Trước xu thề kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia
đang gia sức phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, hợp tác,
trong bối cảnh đó thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế
trong nước với phần kinh tế thế giơí bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đôi ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi nước. Việt Nam không nằm ngoài xu thế trên, và ngày nay thì thanh
toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng, các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Là một mắt xích quan trọng thúc đẩy hoạt kinh doạnh
khác của ngân hàng, đồng thời còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuắt nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển.
Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng của thương mại quốc tế, là
khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức,
các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, và để hoạt động thanh toán quốc tế
được nhanh chóng, an toàn, chính xác giải quyết được mối quan hệ lưu thông
hàng hoá, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy, hiệu quá
thì m ỗi nước phải tự lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán quốc tế
phù hợp. Trong đó nổi bật nhất là phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT), vì
nó đảm bảo được an toàn cho bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đây là phương
thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất vì thế để mở rộng hoạt động thanh
toán quốc tế tại ngân hàng thì phần nhiều là nói đến mở rộng phương thức
TDCT.
97 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
” Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NHNO&PTNT
chi nhánh Hoàng Mai”
Mục lục
Báo cáo tốt nghiệp ...................................... 1
” Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai” ............... 1
DANh sách bảng chữ cái viết tắt ............................ 5
Danh sách các sơ đồ và bảng, biểu đồ ........................ 6
2.Bảng .............................................. 6
3.Biểu đồ ............................................ 6
Lời mở đầu .......................................... 7
2.Mục đớch nghiờn cứu .................................. 8
3. Đối tượng nghiờn cứu ................................. 8
4. Phạm vi nghiờn cứu ................................... 8
5.Phương phỏp nghiờn cứu ............................... 8
6.Kết cấu của chuyên đề ................................. 8
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế ......................... 11
1.2.1. Đối với nền kinh tế. ................................ 11
1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế ...... 12
1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. .............. 13
1.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) ............ 18
1.4.2.Đặc điểm của thư tín dụng L/C ........................ 18
1.4.2.1. L/C là hợp đồng kinh tế hai bên ....................... 18
1.4.4.Các bên tham gia phương thức L/C ..................... 22
1.4.5.Quy trình nghiệp vụ L/C ............................. 23
L/C có giá trị tại NHPH bao gồm hai trường hợp: ............... 25
1.4.5.2.Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ ................... 25
1.5.1.Đối với người nhập khẩu............................. 26
1.5.3.Đối với NHPH .................................... 29
1.6.1.Kinh nghiệm ..................................... 31
1.6.1.2.VPBANK ...................................... 32
CHƯƠNG 2 ......................................... 37
2.2. Hoạt động thanh toán Xuất khẩu ....................... 40
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cụ thể ........................... 40
A. Tiếp nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C ............... 41
Bước 1: Tiếp nhận L/C / sửa đổi L/C ........................ 41
Bước 2: Thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C .................... 42
a. Thông báo trực tiếp đến khách hàng. ........................ 42
b. Thông báo qua ngân hàng thông báo khác. .................... 42
c. Thông báo kèm xác nhận ............................... 43
Thu phí thông báo, phí xác nhận và hạch toán: ................... 44
B. Tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ thanh toán: ................. 45
Bước 3: Tiếp nhận bộ chứng từ ........................... 45
Bước 4: Xử lý bộ chứng từ ............................... 46
a. Kiểm tra và yêu cầu khách hàng sửa chữa chứng từ. .............. 46
b. In thư gửi chứng từ và đòi tiền ............................ 47
c. Gửi chứng từ đòi tiền và theo dõi tiền về ..................... 48
C. Thanh toán bộ chứng từ ................................ 49
Bước 6: Tiếp nhận báo có và xử lý báo có .................... 49
2.3. Hoạt động thanh toán Nhập khẩu ....................... 55
