Tóm tắt. Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất
của khoa học Địa lí chính trị. rên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của Việt Nam,
bài báo đã đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp tiếp cận cho từng loại hình
biên giới, từng đối tác láng giềng cụ thể. Các phương pháp tiếp cận sẽ góp phần
làm rõ hơn vấn đề, đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế trong giải quyết
một vấn đề khó và nhạy cảm của không chỉ quốc gia nào. Đây cũng là cơ sở để Việt
Nam xác định mục tiêu căn bản và lâu dài là củng cố, phát triển vùng biên trên hầu
hết các mặt như bất kỳ vùng nào khác của đất nước.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu biên giới quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 145-154
This paper is available online at
CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
TRONG NGHIÊN CỨU BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Nguyễn Đăng Hội
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Bộ Quốc Phòng
Tóm tắt. Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất
của khoa học Địa lí chính trị. rên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của Việt Nam,
bài báo đã đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp tiếp cận cho từng loại hình
biên giới, từng đối tác láng giềng cụ thể. Các phương pháp tiếp cận sẽ góp phần
làm rõ hơn vấn đề, đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế trong giải quyết
một vấn đề khó và nhạy cảm của không chỉ quốc gia nào. Đây cũng là cơ sở để Việt
Nam xác định mục tiêu căn bản và lâu dài là củng cố, phát triển vùng biên trên hầu
hết các mặt như bất kỳ vùng nào khác của đất nước.
Từ khóa: Nghiên cứu biên giới, cách thức tiếp cận, quan điểm tiếp cận.
1. Mở đầu
Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất của khoa
học Địa lí chính trị [3]. Để phục vụ cho việc xác định đường biên giới, đảm bảo tính ổn
định (như mong muốn của chúng ta) hay sự mở rộng, bành trướng (như mong muốn của
khá nhiều cường quốc), chính phủ hoặc nhà cầm quyền cần có những cơ sở tài liệu khoa
học về địa lí, lịch sử nhất định. Đặc biệt, việc xem xét biên giới bao giờ cũng cần những
nghiên cứu thực tiễn, xác định đường biên giới cũng như các đơn vị lãnh thổ bằng một
công cụ nào đó, điều này chỉ có thể được thực hiện trên các bản đồ - là kết quả nghiên cứu
của khoa học địa lí mà thôi.
Để nghiên cứu về biên giới, cần có quan điểm tiếp cận và phương pháp thích hợp,
phụ thuộc vào quan điểm, hệ tư tưởng của mỗi quốc gia, mỗi trường phái. Trong khuôn
khổ bài báo này, xin đề cập và phân tích những vấn đề cốt lõi về phương pháp tiếp cận
nghiên cứu biên giới quốc gia trên góc độ địa lí chính trị. Bên cạnh đó, có liên hệ với hoàn
cảnh thực tiễn của nước ta giai đoạn hiện nay.
Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Nguyễn Đăng Hội, e-mail: danghoi110@yahoo.com/ danghoi110@gmail.com
145
Nguyễn Đăng Hội
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Biên giới và nghiên cứu biên giới
Biên giới quốc gia là nơi cuối cùng của một quốc gia giáp với quốc gia khác hoặc
hải phận quốc tế. Đặc trưng đó được thể hiện bằng đường phân chia lãnh thổ và không
gian chính trị của hai quốc gia liền kề (đường biên giới). Trong nhiều trường hợp, có thể
sử dụng cụm từ “đường biên giới” đồng nghĩa với “ranh giới quốc gia”. Đường biên giới
xác định khu vực hình thành quyền tự chủ và thống nhất quốc gia. Đồng thời chứng minh
khả năng của quốc gia đảm bảo sự bảo vệ và quyền bất khả xâm phạm, là bằng chứng về
sức mạnh và uy thế trong cộng đồng quốc tế.
Theo Điều 1 của Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam, biên giới quốc gia
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó
để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [5]. Thực chất, biên giới quốc gia chính là các bề mặt vuông góc với bề
măt đất, mặt nước mà đường biên ta thấy trên bản đồ chỉ là giao tuyến mà thôi. Dù vậy,
thực tế xác lập chưa cho thấy tính rõ ràng và ổn định của hệ thống các mặt phẳng đó. Chỉ
tính đoạn biên giới trên bộ với Campuchia, theo thoả thuận cấp Chính phủ, tới năm 2012
mới cơ bản phân định xong với dấu hiệu là các cột mốc xây dựng vĩnh cửu, có hệ toạ độ
địa lí xác định.
