Tóm tắt
Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế
kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, đồng
thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con người với môi trường
tự nhiên, và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng của con người. Vận
dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng tôi
nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi
trường văn hóa mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành, vận động và biến đổi.
Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy, các nền văn hóa có thể mang tính chất tĩnh tại hay
năng động, biến đổi chậm chạp hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay nhiều. Trước những tác động
ấy, số phận của các nền văn hóa sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và khả năng lựa chọn của các
chủ thể văn hóa.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
CÁC LÝ THUYẾT ĐỊA LÝ HỌC VĂN HÓA,
SINH THÁI HỌC VĂN HÓA VÀ VIỆC VẬN DỤNG
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
LÝ TÙNG HIẾU
Tóm tắt
Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế
kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, đồng
thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con người với môi trường
tự nhiên, và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng của con người. Vận
dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng tôi
nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi
trường văn hóa mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành, vận động và biến đổi.
Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy, các nền văn hóa có thể mang tính chất tĩnh tại hay
năng động, biến đổi chậm chạp hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay nhiều. Trước những tác động
ấy, số phận của các nền văn hóa sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và khả năng lựa chọn của các
chủ thể văn hóa.
Từ khóa: Địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa, địa lý tự nhiên, giao lưu văn hóa, môi trường
văn hóa
Abstract
Theories of cultural geography and cultural ecology developed in the West in the twentieth century
have shown the role of the natural environment for the formation and transformation of culture, the
relationship between culture and the environment, the adaptation of people to the natural environment,
and the forming of landscape created by agricultural production, technology and construction.
Applying theories of cultural geography and cultural ecology in the study of culture, we recognizes that
natural geographic conditions and cultural interchange conditions are two components of a cultural
environment, in which the cultures of human communities form, move and transform. Due to the
varied effects of those two factors, cultures can be static or dynamic, slow or fast changing, more or
less variable. Faces these effects, the fate of those cultures will depend on the creativity and the choice
of the cultural subjects.
Keywords: Cultural geography, cultural ecology, natural geographic, cultural exchange, cultural
environment
Đặt vấn đề
Các lý thuyết địa lý học văn hóa (cultural geography) và sinh thái học văn hóa (cultural ecology) được
phát triển ở phương Tây trong thế kỷ XX với
sự đóng góp của các nhà địa lý học như Carl
Ortwin Sauer, Joël Bonnemaison và các nhà
nhân học như Julian Haynes Steward Thông
qua việc nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa
với môi trường, sự thích nghi của con người
với môi trường tự nhiên, và sự định hình cảnh
quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây
dựng của con người, các lý thuyết này đã làm
sáng tỏ vai trò của môi trường địa lý tự nhiên
đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa,
đồng thời chỉ ra những tác động trở lại của
văn hóa đối với môi trường sinh thái, từ đó đặt
Số 28 - Tháng 6 - 201934
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
ra vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh
thái của con người.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa
hiện nay, người nghiên cứu văn hóa Việt Nam
không thể quay lưng với các lý thuyết khoa
học mà giá trị đã được thừa nhận trong nghiên
cứu văn hóa. Trong bài viết này, vận dụng
phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu và
phương pháp so sánh, chúng tôi tóm lược nội
dung kèm theo nhận định về giá trị đóng góp
của các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái
học văn hóa, để từ đó chọn lọc, đúc kết những
luận điểm phù hợp, có thể vận dụng vào việc
nghiên cứu văn hóa.
