Biến đổi khí hậu với đồng bằng sông Cửu Long

Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một dâng cao. Theo dự báo của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2 – 40C dẫn đến mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 0,18 ÷ 0,59m so với cuối thế kỷ XX. Nếu lượng khí thải nhà kính giữ ở mức năm 2000 thì cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tăng 20C và mực nước biển trung bình toàn cầu vẫn tăng 0,1 ÷ 0,25m so với thế kỷ XX. Trong cả hai trường hợp nếu băng tan nhiều nước biển sẽ dâng cao hơn.

pdf14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu với đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một dâng cao. Theo dự báo của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2 – 40C dẫn đến mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 0,18 ÷ 0,59m so với cuối thế kỷ XX. Nếu lượng khí thải nhà kính giữ ở mức năm 2000 thì cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tăng 20C và mực nước biển trung bình toàn cầu vẫn tăng 0,1 ÷ 0,25m so với thế kỷ XX. Trong cả hai trường hợp nếu băng tan nhiều nước biển sẽ dâng cao hơn. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khí tượng thủy văn thì trong vòng 50 năm (1950 - 2000) nhiệt độ trung bình tăng 0,70C Trước tình hình trên ngày 2/12/2008 thủ tướng đã ra quyết định nghiên cứu biến đổi khí hậu và: Vào năm 2009 hoàn thành các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Cuối năm 2010 hoàn thành việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn từ 2010 – 2100. Thực hiện quyết định của chính phủ tháng 10/2009 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng cao hơn cuối thế kỷ XX là 1,0m. Đối với ĐBSCL, BĐKH làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác. Trong báo cáo này xin tập trung vào hai vấn đề chính có tính chất nguyên nhân của mọi nguyên nhân là MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG và HẠN HÁN. I. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG. 1. Thủy triều ở biển thay đổi theo thời gian là do tác động của mặt Trăng, mặt Trời và các yếu tố khí hậu khác trong đó tác động của mặt Trăng và mặt Trời là yếu tố chính. Vì vậy thủy triều ở biển lên xuống theo thời gian có tính chu kỳ ngày đêm, nửa tháng, một tháng, một năm và nhiều năm. 2. Mực nước đỉnh triều, chân triều chịu sự tác động chính của mặt Trăng, mặt Trời và các yếu tố khí hậu bình thường ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố khí hậu bất bình thường không mang tính quy luật nên rất khó cho việc nghiên cứu chu kỳ nhiều năm. Mực nước trung bình là yếu tố có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng của những hiện tượng khí hậu bất thường. Vì vậy để nghiên cứu chu kỳ nhiều năm người ta thường nghiên cứu sự biến đổi mực nước biển trung bình. - 2 - 3. Ở Việt Nam có 3 trạm hải văn có số liệu nhiều năm là Hòn Dấu (Hải Phòng), Sơn Trà (Đà Nẵng), và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) Thủy triều ở Hòn Dấu có chế độ nhật triều ngày lên xuống một lần có biên độ lớn (4,0 – 4,5m) và có thời gian quan trắc dài (từ 1961 đến 2006). Thủy triều ở Sơn Trà có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ nhỏ (1,0 đến 2,0m). Thủy triều ở Vũng Tàu có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ lớn (4,0 – 4,5 m), tài liệu thu thập được từ 1982 đến 2007. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng tài liệu của trạm Hòn Dấu là trạm có tài liệu quan trắc dài năm và Vũng Tàu là trạm ở gần ĐBSCL 4. Trong 46 năm (từ 1961 đến 2006), nếu bỏ qua 4 năm (1961 đến 1964) nghi ngờ có sai số thì mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Hòn Dấu là 204cm (năm 1984) và thấp nhất là 183 (năm 1965) (cao độ Hải đồ) Trong 25 năm (1982 - 2007) mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Vũng Tàu là -18cm năm 1996 và thấp nhất là -36cm năm 1982 (cao độ Quốc gia). Biến trình mực nước trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu và Hòn Dấu tuy thay đổi nhưng vẫn có tính chu kỳ, tuy vậy việc xác định chính xác rất khó khăn. Biến trình mực nước bình quân 5 năm liên tục ở Hòn Dấu và Vũng Tàu có chu kỳ khoảng 18 – 20 năm. Kiểm tra lại với biến trình mực nước bình quân liên tục 10 năm ở Hòn Dấu cũng cho thấy tính chu kỳ nhiều năm của thủy triều là khoảng 18 – 20 năm (riêng ở Vũng Tàu tài liệu quá ngắn nên không thể hiện rõ ) 5. Biến trình mực nước trung bình 18 năm: a) Biến trình mực nước trung bình 18 năm của Hòn Dấu và Vũng Tàu đều cho thấy sự gia tăng mực nước biển. - Ở Hòn Dấu trong vòng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau (1984 – 2001 ) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là 58,5 mm. Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3,0 mm/năm. Dùng quan hệ namH 18 ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7 mm - Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) mực nước biển trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Dùng quan hệ namH 18 ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 4,7 mm b) Biến trình mực nước lớn nhất trung bình nhiều năm cũng cho thấy sự gia tăng rõ rệt - Ở Hòn Dấu mực nước lớn nhất trung bình trong 18 năm (1989 - 2006) cao hơn mực nước trung bình lớn nhất 18 năm (1962 – 1982) là 120 mm, trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Mực nước lướn nhất theo quan hệ namH 18 ~ T tăng trung bình 3,4 mm mỗi năm. - Ở Vũng Tàu mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 46,7 mm, trung bình mỗi năm gia tăng 5,8 mm . Dùng quan hệ namH 18max ~ T thì mực nước lớn nhất trung bình - 3 - 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 6,2 mm mỗi năm. c) Biến trình mực nước thấp nhất ở cả Hòn Dấu và Vũng Tàu đều chưa phát hiện thấy sự gia tăng. d) Qua nghiên cứu cho thấy, mực nước biển trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu mỗi năm gia tăng 4,7 mm. Sự gia tăng này lớn hơn hẳn sự gia tăng mực nước biển nhiều năm ở Hòn Dấu. Phải chăng là do số liệu mực nước ở Vũng Tàu quá ngắn nên kết quả còn chưa cính xác. Qua nghiên cứu cho thấy sự gia tăng: Mực nước biển chủ yếu là do sự gia tăng mực nước đỉnh triều. Theo quan hệ namH 18max ~ T thì mỗi năm ở Hòn Dấu tăng khoảng 3,4 mm mỗi năm và ở Vũng Tàu tăng khoảng 6,2 mm mỗi năm. Đây là một nhân tố gây ngập lụt ở những vùng thấp trũng ở ĐBSCL - 4 - HÌNH 1 - BIẾN TRÌNH MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH 5 NĂM TẠI HÒN DẤU VÀ VŨNG TÀU 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 Năm H (m m ) -340 -320 -300 -280 -260 -240 -220 -200 H HD H VT HÌNH 2- BIẾN TRÌNH MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH 10 NĂM TẠI HÒN DẤU VÀ VŨNG TÀU 1850 1860 1870 1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 1950 1965 1975 1985 1995 Năm H (m m ) -340 -320 -300 -280 -260 -240 -220 -200 H HD H VT - 5 - Hình 3: Quan hệ Htbmax18 ~ T tại Hòn Dấu H = 8,7349Ln(T) + 372,48 R2 = 0,8612 H = 3,4122T + 371,61 R2 = 0,8598 372,00 374,00 376,00 378,00 380,00 382,00 384,00 386,00 388,00 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,9 