Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố từ bản thân sinh viên,
nhà trường và gia đình- xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của sinh
viên tại Học viện Ngân hàng (HVNH)- Phân viện Bắc Ninh. Khảo sát 400 sinh viên
tại HVNH- Phân viện Bắc Ninh, sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu chỉ
ra rằng có 3 nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên gồm: phương pháp giảng
dạy tích cực của giảng viên, phương pháp học tập ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật
chất của nhà trường. Trên cơ sở kết quả đó, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị với
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 219- Tháng 8. 2020
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại
Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh
Phan Thị Hồng Thảo
Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh
Nguyễn Huyền Trang
Sinh viên K20NH-BN
Nguyễn Thu Hà
Sinh viên K20NH-BN
Ngày nhận: 26/07/2020
Ngày nhận bản sửa: 31/07/2020
Ngày duyệt đăng: 25/08/2020
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố từ bản thân sinh viên,
nhà trường và gia đình- xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của sinh
viên tại Học viện Ngân hàng (HVNH)- Phân viện Bắc Ninh. Khảo sát 400 sinh viên
tại HVNH- Phân viện Bắc Ninh, sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu chỉ
ra rằng có 3 nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên gồm: phương pháp giảng
dạy tích cực của giảng viên, phương pháp học tập ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật
chất của nhà trường. Trên cơ sở kết quả đó, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị với
Analyzing factors affecting students’ study results: Case study at Banking Academy- Bacninh
Campus
Abstract: This study was conducted to evaluate the factors from the students themselves, factors that
belong to the school and factors belonging to families and society that affect students’ academic
performance. The regression multiple regression method, the study shows that there are three factors
that affect student learning outcomes: the teacher’s active teaching method,the after-school learning
method and facilities of the university. Based on these results, the study proposes recommendations
to students and the Institue to improve learning outcomes, thereby contributing to improving the
quality of the Institute’s training.
Keywords: Learning methods, Students, Study results, Teaching methods
Thao Thi Hong Phan
Email: thaopth@hvnh.edu.vn
Banking Academy- Bacninh Campus
Trang Huyen Nguyen
Student K20NH- Bacninh Campus
Ha Thu Nguyen
Student K20NH- Bacninh Campus
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại
Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 202070
sinh viên, với Phân viện nhằm cải thiện KQHT, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Phân viện.
1. Giới thiệu
Giáo dục và đào tạo được coi là trọng tâm,
mũi nhọn đối với một quốc gia. Giáo dục
và đào tạo không chỉ nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài mà còn cung cấp nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh
tế của đất nước. Tại Việt Nam, quan điểm
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu” đã được đưa ra lần đầu tiên tại Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII. Trong hệ thống giáo dục của Việt
Nam, vai trò và vị trí của giáo dục đại học
ngày càng trở nên quan trọng. Bởi giáo dục
đại học góp phần tạo ra lực lượng lao động
hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn,
có tiềm năng sáng tạo và khả năng tiếp cận,
làm chủ nền khoa học hiện đại. Đây là bộ
phận tinh túy, quan trọng, là lực lượng kế
tục và phát huy nguồn trí tuệ nước nhà,
nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri
thức. Để phát huy tối đa tiềm lực này, giáo
dục nói chung và chất lượng đào tạo của
các cơ sở đào tạo nói riêng cần được quan
tâm và cải thiện. Điều này, được phản ánh
trực tiếp qua kết quả học tập (KQHT) của
sinh viên.
Phân viện Bắc Ninh là một cơ sở đào tạo
của HVNH với 50 năm xây dựng và phát
triển. Từ một cơ sở chuyên đào tạo hệ trung
cấp chuyên nghiệp ngành Tài chính ngân
hàng, đến nay Phân viện chính thức được
giao đào tạo đại học chính quy với 2 chuyên
ngành đào tạo: Tài chính ngân hàng và Kế
toán. Hiện Phân viện đã tuyển sinh được 4
khóa, với quy mô gần 800 sinh viên. Kết
quả khảo sát của Nguyễn Huyền Trang &
Nguyễn Thu Hà (2020) cho biết phần lớn
sinh viên đã gặt hái được nhiều kiến thức,
phát triển nhiều kỹ năng và có khả năng ứng
dụng được những gì đã học với tỷ lệ câu trả
lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” trong
khoảng trên 50%- 70%. Tuy nhiên bên cạnh
đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ (30%-
trên 40%) sinh viên lựa chọn “không có ý
kiến”, “không đồng ý” và “hoàn toàn không
đồng ý”. Kết quả này hàm ý rằng, khoảng
trên 1/3 số sinh viên được khảo sát không
tiếp thu được nhiều kiến thức, phát triển kỹ
năng trong quá trình học tập. Vì vậy, cần
thiết phải nghiên cứu cụ thể nhân tố ảnh
hưởng đến KQHT của sinh viên, trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện KQHT,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của Phân viện.
2. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu về KQHT của sinh
viên, mỗi nghiên cứu đều đưa ra định
nghĩa và cách thức khác nhau để đánh giá
KQHT. KQHT của sinh viên phản ánh quá
trình học tập, rèn luyện của sinh viên trên
giảng đường đại học (Nguyễn Thị Thu An
và cộng sự, 2016). Theo quan niệm này,
KQHT của sinh viên được đánh giá thông
qua điểm tích lũy. Tương tự, Nguyễn Thùy
Dung và cộng sự (2017), Biện Chứng Học
(2013) đều thực hiện đánh giá KQHT của
sinh viên thông qua điểm trung bình trung
học tập. Trong khi đó, Đinh Thị Hóa và
cộng sự (2018) cho rằng KQHT là đánh giá
tổng quát của chính sinh viên về kiến thức
và kỹ năng họ thu nhận được trong quá
trình học tập các môn học cụ thể tại trường.
Đồng thời, nghiên cứu tập trung đánh giá
PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN HUYỀN TRANG - NGUYỄN THU HÀ
Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 71
KQHT dựa trên đánh giá của sinh viên về
kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong
quá trình học tập. Cách đánh giá này cũng
được đề cập tới trong nghiên cứu của Võ
Thị Tâm (2010).
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến KQHT
cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Nguyễn Thu An và cộng
sự (2016) đã chỉ ra rằng có 2 nhóm nhân tố
ảnh hưởng thuận chiều đến KQHT của sinh
viên là nhân tố thuộc về bản thân sinh viên
và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên.
Võ Thị Tâm (2010) kết luận rằng, các yếu
tố động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh
tranh học tập, ấn tượng của sinh viên với
trường đại học và phương pháp học tập giải
thích gần 50% sự thay đổi trong KQHT của
sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phương
pháp học tập là nhân tố tác động lớn nhất.
Biện Chứng Học (2013) đã tiến hành kiểm
định các yếu tố đặc điểm của sinh viên,
yếu tố về phía nhà trường, yếu tố gia đình
và xã hội. Nguyễn Thùy Dung và cộng sự
(2017) cho biết nhân tố thuộc về đặc điểm
của sinh viên (giới tính, sinh viên năm
thứ, điểm thi đại học, ngành học, sử dụng
thư viện và internet trong học tập) có ảnh
hưởng đáng kể đến KQHT của sinh viên
chính quy Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp. Đinh
Thị Hóa và cộng sự (2018) tìm ra 8 nhân tố
ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên, gồm
tương tác lớp học, phương pháp học tập,
kiên định học tập, động cơ học tập, cơ sở
vật chất, ấn tượng trường học, kiến thức và
cách thức tổ chức môn học của giảng viên.
2.2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Nhằm đánh giá tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến KQHT, nghiên cứu sử dụng
các phương pháp phân tích gồm: (i) thống
kê mô tả, (ii) đánh giá độ tin cậy của thang
đo Cronbach’s Alpha, (iii) phân tích nhân
tố khám phá EFA, (iv) phân tích hồi quy
tuyến tính bội. Trong nghiên cứu này, các
thang đo được sử dụng để đánh giá các
biến quan sát đều ở dạng thang đo Likert
5 mức độ, với quy ước mức 1 = hoàn toàn
không đồng ý, mức 2 = không đồng ý, mức
3 = không có ý kiến , mức 4 = đồng ý và
mức 5 = hoàn toàn đồng ý.
Mẫu nghiên cứu là sinh viên đại học từ năm
thứ nhất đến năm thứ tư, hệ chính quy của
HVNH - Phân Viện Bắc Ninh trong năm
học 2019-2020.
Đối với phân tích nhân tố EFA: Dựa theo
nghiên cứu của Joseph F. & cộng sự (2006)
cho khảo sát về kích thước mẫu dự kiến.
Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu là gấp
5 lần tổng số biến quan sát hay được tính
theo công thức n = 5*m (m là số biến quan
sát). Bài nghiên cứu có 45 biến quan sát, do
đó lượng mẫu tối thiểu để phân tích EFA
là: 5*45 = 225 quan sát.
Đối với hồi quy đa biến: Theo Nguyễn Đình
Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), kích
thước mẫu phù hợp cho mô hình hồi quy
bội là n >= 50 +8*p (p là số biến độc lập).