1. Giá trị đóng góp của các lý thuyết địa lý
văn hóa và sinh thái học văn hóa
1.1. Carl Ortwin Sauer với “hình thái của
cảnh quan”
Người được xem là có công đặt nền móng
cho các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái
học văn hóa là Carl Ortwin Sauer (1889 - 1975),
nhà địa lý học người Mỹ đã phát triển phân
ngành địa lý học văn hóa, nghiên cứu sự tạo
thành các cảnh quan văn hóa từ các dạng thức
xếp chồng lên trên cảnh quan tự nhiên. Bài báo
“The Morphology of Landscape” (Hình thái của
cảnh quan, 1925) của ông đăng trên University
of California Publications in Geography 2 được
xem là bài báo tiếng Anh có ảnh hưởng nhất
trong việc giới thiệu những ý tưởng về các
cảnh quan văn hóa. Bài báo đó trình bày cái
nhìn của Sauer về quy tắc ứng xử của địa lý
học, thiết lập quy tắc ứng xử dựa trên cơ sở
hiện tượng học (phenomenology). Theo Sauer,
“trong mỗi cảnh quan, có những hiện tượng
không đơn giản có mặt ở đó nhưng có liên đới
hoặc độc lập với nhau”. Do đó, theo ông, nhiệm
vụ của nhà địa lý học là phát hiện mối liên kết
cấp vùng giữa các hiện tượng: “Nhiệm vụ của
địa lý học được quan niệm là thiết lập một hệ
thống có tính cách quyết định bao gồm các
hiện tượng cảnh quan, nhằm nắm bắt tất cả ý
nghĩa của nó và tạo màu sắc cho quang cảnh
đa dạng trên mặt đất”1. Đối với quyết định luận
môi trường (environmental determinism), một
lý thuyết phổ biến trong địa lý học khi Sauer
bắt đầu sự nghiệp, ông có thái độ phê bình
quyết liệt. Ông đề xuất một cách tiếp cận khác
gọi là “hình thái của cảnh quan” (landscape
morphology) hoặc “lịch sử văn hóa” (cultural
history). Cách tiếp cận này liên quan đến việc
thu thập quy nạp các dữ kiện thực tế về tác
động của con người lên cảnh quan theo thời
gian. Sauer tin rằng nông nghiệp, sự thuần hóa
thực vật và động vật có ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên. Ông cũng bày tỏ mối quan
tâm về cách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện
đại và các chính phủ trung ương tập quyền
phá huỷ sự đa dạng văn hóa và sức khoẻ môi
trường của thế giới.
Lý thuyết của Carl Ortwin Sauer có ảnh
hưởng ở cả Bắc Mỹ và châu Âu. Sau khi Sauer
nghỉ hưu, trường phái địa lý học con người -
môi trường của ông đã phát triển thành sinh
thái học văn hóa (cultural ecology), sinh thái
học chính trị (political ecology) và sinh thái
học lịch sử (historical ecology).
1.2. Julian Haynes Steward với “phương
pháp luận về tiến hóa đa tuyến”
Học giả kế tiếp là Julian Haynes Steward
(1902 - 1972), nhà nhân học người Mỹ đã góp
phần phát triển các khái niệm và phương
pháp của sinh thái học văn hóa, và lý thuyết
khoa học về biến đổi văn hóa, có ảnh hưởng
trong các nhà nhân học và khảo cổ học vào
giữa thế kỷ XX. Steward đã đặt ra thuật ngữ,
hình dung về sinh thái học văn hóa như một
phương pháp luận để hiểu con người thích
ứng với các môi trường đa dạng như thế nào.
Trong công trình Theory of Culture Change: The
Methodology of Multilinear Evolution (Lý thuyết
về biến đổi văn hóa: Phương pháp luận về
tiến hóa đa tuyến, 1955), ông cho rằng sinh
thái học văn hóa là khoa học miêu tả những
cách thức mà trong đó sự thích ứng với môi
trường đã gây ra sự biến đổi văn hóa. Ông cho
rằng bất kỳ sự thích nghi đặc biệt nào của con
người cũng được thừa hưởng một phần từ
35Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
lịch sử và bao gồm các công nghệ, thực hành
và kiến thức cho phép con người sống trong
một môi trường nào đó. Điều này có nghĩa là
trong khi môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm
thích ứng của con người, nó không tự định
đoạt được chính nó. Bằng cách này, Steward
đã khôn ngoan tách biệt tính cách hay thay
đổi của môi trường khỏi những hoạt động bên
trong của nền văn hóa chiếm chỗ môi trường
ấy. Xem xét về lâu dài, điều này có nghĩa là môi
trường và văn hóa nằm trên những con đường
tiến hóa riêng rẽ ít nhiều, và khả năng ảnh
hưởng qua lại giữa môi trường và văn hóa phụ
thuộc vào cấu trúc của mỗi bên. Trong nhận
thức của sinh thái học văn hóa, địa bàn sinh
thái đóng một vai trò quan trọng trong việc
định hình văn hóa của một vùng.