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 3,9 4,0 4,1 T (thời gian) H(cm) Hmax18 (cm) Log. (Hmax18 (cm)) Linear (Hmax18 (cm)) - 6 - Hình 4: Quan hệ Htb18 ~ T tại Hòn Dấu H = 4,3722Ln(T) + 186,31 R2 = 0,9125 H = 1,662T + 186 R2 = 0,8626 182,00 184,00 186,00 188,00 190,00 192,00 194,00 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,9 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 3,9 4,0 4,1 T (thời gian) H(cm) Htb18 (cm) Htb18 (cm) Log. (Htb18 (cm)) Linear (Htb18 (cm)) - 7 - Hình 5: Quan hệ Hmax18 ~ T tại Vũng Tàu H = 6,2036T + 110,19 R2 = 0,9719 129,00 130,00 131,00 132,00 133,00 134,00 135,00 136,00 3,20 3,30 3,40 3,50 3,60 3,70 3,80 3,90 4,00 4,10 T (thời gian) H ( c m ) TB Hmax18 Linear (TB Hmax18) - 8 - Hình 6: Quan hệ Htb18 ~ T tại Vũng Tàu H = 4,7012T - 42,183 R2 = 0,9766 -27,50 -27,00 -26,50 -26,00 -25,50 -25,00 -24,50 -24,00 -23,50 -23,00 3,20 3,30 3,40 3,50 3,60 3,70 3,80 3,90 4,00 4,10 T (thời gian) H ( c m ) TB HTB18 Linear (TB HTB18) - 9 - Hình 7: Quan hệ Hmin18 ~ T tại Vũng Tàu -301,50 -301,00 -300,50 -300,00 -299,50 -299,00 -298,50 -298,00 -297,50 3,20 3,30 3,40 3,50 3,60 3,70 3,80 3,90 4,00 4,10 T (thời gian) H ( c m ) TB Hmin18 - 10 - II. HẠN HÁN Biến đổi khí hậu sẽ gây ra hạn hán. Cùng với nước biển dâng, dòng sông cạn kiệt là tác nhân đưa nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Ở ĐBSCL mấy năm gần đây tuy hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhưng diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đã lên đến 1,5 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa hè thu đã lên tới 1,8 ÷ 1,9 triệu ha. Đó là nhờ các hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông MêKong đã xây dựng và phát huy tác dụng. Trước năm 1990 trên lưu vực sông MêKong mới chỉ xây dựng thủy điện Nậm Ngum (Lào) có dung tích hiệu dụng là 4700 triệu m3. Từ năm 1991 đến năm 2003 các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện lớn với dung tích hiệu dụng là 1926 triệu m3 , nhờ đó mà lưu lượng sông Mêkong ở Paskse trung bình 5 năm liên tục các tháng II, III, IV của các năm từ 2001 – 2005 lớn hơn 5 năm từ 1991 – 1995 khoảng 310 ÷ 370 m3/s. Lưu lượng sông Mêkong ở Kratie trung bình 5 năm liên tục các tháng II, III, IV của 5 năm từ 1996 đến 2000 cao hơn của 5 năm từ 1991 – 1995 là 290 ÷ 500 m3/s. Bảng 1 – Lưu lượng trung bình tháng 5 năm liên tục tại Paskse (1986 – 2005, m3/s) Số TT Năm Tháng I Tháng II Tháng III Tháng IV 1 1986 - 1990 2447 2068 1879 1729 2 1991 - 1995 2619 2025 1749 1651 3 1996 - 2000 2626 2122 1903 1904 4 2001 - 2005 2993 2399 2125 2058 ∑ ∑ −− − 1990198620052001 QQ 546 331 246 329 ∑ ∑ −− − 1995199120052001 QQ 374 374 376 307 Bảng 2 - Lưu lượng trung bình tháng 5 năm liên tục tại Kratie (1986 – 2000), m3/s) Số TT Năm Tháng I Tháng II Tháng III Tháng IV 1 1986 - 1990 3394 2340 1932 1840 2 1991 - 1995 3813 2732 2189 2134 3 1996 - 2000 4337 3204 2473 2718 ∑ ∑ −− − 1995199120001996 QQ 524 472 284 584 - 11 - Trên các bảng 2-4 cho thấy lưu lượng trung bình mùa cạn ở Kratie 5 năm 1986 – 1990 tương đương với lưu lượng trung bình thời kỳ 1960 – 1970. Nhưng sang thời kỳ 1996 – 2000 lưu lượng trung bình mùa cạn ở Kratie đã lớn hơn thời kỳ trước đó khoảng 300- 500 m3/s. Bảng 3 – Lưu lượng trung bình sông Mêkong hạ lưu Phnon Penh (1960 – 1970), (m3/s) Tram Tháng I Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng V Tháng VI Kratie 3601 2669 2129 1909 3211 11099 Phnon Penh 3535 2339 1941 1848 2853 9698 Prek