Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có
th ể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất
định. Dựa trên số vốn đó các doanh nghiệp luôn muốn tiến hành hoạt động sao cho
hiệu quả nhất với chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp là
phải tìm ra cách thức sử dụng vốn đúng đắn nhằm phát huy được mọi tiềm lực bên
trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có ý nghĩa hết sức quan trọng và là
điều kiện tiên quy ết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của m ình và tìm
được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Chính vì th ế vấn đề sử dụng vốn đang
là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
Nhà nước nói riêng.
Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết được
Nhà nước tài trợ qua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay vốn lãi suất
ưu đãi. Do đó các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả của việc sử
dụng vốn mà trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tình trạng lãi giả, lỗ thật, ăn mòn vào
vốn xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp quốc doanh.
Trong tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp quốc doanh đã thích nghi kịp
th ời, tự chú trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sáng tạo trong việc sử
dụng vốn đảm bảo cho việc kinh doanh ổn định. Tuy nhiên bên cạnh các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, làm ăn có thua lỗ kéo dài, doanh thu không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
Thực tế này do nguyên nhân, mặt trong những nguy ên nhân quan trọng là do việc sử
dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó đẩy mạnh việc sử dụng vốn
trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết, nó quyết định đến sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp.
66 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có
thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất
định. Dựa trên số vốn đó các doanh nghiệp luôn muốn tiến hành hoạt động sao cho
hiệu quả nhất với chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp là
phải tìm ra cách thức sử dụng vốn đúng đắn nhằm phát huy được mọi tiềm lực bên
trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có ý nghĩa hết sức quan trọng và là
điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm
được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn đang
là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
Nhà nước nói riêng.
Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết được
Nhà nước tài trợ qua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay vốn lãi suất
ưu đãi. Do đó các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả của việc sử
dụng vốn mà trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tình trạng lãi giả, lỗ thật, ăn mòn vào
vốn xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp quốc doanh.
Trong tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp quốc doanh đã thích nghi kịp
thời, tự chú trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sáng tạo trong việc sử
dụng vốn đảm bảo cho việc kinh doanh ổn định. Tuy nhiên bên cạnh các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, làm ăn có thua lỗ kéo dài, doanh thu không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
Thực tế này do nguyên nhân, mặt trong những nguyên nhân quan trọng là do việc sử
dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó đẩy mạnh việc sử dụng vốn
trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết, nó quyết định đến sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói
chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng, sau một tháng thực tập tại Hãng em
quyết định chọn đề tài:
Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày với nội dung như
sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụngv ốn
cố định trong các doanh nghiệp.
Chương II: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng
hàng không quốc gia Việt Nam.
Chương III: Các giải pháp quản lý, nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố
định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
Chương I:
Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả
sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp
1. Vốn cố định của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm vốn cố định của doanh nghiệp thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại
là kinh doanh lưu chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, ngoài hoạt động kinh doanh thương
mại, doanh nghiệp thương mại còn có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong
các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm như sản xuất, xây dựng, vận tải, khách
sạn, du lịch,… nhằm đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và nâng cao hiệu quả tổng vốn.
Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại phải có
được các yếu tố cần thiết như kho tàng, cửa hàng, văn phòng, máy móc thiết bị
phương tiện vận tải, tiền mặt… Dưới góc độ hiện vật, các yếu tố này được gọi là
những tài sản. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại phải
sử dụng một lượng vốn nhất định và thôgn qua các phương thức nhất định như đầu
tư xây dựng, mua sắm, thuê mướn để hình thành các yếu tố tài sản cần thiết kể trên.
Đồng thời các doanh nghiệp thương mại phải thường xuyên duy trì một lượng vốn
nhất định để đảm bảo quy mô tài sản thích hợp phục vụ cho kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó, có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất tiền đề không thể thiếu được
để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh.
Với lượng vốn cần thiết ban đầu, các doanh nghiệp thương mại sử dụng để
hình thành nên các loại tài sản thích hợp bao gồm các tài sản có thời gian sử dụng,
thu hồi giá trị mang tính ngắn hạn và những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá
trị mang tính dài hạn. Bộ phận vốn của doanh nghiệp được dùng để hình thành nên
những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính dài hạn được gọi là vốn
cố định của doanh nghiệp. Nói cách khác những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi
và luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc qua nhiều chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định.
