Nhiều nhận định về vi khuẩn được dựa trên những nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm nơi vi khuẩn tồn tại, lơ lửng
trong môi trường giàu dinh dưỡng. Thế nhưng, vi khuẩn
trong thế giới tự nhiên thì ứng xử khác với tụi vi khuẩn
trong phòng thí nghiệm. Là vì, thiên nhiên, nơi kẻ thù thì
nhiều mà thức ăn lại không bao nhiêu, là môi trường khắc
nghiệt hơn nhiều so với phòng thí nghiệm. Để tồn tại, vi
khuẩn phải học cách bám lên bề mặt, liên kết chặt chẽ với
các loài khác để cộng sinh và tự bảo vệ mình. Cái thế giới
thu nhỏ -gắn kết lại với nhau b ằng một thứ “chất nhầy”
pô-li-xa-ca-rít do vi khuẩn sản sinh ra , thành một thứ gọi
là “Màng Sinh học”.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biofilm -Màng sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biofilm - Màng sinh học
Nhiều nhận định về vi khuẩn được dựa trên những nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm nơi vi khuẩn tồn tại, lơ lửng
trong môi trường giàu dinh dưỡng. Thế nhưng, vi khuẩn
trong thế giới tự nhiên thì ứng xử khác với tụi vi khuẩn
trong phòng thí nghiệm. Là vì, thiên nhiên, nơi kẻ thù thì
nhiều mà thức ăn lại không bao nhiêu, là môi trường khắc
nghiệt hơn nhiều so với phòng thí nghiệm. Để tồn tại, vi
khuẩn phải học cách bám lên bề mặt, liên kết chặt chẽ với
các loài khác để cộng sinh và tự bảo vệ mình. Cái thế giới
thu nhỏ - gắn kết lại với nhau bằng một thứ “chất nhầy”
pô-li-xa-ca-rít do vi khuẩn sản sinh ra , thành một thứ gọi
là “Màng Sinh học”.
Màng sinh học là cấu trúc thường gặp trong thế giới tự
nhiên. Người yêu thủy sinh vốn không lạ gì với cặn máy
lọc hoặc váng trên mặt nước; đó (cặn hoặc váng trên mặt
nước) là những ví dụ điển hình của màng sinh học.
Những trường hợp màng sinh học được nghiên cứu nhiều
nhất (dĩ nhiên những thứ mang lại rắc rối cho ta thì phải
được ưu tiên nghiên cứu kỹ nhất), là: 1. cao răng; 2. bệnh
nhân bị xơ nang vì viêm phổi mãn tính; 3. ống nước và
thân tàu bị ăn mòn; và 4. sự nhiễm bẩn ở các thứ như
kính áp tròng, tim nhân tạo và các thiết bị cấy ghép y
khoa.
Lý do khiến vi khuẩn gắn vào và tạo nên Màng Sinh học
lên bề mặt là vì bề mặt là nơi chất dinh dưỡng tích tụ lại.
Chính do mọi bề mặt đều có điện tích âm, điện tích âm thì
sẽ hút i-on dương và các-bon hữu cơ hoà tan.
Rồi các hợp chất mang điện tích dương tích tụ lại bên
nhau lại sẽ thu hút các hợp chất mang điện tích âm.
Vì thế, ngay cả trong môi trường nước nghèo chất dinh
dưỡng, thường cũng có vừa đủ chất hữu cơ bám vào bề
mặt để giúp vi khuẩn phát triển. Khi các hợp chất hữu cơ
tụ lại trên mặt nước, chúng sẽ thu hút các vi khuẩn, tảo và
động vật nguyên sinh thích ăn chúng đến, theo thời gian
sẽ phát triển thành một màng sinh học, được gọi là
neuston (sinh vật sống trong màng mặt nước/váng bề
mặt).
Vi khuẩn bám vào bề mặt theo nhiều cách khác nhau. Vài
lọai vi khuẩn tự bản thân đã có tính kết dính ; cơ bản
chúng là “cục keo” bao phủ bởi các màng dính
lipopolysaccharide hoặc bởi các phần phụ gốc prô-tê-in.
Các vi khuẩn khác chỉ tổng hợp chất kết dính cần thiết khi
xuất hiện bề mặt cho chúng bám vào. Chẳng hạn như,
trong vòng 15 phút khi vi khuẩn gây viêm đường hô hấp -
Psuedomonas aeruginosa’s gặp một mặt kính, nó sẽ kích
hoạt ngay một gen cần để tổng hợp polysaccharide. Khi vi
khuẩn đã gắn vào bề mặt, chúng chia ra và liên tục sản
xuất thật nhiều polysaccharides để tạo nên Màng Sinh
học “hòan chỉnh.”