Nghiên cứu có số lượng biến độc lập trong
mô hình là 41 thì lượng mẫu tối thiểu để
phân tích hồi quy bội là: >=50 + 8*41 (≥
378). Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện
cao trong phân tích xã hội học, nhóm tác
giả đã tiến hành khảo sát trên 400 sinh viên
trong trường bằng hình thức online thông
qua giảng viên hoặc cán bộ chủ quản lớp
trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020
đến tháng 3/2020. Kết cấu phiếu khảo sát
gồm 2 phần: (i) phần 1 gồm các câu hỏi
liên quan đến KQHT và nhân tố ảnh hưởng
đến KQHT, (ii) phần 2 gồm các câu hỏi về
thông tin sinh viên. Số phiếu thu về được
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại
Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 202072
415 phiếu, trong đó 400 phiếu hợp lệ, đạt
96,4%.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các
nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến
KQHT của sinh viên HVNH- Phân viện
Bắc Ninh trong Hình 1.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Thống kê mô tả
Trong 400 sinh viên được khảo sát có 301
(chiếm 75,3%) là nữ, còn lại 99 (chiếm
24,8%) là nam. Đây cũng là nét đặc thù
không chỉ của sinh viên kinh tế, mà là của
sinh viên nhà trường với những chuyên
ngành đào tạo về kinh tế- xã hội. Số lượng
sinh viên các năm 2 và năm 1 khá đồng
đều, lần lượt chiếm 36,8 và 36,3%. Tuy
nhiên có sự chênh lệch đáng kể ở sinh
viên năm 4 và sinh viên năm 3, do sinh
viên năm 4 (K19) là khóa đào tạo đại học
chính quy đầu tiên nên số lượng sinh viên
không nhiều chỉ chiếm 8,3%, năm 3 (K20)
chiếm 18,8%. Riêng về chỗ ở, mẫu khảo
sát thu về tỷ lệ khá ngang bằng nhau trong
đó có 162 sinh viên ở tại KTX của trường
chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5%, và thấp nhất
là 103 sinh viên chiếm 25,8% đang chọn ở
trọ ngoài. Kết quả nghiên cứu sau khi phân
tích cho thấy số lượng sinh viên của Phân
viện không chọn việc đi làm thêm (71%)
cao gấp đôi so với số lượng sinh viên đang
chọn đi làm thêm (29%).
Kết quả thống kê cho biết phần đa sinh viên
nói chung của Phân viện đồng ý với KQHT
của bản thân, tỷ lệ “hoàn toàn không đồng
ý” (mức 1) chiếm thấp nhất trong toàn bộ
câu trả lời. Trong đó, với câu hỏi KQHT1
- “Tôi đã gặt hái được nhiều kiến thức từ
môn học” cho thấy có 241 sinh viên đồng
ý rằng đã gặt hái được nhiều kiến thức
từ môn học, chiếm tỷ lệ cao nhất 60,3%.
KQHT2 - “Tôi đã phát triển được nhiều
kỹ năng từ các môn học” có 246 sinh viên
đồng ý rằng đã phát triển được nhiều kỹ
năng từ các môn học, với 61,5%; tuy nhiên
số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý với
câu hỏi này chưa cao, chính tỏ nhiều sinh
viên chưa phát triển được những kỹ năng
từ các môn học tại trường. KQHT3- “Tôi
Động cơ học tập
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp học tập
Cơ sở vật chất
Gia đình xã hội
H
4
H
1
H
3
H
2
H
5
Kết quả học tập
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả từ tổng quan nghiên cứu
PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN HUYỀN TRANG - NGUYỄN THU HÀ
Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
Bảng 1. Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu
Khái
niệm Tên biến quan sát Thang đo
Nguồn
tham khảo
Động cơ
học tập
(DCHT)
DCHT1: Tôi dành nhiều thời gian cho việc học Likert 1 - 5
Nguyễn
Đình Thọ
(2009)
DCHT2: Đầu tư vào việc học là ưu tiên số 1 của tôi Likert 1 - 5
DCHT3: Tôi tập trung hết sức mình cho việc học Likert 1 - 5
DCHT4: Nhìn chung động cơ học tập của tôi rất cao Likert 1 - 5
Phương
pháp
học tập
(PPHT)
PPHT1: Lập thời gian biểu cho việc học tập Likert 1 - 5
Võ Thị
Tâm
(2010)
PPHT2: Tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn học bắt
đầu Likert 1 - 5
PPHT3: Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng
môn học Likert 1 - 5
PPHT4: Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng
dẫn Likert 1 - 5
PPHT5: Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo Likert 1 - 5
PPHT6: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Likert 1 - 5
PPHT7: Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình Likert 1 - 5
PPHT8: Tóm tắt và tìm ra các ý chính khi đọc tài liệu Likert 1 - 5