Phương pháp của Steward là dẫn chứng
các công nghệ và phương pháp được con
người sử dụng để khai thác môi trường và
kiếm sống, quan sát các mô hình hành vi/văn
hóa của con người liên quan đến việc sử dụng
môi trường, cuối cùng là đánh giá các mô hình
hành vi ấy có ảnh hưởng như thế nào đến các
khía cạnh khác của văn hóa. Chẳng hạn, ở một
vùng dễ bị hạn hán, sự quan tâm lớn của cư
dân đối với các mô hình lượng mưa có nghĩa là
điều đó đã trở thành trung tâm của cuộc sống
hàng ngày, và dẫn đến sự phát triển của một
hệ thống niềm tin tôn giáo mà trong đó, lượng
mưa và nước nổi bật lên. Hệ thống tín ngưỡng
này có thể không xuất hiện trong một xã hội
có lượng mưa tốt cho cây trồng, hoặc nơi đã
được thực hiện thuỷ lợi [6].
Sự khẳng định của Steward rằng môi
trường tự nhiên và sinh học ảnh hưởng đến
văn hóa đã gây tranh cãi, bởi nó có hơi hướng
của quyết định luận môi trường đối với hành
động của con người. Tuy nhiên, trong một
công trình khác là tiểu luận “Evolutionary
principles and social types” (Các nguyên tắc tiến
hóa và các loại hình xã hội) in trong Evolution
and ecology: essays on social transformationm
(Sự tiến hóa và sinh thái học: các tiểu luận về
biến đổi xã hội, 1977) [7], Steward cũng thừa
nhận rằng những nguồn tài nguyên có thể
được tạo ra thông qua môi trường xã hội. So
sánh người Shoshoni với người Indian Carrier
ở British Columbia, Steward nhận thấy rằng sự
du nhập việc buôn bán lông thú đã tạo ra một
thặng dư vật chất đủ cho người Carrier chuyển
hệ thống dòng họ đơn giản của họ thành một
hệ thống xây dựng trên địa vị, được duy trì
bởi tập tục potlatch (người chủ tiệc sẽ tặng
quà cho khách tùy theo theo địa vị và cấp bậc
trong bộ lạc), cho dù môi trường tự nhiên của
họ không thay đổi [7, tr.68-86; 10, tr.299-300].
1.3. Joël Bonnemaison với “địa lý học văn
hóa mới”
Góp phần quan trọng phát triển lý thuyết
địa lý học văn hóa là nhà địa lý học văn hóa
người Pháp Joël Bonnemaison (1940-1997).