Một Màng Sinh học hòan chỉnh có thể dầy từ 600-900 um,
tức là dầy gấp mấy trăm lần một con vi khuẩn đơn lẻ.(một
con vi khuẩn dài khoảng 1um) Màng sinh học không phải
là một chất vô định hình, hay một khối đặc sệt các
polysaccharides và vi khuẩn như có người đã nghĩ; nó có
tổ chức và cấu trúc. Thậm chí là khu vực dầy nhất của
màng sinh học cũng cho luồng nước chảy qua. Nước
chảy qua các cấu trúc hình nấm của những khối cầu vi
khuẩn, qua đó, cung cấp dinh dưỡng cho chúng và đem
chất thải đi.
Rõ ràng, cấu trúc bên trong của màng sinh học không
được cấu thành theo cách ngẫu nhiên. Các nhà nghiên
cứu cho biết có sự trao đổi thông tin liên tục diễn ra giữa
các vi khuẩn để đảm bảo màng sinh học được hình thành
một cách chính xác. (Các vi khuẩn đột biến không thể
truyền thông với nhau để tạo nên các màng sinh học bất
thường.) Các màng sinh học không luôn luôn giống y
chang nhau, theo kiểu gồm nhiều lớp vi khuẩn hiếu khí
bên trên và nhiều lớp vi khuẩn kỵ khí bên dưới. Do các
luồng nước chảy qua khuấy động nên các vi khuẩn kỵ khí
và hiếu khí song song tồn tại trong các hốc nhỏ ở khắp
trong màng sinh học. Vì thế, các nhà nghiên cứu thiệt
ngạc nhiên khi thấy quá trình khử ni-tơ xảy ra trong một
bộ lọc xục khí vốn dùng để xử lý nước thải.(Cái lọc này
cũng giống như “lọc” thẩm thấu/chảy nhỏ giọt.) họ thấy
lượng vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn tạo ni-tơ (nitrat hóa), vi
khuẩn khử ni-tơ, và vi khuẩn kỵ khí, cả ở đáy và trên
cùng, bằng y như nhau. Và làm thêm những thí nghiệm
khác, họ thấy có các hoạt động trao đổi chất qua lại giữa
các vi khuẩn tạo ni-tơ (hiếu khí) và vi khuẩn khử ni-tơ (ky
̣khí) y như nhau ở cả tầng đáy cũng như tầng trên cùng.
Có thể vi khuẩn tạo ni-tơ và các vi khuẩn khác đã lập
được một mối quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi và
chặt chẽ trong các màng sinh học của các bộ lọc sinh học.
Vì các vi sinh hiếu khí bình thường phóng thích/nhả a-mô-
ni-ắc trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, các
vi khuẩn tạo ni-tơ có thể dùng a-mô-ni-ắc (cố định đạm)
làm nguồn năng lượng cho mình. Rồi đến lượt các vi
khuẩn khử ni-tơ chuyên tiêu thụ a-xít, nên, có thể đã bảo
vệ cho các vi khuẩn tạo ni-tơ - vốn đặc biệt nhạy cảm với
tính a-xít.
Vi khuẩn trong màng sinh học có nhiều thuận lợi hơn là
những vi khuẩn lơ lửng tự do trong nước. Trước hết,
chúng chia sẻ thông tin di truyền và trao đổi chất cho
nhau. Ví dụ như, trong màng sinh học ở cao răng, vi
khuẩn Veillonella sử dụng lắc-tát do vi khuẩn
Streptococcus sinh ra. Thứ nhì, vi khuẩn trong màng sinh
học được bảo vệ khỏi kẻ thù và các hoá chất độc hại.
Trong thế giới dưới nước, màng sinh học bảo vệ vi khuẩn
khỏi bị các động vật nguyên sinh, các loại tảo độc hại
(dinoflagellates – tảo roi) và khuẩn độc (Myxobacteria –
niêm khuẩn) làm hại.
Về bệnh của người, màng sinh học giúp vi khuẩn không bị
thuốc kháng sinh, hoá chất, kháng thể, tế bào miễn dịch
v.v… làm hại.
Vì thế, các tế bào lơ lửng của trực khuẩn mủ xanh -
Pseudomonas aeruginosa sẽ bị tiêu diệt bởi 0,050 mg/ml
tobramycin - kháng sinh dùng trong thuốc nhỏ mắt trong
khi nhiều hơn thế 20 lần thuốc này (0.1 mg/ml) mà vẫn
không diệt được trực khuẩn mủ xanh khi nó là hoá chất
ức chế ni-tơ - nitrapyrin, sự tăng trưởng của vi khuẩn
trong trường hợp cấy màng sinh học không bị ảnh hưởng
gì cả, còn sự tăng trưởng của vi khuẩn sống trong môi
trường cấy lơ lửng bị giảm 82 %.