2.3.1. Quy trình nghiệp vụ cụ thể ........................... 55
A. Phát hành L/C ...................................... 56
Bước 3: Phát hành L/C ................................. 57
Đơn vị: Triệu USD ..................................... 62
2.4.3. Về chiến lược mở rộng khách hàng ..................... 66
CHƯƠNG 3 ......................................... 71
3.2.1.Về phía NHNO&PTNT Hoàng Mai ...................... 75
3.2.1.2 Nâng cao năng lực của thanh toán viên .................. 77
3.2.1.3. Chính sách tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng ....... 78
3.2.1.4. Quản lý và sử dụng tốt L/C trả chậm .................... 78
3.2.1.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. ............. 79
3.2.1.6. Mở rộng mạng lưới hoạt động ........................ 80
3.2.1.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ..................... 80
3.2.1.8. Tăng cường các công tác phân tích đối thủ cạnh tranh......... 81
3.2.4.Về phía khách hàng ................................ 81
3.2.3. Kiến nghị đối với chính phủ .......................... 84
3.2.4. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ................... 85
Kết luận ............................................ 86
MỘT SỐ MẪU THƯ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN
BẰNG L/C .......................................... 88
LỆNH CHUYỂN TIỀN ................................. 88
KÍNH GỬI: TECHCOMBANK .................................................................... 88
KẾ TOÁN TRƯỞNG ............................... 89
TỔNG GIÁM ĐỐC ................................... 89
YÊU CẦU PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG ................... 89
Kớnh gửi: TECHCOMBANK ................................................. ........ 89
44C - Latest Date of Shipment: ............................ 90
45A - Description of goods and/or service (in brief): ............. 90
Term of Shipment: .................................... 90
46A - Documents required: .............................. 90
47A – Addition Conditions: .............................. 91
71B - Charges ........................................ 91
48 - Period for Presentation .............................. 91
49 - Confirmation ..................................... 91
Chỉ thị cho Techcombank ............................... 91
Cam kết của chỳng tụi .................................. 92
CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............... 93
YấU CẦU THANH TOÁN CHỨNG TỪ NHỜ THU ............. 93
KÍNH GỬI: TECHCOMBANK ……………………………… ........ 93
C/B: ............................................... 93
Số:…………………………………………….. .................. 94
YÊU CẦU THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG.................. 94
Kớnh gửi: TECHCOMBANK................................................................. .. 94
Số tiền Ngân hàng nước ngoài trả sau khi đó trừ đi phí của Ngân hàng ... 94
Danh mục tài liệu tham khảo ............................. 95
DANh sách bảng chữ cái viết tắt
TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 KH Customer Khỏch hàng
2 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
3 NH Bank Ngõn hàng
4 NHCT Vietcom Bank Ngân hàng công thương
5 NHđCĐ Nominated Bank Ngân hàng được chỉ
định
6 NHNO Ngõn hàng nụng nghiệp
7 NHNO&PTNT Ngõn hàng nụng nghiệp
và phỏt triển nụng thụn
8 NHTB Advising Bank Ngõn hàng thụng bỏo
9 NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại
10 NHXN Confirming Bank Ngõn hàng xỏc nhận
11 QHKH Quan hệ khỏch hàng
12 QHQT Quan hệ quốc tế
13 SWIFT Society Worldwide
International Finance
Telecommunication
Tổ chức viễn thụng tài
chớnh liờn ngõn hàng
quục tế
14 TDCT Documentary Credit Tớn dụng chứng từ
15 TT Payment Thanh toỏn
16 TTQT International Payment Thanh toỏn quốc tế
17 VPBank Ngân hàng thương mại
cổ phần ngoài quốc
doanh Việt Nam
18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
19 UCP600 Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credit No600
Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng
từ 600
19 URC522 The ICC Uniform Rules
for Collection NO522
Tập quán thực hành
ngân hàng quốc tế thống
nhất 522
20 USD United State Dollar Đồng đôla
Danh sách các sơ đồ và bảng, biểu đồ
1.Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại NHPH
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại NHđCĐ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán xuất khẩu theo phương thức TDCT
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán nhập khẩu theo phương thức TDCT
2.Bảng
Bảng 2.1: Doanh số và tỷ trọng thanh toán xuất khẩu của NHNO&PTNT
Hoàng Mai.
Bảng 2.2: Doanh số và tỷ trọng sử dụng các phương thức thanh toán trong
thanh toán xuất khẩu tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
Bảng 2.3: Doanh số và tỷ trọng thanh toán nhập khẩu của NHNO&PTNT
Hoàng Mai năm 2005- 4 tháng đầu năm 2008.