Với lập luận cho rằng các nền văn hóa đều
được xây dựng và định vị trong một không
gian nhất định, và có một mối quan hệ biện
chứng giữa văn hóa với không gian của nó,
Joël Bonnemaison đã kế thừa các quan điểm
địa lý học văn hóa trước đó và góp phần xây
dựng một trường phái mà ông gọi là “địa lý học
văn hóa mới” (new cultural geography). Trong
công trình Culture and Space: Conceiving a New
Cultural Geography (Văn hóa và không gian: Sự
hình thành địa lý học văn hóa mới, 2005), Joël
Bonnemaison giải thích lý thuyết của mình
như sau: “Thuật ngữ địa văn hóa” là mới, nhưng
ý niệm về nó lại không mới. Ý niệm về địa văn
hóa xuất hiện lần đầu tại Đức, nơi các nhà địa
lý học ít “tự nhiên chủ nghĩa” hơn ở Pháp. Vào
thế kỷ XIX, Friedrich Ratzel đã đề cập đến địa
lý nhân học, sau đó quan niệm về địa văn hóa
đến Pháp thông qua ảnh hưởng của nhân học
Mỹ với những đóng góp quan trọng về địa văn
hóa của Carl Sauer - một học trò của Ratzel và
là người sáng lập trường phái Berkeley. Đối với
Pháp, đây là một sự trở lại hơn là một sự xuất
hiện mới. Với sự nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của văn hóa, các nhà địa lý học nổi tiếng
của Pháp ở Quebec đã có ảnh hưởng lớn đến
Số 28 - Tháng 6 - 201936
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
sự phục hưng của cách tiếp cận địa văn hóa
vào những năm 1980. Sự trở lại của cách tiếp
cận địa văn hóa gắn với trường phái địa lý học
của Pháp qua cách tiếp cận khá đặc trưng của
trường phái này đối với địa văn hóa. Có thể
nêu một số dữ kiện nhằm làm sáng tỏ sự tái
khám phá này:
“Sự phục hưng của địa văn hóa gắn liền với
sự mở rộng của thuật ngữ “văn hóa”. Ở thế hệ
của tôi người ta thường nói rằng “mọi thứ đều
là chính trị”; còn bây giờ thì “mọi thứ đều là
văn hóa”. Có thể thấy rằng nói về văn hóa đang
như một cái mốt (fashion). Hiện nay chúng ta
thường hay nói về văn hóa công ty, văn hóa
đảng phái chính trị, v.v. Mỗi hoạt động, từng
nhóm người đều có văn hóa của riêng họ.
Thậm chí chúng ta thấy có cả Bộ Văn hóa trong
Chính phủ Pháp. Cùng với địa lý học, văn hóa
xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khoa học
xã hội. Thực tế là trước đây các nhà khoa học
xã hội thường xác định những nhân tố thuộc
về văn hóa là những nhân tố có tính định tính,
không thể định lượng và kiểu xác định này làm
hạn chế ít nhiều đến việc nghiên cứu thấu đáo
nhiều sự vật, hiện tượng.
Ba chiều kích của không gian cảnh quan
trong địa văn hóa gồm:
- Lãnh thổ: Liên quan đến các cột mốc và
đường biên giới lãnh thổ; đến cơ cấu chính
trị với những vùng trọng điểm, trung tâm và
vùng ngoại vi.
- Môi trường địa lý: Một cấu trúc địa lý và
sinh thái - đất trồng, thực vật, nước, khí hậu,
mật độ dân cư, hệ thống thông tin liên lạc.
Con người hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống
sinh thái này bởi vì toàn bộ môi trường địa lý
được nhân hóa thành một quy mô nhỏ hơn
hoặc lớn hơn.
- Biểu tượng địa lý: Cấu trúc biểu trưng
một môi trường địa lý và ý nghĩa của nó. Khái
niệm này tương tự như khái niệm “médiance”
đã từng được Augustin Berque đưa ra từ năm
1990 để chỉ những tác động và những giá trị
con người đem lại cho cảnh quan. Những biểu
tượng địa lý có ý nghĩa đều liên quan đến đạo
đức học và siêu hình học. Chúng đại diện cho
giá trị tinh thần của xứ sở mà chúng ta gọi là
linh hồn của xứ sở” [5].
