Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam của bán đảo Đông Dương, biên giới tiếp giáp với Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông. Đường biển dài 3260km, với hình thể chữ S, hẹp dần từ Tây sang Đông, từ đó đã tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhưng những năm gần đây, Việt Nam đã phải đối diện với không ít những khó khăn về tình hình do biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt, Việt Nam là nước nằm trong danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính vị trí đó đã làm cho Việt Nam đễ bị tổn thương cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Nếu mực nước biển dâng lên 65-100 cm thì sẽ có khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. Bến Tre thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh được xếp thứ 8 trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước bị rủi ro cao của biến đổi khí hậu, do điều kiện tự nhiên của Bến Tre có bờ biển dài tiếp giáp với biển Đông, với chiều dài 65km và hệ thống sông ngòi chằng chịt. Hằng năm, có khoảng 6-9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới tác động vào Bến Tre. Tuy nhiên đến năm 1997 cơn bão số 5( Linda) đã ảnh hưởng nặng đến vùng đất liền tỉnh Bến Tre, tiếp đó đến năm 2006 cơn bão số 9 (Durian) đã đỗ bộ vào Bến Tre là hiện tượng bất thường và đã gây và đã gây thiệt hại lớn về số lượng người cũng như về tài sản. Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở bờ biển, bờ sông; nước mặn dâng cao, xâm nhập sâu vào nội đồng, thời tiết mưa, nắng thất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong thực tế, biến đổi khí hậu được thể hiện thành rất nhiều hiện tượng. Các hiện tượng đó bao gồm: hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn, cháy rừng, lũ lụt-hạn hán, sa mạc hoá, hiện tượng sương khói. Trong các hiện tượng trên, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng có ảnh hượng nhiều nhất đến với nhân loại. Đồng thời, chính hiệu ứng này cũng dẫn tới các hiện tượng khác. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học những năm gần đây khí hậu có những thay đổi bất thường: mùa xuân đến sớm, tuyết rơi vào mùa hè, nhiều hồ nước biến mất, nhiều thiên tai xảy ra hàng loạt, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện,ở thực vật và động vật cũng có sự thay đổi nhịp sinh học ( động vật di chuyển về hai cực của trái đất, thực vật ra hoa sớm hơn và xuất hiện một số cách bất thường ở Bắc Cực). Nguyên nhân chính đã gây ra những xáo trộn cho toàn cầu là hiệu ứng nhà kính. Hàng loạt những biến đổi đó đã khiến chúng ta không khỏi quan tâm. Trước bối cảnh toàn cầu nói chung, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm trong chiến lược chung về kinh tế , xã hội trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước và nhận thức được đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và sự phát triển chung của địa phương. Đứng trong hàng ngũ của thế hệ trẻ, học sinh chúng em cần có những hiểu biết, thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ ngôi nhà chung này. Để nhận thức đúng đắn và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, nhóm chúng em đã nghiên cứu về đề tài “ Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính”

doc28 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả của dự án này, ngoài sự vận động của chính bản thân mình , em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bè bạn xung quanh em. Em xin chân thành cảm ơn: + Quý Thầy, Cô trường THPT Phan Ngọc Tòng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức thật sự bổ ích và đầy ý nghĩa trong suốt quá trình học tập tại trường. Từ đó, bản thân em mới tích luỹ được vốn kiến thức khoa học để thực hiện dự án này. + Cô Lê Thị Bé Nhung đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, tận tình góp ý và giúp đỡ chúng