Bảng 2.4: Doanh số và tỷ trọng sử dụng cỏc phương thức trong thanh toỏn
nhõp khẩu tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
Bảng 2.5: Phớ thu được từ thanh toán L/C của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005- 4 tháng đầu năm 2008.
3.Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toỏn xuất khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005-2007
Biểu đồ 2.2: Doanh số sử dụng các phương thức thanh toán xuất khẩu của
NHNO&PTNT Hoàng Mai năm 2005-2007.
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toỏn nhập khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005-2007
Biểu đồ 2.4: Doanh số sử dụng cỏc phương thức thanh toỏn nhập khẩu của
NHNO&PTNT Hoàng Mai năm 2005-2007
Biểu đồ 2.5: Phớ thu được từ thanh toỏn L/C năm 2005-2007
Lời mở đầu
1.Tính tất yếu
Trước xu thề kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia
đang gia sức phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, hợp tác,
trong bối cảnh đó thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế
trong nước với phần kinh tế thế giơí bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đôi ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi nước. Việt Nam không nằm ngoài xu thế trên, và ngày nay thì thanh
toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng, các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Là một mắt xích quan trọng thúc đẩy hoạt kinh doạnh
khác của ngân hàng, đồng thời còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuắt nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển.
Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng của thương mại quốc tế, là
khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức,
các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, và để hoạt động thanh toán quốc tế
được nhanh chóng, an toàn, chính xác giải quyết được mối quan hệ lưu thông
hàng hoá, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy, hiệu quá
thì mỗi nước phải tự lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán quốc tế
phù hợp. Trong đó nổi bật nhất là phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT), vì
nó đảm bảo được an toàn cho bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đây là phương
thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất vì thế để mở rộng hoạt động thanh
toán quốc tế tại ngân hàng thì phần nhiều là nói đến mở rộng phương thức
TDCT.
Sau thời gian thực tập tại NHNO&PTNT Hoàng Mai, là một chi nhánh
nhỏ mới thành lập từ năm 2005, bên cạnh những thành tựu đạt được trong
hoạt động thanh toán quốc tế thì Agribank Hoàng Mai còn gặp rất nhiều khó
khăn
trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình, nên chuyên đề ” Phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại
NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai” đã được chọn để nghiên cứu..
2.Mục đớch nghiờn cứu
Xuất phỏt từ cơ sở thực tiễn hoạt động thanh toỏn quốc tế theo phương
thức tớn dụng chứng từ tại NHNO&PTNT Hoàng Mai kết hợp với cơ sở lý
luận chung vố thanh toỏn quốc tế, đề tài đó được chọn nghiờn cứu nhằm đề
xuất ra một số giải phỏp nhằm phỏt triển hoạt động thanh toỏn quốc tế theo
phương thức tớn dụng chứng từ tại NHNO&PTNT Hoàng Mai
3. Đối tượng nghiờn cứu
Luận văn tập trung nghiờn cứu cỏc cơ sở lý luận theo thụng lệ quốc tế,
kết hợp với cỏc tài liệu liờn quan thu thập được về hoạt động thanh toỏn quốc
tế theo phương thức TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai để đố ra giải phỏp
phỏt triển hoạt động nỏy của ngõn hàng.
4. Phạm vi nghiờn cứu
Luận văn tập trung nghiờn cứu về tỡnh hỡnh hoạt động thanh toỏn quốc
tế theo phương thức TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai từ 2005-2007
5.Phương phỏp nghiờn cứu
Luận văn sử dụng phương phỏp thống kờ, phõn tớch tổng hợp, tiếp cận
hệ thống lý luận và thực tiễn, kết hợp với phương phỏp logic lịch sử, duy vật
biện chứng để hoàn thành luận văn này.
6.Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục ra, thì kết cấu của chuyên đề còn bao gồm:
Chương1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
chương 1
Lý luận chung về phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT
1.1.Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1.Cơ sở hình thành hoạt đông thanh toán quốc tế.
Thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình cần, điều kiện
tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước xác định
phạm vi và năng lực sản xuất của nước đó. Điều này nói lên rằng, các quốc
gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hoá cần thiết cho sản xuất
và tiêu dùng.
