Bước đầu khảo sát và đánh giá di sản Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm - Nhà hoạt động ngữ văn học tiêu biểu thế kỉ XVIII

1. Mở đầu Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), trong thể hệ danh nhân Hà Tĩnh – Tiên Điền thời Trung đại, nổi lên là một gương mặt nổi bật. Sự nổi tiếng của Nguyễn Nghiễm hẳn không phải chỉ vì ông đã có công sinh thành nên Đại thi hào Nguyễn Du. Mà, vị trí của ông trong lịch sử được khẳng định bằng chính những nỗ lực, những thành tựu trên khắp các mặt hoạt động chính trị - văn hoá – khoa học – quân sự. của dân tộc ở thế kỉ XVIII. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nghiễm, trên đại thể, đã được nhiều tài liệu, nhiều bài nghiên cứu lược thuật, mô tả và đánh giá khái quát. Tuy còn có nhiều thông tin chưa thống nhất, chưa cụ thể và xác thực, nhưng ông đã được khẳng định vị trí với tư cách của một danh nhân đa tài. Đó là tư cách của một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà khoa học, một nhà giáo dục, một nhà thơ. Bài viết này của chúng tôi muốn tổng hợp – nêu vấn đề và đề xuất nghiên cứu sự nghiệp Nguyễn Nghiễm ở một phương diện khái quát hơn, cũng là phương diện mà từ đó, tên tuổi của ông sẽ còn mãi lưu danh: Tư cách một nhà hoạt động ngữ văn học Nguyễn Nghiễm [1].

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát và đánh giá di sản Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm - Nhà hoạt động ngữ văn học tiêu biểu thế kỉ XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 17-21 BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DI SẢN HÁN NÔM CỦA NGUYỄN NGHIỄM - NHÀ HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN HỌC TIÊU BIỂU THẾ KỈ XVIII Hà Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: haminhsphn@gmail.com Tóm tắt. Bài viết khảo sát tổng quát và đánh giá về di sản ngữ văn Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm – thân sinh đại thi hào Nguyễn Du. Trên cơ sở đó, đặt vấn đề cần sưu tầm, phân loại, dịch thuật, khảo luận, công bố hệ thống di văn quý giá này. . . nhằm tiến tới đánh giá xác đáng về danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền này. Từ khóa: Nguyễn Nghiễm, di sản, Hán Nôm, đánh giá, sưu tầm, phân loại, dịch thuật, khảo luận, công bố, hệ thống di văn, danh nhân. 1. Mở đầu Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), trong thể hệ danh nhân Hà Tĩnh – Tiên Điền thời Trung đại, nổi lên là một gương mặt nổi bật. Sự nổi tiếng của Nguyễn Nghiễm hẳn không phải chỉ vì ông đã có công sinh thành nên Đại thi hào Nguyễn Du. Mà, vị trí của ông trong lịch sử được khẳng định bằng chính những nỗ lực, những thành tựu trên khắp các mặt hoạt động chính trị - văn hoá – khoa học – quân sự... của dân tộc ở thế kỉ XVIII. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nghiễm, trên đại thể, đã được nhiều tài liệu, nhiều bài nghiên cứu lược thuật, mô tả và đánh giá khái quát. Tuy còn có nhiều thông tin chưa thống nhất, chưa cụ thể và xác thực, nhưng ông đã được khẳng định vị trí với tư cách của một danh nhân đa tài. Đó là tư cách của một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà khoa học, một nhà giáo dục, một nhà thơ... Bài viết này của chúng tôi muốn tổng hợp – nêu vấn đề và đề xuất nghiên cứu sự nghiệp Nguyễn Nghiễm ở một phương diện khái quát hơn, cũng là phương diện mà từ đó, tên tuổi của ông sẽ còn mãi lưu danh: Tư cách một nhà hoạt động ngữ văn học Nguyễn Nghiễm [1]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động ngữ văn học và di sản Hán Nôm Nguyễn Nghiễm Hoạt động ngữ văn học cổ điển hay văn hiến học, trong phạm vi bao quát của văn hoá học lịch sử, hiểu theo nghĩa rộng nhất, sẽ bao gồm các hoạt động và thành tựu trên các 17 Hà Văn Minh lĩnh vực trước thuật, biên định, tổ chức, khảo luận, đánh giá, truyền bá... di sản văn hiến của dân tộc và nhân loại. Nếu như bộ môn văn hiến học hiện nay chỉ chủ yếu nghiên cứu các vấn