Kdam 3658 1534 661 371 102 1342 Ha lưu Phnom Penh 7193 3873 2602 2219 2955 8356 Bảng 4 – So sánh lưu lượng trung bình Kratie qua các thời kỳ (m3/s) Tháng I Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng V Tháng VI 1960-1970 3601 2669 2129 1909 3211 11099 1986-1990 3394 2340 1932 1840 3628 11564 1996-2000 4337 3204 2473 2718 2765 13548 Hiện nay các hồ chứa nước thủy điện lớn như Pleikrong, Sesan 4, Nam Theun 2, Boun Kuop đã xây dựng xong, các công trình Nậm Ngum 2, Nam Lik 2, Jing Hong đang xây dựng và đến năm 2010 sẽ đưa vào sử dụng. Nhờ đó tổng dung tích hiệu dụng các hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Mêkong trong giai đoạn 1991 – 2000 sẽ tăng lên khoảng 11 000 x106 m3. Hy vọng rằng sau năm 2010 lưu lượng vào mùa cạn hạ lưu sông Mêkong sẽ tăng thêm khoảng 500 – 600 m3/s và sẽ đẩy lùi ranh giới xâm nhập mặn. Bảng 5 – Dung tích các hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Mêkong xây dựng trong giai đoạn 1979 – 2010 . TT Tên hồ Sông Dung tích hiệu dụng (106 m3) Năm hoàn thành Quốc gia 1 Nậm Ngum Nậm Ngum 4700 1971 Lào 2 Mam Wan Mêkong 258 1993 TQ 3 Theun Hiboun Theun Hiboun 694 1998 Lao - 12 - 4 Yaly Sesan 779 2001 Vietnam 5 Dachao Han Mêkong 240 2003 TQ 6 Plei Kroong Sesan 948 2008 Vietnam 7 Sesan 4A Sesan 204 2008 Vietnam 8 Nậm Theun 2 Nam Theun 3378 2009 Lao 9 Boun Kuop Serepok 523 2009 Vietnam 10 Nam Ngum 2 Nam ngum 2994 2010 Lao 11 Nâm Lik2 Nam Lik 826 2010 12 Jing Hong Mêkong 230 2010 TQ Theo kết quả quy hoạch thủy điện của lưu vực sông Mêkong thì tổng dung tích hiệu dụng các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Mêkong rất lớn, khoảng trên 100x109 m3. Với tổng lượng nước hàng năm của sông Mêkong khoảng 500x109 m3, các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Mêkong có khả năng điều tiết nhiều năm làm tăng lưu lượng cho mùa cạn sông Mêkong và có thể cung cấp đủ nước cho ĐBSCL và đẩy ranh giới xâm nhập mặn lùi xa ra hơn nữa. Bảng 6 - Tổng dung tích hiệu dụng các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Mêkong Số TT Tên Tổng dung tích hiệu dụng (106 m3) 1 Thượng lưu sông Mêkong thuộc TQ 23048 2 Hạ lưu sông Mêkong thuộc VN, L,C, T 3973 3 Sông nhánh thuộc Lào 55160 4 Sông nhánh thuộc Việt Nam 3156 5 Sông nhánh thuộc Campuchia 16735 Tổng cộng 102,072 - 13 - III. DỰ BÁO 1. Dự báo cho năm 2020 a) Nước biển dâng: Kết quả nghiên cứu cho thấy mực nước biển trung bình ở Vũng Tàu trong giai đoạn 1982 – 2007 mỗi năm gia tăng khoảng 4,7 mm. Dự báo mực nước biển trung bình giai đoạn 2012 – 2027 gia tăng thêm khoảng 90 mm. Mực nước biển lớn nhất hàng năm ở Vũng Tàu trong giai đoạn 1982 – 2007 mỗi năm gia tăng khoảng 6,2 mm dự báo mực nước biển lớn nhất hàng năm trung bình giai đoạn 2012 – 2027 gia tăng thêm khoảng 120 mm. b) Dự báo khô hạn: Mực nước biển trung bình dâng cao, nhất là mực nước đỉnh triều sẽ làm cho những vùng thấp trũng ở ĐBSCL ngập lụt và đẩy nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền. Để đẩy lùi sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL có nhiều biện pháp, một trong những biện pháp đó là sử dụng nước sông Mêkong. Theo kế hoạch từ 2011 – 2015 trên lưu vực sông Mêkong sẽ xây dựng một số công trình thủy điện, trong đó có 15 công trình có hồ chứa lớn với tổng dung tích hiệu dụng là 25 600 x106 m3, dự báo trong mùa khô có thể làm gia tăng 1400 ÷ 1600 m3/s nữa. Và từ 2016 – 2022 sẽ xây dựng thêm 22 công trình thủy điện có hồ chứa lớn với tổng dung tích hiệu dụng là 36 800 x106 m3. Đến lúc đó lưu