Biện pháp nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Tóm tắt: Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học SPKT Hưng Yên đã chuyển đổi từ học tập theo niên chế - học phần sang học tập theo học chế tín chỉ từ năm 2009. Học chế tín chỉ có nhiều ưu việt trong quá trình đào tạo sinh viên, tuy nhiên vấn đề nảy sinh là sinh viên cần phải có sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ nhằm đáp ứng được yêu cầu của học chế tín chỉ cũng như hoàn thành được các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung vào khảo sát thực trạng thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho sinh viên khi học tập theo học chế tín chỉ.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 121 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN Lê Ngọc Phương1, Trần Mai Duyên1, Hoàng Thị Ngọc1, Trần Thị Phi Hằng2 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2 Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 20/06/2017 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/08/2017 Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/08/2017 Tóm tắt: Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học SPKT Hưng Yên đã chuyển đổi từ học tập theo niên chế - học phần sang học tập theo học chế tín chỉ từ năm 2009. Học chế tín chỉ có nhiều ưu việt trong quá trình đào tạo sinh viên, tuy nhiên vấn đề nảy sinh là sinh viên cần phải có sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ nhằm đáp ứng được yêu cầu của học chế tín chỉ cũng như hoàn thành được các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung vào khảo sát thực trạng thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho sinh viên khi học tập theo học chế tín chỉ. Từ khóa: thích ứng, hoạt động học tập, học chế tín chỉ. Từ viết tắt: HCTC Học chế tín chỉ X Giá trị trung bình HĐHT Hoạt động học tập Trường ĐH SPKT Hưng Yên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên SV Sinh viên GV Giảng viên 1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu Tổ chức đào tạo theo HCTC trong giáo dục đại học là chủ trương của ngành Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục 2005 đã ghi rõ: “Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc theo hình thức tích lũy tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” (Điều 6 mục 4). Hay nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/ NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”. Thực tế cho thấy, giáo dục Việt Nam truyền thống đã đóng góp hết sức quan trọng cho việc phát triển đội ngũ tri thức, các nhà khoa học và nguồn nhân lực nước nhà. Tuy nhiên mô hình đào tạo theo niên chế đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau: chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự học, tự nghiên cứu của người học; chưa thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, liên thông và hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạoVì vậy, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội và hướng tới quá trình hội nhập với giáo dục đại học trên thế giới, triển khai đào tạo theo HCTC là một xu thế phát triển tất yếu của giáo dục ĐH ở Việt Nam. Nhưng trên thực tế, khi áp dụng hình thức đào tạo mới, có một số SV còn lúng túng khi thực hiện HĐHT theo hình thức đào tạo này, thể hiện: có SV chưa nhận thức đầy đủ sự ưu việt của HĐHT theo HCTC nên còn băn khoăn, lo lắng, chưa tự tin và chưa chủ động trong quá trình học tập. Một số SV chưa biết tự học và thiếu năng động, sáng tạo trong quá trình học tập nên không hoàn thành được bài tập hoặc dự án học tập mà giảng viên đã giao Chính điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập theo HCTC của SV cũng như tác động đến thái độ học tập của những SV khác. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ ở Trường ĐH SPKT Hưng Yên”. 2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình thích ứng với hoạt động học tập. Tìm hiểu thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của SV Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Đề xuất một số biện pháp Tâm lý – Giáo dục nhằm ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology122 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 giúp SV Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên thích ứng hơn với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ. - Đối tượng nghiên cứu: Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên. - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu như sau Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS. 3. Nội dung 3.1. Các khái niệm cơ bản 3.1.1. Thích ứng Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội viết: “thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mới, yêu cầu mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới”. Có thể định nghĩa thích ứng như sau: Thích ứng là sự tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động để tiến hành hoạt động có kết quả. 3.1.2. Hoạt động học tập Thông qua những nghiên cứu của bản thân , tác giả đã đưa ra khái niệm về hoạt động học tập của sinh viên như sau: “Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động do sinh viên tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của bản thân dưới sự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh của giảng viên nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng nhằm hoàn thành được các yêu cầu của hoạt động học tập, phát triển nhân cách của bản thân phù hợp với yêu cầu của xã hội”. 3.1.3. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ Khái niệm hoạt động học tập theo HCTC được hiểu như sau: “HĐHT theo HCTC là hoạt động của SV tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của bản thân dưới sự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh của GV nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành hành động tương ứng để đạt được văn bằng, chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các văn bằng, chứng chỉ đó”. 3.1.4. Thích ứng với hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra được khái niệm chính như sau: “Thích ứng với HĐHT theo HCTC là sự tích cực, chủ động của sinh viên nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động học tập theo tín chỉ (xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện giờ lý thuyết trên lớp; giờ tự học, tự nghiên cứu; giờ thảo luận nhóm; giờ xêmina; giờ thực tập, thực hành, thực tế; giờ kiểm tra, đánh giá) nhằm tích lũy đủ hệ thống môn học theo trình tự quy định của chương trình đào tạo để đạt được văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định”. 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên 3.2.1. Nhận thức của sinh viên về phương thức đào tạo tín chỉ của Nhà trường Để có thể đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên qua mặt nhận thức, chúng tôi đã tổng hợp nhận thức của SV với HĐHT theo tín chỉ. Kết quả sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên có nhận thức ở mức phần lớn là đúng đắn và đầy đủ về HĐHT theo HCTC ( X = 3,90). Tuy nhiên để thấy được rõ từng mức độ thích ứng, chúng tôi đã phân tích qua biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.1. Nhận thức về phương thức đào tạo theo HCTC của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết SV đã nhận thức ở hai mức phần lớn là đúng và đầy đủ và hoàn toàn đúng đắn, đầy đủ: 146 SV (91,7%). Đây là những SV đã hiểu được thế nào là phương thức đào tạo theo tín chỉ, hiểu được những đặc trưng cơ bản của phương thức đào tạo này; hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của các hành động học tập trong quá trình đào tạo theo tín chỉ; hiểu được tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với người học và nhiệm vụ của bản thân SV trong quá trình học tập. Nhìn chung mức độ nhận thức của SV thể hiện đầy đủ và đúng đắn với những nội dung tương đối đơn giản, gắn liền HĐHT của SV hằng ngày. Còn một số nội dung phản ảnh bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ thì SV chưa nhận thức được. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 SV (0,7%) chưa nhận thức được phương thức đào tạo theo tín chỉ. Đây là SV chưa hiểu được bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ và chưa nhận thức được những nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện khi ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 123 tham gia học tập theo tín chỉ. Đây là hạn chế trong nhận thức của SV; điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học của SV nói riêng và chất lượng đào tạo theo HCTC nói chung. 3.2.2. Thái độ của sinh viên khi tham gia HĐHT theo HCTC Để có thể đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên qua mặt thái độ, chúng tôi đã tổng hợp thái độ của SV khi tham gia HĐHT theo tín chỉ. Kết quả sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên có thái độ phần lớn là tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động khi tham gia HĐHT theo HCTC ( X = 3,50). Tuy nhiên để thấy được rõ từng mức độ thích ứng, chúng tôi đã phân tích qua biểu đồ 2.2. Biểu đồ 2.2. Thái độ khi tham gia HĐHT theo HCTC của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy: SV thể hiện thái độ khi tham gia học tập theo phần lớn là tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động (85,3%). Tuy nhiên vẫn còn có tới 6,7% SV thể hiện thái độ không tích cực, không hài lòng, có