đề văn bản học của di sản văn hoá thành văn, thì khoa ngữ văn học cổ điển thâu tóm vào trong nó mọi lĩnh vực hoạt động liên quan đến tạo tác, lưu truyền, ảnh hưởng. . . của di sản văn hoá thành văn ấy. Từ góc nhìn này, có thể thể thấy, những đóng góp của Nguyễn Nghiễm cho nền văn hoá – văn hiến dân tộc là không nhỏ. Có thể tạm hình dung diện hoạt động ngữ văn học của Nguyễn Nghiễm ở một số mảng chính yếu như sau: 2.1. Trước hết, ông là một nhà khoa bảng, một nhà Nho học. Mười sáu tuổi đi thi Hương đậu cử nhân, hai mươi tuổi thi Hội đậu hoàng giáp, từ rất trẻ đã thuộc vào hàng ngũ của những đại trí thức đương thời. Danh của ông hiện được ghi tại Bài kí bia tiến sĩ khoa Tân hợi (Vĩnh Khánh năm thứ 3, 1731) tại Quốc Tử Giám. Con đường hoạn lộ của Nguyễn Nghiễm từ đó gắn liền với các chức vị (phần lớn và chủ yếu là) văn quan: Tổng tài Quốc sử quán, kiêm Tế tửu Quốc tử giám, Hữu tham tri Bộ lễ, Đô ngự sử, Tham tụng... Trải nhiều chức vị, ở mỗi chức vị đều gắn với những chủ trương, hoạt động, quyết sách về phương diện văn hoá – giáo dục – khoa cử, Nguyễn Nghiễm đã đóng góp xây dựng học phong đương thời. 2.2. Ở phương diện giáo dục và khoa cử chữ Hán, với cương vị đặc trách đứng đầu Quốc Tử Giám, ông cũng đã nỗ lực hoạt động để cống hiến, chấn hưng, duy trì nền Hán học của dân tộc, góp phần đào tạo nhiều thế hệ hiền tài cho lịch sử. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, là biểu trưng tinh thần tự chủ, tự cường về văn hoá dân tộc. Thành tựu cả về giáo dục và về mặt trước thuật của ông, có thể nói, gắn liền với những năm tháng làm việc tại trung tâm học thuật lớn nhất cả nước này. Chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về Nguyễn Nghiễm, về tư cách nhà giáo dục Nguyễn Nghiễm, cần khảo cứu để dựng lại toàn bộ những hoạt động của ông thời gian ông được đặc trách trông coi công việc ở Quốc Tử Giám. Đây dường như còn là vấn đề chưa được chú tâm nghiên cứu. 2.3. Ở mảng trước tác, luận thuật, biên khảo: Theo khảo cứu chưa đầy đủ, đến nay có thể tạm phân thành mấy mảng chính. Chúng tôi xin điểm lại các thành tựu, đồng thời ở những điểm cần thiết sẽ nêu vắn tắt hiện trạng tư liệu như sau: Với tư cách một nhà sử học và địa lí học, Nguyễn Nghiễm được liệt vào một trong số các nhà sử học danh tiếng nhất thời Trung đại của đất nước, kể từ Sử Hi Nhan trở đi cho đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Năm 1758 khi giữ chức Tổng Tài Quốc sử quán ông đã viết cuốn Việt sử bị lãm và cuốn Lịch triều hiến chương . Bộ Việt sử bị lãm gồm 7 quyển, được Phan Huy Chú đánh giá là “bình luận tinh xác gọn đúng, được khen là danh bút”. Nhiều đoạn về sử của ông được trích trong bộ Đại Việt sử kí tiền biên của Ngô Thời Nhậm. Ông còn cùng Ngô Thì Sĩ có làm lời chú và lời bàn trong bộ Việt sử kí tiệp kính do Phạm Quý Thích soạn (Phần lớn các tư liệu lịch sử mà Nguyễn Nghiễm biên trước hiện còn lưu giữ được khá đầy đủ, là cơ sở để sưu tập – giới thiệu tuyển tập về sử gia Nguyễn Nghiễm). Đến nay, những tư liệu chép sử của Nguyễn Nghiễm hầu như mới chỉ có những 18 Bước đầu khảo sát và đánh giá di sản Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm... thông tin chỉ dẫn tư liệu chứ chưa được khảo cứu, tổng hợp, giới thiệu và nghiên cứu ở các phương diện học thuật. Chúng tôi cho rằng, với trường hợp sử gia Nguyễn Nghiễm nói riêng và nhiều sử gia Việt Nam khác thời Trung đại nói chung, cần phải có những chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu, trước mắt là công việc rất nặng nề của ngành văn bản học Hán Nôm. Sách Lạng Sơn Đoàn thành đồ do ông soạn là một bộ sử chí/ địa chí quan trọng, bài văn bia của Nguyễn Nghiễm chép trong sách viết năm Cảnh Hưng 19 (1758) không chỉ cho biết nhiều thông tin về việc đắp thành Lạng Sơn (Đoàn thành) mà còn nói về cả thành Thăng Long thời trước. Tác phẩm này có những đặc sắc riêng về phong cách, rất cần được giới thiệu trong nghiên cứu về hoạt động