng của nó tới môi trường là không đáng kể.
b. Khí thải:
Các thiết bị ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn này đều sử dụng xăng, dầu diezel làm nhiên liệu, các sản phẩm của quá trình đốt cháy chứa các khí thải như SO2, NOX, CO. Khí thải ra gặp gió sẽ phát tán và lan tỏa theo chiều của hướng gió, ảnh hưởng của khí thải thường kết hợp với bụi thải của quá trình vận chuyển.
Tuy nhiên, khí thải phát sinh trong giai đoạn này là không lớn và không liên tục, thêm vào đó khu vực thực hiện Dự án rộng lớn, nên bụi và khí thải sẽ bị pha loãng và phát tán nhanh vào không khí.
IV. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
Ở giai đoạn này sẽ diễn ra các hoạt động như: khoan đào nền móng, xây lắp các công trình, lắp đặt hệ thống thiết bị. Trong quá trình thiết kế dự án và triển khai xây dựng Công ty đã đề ra và sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên, ở giai đoạn này không tránh khỏi việc phát sinh ra chất thải và các chất ô nhiễm tác động tới các thành phần môi trường:
Bảng 25: Nguồn phát sinh ra chất thải trong quá trình xây dựng
Nguồn phát sinh chất thải
Các chất thải
Các yếu tố bị tác động
Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Bụi cuốn đường, đất cát rơi vãi
- Khí thải của xe ô tô vận chuyển: Bụi, CO, SO2, NO2
- Môi trường không khí
- Sức khỏe và an toàn của công nhân
Quá trình thi công xây lắp
- Bụi, CO, SO2, NO2
- Tiếng ồn, độ rung
- Rác thải xây dựng
- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Chất thải rắn
- Sức khỏe và an toàn của công nhân
Một số hoạt động khác như xe chạy, máy móc xây dựng
- Tiếng ồn, bụi, CO, SO2, NO2, HC
- Môi trường không khí
Hoạt động sinh hoạt của công nhân
- Nước thải sinh hoạt
- Rác thải sinh hoạt
- Môi trường đất
- Môi trường nước
a. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như CO, SO2, NOx, bụi đất... chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện giao thông trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng và hoạt động của máy móc trên công trường.
Bụi do quá trình vận chuyển tập kết nguyên vật liệu:
Tổng khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho xây dựng cơ sở hạ tầng là 37889 tấn. Lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng trên quy ra khoảng 2526 lượt xe (xe có tải trọng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diezel). Khối lượng nguyên vật liệu này được chuyên chở tập trung trong vòng 30 ngày, vậy lưu lượng xe ra vào dự án trong giai đoạn này là 84 xe/ngày.
Bảng 26: Lưu lượng xe ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn tập kết nguyên vật liệu
Khối lượng nguyên vật liệu cho xây dựng (tấn)
Tổng số
(lượt xe)
Thời gian
(ngày)
Lưu lượng
(xe/ngày)
37889
2526
30
84
Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do nguyên vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu san lấp với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình 35 km/h
- Tải trọng trung bình 15 tấn
- Số bánh xe trung bình 6 cái/xe
- Quãng đường trung bình 10 km
Tương tự như quá trình vận chuyển vật liệu san lấp ta có thể tính được lượng bụi phát sinh như sau:
Bảng 27: Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Nguồn phát sinh
Số
lượt xe
Hệ số phát sinh bụi (đường nhựa , 1000km)
Lượng bụi phát sinh (kg/1000km.
lượt xe)
Tải lượng phát sinh trung bình (kg/ngày)
Giao thông
10
3,7f
2111,588
422,318
50
3,7f
2111,588
2111,588
84
3,7f
2111,588
3547,469
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:
f = v.M0,7.n0,5
Trong đó:
- v : Vận tốc trung bình của xe (km/h).
- M : Tải trọng trung bình của xe (tấn).
- n : Số bánh xe trung bình .
Khí thải:
Các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt động, nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon…
Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, phương pháp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại ô tô sử dụng dầu diezen như sau:
Bảng 28: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ tiêu
Hệ số(kg/1000km)
Quãng đường (km)
Thời gian(phút)
Số xe (vào/ra)
Lượng phát thải(g/phút)
Bụi
0,9
5
12
1
0,3750
SO2
4,15*S
5
12
1
0,0085
NOX
14,4
5
12
1
6,0000
CO
2,9
5
12
1
1,2083
HC
0,8
5
12
1
0,3333
S: Nồng độ lưu huỳnh trong dầu, S = 0,5%
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Bảng 29: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển.