Kết quả là, một nước sẽ nhập khẩu những hàng hoá với giá rẻ, đồng thời
xuất khẩu những hàng hoá có ưu thế về năng suất lao động, nhằm tận dụng
những lợi thế so sánh trong ngoại thương. Sự di chuyển hàng hoá giữa các
nước tạo nên hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, từ đó hình thành
nên chuyên ngành: “Quan hệ kinh tế quốc tê” và “ Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”.
Hàng hoá xuất nhập khẩu được chuyên chở từ nước này sang nước khác
bằng các phương thức vận tải khác nhau, từ đó hình thành nên chuyên
ngành:”Vận tải hàng hoá trong ngoại thương”.
Việc chuyên chở hàng hoá từ nước này sang nước khác có thể gặp rủi ro
bất trắc trong quá trình chuyên chở, do đó có thể đảm bảo an toàn và tạo sự ổn
định trong kinh doanh cho các nhà xuất nhập khẩu, thì hàng hoá xuất nhập
khẩu phải được bảo hiểm, từ đó hình thành nên chuyên ngành: “ Bảo hiểm
hàng hoá trong ngoại thương”.
Thông thường, một thương vụ được kết thúc bằng việc bên mua thanh
toán, nhận hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều kiện quy định
trong hợp đồng mua bán. Và người mua và người bán không thanh toán trực
tiếp cho nhau, mà thông qua sự trợ giúp của ngân hàng, từ đó hình thành nên
chuyên ngành: “Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế”.
Trong hoạt động ngoại thương, đối với nhà xuất khẩu từ khi nhận được
đơn đặt hàng cho đến khi nhận được tiền hàng xuất khẩu thường phải mất một
thời gian khá dài, do đó, ngoài nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng như
thông báo, mua bán ngoại tệ... nhà xuất khẩu còn có nhu cầu được tài trợ cho
hoạt động xuất khẩu trước và sau khi giao hàng. Tương tự, nhà nhập khẩu sau
khi ký kết hợp đồng ngoại thương cũng có nhu cầu tài trợ, như tài trợ ký quỹ
mở L/C, tài trợ trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ và hàng hoá nhập khẩu, bảo
lãnh hối phiếu nhờ thu... Từ đó hình thành nên chuyên ngành: “ Tài trợ xuất
nhập khẩu”.
Vì tiền tệ sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế có thể là đồng tiền
của nước người mua, của nước người bán hoặc đồng tiền của nước thứ ba, từ
đó hình thành nên: “Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ”.
Hoạt động kinh tế đối ngoại nêu trên liên quan đến các bên ở các nước
có vị trí địa lý và tập quán khác nhau, nguồn luật điều chỉnh vừa mang tính
địa phương vừa mang tính quốc tế, do đó các tranh chấp cũng thường phát
sinh, từ đó hình thành nên chuyên ngành: “Luật kinh tế quốc tế”.
Vậy cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại
thương. Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc
tế; và ngược lai, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu là nói đến ngoại
thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động
thanh toán quốc tế là hoạt động phái sinh. Vì hoạt động thanh toán quốc tế
được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, cho nên khi nói đến hoạt động thanh
toán quốc tế là nói đến hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM, và không
một ngân hàng nào lại không muốn phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế,
trong đó lấy hoạt động thanh toán quốc tế làm trọng tâm phát triển.
1.1.2. Khái niệm về thanh toán quốc tế.
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Qúa tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn
đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau,
từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó, ngân
hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Từ đó, ta có khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa
vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động
kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân
nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ
giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Và trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta
thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là:
Thanh toán trong ngoại thương và Thanh toán phi ngoại thương.
+ Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán
trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho
nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua
bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
+ Thanh toán quốc tế phi ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán
không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ cho
nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương
mại như: chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại
ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà
biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các
nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể
trong nước...
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.1. Đối với nền kinh tế.
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong
bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi nước.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu hoạt
động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết
được mối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán
một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán,
người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản
ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông
qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng
đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh
toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai
bên mua bán.
Với vai trò là trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao
dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng nhữn