PPHT9: Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các
bài tập, thực hành Likert 1 - 5
PPHT10: Phát biểu xây dựng bài Likert 1 - 5
PPHT11: Thảo luận, học nhóm Likert 1 - 5
PPHT12: Tranh luận với giảng viên Likert 1 - 5
PPHT13: Tham gia nghiên cứu khoa học Likert 1 - 5
PPHT14: Tự đánh giá KQHT của mình một cách trung thực Likert 1 - 5
Phương
pháp
giảng
dạy
(PPGD)
PPGD1: Giảng viên độc thoại liên tục Likert 1 - 5
Nguyễn Thị
Nga (2013)
PPGD2: Thuyết trình kết hợp đọc cho sinh viên ghi Likert 1 - 5
PPGD3: Sử dụng phương pháp dạy học nêu vanas đề để
kích thích tư duy độc lập và sáng tạo của sinh viên Likert 1 - 5
PPGD4: Cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu Likert 1 - 5
PPGD5: Thường tổ chức cho sinh viên thảo luận ở trên lớp Likert 1 - 5
PPGD6: Tích cực sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy
học hiện đại như đèn chiếu, máy tính, video Likert 1 - 5
PPGD7: Có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu Likert 1 - 5
PPGD 8: Khuyến khích sinh viên nêu câu hỏi và bày tỏ
quan điểm riêng về các vấn đề của môn học Likert 1 - 5
PPGD9: Sẵn sàng giải đáp những thắc mắc liên quan đến
nội dung môn học Likert 1 - 5
PPGD10: Thường xuyên kiểm tra kiến thức đã dạy trước đó
để sinh viên ôn lại bài Likert 1 - 5
PPGD11: Sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá KQHT
khác nhau để tăng độ chính xác trong đánh giá Likert 1 - 5
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại
Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 202074
có thể ứng dụng được những gì đã học từ
các môn học” có 193 sinh viên lựa chọn
mức 4 (đồng ý), chiếm 48,3%; mặt khác có
tới 135 sinh viên lựa chọn mức 3 (không
có ý kiến) trong câu hỏi này, chiếm 33,8%.
KQHT4- “Nhìn chung tôi đã học được rất
nhiều kiến thức và kỹ năng trong học tập”
có 244 sinh viên đưa ra lựa chọn mức 4
(đồng ý) với câu hỏi này, chiếm 61%.
3.1.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo,
hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng.
Các biến có hệ số tương quan biến tổng
(Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị
loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó
Khái
niệm Tên biến quan sát Thang đo
Nguồn
tham khảo
Cơ sở
vật chất
(CSVC)
CSVC1: Chất lượng phòng học (bàn, ghế, ánh sáng,
projector...) Likert 1 - 5
Nguyễn Thị
Nga (2013)
CSVC2: Sách, báo, tài liệu tham khảo tại thư viện trường Likert 1 - 5
CSVC3: Hệ thống điện, nước Likert 1 - 5
CSVC4: Vệ sinh môi trường Likert 1 - 5
CSVC5: Hệ thống mạng Internet của nhà trường được kết
nối để khai thác thông tin phục vụ cho học tập Likert 1 - 5
Gia đình
xã hội
(GDXH)
GDXH1: Gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập Likert 1 - 5
Biện
Chứng Học
(2015)
GDXH2: Gia đình thường xuyên động viên hoàn thành khóa
học Likert 1 - 5
GDXH3: Gia đình thường xuyên quan tâm đến KQHT Likert 1 - 5
GDXH4: Thu nhập của gia đình đảm bảo cho việc học Likert 1 - 5
GDXH5: Gia đình là tấm gương giúp bản thân phấn đấu
trong việc học Likert 1 - 5
GDXH 6: Tham gia các hoạt động đoàn thể ở nhà trường Likert 1 - 5
GDXH7: Tham gia các hoạt động đoàn thể ở ngoài trường Likert 1 - 5
KQHT
(KQHT)
KQHT1: Tôi đã gặt hái được nhiều kiến thức từ môn học Likert 1 - 5
Võ Thị
Tâm
(2010)
KQHT2: Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn
học Likert 1 - 5
KQHT3: Tôi có thể ứng dụng được những gì đã học từ các
môn học Likert 1 - 5
KQHT4: Nhìn chung tôi đã học được rất nhiều kiến thức và
kỹ năng trong học tập Likert 1 - 5
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả từ tổng quan nghiên cứu
Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới
tính
Nam
Nữ
99
301
24,8
75,3
Chuyên
ngành
Tài chính
ngân hàng
Kế toán
209
191
52,3
47,7
Năm
học
Năm 4 (K19)
Năm 3 (K20)
Năm 2 (K21)
Năm 1 (K22)
33
75
147
145
8,3
18,8
36,8
36,3
Chỗ ở
Kí túc xá
Nhà trọ
Cùng gia đình
162
103
135
40,5
25,8
33,8
Làm
thêm
Làm thêm
Không làm
thêm
116
284
29,0
71,0
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS
PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN HUYỀN TRANG - NGUYỄN THU HÀ
Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở
lên (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai
Trang, 2009).
Các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh
viên gồm 5 nhân tố với 41 biến quan sát. Kết
quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo của các
biến phụ thuộc và biến độc lập cho thấy, hệ
số Cronbach’s Alpha các biến quan sát đều
lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng
lớn hơn 0,3. Điều này hàm ý rằng, các thang
đo đều đảm bảo chất lượng và được giữ lại
cho các bước tiếp theo. Tương tự, các thang
đo biến phụ thuộc cũng đảm bảo chất lượng,
với hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số
tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
3.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi tiến hành kiểm định thang đo với
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang
đo đủ tiêu chuẩn được đánh giá tiếp theo
bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA
để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan
sát theo thành phần. Đối với nghiên cứu
này, phân tích nhân tố sẽ được thực hiện
cho biến phụ thuộc và biến độc lập riêng.
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá
là: (i) hệ số tải nhân tố (Factor loading) >
0,5, (ii) hệ số KMO phải nằm trong khoảng
từ 0,5 đến 1, (iii) kiểm định Bartlett có ý
nghĩa thống kê với mức giá trị Sig < 0,5,
(iv) tổng phương sai trích tối thiểu là 50%
và (v) hệ số Eigenvalue > 1. Một điều kiện
nữa cần xem xét là hệ số tải nhân tố của
biến quan sát ở hai nhân tố phải đảm bảo
đạt ít nhất 0,3.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho
biến độc lập, kết quả cho thấy, hệ số KMO
= 0,88 (> 0,5) nên phân tích EFA là phù
hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định
Bảng 4. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo
STT Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan giữa biến- tổng nhỏ nhất
1 Động cơ học tập 4 0,787 0,543
2 Phương pháp học tập 14 0,866 0,379
3 Phương pháp giảng dạy 11 0,857 0,311
4 Cơ sở vật chất 5 0,758 0,466
5 Gia đình xã hội 7 0,782 0,361
6 KQHT 4 0,751 0,480
Nguồn: Kết quả từ phân mềm SPSS
Bảng 3. Bảng thực trạng kết quả học tập của sinh viên
KQHT
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
SL Tổng
SV Tỷ lệ (%) SV Tỷ lệ (%) SV Tỷ lệ (%) SV Tỷ lệ (%) SV Tỷ lệ (%)
KQHT1 7 1,8 15 3,8 92 23,0 241 60,3 45 11,3 400
KQHT2 6 1,5 19 4,8 105 26,3 246 61,5 24 6,0 400
KQHT3 6 1,5 33 8,3 135 33,8 193 48,3 33 8,3 400
KQHT4 6 1,5 20 5,0 94 23,5 244 61,0 36 9,0 400
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại
Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 202076
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
GDXH2 .829
GDXH3 .801
GDXH1 .784
GDXH5 .718
GDXH4 .628
PPHT4 .688
PPHT5 .676
PPHT2 .652
PPHT3 .618
PPHT1 .607
CSVC3 .776
CSVC1 .750
CSVC2 .735
CSVC4 .678
CSVC5 .567
PPGD10 .755
PPGD11 .712
PPGD7 .657
PPGD8 .643
PPGD9 .636
PPHT14 .690
PPHT7 .587
PPHT8 .528
PPHT12 .807
PPHT10 .653
PPHT13 .527
PPHT11 .505
DCHT2 .743
DCHT3 .705
DCHT4 .700
GDXH7 .697
PPGD1 .657
PPGD2 .603
Nguồn: Kết quả từ phân mềm SPSS
Bảng 5. Kết quả phân tích EFA biến độc lập
PHAN THỊ HỒNG THẢO - NGUYỄN HUYỀN TRANG - NGUYỄN THU HÀ
Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
Bartlett có giá trị Sig = 0,000 (< 0,05)