Theo Bonnemaison, các nền văn hóa đều
được xây dựng và định vị trong một không
gian tương ứng, do đó các hệ thống văn hóa
đều bao hàm yếu tố không gian. Trong công
trình La géographie culturelle (Địa lý học văn
hóa, 2004), ông cho rằng hệ thống văn hóa
bao gồm bốn yếu tố, được xem là bốn cực hay
bốn trụ cột:
- Di sản kiến thức: Văn hóa trước hết là di sản
kiến thức. Đó là sự hiểu biết về thế giới, làm
cho văn hóa mang tính “khoa học”. Bên cạnh
khoa học phương Tây có tính phổ quát, còn có
các “khoa học” trong mỗi nền văn minh khác
nhau, ở mỗi tộc người ngoại lai, gọi là các khoa
học tộc người (ethnosciences) ngoài phương
Tây, được coi là các khoa học hoặc kiến thức
tiền hiện đại. Ngày nay, văn hóa bản địa được
đánh giá cao, không bị coi là thấp kém như
đầu những năm 1950...
- Di sản kỹ thuật: Gồm các kỹ năng và công
cụ. Theo cách nói của nhà địa lý người Pháp
Vidal de la Blache (1845 - 1918), đó là các lối
sống, dựa vào các kỹ thuật cơ bản, đáp ứng
các nhu cầu đầu tiên của đời sống để sinh tồn,
để phân biệt con người với loài vật. Đó còn là
nghệ thuật sống, một lý lẽ để sống.
- Tín ngưỡng: Kiến thức và kỹ thuật ngoài
phương Tây còn dựa trên tín ngưỡng tôn giáo,
thể hiện một cách nhìn về thế giới, thường
được coi là tầng cao của văn hóa, biểu hiện
mối liên hệ cơ bản giữa các giá trị và kỹ thuật.
- Không gian: Các nền văn hóa được xây
dựng và định vị trong một không gian. Fernand
Braudel (1902 - 1985), nhà sử học người Pháp
nổi tiếng với Lý thuyết hệ thống kinh tế - xã
hội trên phạm vi thế giới, cũng cho rằng văn
hóa có một chỗ dựa địa lý. Khác với quyết định
luận địa lý, nó có quan hệ biện chứng giữa môi
trường và văn hóa [4; 9, tr.51-54].
37Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
2. Vận dụng các lý thuyết địa lý văn hóa học
và sinh thái học văn hóa
2.1. Xác định các tác nhân của môi trường
làm hình thành và biến đổi văn hóa
Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái
học văn hóa nhằm nghiên cứu quan hệ giữa
văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con
người với môi trường tự nhiên, và sự định hình
cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật,
xây dựng của con người, có giá trị đóng góp
rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa,
đặc biệt là nghiên cứu các vùng văn hóa và
phân vùng văn hóa. Như một nhận định của
Trần Ngọc Khánh: “Môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn không cách ly lẫn nhau, mà
tạo nên môi trường văn hóa và môi trường địa
lý. Sự phân chia các nền văn hóa trong không
gian tạo nên các vùng văn hóa. Vùng văn hóa
được định nghĩa là một không gian tương
đối đồng nhất, trong đó có kết hợp một số
đặc trưng văn hóa chủ đạo. Các vùng văn hóa
không khép kín, mà có thể tiếp nhận, trao đổi
các đặc trưng văn hóa với nhau. Có thể hình
dung ba cấp độ cấu thành một hệ thống văn
hóa là: vùng văn hóa, không gian sinh sống và
không gian văn hóa” [8].
Vận dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa
và sinh thái học văn hóa vào việc nghiên cứu
văn hóa, chúng ta có thể thấy rằng, sự hình
thành và biến đổi của văn hóa các tộc người
và văn hóa các vùng miền trước hết bắt nguồn
từ hai tác nhân then chốt: điều kiện địa lý tự
nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa.