Các nhà nghiên cứu đã dùng kết quả thí nghiệm của họ
để giải thích tại sao chất ức chế ni-tơ (nitrapyrin) không
ngăn chặn được quá trình sinh ra ni-tơ ngoài thực tế cho
nông dân, như đã tiên liệu theo nghiên cứu trong phòng
thí nghiệm. Vì thế, tuy chất ức chế ni-tơ (nitrapyrin) là chất
ức chế hiệu quả đối với N.europaea sống lơ lửng trong
môi trường giàu dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm,
nhưng lại không có hiệu lực trong những điều kiện khi vi
khuẩn có thể bám vào các hạt đất và trú ngụ bên trong
màng bảo vệ sinh học.
Phân biệt Biofilm và surface scum
Surface scum: váng bề mặt; màng bề mặt. Surface scum
dùng để chỉ chung chung các lọai váng trên mặt nước
(váng protein, váng bụi, váng cặn thải, váng vi sinh…)
Biofilms: màng sinh học: lớp váng trên mặt nước hay lớp
màng nhầy vi sinh bám trên mọi bề mặt (mặt lá, mặt kính,
mặt nước…)
Các thuât ngữ sử dụng
Biofilms: màng sinh học
Bacteria: vi khuẩn
microcosm: thế giới thu nhỏ, mô hình thu nhỏ
polysaccharide: đường đa phân tử, hợp chất hữu cơ hy-
đrát các-bon gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với
nhau về mặt hoá học
norm: quy chuẩn, mô hình, tiêu chuẩn
debris: rác, mảnh vỡ, mảnh vụn
scum: váng
surface scum: váng bề mặt
dental plaque: cao răng, vôi răng
cystic fibrosis: xơ nang
contamination: ô uế; nhiễm bẩn
negative charge: điện tích âm
nutrient-depleted: không có chất dinh dưỡng
adhere: dính chặt; bám vào
protozoa: sinh vật đơn bào
neuston: sinh vật sống trong màng mặt nước/váng bề
mặt
lipopolysaccharide: chất nhầy kết dính, một phần (tất
yếu) không thể thiếu trong màng tế bào của một số dòng
vi khuẩn gam âm
proteinaceous appendages: thể phụ gốc protéin
Psuedomonas aeruginosa: vi khuẩn gây viêm phổi, viêm
đường hô hấp
amorphous: chất vô định hình
gelatinous mass of polysaccharides: khối sệt dính poly
sắc ca rít
Anaerobic: kỵ khi
́Microniches: lỗ nhỏ li ti, hốc vi ti
Denitrification: sự khử ni-tơ
aerobic filter: bộ lọc xục khí
waste water treatment: xử lý nước thải
trickle ‘filter’: lọc thẩm thấu/lọc nhỏ giọt
aerobic heterotroph: vi sinh vật hiếu khí
heterotroph: vi sinh vật cần CO2 và chất hữu cơ khác để
sống và có năng lượng
nitrify: nitrat hóa
metabolic: trao đổi chất, chuyển hoá
denitrify: khử ni-tơ
lactate: lắc-tát (muối hoặc ét-xte của a-xít lắc-tích)
Streptococcus bacteria: liên cầu khuẩn; khuẩn cầu
chuỗi; khuẩn liên cầu; khuẩn gây ra loét giác mạc có mủ
Veillonella bacteria: liên khuẩn gam âm kỵ khí sống ký
sinh trong miệng và ruột người và động vật
Predator: động vật ăn thịt; kẻ thù
predatory algae: tảo độc
dinoflagellate: trùng roi, tảo roi
Myxobacteria: niêm khuẩn, vi khuẩn nhầy (vi khuẩn hoại
sinh hiếu khí, có thể tạo nên thể quả màu sáng nhìn thấy
được bằng mắt thường. Các tế bào tạo khối nhầy có hình
que đơn bào, đàn hồi, gram dương, sinh sản phân đôi.
Sống trong đất, phân động vật, xác thực vật thối rữa. Gồm
các chi chủ yếu: Myxococcus, Archangium, Melittangium,
Stigmatella, Polyangium, Chondromyces. Nguồn: TĐ
BKTT VN)
Antibiotic: thuốc kháng sinh
Antibodies: kháng thể
̉immune cells: tế bào miễn dịch
Pseudomonas aeruginosa: trực khuẩn mủ xanh ;
tobramycin: kháng sinh có trong thuốc nhỏ mắt
inhibitory: ngăn chặn, hạn chế, kềm chế
nitrapyrin: chất ức chế ni-tơ
potent: có hiệu lực, hiệu nghiệm
inhibitor: chất ức chế
N.europaea: Nitrosomonas europaea: Vi khuẩn tạo ni-
tơ (cố định đạm), đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp đạm cho cây trồng, được sử dụng trong xử lý nước
thải nhờ khả năng ô-xi hoá a-mô-ni-ắc thành ni-trát (nitrát
hóa).