Những nội dung cần đổi mới trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông hiện nay

TÓM TẮT Đánh giá kết quả giáo dục là một hoạt động nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục (hệ thống các chuẩn “đầu ra”) được thể hiện ở mỗi cá nhân người được giáo dục; từ những thông tin về kết quả đạt được đó mà tìm kiếm giải pháp, cải tiến hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng. Đánh giá kết quả giáo dục có vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung cần đổi mới trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014 10 NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐỔI MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY PHẠM VĂN KHANH(*) TÓM TẮT Đánh giá kết quả giáo dục là một hoạt động nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục (hệ thống các chuẩn “đầu ra”) được thể hiện ở mỗi cá nhân người được giáo dục; từ những thông tin về kết quả đạt được đó mà tìm kiếm giải pháp, cải tiến hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng. Đánh giá kết quả giáo dục có vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục. Từ khóa: đánh giá kết quả giáo dục, mục tiêu giáo dục, chuẩn “đầu ra”, cải tiến hoạt động dạy và học, quản lý giáo dục ABSTRACT Education assessment- an activity aims at defining the set level of educational objectives (system of standard outcomes) that are found out in the educated individuals; based on the information of results, the solutions will be sought to improve teaching and learning, increasing the quality. Assessment of education plays an important role in education development. Keywords: education assessment, education objectives, “standard outcomes) improve the teaching and learning, education management. 1. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC(*) 1.1. Một số khái niệm Đánh giá: Theo Từ điển tiếng Việt, đánh giá là nhận định giá trị (2). Theo đó việc nhận định giá trị được áp dụng trên nhiều đối tượng khác nhau như là sự vật, hiện tượng, quá trình và con người, thí dụ như đánh giá tài sản, đánh giá môi trường, đánh giá học sinh... Có thể hiểu rộng hơn: Đánh giá là phán xét về mức độ giá trị, hoặc chất lượng của sự vật...(4). Tuy vậy, bản thân của đánh giá là không có mục đích tự thân. Tùy theo chủ thể đánh giá, đối tượng đánh giá mà việc (*) NGƯT.TS, Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang đánh giá sẽ có được mục đích nhất định nào đó. Kết quả giáo dục: Theo PGS.TS. Trần Kiều, kết quả giáo dục là những điều đạt được ở một mức độ nào đó đối với mục tiêu giáo dục đã đề ra sau một giai đoạn giáo dục. Mục tiêu giáo dục ở đây được hiểu là một hệ thống bao gồm các chuẩn “đầu ra” mà người học cần đạt được. Đánh giá giáo dục: PGS.TS. Trần Kiều cho rằng đánh giá kết quả giáo dục là một hoạt động nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục (hệ thống các chuẩn “đầu ra”) được thể hiện ở mỗi cá nhân người được giáo dục; từ những thông tin về kết quả đạt được đó mà tìm kiếm giải pháp, cải tiến hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng. 11 Đánh giá kết quả giáo dục có vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục. Không có đánh giá kết quả giáo dục thì chủ thể tổ chức quản lý giáo dục sẽ không biết được chất lượng các hoạt động giáo dục đang ở mức độ nào, mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục được thực hiện có tốt không cần có biện pháp cải tiến gì không. Do vậy, mục đích của đánh giá kết quả giáo dục là nhằm góp phần cho việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, sản phẩm giáo dục và các chương trình, kế hoạch giáo dục. Chức năng cơ bản của đánh giá kết quả giáo dục là xác định hiện trạng giáo dục, chỉ ra những mặt tích cực, những sai sót, lệch lạc trong giáo dục cần sửa sai, điều chỉnh và góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục, phát triển giáo dục. Mục tiêu giáo dục Đánh giá kêt quả giáo dục Nội dung chương trình GD Phương pháp GD Phương tiện GD Đối tượng