1) Điều kiện địa lý tự nhiên (physical
geography): Bao gồm phạm vi không gian, địa
hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh thái,
tài nguyên, những biến đổi của môi trường, v.v.
của vùng cư trú. Các điều kiện địa lý tự nhiên
ấy cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, phương
tiện mà các tộc người có thể thích nghi, tận
dụng để sinh tồn và phát triển, đồng thời đặt
ra những hiểm họa, thách thức mà các tộc
người phải tìm cách ứng phó và chế ngự. Cách
thức thích nghi, tận dụng, ứng phó, chế ngự
môi trường tự nhiên của con người, của các tộc
người, chính là văn hóa. Vì vậy, điều kiện địa lý
tự nhiên vừa là nguyên liệu vừa là tác nhân làm
hình thành văn hóa. Và những yếu tố tự nhiên
của một vùng đất là nguyên liệu và tác nhân
làm hình thành văn hóa của một tộc người sẽ
hợp thành không gian văn hóa (cultural space)
của tộc người đó, góp phần làm hình thành
đặc trưng của văn hóa tộc người và văn hóa
vùng.
Như vậy, theo quan điểm của địa lý học văn
hóa, có một sự khác biệt nhất định giữa điều
kiện địa lý tự nhiên là nguyên liệu và tác nhân
khách quan với không gian văn hóa là sản
phẩm nhân hóa giới tự nhiên của con người.
“Đối với các nhà địa lý với tư duy thực nghiệm
ở Mỹ, văn hóa bao gồm các thứ không thuộc
về tự nhiên. Họ phân biệt văn hóa là cái nhìn
thấy được trong cảnh quan địa lý, do con người
tạo lập nên và có khả năng làm thay đổi môi
trường tự nhiên. Đó là cảnh quan được nhân
hóa” [8].Theo quan điểm ấy, con người cần
phải dựa vào các nguồn nguyên liệu, nhiên
liệu, phương tiện của giới tự nhiên để làm ra
văn hóa. Tuy nhiên, cách thức tận dụng, thích
nghi, ứng phó, chế ngự môi trường tự nhiên
trước hết phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức,
kỹ thuật cũng như nhu cầu, lợi ích, mục đích
của con người. Với tư duy phát triển và tính
xã hội cao, con người không phản ứng một
cách đồng loạt giống như nhau trước những
tác nhân của môi trường tự nhiên, như các loài
động vật. Ngược lại, con người có khả năng lựa
chọn và thường xuyên lựa chọn những cách
thức phản ứng phù hợp với kinh nghiệm, tri
thức, kỹ thuật cũng như nhu cầu, lợi ích, mục
đích của mình. Do đó, mặc dù không gian văn
hóa của một vùng văn hóa thường có điều kiện
địa lý tự nhiên tương đối đồng nhất, nhưng
những tộc người cư trú trên đó có thể tạo ra
những không gian văn hóa riêng, khác biệt với
nhau, vì họ chỉ chú trọng khai thác một số yếu
tố tự nhiên nào đó chứ không phải là toàn bộ
điều kiện địa lý tự nhiên tiềm tàng của vùng
văn hóa. Nói cách khác, không phải tất cả yếu
Số 28 - Tháng 6 - 201938
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tố của địa lý tự nhiên trong một không gian
nào đó mà chỉ những yếu tố của tự nhiên đã
được một cộng đồng người nhận thức, thích
nghi, định danh, khai thác, cải biến hay huỷ
hoại, mới hợp thành không gian văn hóa của
họ.
2) Điều kiện giao lưu văn hóa (cultural
interchange): Bao gồm những yếu tố của điều
kiện địa lý tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình
của vùng cư trú, tạo thuận lợi hay gây khó
khăn cho việc giao lưu văn hóa. Những vùng
đất có điều kiện địa lý tự nhiên thoáng mở như
vị trí tiếp giáp các tuyến đường giao thương,
địa hình thảo nguyên hoặc đồng bằng châu
thổ không bị biển rộng núi cao chia cắt, cơ hội
giao lưu văn hóa nội vùng và giao lưu văn hóa
với bên ngoài sẽ gia tăng. Ngược lại, những
vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên biệt lập
như vị trí địa lý tách biệt khỏi các tuyến đường
gia