văn hoá của ông. Thông qua đó, có thể cung cấp được nhiều thông tin để nghiên cứu lịch sử, địa lí không chỉ đối với một vùng đất thuộc miền biên ải trọng yếu. Ở một mảng khác, vừa liên quan đến sử học vừa liên quan đến giáo dục, chính trị, triết học... là những công trình biên soạn - nhuận sắc văn bia, viết gia phả, bình luận về Kinh dịch...: Hiện chúng ta biết được ông là tác giả của 2 văn bia tiến sĩ ở Quốc Tử Giám (Bia tiến sĩ khoa Canh Thìn, năm Cảnh Hưng 21 – 1760, bia tiến sĩ khoa Bính Tuất, năm Cảnh Hưng 27 – 1766) và là người nhuận sắc bia tiến sĩ năm Kỉ Sửu - Cảnh Hưng 30 (1769) do Lê Quý Đôn soạn. Ông cũng là người soạn Hoan châu Nghi tiên Nguyễn gia thế phả (5 quyển), đến nay là bộ gia phả quan trọng trong nghiên cứu về dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Thông qua nghiên cứu các bộ phả kí có công lao đóng góp của Nguyễn Nghiễm, không chỉ cho thấy phong cách viết phả, không chỉ giúp dựng lại lịch sử và vị trí của dòng họ Nguyễn Tiên Điền mà còn giúp nghiên cứu lịch sử và văn hoá của cả một vùng đất có truyền thống cần học và khoa bảng. Những văn bản phả kí của Nguyễn Nghiễm hiện đã được giới sử học, phả học quan tâm tìm hiểu và giới thiệu, khai thác tư kiệu. Sách Thịnh thế giai văn tập và Hàn các tùng đàm sao chép được một số bài sách, chế, biểu... của ông, tiêu biểu là bài sách thăng Tĩnh Quốc công lên Đô vương do ông chấp bút; Bộ Chu dịch (Tống Nho) ghi lại nhiều lời bàn về Kinh dịch của Nguyễn Nghiễm cùng các danh sĩ như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn... Chúng tôi cho rằng, nếu tiến hành sưu tầm, tổng hợp và giới thiệu về mảng trước thuật này, chúng ta sẽ có cơ sở đánh giá xác thực, khách quan và đầy đủ hơn đóng góp cho hoạt động ngữ văn học cả về diện lẫn về chất của ông. Có hệ thống hơn cả là các sáng tác văn học, ở nhiều thể loại, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ngoài các tác phẩm tản văn (kí, sách, sử...) đã nói trên, về thơ ca, bên cạnh Trung quân liên vịnh tập , Xuân đình tạp vịnh được nhắc đến nhiều, hiện được chép trong sách Danh gia thi tạp vịnh , do chính ông viết tựa năm cảnh Hưng Tân dậu 1741, ghi lại thơ xướng hoạ của ông với Nhữ Thượng Chân làm trong dịp đi đánh dẹp ở Hải Dương năm 1740, chúng ta còn may mắn biết được nhiều 19 Hà Văn Minh nguồn tư liệu khác giúp sưu tập thơ ca Nguyễn Nghiễm. Đó là các tư liệu như: Thi sao (tập hạ, Paris. SA.MS.b.20); Thanh Hoá Vĩnh Lộc huyện chí ; Quốc âm thi ; Lịch đại quần anh thi văn tập ; Hồng Ngư trú tú lục ; Dục Thúy sơn linh tế tháp kí ; Cẩm tuyền vinh lục ; Bách liêu thi văn tập ... (Về các văn bản Hán Nôm được dẫn trong bài viết, xin xem chi tiết kí hiệu biên mục và tàng bản tại [2; 3; 4]). Nghiên cứu di sản Hán văn Nguyễn Nghiễm, không thể không khảo cứu chi tiết hệ thống các văn bản này. Về phú, sáng tác của Nguyễn Nghiễm hiện được chép trong các sách Trương Lưu hầu phú (= Thi ca phú tạp lục ),Quần hiền phú tập . Bài phú Nôm Khổng Tử mộng Chu Công của ông viết theo lối phóng vận, được khen là có phong cách, được đánh giá là đã góp phần kích thích phong trào sáng tác bằng chữ Nôm đương thời, đóng góp chung vào việc hình thành di sản văn học Nôm của dân tộc. Rất tiếc, vì nhiều lí do, hiện mảng sáng tác thi ca của Nguyễn Nghiễm chưa từng được sưu tập, khảo cứu, giới thiệu. Cũng chưa nhà nghiên cứu nào thống kê (dẫu là bước đầu) để cho chúng ta ước được số lượng là bao nhiêu. Bộ Tổng tập văn học Việt Nam đồ sộ (gồm 42 tập) [5] kết thúc mấy năm gần đây cũng chưa hề nhắc đến các sáng tác của Nguyễn Nghiễm. Đây là một thiếu sót lớn, mà hẳn lí do cơ bản dẫn đến thiếu sót ấy là vì chúng ta chưa có những khảo sát, sưu tập và nghiên cứu văn bản học về tư liệu. Hiện tại, trong phạm vi quan tâm của ngành văn bản học Hán Nôm ở đại học, chúng tôi cùng một nhóm học viên Ngữ văn của ĐHSP Hà Nội đang tổ chức sưu tầm, khảo sát và dịch thuật các sáng tác thơ ca của Nguyễn Nghiễm, cũng