Vốn cố định là bộ phận của doanh nghiệp được sử dụng để hình thành những
tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm hay chu kỳ
kinh doanh bình thường của doanh nghiệp trở lên. Nói cách khác vốn cố định là biểu
hiện bằng tiền của những tài sản sử dụng mang tính dài hạn phục vụ cho SXKD của
doanh nghiệp. Do đó, sự vận động và luân chuyển của vốn cố định phụ thuộc vào
đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các tài sản dài hạn và mục đích khai thác sử dụng của
doanh nghiệp. Có thể khái quát những đặc điểm cơ quản về sự vận động của vốn cố
định trong quá trình SXKD của doanh nghiệp như sau:
Một là, vốn cố định có tốc độ luân chuyển chậm do TSCĐ và các tài sản khác
được đầu tư bằng vốn cố định tồn tại và sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, vốn cố định đầu tư vào TSCĐ được luân chuyển từng bộ phận qua các
chu kỳ SXKD dưới hình thức giá trị của TSCĐ bị giảm dần và dịch chuyển vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Bộ phận vốn này chỉ hoàn thành
một chu kỳ luân chuyển TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá.
Ba là, bộ phận vốn cố định đầu tư hình thành nên các khoản đầu tư dài hạn sẽ
thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc hoạt động đầu tư. Còn bộ phận vốn cố định nằm
trong chi phí XDCB dở dang sẽ chuyển hoá một lần và toàn bộ thành nguyên giá
TSCĐ khi công trình XDCB hoàn thành.
2. Tài sản cố định của doanh nghiệp
2.1. Khái niệm TSCĐ
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các
thương mại cần phải có được các yếu tố cần thiết bao gồm tư liệu lao động và sức
doanh nghiệp lao động. Bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng
dài (như nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) được gọi
là những TSCĐ. Đây là những tư liệu lao động chủ yếu phục vụ cho các quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Nói cách khác, đây là
bộ phận tài sản quan trọng biểu hienẹ quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của
doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, các TSCĐ chủ yếu là hệ thống
cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh lưu chuyển hàng hoá như hệ thống cửa hàng,
kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
Thông thường một tài sản được coi là TSCĐ nếu thoả mãn đồng thời ba điều
kiện:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động.
- Có thời gian sử dụng dài, thường từ một năm trở lên.
- Có giá trị lớn đạt đến một giá trị nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào
quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ.
Những tài sản không hội đủ các tiêu chuẩn kể trên được coi là những tài sản
lưu động của doanh nghiệp, bao gồm những tài sản là đối tượng lao động đối với
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những tư liệu lao động có giá trị
nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. Việc nhận biết và phân biệt TSCĐ và tài sản lưu
động của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong công tác nghiên cứu
mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng tài sản một cách tốt nhất.
Trong thực tế, việc nhận biết TSCĐ dựa trên những tiêu chuẩn kể trên có thể gặp
những khó khăn sau đây:
Một là, việc phân biệt giữa đối tượng lao động với những tư liệu lao động là
TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp nếu chỉ đơn thuần dựa vào đặc
tính hiện vật thì có thể dẫn đến ngộ nhận về TSCĐ. Bởi vì có thể xảy ra cùng một
TSCĐ ở trường hợp này được coi là TSCĐ nhưng ở trường hợp khác chỉ được coi là
tài sản lưu động. Chẳng hạn, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng…
nếu được sử dụng để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thì coi là TSCĐ, song nếu các tài sản này là các sản phẩm mới hoàn thành
quá trình sản xuất của doanh nghiệp đang được bảo quản, chờ tiêu thụ hoặc là các
công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao, thì đó chỉ coi là đối tượng lao động thuộc
tài sản lưu động của doanh nghiệp. Do đó, để nhận biết chính xác tài sản cố định
trong các doanh nghiệp, ngoài đặc tính hiện vật, còn phải dựa vào tính chất, công
dụng hay vai trò của TSCĐ đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hai là, việc vận dụng máy móc các tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ kể trên có thể
dẫn đến việc bỏ sót TSCĐ của doanh nghiệp. Bởi vì trong thực tế có một số tài sản
là các tư liệu lao động, nếu xét riêng lẻ thì không đủ các tiêu chuẩn kể trên song tổ
hợp các tài sản riêng lẻ này nếu câú thành nên một hệ thống và hệ thống đó đáp ứng
đủ ba điều kiện ở trên thì vẫn được coi là TSCĐ. Chẳng hạn như, tổ hợp hay hệ
thống các trang thiết bị cho một văn phòng, một phòng ở khách sạn, một phòng thí
nghiệm… được coi là các TSCĐ.