cảm xúc âm tính và còn thụ động; chỉ có 8% SV rất tích cực, hài lòng, có cảm xúc dương tính và chủ động. Đây là những SV sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong học tập để đạt được mục đích đã đề ra. 3.2.3. Sự thay đổi về hành động của sinh viên để đáp ứng yêu cầu của học tập theo HCTC Để có thể đánh giá thực trạng thích ứng với HĐHT theo tín chỉ của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên qua mặt hành động, chúng tôi đã tổng hợp kết quả thực hiện hành động học tập theo HCTC của SV. Kết quả SV ĐHTN thực hiện các hành động học tập theo HCTC ở mức khá ( X = 3,90). Tuy nhiên để thấy được rõ từng mức độ thích ứng, chúng tôi đã phân tích qua biểu đồ 2.3. Biểu đồ 2.3. Thực hiện các hành động học tập theo HCTC của sinh viên Trường ĐH SPKT Hưng Yên Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy, hầu hết SV thực hiện các hành động học tập theo HCTC ở mức khá (63,2%). Tỷ lệ SV thực hiện ở mức yêu kém là rất ít (0,6%). Tỷ lệ SV thực hiện ở mức tốt cũng còn hạn chế (17.9%). Trong số các hành động học tập, SV thực hiện tốt nhất hành động: Kiểm tra, đánh giá; Học lý thuyết trên lớp; Hành động tự học, tự nghiên cứu. SV thực hiện chưa tốt các hành động sau: xây dựng kế hoạch học tập; hành động Xêmina và hành động thảo luận. 3.2.4. Đánh giá chung về mức độ thích ứng của SV với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ Có thể thấy, với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, sinh viên đã có những thay đổi nhất định, từ đó hình thành sự thích ứng của mình với hoạt động học tập này. Phần lớn SV có thái độ hài lòng, thể hiện sự tích cực khi học tập theo HCTC. SV cũng đã có những thay đổi về hành động học tập, chủ động tổ chức và thực hiện các hoạt động này một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả. 3.3. Biện pháp nâng cao khả năng thích ứng của SV với hoạt động học tập theo HCTC 3.3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo sự thích ứng về mặt pháp chế cho sinh viên Để nâng cao hơn nhận thức về quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, giúp SV nắm vững quy chế giảng dạy và học tập theo HCTC, quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, từ đó điều kh- iển, điều chỉnh quá trình dạy và học theo HCTC cho phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng đào tạo. Những nội dung và biện pháp mà chúng tôi đề ra là: - Tổ chức cho SV thảo luận và học tập quy chế đào tạo theo HCTC. - Tổ chức Hội thảo về cách thực hiện quy chế đào tạo theo HCTC trong giảng dạy, trong quản lý và trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, trong việc xét kết quả học tập cho SV. - Tổ chức các Hội thi tìm hiểu về quy chế đào tạo theo HCTC cho SV tham gia, thông qua cuộc thi đó nhằm tăng cường sự hiểu biết của cán bộ lớp và SV về quy chế đào tạo theo HCTC. - Tổ chức các buổi học tập quy chế trong chương trình tuần công tác học sinh, SV để giúp SV nắm vững quy chế đào tạo. - Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập SV của GV theo HCTC, phản hồi thông tin tới GV và SV nhằm hoàn thiện việc dạy và học theo HCTC. - Cán bộ quản lý đào tạo phải nắm vững quy chế đào tạo theo HCTC. ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology124 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 - Nhà trường phải xây dựng được hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo theo HCTC - Cán bộ, GV, SV phải tự giác thực hiện quy chế đào tạo theo HCTC trong giảng dạy và học tập. 3.3.2. Hướng dẫn sinh viên thực hiện các hành động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ Hành động học tập rất quan trọng đối với sinh viên, vì hoạt động này sẽ đem lại kết quả học tập tốt cho sinh viên, từ đó các em sẽ đạt được những yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ như mong muốn. Giúp SV thực hiện đúng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ, chúng tôi đưa ra các biện pháp như sau: - Xây dựng quy định đối với GV khi lên lớp theo tín chỉ. - Giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo tín chỉ. - Giảng viên áp dụng các hình thức giảng dạy đối với từng loại giờ tín chỉ cho phù hợp. - Nâng cao nhận thức cho SV về các yêu cầu mà SV cần thực hiện khi thực hiện các giờ tín chỉ. - Hướng dẫn cụ thể, khoa học các hành động học tập theo tín chỉ. Cần xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể để SV rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện hành động. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Nhà trường cần xây dựng các văn bản rõ ràng về quy định dạy - học theo tín chỉ. - Giảng viên cần nhận thức đúng về đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng một cách phù hợp. - Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy - học. - Tăng cường công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chât lượng giáo dục. 3.3.3. Phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ Tự học là một yêu cầu cần thiết của bất cứ sinh viên nào khi tham gia hoạt động học tập theo cơ chế tín chỉ. Tự học giúp SV tự thay đổi theo mục tiêu nhiệm vụ học tập đã đề ra và hoàn thiện phát triển nhân cách theo mục tiêu nghề nghiệp; giúp SV biết cách tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được; mặt khác, đảm bảo cho SV có khả năng tự học suốt đời. Cụ thể các biện pháp như sau: - Một là cung cấp cho SV một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về cách tiến hành HĐHT và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kỹ năng tự học có thể thông qua nhiều con đường như: tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp SV lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh chóng và có hệ thống; thông qua việc giảng dạy của GV trên lớp, tăng cường các hoạt động thảo luận xêmina, hoạt động nhóm, dạy học dự án cho SV. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học; tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong SV; hướng dẫn SV tìm các tài liệu sách báo có liên quan để tự nghiên cứu - Hai là tổ chức cho SV luyện tập các kỹ năng trong quá trình học tập. Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra GV đòi hỏi SV phải biết cách lập kế hoạch tự học bộ môn; giới thiệu sách, tài liệu tham khảo của môn học và yêu cầu SV lập kế hoạch đọc, viết thu hoạch, vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ tự học; tăng cường các hình thức học tập có tính chất nghiên cứu: soạn đề cương xêmina, làm bài tập lớn, tổ chức cho SV làm tiểu luận môn học. - Ba là hướng dẫn SV tự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học của bản thân kết hợp với sự kiểm tra của GV giúp SV điều chỉnh kỹ năng tự học của bản thân. Sự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các kỹ năng tự học đang rèn luyện. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ ra được những vấn đề trong quá trình chuyển đổi HĐHT từ niên chế sang HCTC, đã có những kết quả cụ thể và rõ ràng về sự thích ứng của SV Trường ĐH SPKT Hưng Yên. Đề tài cũng đưa ra được những biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về đào tạo theo học chế tín chỉ, từ đó tạo sự thích ứng HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH SPKT Hưng Yên. Tài liệu tham khảo [1]. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, trang 318-319. [2]. Đặng Xuân Hải (2006), Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam: đặc điểm và điều kiện triển khai, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 13. [3]. Lê Ngọc Lan (2002), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên, Tạp chí tâm lý học số 3 tháng 3. [4]. Đặng Thị Lan (2009), Mức độ thích ứng với hoạt động một số môn học chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, Luận án tiến sỹ Tâm lý học. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 125 [5]. Wim Beyers/ Luc Goossens (2003), Psychological Separation and Adjustment to University: Moderating Effects of Gender, Age, and Perceived Parenting Style, Journal of Adolescent Research, Vol. 18 No.4, July. [6]. Xinyin Chen/ Bo - Shu Li (2000), Depressed Mood in Chinese Children: Development Significance for Social and School Adjustment - International Journal of Behavioral Development, Vol. 24, No. 4, p.472 - 479. [7]. Yao - Ming Wu (2000), The Relationship between Teacher’s Classroom Management and Elementary School Student’s Life Adjustment - Educational Research and Information, Vol.8, No.3, p.114 - 144. ADAPTATION TO STUDY ACTIVITIES IN CREDIT SYSTEM BY STUDENTS OF HUNG YEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION Abstract: According to guidelines of the Ministry of Education and training, Hung Yen University of Technology and Education is undergoing its renovation process that changes from annual study unit-based system into credit one. The study credit system possesses preeminence in training students, however, the arising issue is that students have to adapt to their study activities in credit system in order to meet the system’s requirements as well as certificate, diploma criteria. In this writing, the author will focus on doing survey of the actual adaptation to study activities in credit system by students of Hung Yen University of Technology and Education and proposing measures to improve students’ best efficiency in study credit system. Keywords: adaptation, study activities, study credit system.
Tài liệu liên quan