coi như một nỗ lực nhỏ để dần dần có thể tiếp tục nghiên cứu đồng thời ghi nhận Nguyễn Nghiễm với tư cách một tác giả văn học Việt Nam trung đại. Chúng tôi cho rằng, một số ý kiến mâu thuẫn nhau trong việc đánh giá về thơ văn Nguyễn Nghiễm từ trước đến nay là do chưa xuất phát từ một cơ sở tư liệu đầy đủ. Do thế, một đề tài nghiên cứu về thi - văn nghiệp của ông cần sớm được triển khai một cách công phu, để xứng với tầm vóc của ông trên văn đàn phái Hồng Sơn cũng như trong hoạt động văn hoá – văn học sôi nổi của thời đại. "Văn phái Hồng Sơn" hình thành ở Xứ Nghệ vào thế kỷ XVII - XVIII với tên tuổi của những Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Du, Nguyễn Nghi, Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành...mà dòng họ Nguyễn giữ vị thế trụ cột cũng cần được quan tâm nghiên cứu thoả đáng. Với tư cách một nhà hoạt động văn hoá nổi bật, chúng ta còn biết đến Nguyễn Nghiễm với những đề từ, bút tích tại nhiều di tích, danh thắng; và đặc biệt là những bản nhạc chương Nôm do ông soạn. Ít nhất, hiện biết được bản nhạc chương chép trong sách Cố Lê nhạc chương (phụ) thi văn tạp lục , cùng với 4 bản nhạc chương đời Lê khác của Nguyễn Hoãn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh, Mai Thế Uông. Nhiều tài liệu ghi nhầm tên sách là Cổ lễ nhạc chương thi văn tập, đồng thời nhầm 20 Bước đầu khảo sát và đánh giá di sản Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm... đây là tập thơ của Nguyễn Nghiễm. Nhầm lẫn này là do các tài liệu viết theo nhau, có lẽ khởi đầu do chế bản nhầm trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam [1], nhân đây chúng tôi xin được đề xuất bổ chính. 3. Kết luận Điểm lược lại thông tin từ một số nguồn tư liệu thư tịch Hán Nôm như trên, có thể tạm hình dung được những cống hiến lớn lao của Nguyễn Nghiễm đối với văn hoá – văn hiến dân tộc, những đóng góp ấy vừa có diện rộng, vừa có chiều sâu. Nó thể hiện tinh thần và không khí học thuật ở một thế kỉ đầy biến động nhưng cũng nhiều thành tựu trong lịch sử nước nhà. Đồng thời, đòi hỏi và yêu cầu thiết đáng trong nghiên cứu về Nguyễn Nghiễm cũng đặt ra vô số những nhiệm vụ cấp bách, bộn bề. Điều chúng tôi muốn khẳng định ở đây là, Nguyễn Nghiễm hoàn toàn xứng đáng được ghi nhận như một nhà hoạt động ngữ văn học xuất sắc của Việt Nam trong lịch sử. Những thành tựu của hoạt động ngữ văn học ấy, thực sự đã tạo thành những cú hích văn hoá, tạo một nếp gối liên tục, là những nỗ lực không ngừng để khẳng định tinh thần tự chủ, tự cường về văn hoá của cha ông trong lịch sử. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Giáp (cb), 1971. Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [2] Trần Văn Giáp, 1973. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, tập 1. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3] Trần Văn Giáp, 1990. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, tập 2. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Trần Nghĩa - Franscois Gros (cb), 1993. Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (3 tập). Nxb Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [5] Nhiều tác giả, 2000. Tổng tập văn học Việt Nam, (42 tập). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Nhiều tác giả, 1983, 1984. Từ điển văn học, (2 tập). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [7] Ngô Đức Thọ, 1993. Các nhà khoa bảng Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] . ABSTRACT The first step survey and review heritage Han Nom of Nguyen Nghiem - typical Philology Activist in the XVIII century This paper general survey and evaluation of the Han Nom literary heritage of the Nguyen Nghiem - the father of the poet Nguyen Du. On that basis, the question needs col- lecting, sorting, translation and essays, published this valuable culture heritage system... in order to evaluate the discernable of Nguyen Tien Dien celebrity. 21
Tài liệu liên quan