giáo dục (Nhân cách học sinh) Phương pháp đánh giá GD Sơ đồ: Mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục với đối tượng giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông 12 1.2. Phân loại đánh giá kết quả giáo dục Khoa học đánh giá ngày càng phát triển, các loại hình đánh giá kết quả giáo dục rất đa dạng tùy theo các quan điểm tiếp cận. Sau đây là một số cách phân loại đánh giá kết quả giáo dục đang được áp dụng khá phổ biến:  Xét theo qui mô đối tượng được đánh giá: Có hai loại là đánh giá trên diện rộng (trên số đông và phạm vi rộng), đánh giá trên diện hẹp (đánh giá trên lớp học, trên từng học sinh, từng môn học).  Xét theo khách quan và chủ quan trong đánh giá: Có hai loại đánh giá trong và đánh giá ngoài (kể cả tự đánh giá và được đánh giá đối với cá nhân).  Xét theo hình thức đánh giá: Có hai loại đánh giá, đánh giá định tính và đánh giá định lượng.  Xét theo thành phần tham gia giáo dục: Có ba loại chính là đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá kết quả của các phương tiện hỗ trợ giáo dục.  Xét theo quá trình giáo dục: Có ba loại là đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình giáo dục (hoặc quá trình đào tạo) và đánh giá theo chuẩn "đầu ra".  Xét theo tiến trình thời gian năm học, khóa học: Có đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Ngoài ra còn có nhiều loại hình đánh giá kết quả giáo dục khác như: đánh giá chẩn đoán, đánh giá phát triển, đánh giá tổng kết.... Tuy đa dạng về loại hình nhưng yêu cầu chung của đánh giá kết quả giáo dục là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản là công bằng, khách quan khoa học, nhất quán và toàn diện. Về phương pháp, khi đánh giá kết quả giáo dục trên một đối tượng, chủ thể đánh giá phải lựa chọn cách thức đánh giá như tiến hành khảo sát, điều tra, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu sản phẩm, thu thập dữ liệu; thông qua các hình thức kiểm tra, thi cử, các thao tác đối chiếu, so sánh; sử dụng các công cụ đo lường, thống kê toán họcđể đánh giá. Về tính hiệu quả của đánh giá kết quả giáo dục, để các đánh giá kết quả giáo dục được khách quan, các số liệu phải có độ tin cậy cao, thuyết phục, công cụ đánh giá phù hợp, các tiêu chí đánh giá được lượng hóa rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra quá trình đánh giá kết quả giáo dục cũng cần đảm bảo các yêu cầu công khai, rõ ràng, công bằng trong đánh giá như sự tham gia của đối tượng được đánh giá. Đối tượng được đánh giá phải được phản hồi kết quả đánh giá, có cơ hội tham gia đánh giá, hiểu cách đánh giá và hiểu cách sử dụng kết quả đánh giá. Kết quả đánh giá cần được biểu hiện với nội dung sao cho có tác động tích cực đến đối tượng được đánh giá. 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Theo nghĩa rộng, đánh giá kết quả giáo dục là sự lượng giá kết quả giáo dục trên nhiều khía cạnh của giáo dục. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập đến đánh giá kết quả giáo dục trên khía cạnh sản phẩm chủ yếu của giáo dục là nhân cách của người được giáo dục (học sinh phổ thông) và trên cơ sở những loại hình đánh giá đang sử dụng hiện nay ở trường phổ thông. Về mục tiêu giáo dục, mục tiêu cơ bản, tổng quát của giáo dục phổ thông nước ta hiện nay vẫn là giáo dục toàn diện cho học sinh với các mục tiêu giáo dục cụ thể với các yếu tố: đức dục, trí dục, thể dục, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản...(1). 13 Về hình thức đánh giá, chủ yếu vẫn là đánh giá định tính và đánh giá định lượng. Đánh giá định tính thường áp dụng cho đánh giá về đạo đức, hạnh kiểm với 4 mức xếp loại hạnh kiểm là tốt, khá, trung bình, kém. Các mặt trí dục, thể dục, thẩm mỹ... thường được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và qui ra 5 loại gồm có giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Ở trường phổ thông, các hình thức đánh giá kết quả giáo dục này là quyền của giáo viên và do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đánh giá và xếp loại cho học sinh của mình. Về nội dung đánh giá, các đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông chủ yếu dựa trên 3 mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó đánh giá tri thức là trọng tâm, cốt lõi. Về phương pháp đánh giá, việc đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông hiện nay dựa trên kết quả thi cử, kiểm tra là chính, một số ít trường hợp được đánh giá qua năng lực thực tế. 2.1. Những mặt tích cực của đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông hiện nay - Hệ thống văn bản pháp quy về kiểm tra, đánh giá giáo dục tuy còn những hạn chế nhất định song trong thời gian qua nó đã góp phần cho đánh giá kết quả giáo dục ở các trường phổ thông được công bằng, nhất quán... Việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục ngày càng rõ ràng, cụ thể và được thể chế hóa. Việc xây dựng hệ thống khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục góp phần cho cải tiến mạnh mẽ việc đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông. - Bệnh thành tích là một nguyên nhân quan trọng làm cho đánh giá kết quả giáo dục bị sai lệch đang dần được khắc phục, có nhiều chuyển biến để việc đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông thực chất hơn. - Những đánh giá kết quả giáo dục dựa theo quá trình giáo dục cũng đã chỉ ra những những bất cập, không phù hợp của chương trình, sách giáo khoa hiện hành để có những định hướng và hình thành chủ trương thay sách giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. - Sự phát triển của khoa học đánh giá ở nước ta đã có những tiến triển đáng kể góp phần làm cho ngành giáo dục tiếp cận được các thành tựu khoa học đánh giá tiên tiến trên thế giới và có nhiều vận dụng vào trong thi, kiểm tra, đổi mới cách đánh giá kết quả giáo dục trong thời gian qua trong toàn ngành nói chung và trong các trường phổ thông nói riêng. - Những đánh giá kết quả giáo dục dưới các góc nhìn khác nhau về khách quan, chủ quan, chính thức, không chính thức đã chỉ ra được những yếu kém trong thực hiện và những lệch hướng, lạc hậu, chậm đổi mới trong đề ra mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đưa đến những đòi hỏi phải đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà như hiện nay. 2.2. Những nhược điểm của đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông thời gian qua Bên cạnh những ưu điểm, việc đánh giá kết quả giáo dục phổ thông ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ nhiều nhược điểm: - Đánh giá về việc thực hiện mục tiêu giáo dục: Không đánh giá được đầy đủ những sai sót trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhất là những lệch hướng trong dạy chữ, dạy người, dạy nghề, những thất bại trong phân ban đầu cấp Trung học phổ thông, những yếu kém trong phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở, những bất hợp lý trong phân luồng học sinh sau Trung học phổ thông. 14 - Về hình thức đánh giá: Việc đánh giá kết quả giáo dục qua hình thức xếp loại học sinh ở trường phổ thông chủ yếu là do giáo viên thực hiện cho học sinh. Học sinh ít có cơ hội tham gia đánh giá, tự đánh giá mình, đánh giá bạn. - Về nội dung đánh giá: Quá chú trọng về đánh giá kiến thức coi nhẹ đánh giá kỹ năng, thái độ. - Về phương pháp đánh giá: Quá chú trọng đánh giá kết quả giáo dục qua thi cử, kiểm tra, nhưng trong thi cử và kiểm tra chủ yếu là thi kiến thức, xem nhẹ thi, kiểm tra thực hành, thí nghiệm, kỹ năng cơ bản. Trong thi, chủ yếu là thi viết, thi kiến thức đơn môn, không thi kiến thức có tính tổng hợp, liên môn. Đề thi đơn điệu theo dạng cấu trúc chưa theo dạng ma trận. Do vậy đánh giá kết quả giáo dục chỉ nhằm vào đánh giá kiến thức, chưa đánh giá tư duy, trí tuệ, đánh giá năng lực thực tế và ứng dụng, sáng tạo. - Về tính hiệu quả của đánh giá kết quả giáo dục: Đánh giá kết quả giáo dục hiện nay ở nhà trường phổ thông chủ yếu là để xếp loại học sinh, chưa quan tâm đầy đủ đến tính tích cực của đánh giá kết quả giáo dục là giúp cho học sinh thấy được sự tiến bộ, phát triển của bản thân qua học tập rèn luyện. Tác động của đánh giá đối với bản thân học sinh chưa tạo động lực mạnh mẽ cho sự phấn đấu vươn lên, chưa giúp học sinh có năng lực tự hiểu biết về mình tự đánh giá được mình. 2.3. Một số hệ quả phát sinh từ các nhược điểm của cách đánh giá kết quả giáo dục thời gian qua ở trường phổ thông - Hình thành ở học sinh nhất là học sinh Trung học phổ thông quan niệm học để thi, thi như thế nào học như thế đó dẫn đến học lệch . - Tạo ra tâm lý khoa bảng, bằng cấp cho học sinh, nhiều học sinh sau trung học không sẵn sàng tham gia lao động, lúng túng trước việc chọn ngành nghề cho mình một cách phù hợp, đúng đắn. - Nhiều học sinh sau trung học phổ thông có vốn kiến thức thực tế và kỹ năng sống không nhiều. Năng lực tự đánh giá, khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, tự giải quyết vấn đề không cao. 3. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 3.1. Với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp - Cần tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng của hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trong ngành tạo thuận lợi cho việc cải tiến, đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông. Hoàn thiện các văn bản pháp qui về kiểm định, đánh giá, quản lý chất lượng giáo dục chặt chẽ, nhất quán trong các lĩnh vực quan trọng của giáo dục cần đánh giá hiện nay. - Cải tiến, đổi mới công tác thi cử, kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông nhất là trong thi hoặc công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông vì đây là một hình thức đánh giá kết quả giáo dục quan trọng nền tảng về học vấn phổ thông đối với người học. Nên cải tiến việc thi, kiểm tra và công nhận kết quả theo hướng: + Đa dạng hóa hình thức đề thi, đề kiểm tra: Tự luận, trắc nghiệm, viết, đọc hiểu, đàm thoại, thực hành thí nghiệm ... giáo viên và học sinh cần làm quen dần với các hình thức đề thi, kiểm tra này. + Ra đề thi, đề kiểm tra: Kết hợp nhiều hình thức đề thi, đề kiểm tra khi ra một đề thi, đề kiểm tra (đề thi ma trận) hoặc chỉ có 15 một hình thức đề thi, đề kiểm tra khi ra một đề thi, đề kiểm tra ( đề thi truyền thống). + Môn thi, môn kiểm tra: Có thể kết hợp thi môn bắt buộc, môn tự chọn, môn điều kiện, môn nhiệm ý. Có thể thi, kiểm tra theo"đơn môn" hoặc "liên môn" trong một đề thi, đề kiểm tra thí dụ các môn sử, địa và giáo dục công dân được kết hợp trong một đề thi, đề kiểm tra. + Nội dung thi, kiểm tra: Giảm thiểu các đề thi, kiểm tra có tính tái hiện tri thức, trí nhớ, học thuộc lòng. Khuyến khích các loại đề thi, kiểm tra phát huy trí sáng tạo, các ứng dụng thực tiễn, phát triển kiến thức tích hợp, liên môn, thi thuyết trình, trình bày một vấn đề bằng lời... + Xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra: Trên cơ sở các đề xuất cải tiến thi và kiểm tra như trên, các cơ quan quản lý giáo dục cần nghiên cứu phối hợp xây dựng một ngân hàng đề thi và đề kiểm tra cho phù hợp. - Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề về đánh giá kết quả giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đánh giá giáo dục. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để vận dụng hoặc tham gia vào các chương trình đánh giá kết quả giáo dục tiên tiến, phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. - Cần có định hướng cho đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. 3.2. Với các trường sư phạm - Cần nghiên cứu đưa nội dung đổi mới đánh giá kết quả giáo dục vào chương trình đào tạo giáo viên ở các trường đào tạo giáo viên phổ thông. - Nghiên cứu và xây dựng các nội dung, tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Luật Giáo dục, Nxb Giáo dục. 2. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Chính (2004), Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Trung tâm Từ điển học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. * Ngày nhận bài: 30/9/2014. Biên tập xong: 05/11/2014. Duyệt đăng: 07/11/2014