2.2. Đặc điểm TSCD
khác với đối tượng lao động đặc điểm cơ bản của TSCD - những tư liệu lao
động chủ yếu là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều
chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặc dầu TSCĐ bị hao mòn, song chúng vẫn giữ
nguyên được hình thái vật chất ban đầu chỉ khi nào chúng bị hao mòn, hư hỏng hoàn
toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới được thay thế
đổi mới.
Như vậy tiêu thức để phân biệt giữa đối tượng lao động với TSCĐ là không
chỉ đơn thuần dựa vào thuộc tính vật chất của chúng, mà phải chủ yếu dựa vào tính
chất tham gia và tác dụng của chúng trong sản xuất, kinh doanh, điều này nó được
coi là TSCĐ, còn ở trường hợp khác nó lại được coi là đối tượng lao động, chẳng
hạn như súc vật trong nông nghiệp nếu lấy sữa, sinh sản cày kéo thì chúng là TSCĐ,
còn nếu nuôi béo để lấy thịt thì chúng lại là các công trình chưa bàn giao… không
phải là TSCĐ nếu như chúng đang còn ở trong kho, đang chờ tiêu thụ, chờ thủ tục
bàn giao thanh toán hoặc khi chúng là đối tượng để nghiên cứu thí nghiệm.
Bên cạnh đặc điểm nêu trên, một tư liệu lao động được coi là TSCĐ khi nó là
sản phẩm của lao động, do đó TSCĐ không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị.
Nói một cách khác, TSCĐ phải là một hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường
khác, thông qua mua bán trao đổi, nó có thể được chuyển quyền sở hữu và quyền sử
dụng từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác trên thị trường tư liệu sản xuất.
Trong lý luận, việc nhận thức tính hàng hoá của TSCĐ được xem như một
vấn đề đơn giản tất yếu. Song trên thực tế ở nước ta, đã có một thời tính hàng hoá
của TSCĐ bị xem nhẹ, TSCĐ được coi là một "hàng hoá đặc biệt" hàng hoá trên
danh nghĩa, vì thế nó chỉ được phân phối cung cấp trong nội bộ khu vực kinh tế quốc
doanh mà không được mua bán, trao đổi rộng rãi trên thị trường, điều này đã đưa
đến hậu quả kìm hãm sức sản xuất xã hội nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng.
Trong nền kinh tế hàng hoá, xây dựng hoặc lắp đặt những tư liệu lao động
được coi là vốn cố định của doanh nghiệp, khác với đối tượng lao động, đặc điểm cơ
bản của TSCĐ - những tư liệu lao động chủ yếu là chúng có thể tham gia một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặt dầu
TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì
khi đó chúng mới được thay thế đổi mới.
Việc quản lý vốn cố định và TSCĐ trên thực tế là một công việc phức tạp. Để
giảm nhẹ khối lượng quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống
nhất về tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ. Thông
thường một tư liệu lao động phải được đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn dưới đây
thì được coi là TSCĐ.
- Phải có thời gian sử dụng tối thiểu (thường là 1 năm trở lên)
- Phải có giá trị tối thiểu đến một mức quy định (hiện nay quy định là có giá
trị từ 10 triệu đồng Việt Nam).
Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì tư liệu lao động được coi là công cụ
lao động và do nguồn vốn lưu động tài trợ.
Tuy nhiên do yêu cầu của công tác quản lý trong một số trường hợp đặc biệt
dù giá trị đơn vị và thời gain sử dụng không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn được coi là
TSCĐ như tổ hợp các đồ dùng trong phòng làm việc, phòng họp, phòng khách,
khách sạn…
Mặt khác trong doanh nghiệp có một số khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh
doanh về tính chất luân chuyển giá trị cũng tương tự như TSCĐ vì vậy được coi là
các TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình) như các khoản chi phí thành
lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế…
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá những TSCĐ đó không chỉ được
biểu hiện dưới hình thái vật chất nên còn được biểu hiện dưới hình thái giá trị để đầu
tư mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền tệ nhất định. Vì vậy số tiền
tệ ứng trước đó dùng cho việc xây dựng mua sắm TSCĐ đó được gọi là vốn cố định
của doanh nghiệp.