em hoàn thành dự án này + Ban giám hiệu trường THPT Phan Ngọc Tòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt để em có thể thực hiện được dự án này. + Sự động viên, giúp đỡ của các bạn lớp 11C1 Xin chúc tất cả sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Xin chân thành cảm ơn! Học sinh thực hiện Lưu Thị Cẩm Tú TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN Dự án án “ Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính” được thực hiện trong vòng 2 tháng ( 5/9-5/11/2014). Dự án này thực hiện nhằm hưởng ứng công cuộc tuyên truyền giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, qua dự án này, em hy vọng sẽ mang lại một số kiến thức bổ ích về hiệu ứng nhà kính- một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, dự án cũng có chỉ ra được những tác động xấu của hiệu ứng nhà kính đến Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre nói riêng. Cuối cùng, dự án cũng đề ra một số biện pháp để có thể làm giảm thiểu tác động của hiệu ứng này. Điều quan trọng nhất của dự án này chính là sự kêu gọi mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên cùng nhau chung tay góp sức tham gia bảo vệ môi trường sống và ngôi nhà chung của thế giới. MỤC LỤC Lời cảm ơn. trang 1 Tóm tắt nội dung dự án..trang 2 Mục lục...trang 3 Phần mở đầu.....trang 4 I.Lí do chọn đề tài..trang 4 II. Mục đích nghiên cứu.....trang 5 III. Đối tượng nghiên cứu .trang 5 IV. Phương pháp, phương tiện nghiên cứutrang 5 V. Phạm vi nghiên cứu...trang 5 B. Phần nội dung.........trang 6 I. Cơ sở lí luận......trang 6 1. Nguồn gốc tên gọi “ hiệu ứng nhà kính”.....trang 6 2. Khái niệm hiệu ứng nhà kính..trang 6 3. Cơ chế gây nên hiệu ứng nhà kính..trang 6 4. Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính..trang 7 5. Lợi ích của hiệu ứng nhà kính..trang 9 II. Tác động của hiệu ứng nhà kính...trang 10 Tác động chung....trang 10 Tác động của HUNK đối với Việt nam và đồng bằng SCL.trang 15 Tác động của HUNK đối với tỉnh Bến Tre..trang 17 III. Giải pháp ứng phó với hiệu ứng nhà kính..trang 19 Sự quan tâm của các tổ chức, quốc qua đối với hiệu ứng nhà kính.trang 19 Một số giải pháp nhằm ứng phó với hiệu ứng nhà kính...trang 20 Học sinh , thanh niên và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính.trang 23 Phần kết luận....trang 27 Tài liệu tham khảo...trang 28 A. PHẦN MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam của bán đảo Đông Dương, biên giới tiếp giáp với Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông. Đường biển dài 3260km, với hình thể chữ S, hẹp dần từ Tây sang Đông, từ đó đã tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhưng những năm gần đây, Việt Nam đã phải đối diện với không ít những khó khăn về tình hình do biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt, Việt Nam là nước nằm trong danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính vị trí đó đã làm cho Việt Nam đễ bị tổn thương cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Nếu mực nước biển dâng lên 65-100 cm thì sẽ có khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. Bến Tre thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh được xếp thứ 8 trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước bị rủi ro cao của biến đổi khí hậu, do điều kiện tự nhiên của Bến Tre có bờ biển dài tiếp giáp với biển Đông, với chiều dài 65km và hệ thống sông ngòi chằng chịt. Hằng năm, có khoảng 6-9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới tác động vào Bến Tre. Tuy nhiên đến năm 1997 cơn bão số 5( Linda) đã ảnh hưởng nặng đến vùng đất liền tỉnh Bến Tre, tiếp đó đến năm 2006 cơn bão số 9 (Durian) đã đỗ bộ vào Bến Tre là hiện tượng bất thường và đã gây và đã gây thiệt hại lớn về số lượng người cũng như về tài sản. Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở bờ biển, bờ sông; nước mặn dâng cao, xâm nhập sâu vào nội đồng, thời tiết mưa, nắng thất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong thực tế, biến đổi khí hậu được thể hiện thành rất nhiều hiện tượng. Các hiện tượng đó bao gồm: hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn, cháy rừng, lũ lụt-hạn hán, sa mạc hoá, hiện tượng sương khói. Trong các hiện tượng trên, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng có ảnh hượng nhiều nhất đến với nhân loại. Đồng thời, chính hiệu ứng này cũng dẫn tới các hiện tượng khác. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học những năm gần đây khí hậu có những thay đổi bất thường: mùa xuân đến sớm, tuyết rơi vào mùa hè, nhiều hồ nước biến mất, nhiều thiên tai xảy ra hàng loạt, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện,ở thực vật và động vật cũng có sự thay đổi nhịp sinh học ( động vật di chuyển về hai cực của trái đất, thực vật ra hoa sớm hơn và xuất hiện một số cách bất thường ở Bắc Cực). Nguyên nhân chính đã gây ra những xáo trộn cho toàn cầu là hiệu ứng nhà kính. Hàng loạt những biến đổi đó đã khiến chúng ta không khỏi quan tâm. Trước bối cảnh toàn cầu nói chung, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm trong chiến lược chung về kinh tế , xã hội trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước và nhận thức được đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và sự phát triển chung của địa phương. Đứng trong hàng ngũ của thế hệ trẻ, học sinh chúng em cần có những hiểu biết, thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ ngôi nhà chung này. Để nhận thức đúng đắn và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, nhóm chúng em đã nghiên cứu về đề tài “ Bến Tre và vấn đề ứng phó với hiệu ứng nhà kính” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Cung cấp những hiểu biết cơ bản về hiệu ứng nhà kính - một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. - Tìm ra những giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với hiệu ứng nhà kính cho tỉnh Bến Tre. - Xây dựng ý thức và hành động đúng đắn cho mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống. - Tác động tích cực đến thái độ của thanh thiếu niên trong việc bảo vệ sự sống trên trái đất III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Vấn đề hiệu ứng nhà kính IV. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp: - Nghiên cứu tài liệu về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính. - Lọc và tổng hợp thông tin từ các tài liệu đã nghiên cứu - Kết hợp quan sát, khảo sát thực trạng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với địa phương. 2. Phương tiện. - Máy vi tính, mạng internet - Sổ, bút... V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu: từ 5/9/2014 – 5/11/2014 2. Phạm vi nghiên cứu - Môi trường sống - Khí hậu 3. Lĩnh vực nghiên cứu : khoa học môi trường B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Nguồn gốc tên gọi “ hiệu ứng nhà kính” Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của vùng tăng lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean Baptiste Joseph Fourier nảy ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng này là “hiệu ứng nhà kính” xuất phát từ effet de serre Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng này và “lôi kéo” được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới. Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. 2. Khái niệm hiệu ứng nhà kính Nghĩa hẹp: Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không gian con con” (hay còn gọi là hiệu ứng nhà kính nhân tạo được ứng dụng trong nông nghiệp). Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà lợp kính. Khi đón nhận ánh sáng do Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được “đốt cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thể đâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn. Hiệu ứng nhà kính Nghĩa rộng: Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển xuống mặt đất, mặt đất lại bức xạ sóng dài vào khí quyển. Những bức xạ sóng dài này bị cacbondioxit và hơi nước trong khí quyển giữ lại. Như vậy, chính lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất nóng dần lên. 3. Cơ chế gây nên hiệu ứng nhà kính Vai trò gây lên hiệu ứng nhà kính của các chất được sắp sếp theo thứ tự sau: CO2 (50%) => CFC(20%) => CH4 (16%) => O3(8%) => NO(6%). Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là đioxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Ngày nay, hàm lượng của khí đioxit cacbon trong khí quyển vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ trái đất thêm khoảng 300C Có thể hiểu như sau : ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 và hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. 4. Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính. 4.1.Tác động của con người Hậu quả của việc làm tăng sự tích tụ các chất khí bức xạ trong khí quyển đã làm biến đổi nhiệt độ khí quyển gây tác hại cho môi trương sinh thái. Mà chính con người là nguyên nhân tác động nhiều nhất, mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất. Sự tác động của con người được phân chia và đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động khác nhau. a. Hoạt động năng lượng Hoạt động này đóng góp 49% cho việc tăng hiêu ứng nhà kính. Chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu (lỏng, rắn và khí) trong các lò công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt. Khí thải ra từ khu vực hoạt đông năng lượng phần lớn là C02 và nước, ngoài ra còn một số khí như N2O, NOx, SO2, CH4 ...Trong đó, khí CO2 chiếm hàm lượng cao nhất. Theo thống kê 1989 cho thấy, khí thải CO2 từ khu vực hoạt đông năng lượng của toàn cầu khoảng 21,6 tỉ tấn. Khoảng 15% dân số thế giới tiêu thụ năng lượng đã thải ra 80% các khí bức xạ, và chỉ số tiêu thụ này tăng khoảng từ 2-5%/năm. Khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động khai thác, sản xuất than đá b. Hoạt động công nghiệp Khí thải từ khu công nghiệp ở tỉnh Bình Phước và xí nghiệp sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế Đóng góp 24% cho hiêu ứng nhà kính. Phát triển công nghiệp là mục tiêu và mơ ước của mọi quốc gia. Trước đây, người ta coi “ống khói nhà máy” là sự văn minh là sự giàu có. Nhưng song song đó, công nghiệp phát triển lại là tác động lớn nhất đến sự suy thoái môi trường sinh thái. Nguyên nhân chính là do hoạt động của các nhà máy thuộc ngành luyện kim, hóa chất. xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm... Trong quá trình hoạt động, chất thải chứa đầy đủ các khí nhà kính:CO2 , N2O, NOx, SO2, CH4, CFC Các nước phát triển mạnh nền công nghiệp phải chịu 75% trách nhiệm về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. c. Hoạt đông nông nghiệp Đóng góp 9% cho việc tăng hiệu ứng nhà kính. Khí CO2 và một phần NOx được tạo ra từ việc đốt phá rừng để canh tác nông nghiệp. Khí N2O được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất nitơ trong đất mà phân đạm là nguyên nhân chủ yếu. CH4 sinh ra từ các cánh đồng lúa, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khí NH3 sinh ra từ hoạt động của vi sinh vật trong đất và trong nước. d . Sự đốt phá rừng Rừng là một trong những hệ sinh thái quan trọng đối với địa cầu, rất nhạy cảm đối với sự biến đổi của môi trường. Ngoài ra, chúng có tác động rất lớn đến thành phần hóa học của khí quyển. Tốc độ phá rừng hàng năm trên thế giới tăng tới mức báo động. Phá rừng làm giảm lượng cây xanh cần thiết cho quá trình tái tạo O2 từ CO2 làm cho mất cân bằng các khí trong tự nhiên. Chinh quá trình này làm tăng hiệu ứng nhà kính. Phá rừng còn làm tăng khả năng phản xạ bề mặt trái đất đối với các tia bức xạ mặt trời. Do đó, cũng ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng trên mặt đất, gián tiếp làm gia tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất . 14% là con số mà việc đốt phá rừng đóng góp tạo nên hiệu ứng nhà kính. Cháy rừng ở rừng U Minh Đốt rừng làm nương rẫy e. Nguồn khác Đóng góp 3% cho việc tăng hiệu ứng nhà kính. Đô thị hóa và tăng dân số, khí thải ra từ các phương tiện giao thông, bãi rác công nghiệp, .góp phần không nhỏ vào việc tăng hiệu ứng nhà kính. 4.2 . Tác động của tự nhiên. Ngay chính thiên nhiên cũng đã sinh ra một lượng tương đối lớn các chất khí hoạt động bức xạ cho khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của núi lửa sinh ra các hạt bụi, các hạt nhỏ acid sulphuric và các khí bức xạ. Các đám cháy rừng tự nhiên cũng tạo ra một lượng lớn CO2 , NOx Các quá trình phân hủy chất hữu cơ trong lòng đất: rác, xác động thực vật; Sự thoát khí từ các mỏ dưới lòng đất sinh ra CH4 và N2O. Bão bụi, bão sa mạc, bụi phấn hoa, bụi nước biển cũng làm tăng hệ số hấp thụ của khí. Tuy nhiên, lượng khí bức xạ sinh ra từ các hiện tượng tự nhiên đóng vai trò không đáng kể đổi với sự tăng nhiệt độ trái đất. Mà nguyên nhân chính đáng kể tới vẫn là do hoạt động sống của con người Núi lửa đang hoạt động ở Inđônêsia Bão cát ở Trung Quốc 5. Lợi ích của hiệu ứng nhà kính Hàng nghìn năm trước, con người đã sử dụng hiệu ứng nhà kính để có được cây trồng không có trong mùa, sớm hơn thường lệ hoặc tăng năng suất lớn hơn bình thường rất nhiều. Người ta có thể sử dụng tấm nhựa hoặc thủy tinh được sử dụng như một vật liệu trong suốt với ánh sáng và mờ đục với nhiệt (tại bước sóng hồng ngoại) Một sử dụng hiện đại khác là làm cho nước nóng lên từ năng lượng mặt trời . Năng lượng mặt trời thu gom nhiệt lượng làm cho nước nóng lên nhờ hiệu ứng nhà kính để làm nóng nước để sử dụng . Trong ứng dụng này vì lợi ích của hiệu ứng nhà kính cho nền kinh tế hộ gia đình là rất lớn, nó có thể tiết kiệm 20-30% trên hóa đơn năng lượng trong nước. Bằng cách này, điện năng lượng mặt trời mà họ có thể tạo ra điện và trông rất giống người thu nhiệt năng lượng mặt trời không có gì để làm với hiệu ứng nhà kính. Họ sử dụng các hiệu ứng quang điện để chuyển đổi bức xạ mặt trời điện . Trồng cây trong nhà kính Pin năng lượng mặt trời Khi các hiệu ứng nhà kính là "vừa phải" và có lợi cho cuộc sống. Chúng có thể duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và cân bằng sinh thái do khí CO2 chứa trong bầu khí quyển đóng vai trò như tấm kính lớn giữ nhiệt độ luôn được sưởi ấm 380C. Nếu không nhiệt độ Trái Đất sẽ hạ xuống – 230C. Bảo đảm hoạt động cho các vòng tuần hoàn tự nhiên. Tuy nhiên, những lợi ích này là quá nhỏ so với những tác động xấu do nó mang lại cho khí hậu và đời sống con người II . TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Tác động chung Các số liệu quan trắc cho thấy, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,50C trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi nồng độ CO2. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,5 - 4,50C vào năm 2050 và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trong, tác động mạnh mẽ tới nhiếu mặt của môi trường trên trái đất. 1.1.Tác động đến khí hậu Sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt trái đất kéo theo nhiều thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường, mà trước hết là khí hậu toàn cầu,là một thách thức lớn đối với môi trường sinh thái hiện nay. Khí hậu là khái niệm dùng để chỉ những điều kiện thời tiết trung bình dài hạn phổ biến ở một vùng cho trước, thông qua các thông số: nhiệt độ khí quyển và bề mặt đại dương, bức xạ mặt trời, lượng mưa ,độ ẩm khí quyển, tần số và cường độ của các cơn bão, hạn hán Cơn bão Hải Yến tại Philippines Hạn hán Trong đó, yếu tố nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với khí hậu trên trái đất. Do đó,sự tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến động khí hậu của hành tinh chúng ta.Nhiệt độ tăng làm thay đổi luồng gió ,ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa toàn cầu. Tổng lượng mưa sẽ tăng theo tốc độ của nhiệt độ và sự bốc hơi của nước. Số liệu nghiên cứu cho thấy từ 1950, lượng mưa lục địa tăng hơn 5%. Băng và tuyết cũng thay đổi khi nhiệt độ trái đất nóng lên: từ 1973 đến nay, lượng tuyết hàng năm bao phủ các lục địa ở bắc bán cầu đã giảm xuống 8%; từ 1950-1969 thể tích băng ở vùng núi Alps giảm 50%...Trong đó, những biểu hiện ảnh hưởng của khí hậu đến hệ sinh thái trên các lục địa thể hiện rõ rệt hơn trên các đại dương. Các nhà khoa học Mỹ ngày 13/12 đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng băng ở Bắc Cực đang tan với tốc độ rất nhanh do tình trạng khí hậu trái đất đang ngày càng nóng lên. Qua những hành ảnh mới nhất của Cơ quan hàng không và vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), Mark Serreze, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về tuyết và băng, khẳng định lớp băng bao phủ vùng Greenland đã tan thêm gần 19 tỉ tấn và số băng trên Bắc Cực chỉ còn một nửa so với cách đây 4 năm. Gần đây, Ủy ban Môi trường của châu Âu nhận định sự thay đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng thiếu nước tại 14/27 nước EU, tương đương cuộc sống của hơn 100 triệu người sẽ bị ảnh hưởng. Các số liệu thống kê của EU cho biết kể từ năm 1998 đến nay có 100 trận lũ lớn tại khu vực này khiến hơn 700 người chết, nửa triệu người phải di dời và thiệt hại vật chất ước tính 25 tỉ euro 1.2.Tác động đến rừng Rừng chiếm 1/3 diện tích bề mặt địa cầu. Hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trên các lục địa và có tính chất sống còn đối với nhân loại bởi nhiều khía cạnh: giàu có về nguồn động - thực vật, điều tiết nguồn nước chung, duy trì tính ổn định cân bằng khí cacbonic và oxi, đóng vai trò cực kì quan trọng trong chu trình các chất khí quyển như cacbon, nitơ và oxi. Rừng là hệ sinh thái rất nhạy cảm đến sự biến động của môi trường. Cho nên, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lớn, nó đòi hỏi ở rừng và các hệ sinh thái tự nhiên một khả năng thích ứng lớn. Cháy rừng làm giảm diện tích rừng Tuổi thọ của các loại cây rừng ,các hệ sinh thái rừng không dễ dàng điều chỉnh để thích ứng với biến đông nhanh của nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tăng 10C thì các đới thực vật sẽ di chuyển 200 -300 km về phía các cực, các đới rừng cũng bị di chuyển theo. Khi lượng CO2 tăng gấp đôi thì diện tích rừng giảm đi 40%. Nhiệt độ tăng lên làm tăng lượng nước bốc hơi của cây, sự hô hấp của cây sẽ gia tăng làm thay đổi tình trạng cạnh tranh chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái rừng và kích thích tăng nhanh các mầm bệnh và sâu có hại. Hỏa hoạn cũng tăng theo sự tăng nhiệt độ làm thay đổi các luồng chất giữa sinh quyển và khí quyển. Theo khảo sát, hàng trăm đám cháy rừng lớn đã xuất hiện ở Canada, Nga, Na Uy, Thụy Điển, bang Alaska của Mỹ và nhiều nước nằm ở cực Bắc trong suốt 10 năm qua. Các nhà khoa học từng cảnh báo rằng sự ấm lên của trái đất, những mùa hè dài hơn và tình trạng khô hanh của khí quyển sẽ làm cho các đám cháy xảy ra thường xuyên hơn. 1.3.Tác động đến biển Nước biển dâng cao khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên , nguyên nhân không chỉ do nước đại dương bị giãn nỡ nhiệt mà còn do các tảng băng lớn ở các cực bị tan ra .Trong vòng 100 năm qua , do nhiệt độ trên trái đất nóng lên dẫn đến mực nước biển tăng từ 10 -20 cm, theo dự đoán nước biển sẽ tăng lên từ 70 – 100 cm vào cuối thế kỉ 21 . Theo báo cáo AR4 của Ủy ban Nghiên cứu biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC) thuộc LHQ đã dự báo, mực nước biển sẽ tăng 59cm vào năm 2100. Tuy nhiên, t