lượng mùa cạn sẽ gia tăng rất lớn, hy vọng sự xâm nhập mặn trong mùa khô ở ĐBSCL không còn là một vấn đề lớn nữa. 2. Dự báo sau năm 2020 a) Nước biển dâng Dùng tài liệu mực nước biển trong khoảng 25 – 40 năm để dự báo mực nước biển 50 – 100 năm sau là điều không tưởng. Hơn thế nữa để chống biến đổi khí hậu đến năm 2020 các nước trên thế giới sẽ cắt giảm rất lớn lượng khí thải. Vào năm 2020 Mỹ đã cam kết cắt giảm 17 % lượng khí thải, Trung Quốc hứa sẽ cắt giảm 40 – 45 %, Ấn Độ hứa sẽ cắt giảm 20 – 25 % , Brazil hy vọng sẽ cắt giảm 36 – 39 %, Liên minh Châu Âu sẽ cắt giảm 20% lượng khí thải và giữ đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trái đất chỉ tăng thêm 1,5 - 20 C. Như vậy từ sau năm 2020 khí hậu trái đất sẽ biến đổi chậm hơn giai đoạn 1990 – 2020, và mực nước biển dâng cũng sẽ giảm đi. Những nghiên cứu ở trên cho thấy mực nước biển dâng hàng năm rất chậm, vì vậy để khỏi lãng phí trong đầu tư trong 10 năm tới chúng ta chưa nên xây dựng những công trình CỨNG, đồng thời thu thập thêm tài liệu và tiến hành nghiên cứu để dự báo chính xác hơn. - 14 - b) Hạn hán: Theo kết quả quy hoạch của Ủy hội quốc tế sông Mêkong đến năm 2020 các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Mêkong được đưa vào sử dụng có dung tích hiệu dụng trên 70 tỷ m3 và từ năm 2021 – 2050 sẽ xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có dung tích hiệu dụng khoảng 30 tỷ m3 nữa. Đến lúc đó lưu lượng mùa cạn sông Mêkong sẽ tăng lên rất lớn, đủ đảm bảo cung cấp cho các quốc gia Hạ lưu và đẩy ranh giới mặn lùi xa hơn nữa. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Biến đổi khí hậu và tác hại của biến đổi khí hậu đã làm mực nước biển dâng cao, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở ĐBSCL. Do tài liệu đo đạc mực nước gián đoạn và độ chính xác không cao nên nên những nghiên cứu này chỉ mới là bước đầu. Trong thời gian tới cần thu thập thêm tài liệu để tăng cường nghiên cứu, từng bước nâng cao kết quả dự báo. Theo quy hoạch của của Ủy hội quốc tế sông Mêkong thì ngoài 8 công trình thủy điện trên sông Mêkong ở thượng lưu thuộc địa phận Trung Quốc có tổng dung tích hiệu dụng là 23 tỷ m3. Ở hạ lưu sông Mêkong còn xây dựng hàng trăm công trình thủy điện khác có tổng dung tích hiệu dụng khoảng 80 tỷ m3 nữa. Các công trình ở hạ lưu sông Mêkong lại nằm trong vùng có nguồn nước dồi dào nên tác động của chúng rất lớn. Chúng ta cần yêu cầu Ủy hội quốc tế sông Mêkong cho biết kế hoạch xây dựng các công trình này, sự biến đổi dòng chảy và các tác động của nó đến ĐBSCL theo các mốc thời gian 2010, 2015, 2020, 2050…Đặc biệt lưu ý tới các công trình lớn trên các dòng sông nhánh lớn như sông Nậm Ngum, Nậm Theun, Nậm Nghiệp, Nậm Khan, Nam Leoi, Xekong, Sesan, Serepok…. ĐBSCL là vùng hạ lưu sông Mêkong, vùng nhạy cảm và sẽ biến đổi lớn bởi những tác động của con người trên lưu vực sông Mêkong. Vì vậy Việt Nam nên đề nghị với Ủy hội quốc tế sông Mêkong duy trì việc quan trắc thủy văn, nhất là các trạm trên dòng chính về cả hai mặt lượng và chất. Đặc biệt đề nghị khôi phục các trạm thủy văn Kratie và Prek Kdam trên địa phận Campuchia và tăng cường đo đạc lưu lượng hai trạm Tân Châu, Châu Đốc thuộc địa phận Việt Nam Viện quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nên có một tổ nghiên cứu và theo dõi về sự phát triển các dự án thủy lợi trên sông Mêkong và các tác động của nó để tìm các biện pháp khai thác các mặt lợi và giảm thiểu các tác hại do con người gây ra TP. HCM Tháng 12/2009 Trần Đức Khâm