Số xe
Bụi
(g/phút)
SO2
(g/phút)
NOX
(g/phút)
CO
(g/phút)
HC
(g/phút)
10
3,7500
0,0854
60,0000
12,0833
3,3333
50
18,7500
0,4271
300,0000
60,4167
16,6667
100
37,5000
0,8542
600,0000
120,8333
33,3333
168
63,0000
1,4350
1008,0000
203,0000
56,0000
Đánh giá tác động:
+ Tác động của bụi:
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, bốc dỡ, và xây dựng đã phát sinh ra lượng bụi. Mức độ phát tán bụi trong giai đoạn này có sự biến động lớn, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ của xe, cường độ hoạt động xây dựng, nhiệt độ, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm của đất và nhiệt độ không khí trong ngày. Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và cả môi trường xung quanh. Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xây dựng khó kiểm soát, xử lý và xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.
- Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, lao phổi. Làm giảm khả năng quang hợp và sinh trưởng phát triển của thực vật.
- Bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, phần lớn sẽ phát tán ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng. Nhìn chung trong giai đoạn này các tuyến đường đã được dải đá, thành phần nguyên liệu cũng ít bụi hơn do đó phạm vi ảnh hưởng trong không gian hẹp hơn giai đoạn san lấp mặt bằng. Dự án sẽ áp dụng bạt che phủ và tưới nước tạo độ ẩm cho đoạn đường vận chuyển thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được rất nhiều khả năng phát tán của bụi, từ đó hạn chế được những tác động đến môi trường.
+ Tác động của khí thải:
Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu diezen có khả năng gây ung thư cho con người.
Tuy nhiên khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian và không gian giữa các nguồn thải. Khi các nguồn thải tập trung tại một địa điểm và phát thải cùng thời gian thì mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn. Để hạn chế mức độ ô nhiễm, Chủ dự án sẽ bố trí các xe, máy làm việc theo một thời gian và không gian hợp lý để giảm thiểu tác động này đối với môi trường và con người
b. Tiếng ồn
Nguồn phát sinh tiếng ồn
Mọi hoạt động của con người, thiết bị trên công trường sẽ phát sinh ra tiếng ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra đến môi trường tiếp nhận. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong công trường xây dựng và dân cư khu vực xung quanh.
Khả năng lan truyền của tiếng ồn từ các thiết bị thi công tới khu vực xung quanh được tính gần đúng bằng công thức sau:
L = Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)
Trong đó:
L : Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quang, dBA
Lp: Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA
∆Ld: Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA
∆Ld =20*lg[(r2/r1)1+a]
Trong đó:
r1: Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn, thường lấy bằng 1m đối với nguồn điểm.
r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.
a : Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0.
∆Lb: Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0.
∆Ln: Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.
(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 1997).
Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi trường không khí xung quanh tại các khoảng cách 50m và 100m tính từ nguồn gây ồn. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 30 dưới đây.
Bảng 30: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới
TT
Loại máy móc
Mức ồn ứng với khoảng cách 1m
Mức ồn ứng với khoảng cách
Khoảng
TB
5m
10m
20m
50m
100m
200m
1
Xe tải
82-94
88
74,0
68,0
62,0
54,0
48
42
2
Máy trộn bê tông
75-88
81,5
67,5
61,5
55,5
47,5
41,5
35,5
3
Máy đào đất
75-98
86,5
72,5
66,5
60,5
52,5
46,5
40,5
4
Máy xúc
75-86
80,5
66,5
60,5
54,5
46,5
40,5
34,5
5
Máy đầm nén
75-90
82,5
68,5
62,5
56,5
48,5
42,5
36,5
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư: 75 dBA (6-18h)
Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997.
Ghi chú:
+ TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và khu dân cư.
Tác động của tiếng ồn:
Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động cũng như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 31.
Bảng 31: Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người.
Mức ồn (dBA)
Tác động đến người nghe
0
Ngưỡng nghe thấy
100
Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110
Kích thích mạnh màng nhĩ
120
Ngưỡng chói tai
130 ÷ 135
Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp
140
Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145
Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn
150
Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ
160
Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190
Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm
Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của Dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể.
c. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
Ng