Để quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả cần phải nghiên cứu các phương pháp
phân loại về kết cấu của TSCĐ.
2.3. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp.
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp
theo những tiêu thức nhất ddịnh nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của đơn
vị.
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
Theo phương pháp này, tổng thể TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của
doanh nghiệp sẽ được chia thành hai loại như sau:
+ TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, chẳng hạn
như văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,… Theo chế độ tài
chính doanh nghiệp hiện hành, một tài sản được coi là TSCĐ hữu hình nếu thoả mãn
ba điều kiện sau:
- Là tư liệu lao động hữu hình, có kết cấu độc lập hoặc là 1 hệ thống bao gồm
nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện 1 hay một số chức
năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống sẽ không
thể hoạt động được, nếu toả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là
TSCĐ.
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
d. Có giá trị từ 10.000.000đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trong thực tế có những hệ thống được cấu thành bởi nhiều bộ phận tài sản
riêng lẻ có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ
thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính. Nhưng do yêu cầu quản lý, sử
dụng đòi hỏi phải theo dõi riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận đó vẫn được
coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Chẳng hạn như ghế ngồi, khung và động cơ…
trong một máy bay.
+ TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể,
thể hiện một lượng giá trị lớn đã đầu tư có liên quan và phát huy tác dụng trong
nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như chi phí thành lập doanh nghiệp,
chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Theo chế độ tài chính doanh nghiệp hiện
hành, các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra nếu thỏa mãn đồng thời
hai điều kiện sau thì được coi là TSCĐ vô hình:
- Có thời gian sử dụng hay phát huy tác dụng tối thiểu là một năm.
- Có giá trị tối thiểu là 10.000.000đồng.
Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức kể trên sẽ giúp doanh nghiệp thấy được
cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó có thể đưa ra các quyết
định đầu tư, sử dụng TSCĐ hay điều chỉnh cơ cấu này sao cho phù hợp và có hiệu
quả nhất.
* Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng:
Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại
sau:
+ TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: Đây là các tài sản do doanh
nghiệp sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh.
Chẳng hạn như kho tàng, cửa hàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đây
là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi, sự
nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà ăn tập thể, nhà
ở tập thể, câu lạc bộ, trạm y tế, phòng học,… được coi là những TSCĐ phúc lợi, sự
nghiệp.
+ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: Là những tài sản không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, giữ hộ cho Nhà
nước hay cho doanh nghiệp khác.
Phân loại theo sử dụng sẽ giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản, nắm
được trình độ trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý tài sản và tính khấu hap chính xác. Tuy nhiên phương pháp phân loại
này chưa phản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Vì vậy, người
ta còn sử dụng phương pháp phân loại tiếp theo.
* Phân loại TSCĐ căn cứ vào công dụng kinh tế.
Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dược chia thành các loại sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: đây là các TSCĐ được hình thành qua quá trình thi
công, xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,
các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống…
+ Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy công tác,
thiết bị chuyên dùng, dây truyền công nghệ…
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải
đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các thiết bị truyền dẫn như
hệ thống điện, hệ thống nước, đường khí đốt, băng tải…
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử
phục vụ quản lý, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút
bụi…
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm là các vườn
cây kinh doanh lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả,
thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm như đàn voi, đàn
bò, đàn trâu, đàn nhựa,…
Phương pháp phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ
của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp,
quản lý khai thác sử dụng và trích khấu hao thích hợp.
* Phân loại tài sản theo tình hình sử dụng.
Theo tiêu thức này, tổng thể TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các
loại sau:
+ TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: Đây là những TSCĐ của doanh
nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh,
quốc phòng của doanh nghiệp.
+ TSCĐ cho thuê.
+ TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các
hoạt động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá
trình dự trữ, cất trữ để sử dụng sau này.
+ TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán, thanh lý: Là những TSCĐ không
cần thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần
được nhượng bán, thanh lý để giải phóng mặt bằng, thu hồi vốn đầu tư.
Cách phân loại này cho thấy tình hình khai thác sử dụng TSCĐ của doanh
nghiệp, từ đó có thể đề ra các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
* Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu.
Tổng thể TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
+ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là các loại TSCĐ được đầu
tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền s