Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên

Tóm tắt. Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, bài báo phân tích số liệu điều tra qua bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội ở 5 thành phố lớn nước ta. Các kết quả về bảo mật cho thấy: Về quan niệm bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên khá khác nhau: Sinh viên khá tự tin về vấn đề cảnh giác thông tin bị lộ trên mạng xã hội: có hơn hai phần năm sinh viên tin rằng thông tin cá nhân chia sẻ trên mạng có thể bị lộ nhưng họ kiểm soát được nếu cẩn thận; hơn một phần năm sinh viên không để ý chuyện thông tin của họ có bị lộ hay không khi chia sẻ trên mạng; hơn một phần chín sinh viên cho rằng không có gì đáng phải bảo mật khi chia sẻ trên mạng và chỉ có một con số như vậy sinh viên đồng ý rằng cần cảnh giác khi chia sẻ thông tin trên mạng. Còn về mức độ bảo mật thông tin của sinh viên trên mạng xã hội nhìn chung thấp. Trong tổng số hơn bốn phần năm (chiếm 3.432 sinh viên) tin rằng mình có bảo mật thông tin cá nhân trên mạng, có đến ba phần tư sinh viên chỉ dùng một đến hai cách thức bảo mật; chỉ có một số rất nhỏ, dưới một phần hai mươi, sinh viên thực sự có mức độ bảo mật thông tin cao khi họ sử dụng từ 6 đến 7 cách thức bảo mật. Sự chủ quan, coi thường bảo mật danh tính của bản thân khi chia sẻ đời sống riêng tư trên mạng xã hội có thể dẫn sinh viên tới nguy cơ chính là nạn nhân của sự quấy rối trên mạng.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 16-25 This paper is available online at BẢOMẬT THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN Trần Hữu Luyến và Trần Thị Minh Đức Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, bài báo phân tích số liệu điều tra qua bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội ở 5 thành phố lớn nước ta. Các kết quả về bảo mật cho thấy: Về quan niệm bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên khá khác nhau: Sinh viên khá tự tin về vấn đề cảnh giác thông tin bị lộ trên mạng xã hội: có hơn hai phần năm sinh viên tin rằng thông tin cá nhân chia sẻ trên mạng có thể bị lộ nhưng họ kiểm soát được nếu cẩn thận; hơn một phần năm sinh viên không để ý chuyện thông tin của họ có bị lộ hay không khi chia sẻ trên mạng; hơn một phần chín sinh viên cho rằng không có gì đáng phải bảo mật khi chia sẻ trên mạng và chỉ có một con số như vậy sinh viên đồng ý rằng cần cảnh giác khi chia sẻ thông tin trên mạng. Còn về mức độ bảo mật thông tin của sinh viên trên mạng xã hội nhìn chung thấp. Trong tổng số hơn bốn phần năm (chiếm 3.432 sinh viên) tin rằng mình có bảo mật thông tin cá nhân trên mạng, có đến ba phần tư sinh viên chỉ dùng một đến hai cách thức bảo mật; chỉ có một số rất nhỏ, dưới một phần hai mươi, sinh viên thực sự có mức độ bảo mật thông tin cao khi họ sử dụng từ 6 đến 7 cách thức bảo mật. Sự chủ quan, coi thường bảo mật danh tính của bản thân khi chia sẻ đời sống riêng tư trên mạng xã hội có thể dẫn sinh viên tới nguy cơ chính là nạn nhân của sự quấy rối trên mạng. Từ khóa: Bảo mật, thông tin, sinh viên, mạng xã hội. 1. Mở đầu Cùng với việc tự công khai, tự thể hiện bản thân thì việc bảo mật thông tin trên mạng xã hội được nhiều tác giả trên thế giới bàn đến. Những thông tin riêng tư và nhạy cảm khi chia sẻ trên mạng xã hội sẽ có nguy cơ trở thành những phiền phức sau này cho các cá nhân sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, bảo mật thông tin trên mạng xã hội thực sự cần thiết đối với người sử dụng, nhất là thanh niên sinh viên, trong đó có thanh niên sinh viên các trường sư phạm. Theo Boyd Danah (2007), bảo mật thông tin trên mạng xã hội được hiểu là một cá nhân có những thông tin quan trọng mà không cho người khác biết; thông tin đó có thể Tác giả liên lạc: Trần Hữu Luyến, địa chỉ e-mail: thuuluyen@yahoo.com 16 Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên là những thông tin cá nhân như tên, địa chỉ liên lạc, chứng minh thư hoặc những thông tin khác nếu cá nhân cho đó là những thông tin riêng tư [3]. Bảo mật thông tin trên mạng xã hội là quyền riêng tư của cá nhân trong việc chia sẻ và công khai những thông tin lên profile của họ. Mức độ chia sẻ thông tin cá nhân là rất khác nhau giữa người này và người khác và được giới hạn trong những cách thức, kĩ thuật bảo mật của cá nhân. Hodge (2006) xem xét sự riêng tư trên mạng xã hội dựa trên hai tiêu chí: 1/ Mục đích thông tin được chia sẻ phải có tính bảo mật (trường hợp ai đó sẵn sàng chia sẻ bài viết của họ trên mạng xã hội, rồi cho người khác xem thì đó không phải là mục đích có tính chất bảo mật); 2/ Cá nhân có những cài đặt hay kĩ thuật bảo mật của riêng mình [dẫn theo 3]. Để làm rõ những thông tin cá nhân mà sinh viên bảo mật trên mạng xã hội của mình, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội ở 6 thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả điều tra được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 với các phép toán thống kê mô tả (tính chỉ số phần trăm của các phương án lựa chọn và tính tương quan chéo) và thống kê suy luận (so sánh điểm trung bình bằng t-test và phép phân tích phương sai ANOVA một yếu tố). Dựa vào điểm trung bình chung và độ lệch chuẩn chung của toàn thang đo, chúng tôi xác định được 3 mức xếp hạng là thấp, trung bình và cao khi phân tích mức độ bảo mật thông tin đối với việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên, kể cả sinh viên sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu Trong bài viết này, chúng tôi xem xét quan niệm của sinh viên về bảo vệ thông tin trên mạng xã hội, làm rõ quan niệm (nhận thức) của sinh viên về những thông tin mà theo họ cần phải bảo mật, sau đó phân tích những hình thức được sinh viên dùng để bảo vệ thông tin riêng tư của họ và tự đánh giá của họ về sự bảo mật thông tin trên mạng xã hội hiện nay. 2.1. Quan niệm về bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên Nhằm tìm hiểu xem sinh viên có quan điểm như thế nào về vấn đề riêng tư cá nhân có thể bị lộ khi sử dụng mạng xã hội, kết quả ở Biểu đồ 1 cho thấy: Sinh viên khá tự tin về vấn đề cảnh giác thông tin bị lộ trên mạng xã hội, khi cho rằng: “Không có gì đáng phải bảo mật”- chiếm 16,6%; hoặc “Không để ý” chuyện thông tin có bị lộ hay không khi chia sẻ trên mạng xã hội – chiếm 23,1% và có đến 44,7% sinh viên tin rằng thông tin cá nhân chia sẻ trên mạng có thể bị lộ, nhưng họ kiểm soát được: “Dễ lộ thông tin nhưng cẩn thận là được”. Kết quả này cho thấy sinh viên được nghiên cứu khá tự tin khi chia sẻ sự riêng tư, bí mật của mình lên mạng xã hội. Sự tự tin trong việc công khai và thể hiện bản thân trên mạng xã hội của giới trẻ cũng được Dowell (2009) và Letkmann (2009) chia sẻ trong nghiên cứu của mình. Theo các ông, những sinh viên sử dụng mạng xã hội đều cho rằng mình sử dụng thành thạo, mình có thể kiểm soát các thông tin với nhiều cách khác nhau, với từng người mà họ muốn nhằm tạo nên một sự riêng tư online [dẫn theo 5]. Nghiên cứu của Zickuhr, Lee Rainie 17 Trần Hữu Luyến và Trần Thị Minh Đức Biểu đồ 1. Quan niệm của sinh viên về sự riêng tư bị lộ trên mạng xã hội (2011) nhấn mạnh đến “Quan điểm về người bạn” của thanh thiếu niên khi họ cho rằng bạn bè trên mạng xã hội của họ chủ yếu là những người tốt. Nhìn chung, có 69% thanh thiếu niên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nghĩ rằng bạn bè của họ chủ yếu là những người tử tế; 20% thanh thiếu niên cho rằng bạn bè của họ không phải là người tốt và 11% cho rằng “còn tùy trường hợp” [6]. Xem xét mức độ cài đặt bảo mật thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, kết quả cho thấy, phần lớn sinh viên sử dụng mạng xã hội đều cho rằng mình có bảo vệ thông tin trên mạng xã hội (chiếm 81,8%), chỉ có 18,2% người sử dụng mạng xã hội tự cho rằng mình không bảo vệ thông tin. Biểu đồ 2. Tỉ lệ sinh viên bảo vệ thông tin trên mạng xã hội Kết quả khảo sát phản ánh một thực tế rằng, hầu hết những người sử dụng mạng xã hội đều nhận thức được sự nguy hiểm khi chia sẻ thông tin quá nhiều trên mạng xã hội, bởi những thông tin này có thể gây tổn hại đến tương lai hoặc triển vọng công việc, thậm chí những thông tin chia sẻ không đúng có thể biến người dùng thành nạn nhân của tội phạm giấu mặt như bắt nạt, tống tiền. Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa việc có bảo vệ thông tin trên mạng với các biến độc lập liên quan tới sinh viên như giới tính, tỉnh thành, năm thứ, số lượng bạn (bạn thường và bạn thường xuyên trao đổi) và thời gian sử dụng cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (Bảng 1). Ví dụ: số lượng nữ sinh viên cho rằng mình có bảo vệ thông tin là nhiều hơn nam sinh viên; sinh viên đang theo học các trường ở Hà Nội có tỉ lệ bảo vệ 18 Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên thông tin trên mạng xã hội cao hơn sinh viên các tỉnh thành khác, trong khi đó, sinh viên ở Huế (trong nghiên cứu này) có tỉ lệ bảo mật thấp hơn cả, sinh viên càng có nhiều bạn trong danh sách bạn, hoặc càng có nhiều bạn thường xuyên trao đổi trên mạng thì họ càng có tỉ lệ nhiều hơn trong việc bảo vệ thông tin. Mặc dù mức độ liên hệ của các yếu tố này là không cao [1]. Bảng 1. Mối liên hệ giữa bảo vệ thông tin trên mạng xã hội với các biến về sinh viên (%) Theo hiển thị ở Biểu đồ 3, cột 1 - hoạt động giải trí chiếm 5,9%; cột 2 - công việc học tập chiến 11,8%; cột 3 - gia đình chiếm17,1%; cột 4 - tình yêu chiếm 17,3%; cột 5 - kế hoạch, dự định cá nhân chiếm 24%; cột 6 - tôn giáo chiếm 20%; cột 7 - các mối quan hệ cá nhân chiếm 39,9% và cột 8 - chính trị chiếm 40,6%. Số liệu này cho thấy, những chủ đề liên quan đến chính trị thường có tính nhảy cảm và chưa thật hấp dẫn với nhiều sinh viên sử dụng mạng trong nghiên cứu này, nên có tới 40,6% sinh viên cho rằng không nên đăng tải trên mạng xã hội những bàn luận về chính trị. Kết quả nghiên cứu của Zhang (2010) tại các trường đại học lớn nằm ở phía tây nam của Hoa Kỳ về quan điểm chính trị và việc sử dụng mạng xã hội khác nhau của sinh viên, kết quả đã chỉ ra rằng: Phương tiện truyền thông xã hội tác động tích cực đến sự tham gia của công dân, nhưng tác động không nhiều đến sự tham gia chính trị và niềm tin vào chính phủ của sinh viên [dẫn theo 5]. Những mối quan hệ cá nhân thường được giới trẻ củng cố trong những nhóm có cùng mối quan tâm, sở thích trên mạng xã hội. Do đó, có 39,9% số sinh viên được hỏi cho 19 Trần Hữu Luyến và Trần Thị Minh Đức Biểu đồ 3. Những loại thông tin không nên đăng tải trên mạng xã hội (ý kiến của sinh viên %) rằng những mối quan hệ cá nhân này không nên đăng tải trên mạng. Tuy nhiên, nếu nhìn ngược lại, vẫn có hơn 60% sinh viên chia sẻ thông tin cá nhân của mình cho nhiều người dùng mạng xã hội biết. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bảo mật thông tin cá nhân của sinh viên trên mạng xã hội là thấp. Tôn giáo cũng là một trong những chủ đề có sự nhảy cảm riêng được sinh viên đánh giá là nên đăng tải trên mạng xã hội. Tỉ lệ này chiếm 29,0% số sinh viên được hỏi. Có thể thấy tôn giáo cũng là thông tin, nên sinh viên cho rằng tôn giáo không phải là vấn đề có thể đưa được lên mạng xã hội để bàn thảo. Kế hoạch dự định cá nhân cũng chiếm một tỉ lệ nhỏ sinh viên (chiếm 24,0%) cho rằng không nên đăng tải khác trên mạng xã hội. Tình yêu (17,3%) và gia đình (17,1%) là những mối quan hệ thân thiết được nhiều sinh viên muốn chia sẻ trên mạng xã hội. Vì vậy, 2 chủ đề này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số sinh viên được hỏi cho rằng không nên đăng tải. Đặc trưng của mạng xã hội là tạo ra vốn xã hội kết dính. Những thông tin liên quan đến tình yêu, gia đình sẽ góp phần làm củng cố tình thân giữa những người trong gia đình và người bạn tình của nhau, bởi vậy việc đăng tải thông tin này sẽ góp phần củng cố, cải thiện mối quan hệ thân thiết mà họ đang có. Chính vì vậy có đến hơn 80% sinh viên muốn chia sẻ 2 chủ đề này trên mạng xã hội. Hoạt động giải trí trên mạng xã hội (5,9%) và công việc/học tập (11,8%) được nhiều sinh viên đánh giá như là một nhu cầu lớn. Bởi vậy, tỉ lệ những sinh viên cho rằng không nên chia sẻ những hoạt động này chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp. Thực tế cho thấy, hoạt động giải trí hay chia sẻ về công việc/học tập đều đáp ứng nhu cầu thư giãn và tăng cường tri thức, hiểu biết của người sử dụng. Bởi vậy những thông tin này thường không ảnh hưởng đến ai hay phạm vào những mối quan hệ không mong muốn. Và việc đăng tải những thông tin này khẳng định một sự tự thể hiện mà không nhất thiết chúng phải đặt trong những mối quan hệ với người khác. Có thể thấy, sinh viên trong nghiên cứu này dường như thận trọng với những chia 20 Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên sẻ thể hiện quan điểm, niềm tin cá nhân nhiều hơn là những chia sẻ liên quan đến các hoạt động thường nhật của mình. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với mục đích của việc sử dụng mạng xã hội mà những người sáng lập ra các trang mạng nhắm tới – Đó là củng cố và duy trì các mối quan hệ. Đồng thời, theo nghiên cứu của chúng tôi, mạng xã hội phù hợp hơn với chức năng đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao tri thức đối với người dùng là sinh viên. 2.2. Cách thức và mức độ bảo vệ thông tin riêng tư của sinh viên Những cách mà sinh viên thường bảo mật để có thể kiểm soát được thông tin cá nhân của mình là: Khoanh vùng nhóm bạn bè, hạn chế liên kết với nhiều tài khoản khác, để mật khẩu kí tự khó nhớ, cảnh giác với những tin nhắn lạ, không vào mạng ở nơi công cộng, thường xuyên thay đổi mật khẩu hay không đưa nhiều thông tin về gia đình (xem Biểu đồ 4). Biểu đồ 4. Cách thức bảo vệ thông tin của sinh viên (%) Một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân đối với người sử dụng mạng, cũng như người thân của họ là cần phải cảnh giác với những tin nhắn, lời dụ lạ (chiếm 41,7%) và không đưa thông tin về cá nhân lên mạng xã hội (chiếm 35,9%). Hai cách bảo mật thông tin này sẽ giúp cho sinh viên hạn chế được các nguy cơ có thể gặp phải, như bắt cóc, đe dọa, trêu đùa, bị người khác theo dõi hay bị lộ bí mật cá nhân. Tính thiếu bảo mật được thấy rất rõ ở trên các trang mạng xã hội, ở đó một số cá nhân chụp luôn cả chứng mình thư (khoe ảnh chụp nét, chứng minh thư mới), hoặc đưa hộ chiếu (khoe mới đi nước ngoài) của mình lên mạng cho mọi người cùng biết! Thông thường khi một cá nhân lập tài khoản, các trang mạng xã hội sẽ cho người dùng biết độ mạnh yếu của mật khẩu. Việc khuyến cách để mật khẩu, kí tự lạ khó nhớ thường được các nhà mạng nhắc nhở. Những mật khẩu khó nhớ được xếp vào loại mật khẩu có tính bảo mật mạnh, thường có cả kí tự chữ lẫn kí tự số và có từ 8 kí tự trở lên. Tuy nhiên trong quá trình tạo tài khoản nhiều người bỏ qua vai trò của chức năng này vì cho 21 Trần Hữu Luyến và Trần Thị Minh Đức rằng chúng không cần thiết. Mặt khác, nhiều sinh viên có tâm lí sợ quên mật khẩu nên họ thường đặt mật khẩu dễ nhớ và kí tự quen thuộc. Do đó tỉ lệ không chọn bảo vệ thông tin theo cách này còn chiếm khá cao (65,5%). Điều này có nghĩa là chỉ có 34,5% sinh viên trong số những người được hỏi đã để mật khẩu kí tự lạ, khó nhớ cho tài khoản cá nhân của mình trên mạng xã hội. Kiểm định mối liên hệ X2 giữa việc sinh viên có chọn cách thức bảo mật thông tin là để mật khẩu kí tự lạ, khó nhớ trên mạng xã hội với các yếu tố độc lập trong nghiên cứu cho thấy: Sinh viên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ để mật khẩu kí tự lạ, khó nhớ thấp hơn các tỉnh còn lại; số lượng bạn trên mạng xã hội càng nhiều thì sinh viên càng có xu hướng để mật khẩu kí tự lạ, khó nhớ nhiều hơn; hoặc sinh viên sử dụng mạng xã hội càng ít thời gian (dưới 1 giờ/ngày) thì càng có xu hướng để mật khẩu kí tự lạ, khó nhớ nhiều hơn sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều thời gian trong ngày (trên 5 giờ trở lên/ngày) [1]. Khoanh vùng nhóm bạn bè là một cách đơn giản để hạn chế số người xem các thông tin cá nhân và để bảo mật thông tin. Tuy nhiên đây không phải là cách được nhiều sinh viên trong nghiên cứu này lựa chọn: Chỉ có 29,3% người sử dụng biện pháp khoanh vùng nhóm bạn bè. Như vậy, có tới 70,7% sinh viên sử dụng mạng xã hội đã công khai thông tin của mình cho tất cả cộng đồng mạng biết. Chức năng điển hình của mạng xã hội là giao lưu, kết bạn. Những người bạn có chung một người quen sẽ được giới thiệu để làm quen và kết bạn với nhau. Do đó, số lượng bạn bè trên các trang mạng xã hội có trong danh sách bạn của sinh viên thường không dưới 100 bạn, có những sinh viên với số bạn lên đến hàng nghìn người mà hầu hết trong số đó họ không quen biết nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 23,2% sinh viên hạn chế liên kết với nhiều tài khoản khác. Như vậy, phần đông những sinh viên hiện nay (chiếm 76,8%) không hạn chế liên kết với nhiều tài khoản khác. Đây là lí do gây ra hiện tượng bắt nạt, tống tiền, chửi bới, làm nhục nhau, v.v. . . trên mạng xã hội. Thay đổi thường xuyên mật khẩu là cách mà các nhà mạng thường khuyến cáo người dùng. Trong nguyên cứu này chỉ có 15,8% sinh viên sử dụng mạng xã hội thường xuyên thay đổi mật khẩu. Có thể thấy, thay đổi mật khẩu nhiều lần trên mạng xã hội đã không được nhiều sinh viên lựa chọn. Một trong những yếu tố góp phần làm tăng sự phổ biến của các trang mạng xã hội là những dịch vụ internet công cộng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng những người trẻ tuổi ngồi truy cập trên điện thoại hoặc laptop, ipad ở mọi nơi như bến xe, trường học, nhà hàng hay quán cà phê. Với nhiều bạn trẻ, truy cập mạng miễn phí nơi công cộng có thể giúp cập nhật thông tin thường xuyên, giết thời gian, “giải sầu”. Tuy nhiên đây là cách nguy hiểm vì tội phạm mạng có thể tấn công tài khoản của bạn bất cứ lúc nào. Các khuyến cáo của nhà mạng luôn nhắc nhở: Không nên truy cập mạng nơi công cộng! Ở những nơi này, nếu thật cần thiết, bạn chỉ nên vào internet của chính dịch vụ bạn đang dùng. Ví dụ, bạn đang ở trong Cafe Ciao, bạn chỉ nên dùng đường mạng của Cafe Ciao, những đường mạng khác (đang ở trạng thái miễn phí) bạn tránh dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 92,2% sinh viên được khảo sát có truy cập mạng công cộng ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là 22 Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên nơi có mạng miễn phí. Bảng 2. Mức độ bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên (%) Xem xét mức độ bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội theo 7 hình thức, kết quả Bảng 2 cho thấy, trong tổng số 3.432 sinh viên (chiếm 81,8%) cho rằng mình có bảo mật thông tin, có đến 73,2% sinh viên giữ bí mật thông tin cá nhân đạt ở mức độ thấp (chỉ có từ 1 đến 2 cách thức bảo mật), sinh viên bảo mật thông tin ở mức độ trung bình chiếm 23,6% (có từ 3 đến 5 cách thức bảo mật) và số sinh viên bảo mật thông tin ở mức độ cao chỉ chiếm 3,2% (có từ 6 đến 7 cách thức bảo mật). Kết quả này cho thấy sinh viên Việt Nam trong nghiên cứu này còn khá chủ quan khi chia sẻ các thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội. Theo nghiên cứu Catherine McLoughlin, Jill Burgess (2009), hành vi rủi ro trở nên thường xuyên hơn ở Úc khi xử dụng mạng xã hội là hiện tượng Sexting” (sex) và “Texting” (tin nhắn văn bản) trên mạng. Sexting liên quan đến việc sử dụng hình ảnh của bản thân hoặc với những người khác trong một hành vi sex thân mật hoặc phô trương thân thể, được phân tán cho bạn bè nhờ mạng xã hội nhằm làm nhục công khai, hăm dọa trên mạng và thậm chí trong một số trường hợp đó là sự xâm hại tình dục. Hình thức gửi tin nhắn trên các trang mạng xã hội, blog với những lời lẽ hăm dọa, bắt nạt, xúc phạm, tống tiền và tấn công gây tổn thương tâm lí cho những người không biết bảo vệ bản thân khi dùng mạng xã hội. Mặt khác, nếu giới trẻ dễ dàng công khai và tự quảng bá bản thân theo xu hướng ái kỷ thì những trải nghiệm của họ sẽ trở nên thiếu sự đồng cảm, thiếu ý thức và thiếu sự nhạy cảm trong những lời bình luận, chỉ trích. Điều này có ảnh hưởng tới quy tắc ứng xử và đạo đức sinh viên [2]. 3. Kết luận Từ những kết quả thu được đối với nhóm sinh viên sử dụng mạng xã hội liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, chúng tôi tóm lược một số điểm sau: 1) Sinh viên khá tự tin và còn đơn giản khi nhìn nhận về vấn đề bảo mật thông tin của mình trên mạng xã hội. Họ cho rằng nếu có ý thức và cẩn thận thì các thông tin họ phô trên mạng được bảo mật và họ có thể kiểm soát được việc này. Tự đánh giá này về mức độ bảo mật thông tin trên mạng xã hội có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh về mặt giới tính, tỉnh thành, số lượng bạn, thời gian sử dụng mạng của sinh viên. Nhưng sự khác nhau này là không cao. 23 Trần Hữu Luyến và Trần Thị Minh Đức Vấn đề chính trị và các mối quan hệ cá nhân là hai loại chủ đề được sinh viên đánh giá là không nên đăng tải lên mạng xã hội bởi tính nhạy cảm và riêng tư. Trong khi đó, các thông tin khác như tình yêu, gia đình, công việc và giải trí là những thông tin mà sinh viên cho rằng có thể đăng tải công khai cho nhiều người biết trên mạng xã hội, đặc biệt là các hoạt động giải trí. 2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung sinh viên có sử dụng mạng xã hội tham gia trong nghiên cứu này, bao gồm sinh viên các trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học bách khoa; sinh viên thuộc nhóm ngành Kinh tế, Kĩ thuật và Quản lí xã hội ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Vinh và Hải phòng đều có cách thức bảo mật thông tin của mình. Tuy nhiên, trong tổng số này, sự bảo mật thông tin của sinh viên chủ yếu đạt ở mức độ thấp, khi chỉ dùng 1 đến 2 cách bảo vệ trong tổng số 7 cách bảo vệ thường được các nhà mạng khuyến cáo. Sinh viên ít ý thức rằng, khi mình chia sẻ thông tin cá nhân lê