Như vậy, biên giới không đơn giản là “đường” như nhiều người nhầm tưởng, đó là
khu vực kéo dài và tương đối rộng lớn, gồm cả trên bầu trời, dưới biển và chứa đựng rất
nhiều các thành phần, yếu tố về chính trị, văn hoá, kinh tế, lịch sử, quân sự. . . của mỗi
quốc gia có chung đường biên. Thậm chí cũng xuất hiện những yếu tố của những nước
không có chung đường biên giới nhưng có liên quan về quyền lợi (đó là thực tế khách
quan). Ví dụ như yếu tố “Mỹ” và Trung Quốc ở khu vực Kasmia giữa Ấn Độ và Pakistan,
hay “Mỹ” và “Nga” ở khu vực bắc Grudia với Apkhadia và Nam Oxetia.
Sau này, nhiều nghiên cứu về biên giới đã đề cập một cách đầy đủ và toàn diện hơn
các mặt của các đơn vị lãnh thổ vùng biên; những mối tương tác của biên giới đối với
mỗi quốc gia láng giềng và toàn khu vực. Nhiều nhà địa chính trị đã chú ý phân tích hệ
quả của mối quan hệ quốc tế với việc xem biên giới vừa như là tuyến xuất phát, vừa như
là cuối cùng của mối quan hệ [12]. Vào những năm cuối của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI,
những nghiên cứu biên giới đã gắn liền với những đơn vị chính trị lãnh thổ hay lãnh thổ
tộc người, đồng thời tập trung hơn để tạo lập cơ sở xây dựng các quốc gia dân tộc.
2.2. Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu biên giới
Cho đến những năm gần đây, khoa học nghiên cứu về biến giới chủ yếu mang nặng
tính mô tả (sử dụng các phương pháp tịnh tính). Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu đề
xuất lí thuyết để giải thích và chứng minh cho quá trình hình thành và phát triển của các
đường biên giới quốc tế (trong đó có đường biên giới quốc gia) với sự kết hợp giữa những
phương pháp định tính và định lượng.
146
Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu biên giới quốc gia
Trong địa lí chính trị, ngoài phương pháp tiếp cận chủ đạo: Tiếp cận hệ thống, còn
có 4 cách tiếp cận để nghiên cứu về biên giới được cho là có tính khả thi để áp dụng vào
nghiên cứu cho các khu vực cụ thể, đó là: Tiếp cận lịch sử - bản đồ, tiếp cận phân loại,
tiếp cận chức năng, tiếp cận địa chính trị.
2.2.1. Tiếp cận lịch sử - bản đồ
Bản chất của phương pháp tiếp cận này là dựa trên nguyên tắc lịch sử trong mối liên
hệ với các thành tố và được thể hiện cụ thể trên các loại bản đồ. Nguyên tắc lịch sử đảm
bảo cho việc nghiên cứu, phân tích quá trình ra đời của biên giới. Thực tế đã chứng minh,
trên thế giới có rất ít biên giới của 1 quốc gia lại không thay đổi sau 100 năm [11]. Càng
thay đổi nhiều, biên giới càng trở nên “trẻ” hơn và ảnh hưởng càng mạnh tới hoạt động xã
hội của khu vực xung quanh, từ đó có vai trò càng lớn trong mối quan hệ giữa các nước
láng giềng.
Biên giới có mối liên hệ, và phụ thuộc nhiều vào thể chế, chế độ chính trị của quốc
gia và “không thể nghiên cứu biên giới mà lại bỏ qua bản chất quốc gia [11]. Mối liên
hệ còn được biểu hiện qua những giá trị về kinh tế, chính trị và quân sự. Các nước mạnh
thường lợi dụng biên giới để có lợi cho mình hay thậm chí là chiếm một phần lãnh thổ của
nước láng giềng yếu hơn. Nếu một nước láng giềng có nền kinh tế mạnh hơn nước bên kia
thì mức độ ảnh hưởng của 2 nước lên vùng biên sẽ khác nhau thông qua tỉ lệ “lôi kéo” của
kinh tế và một số loại hình hoạt động nhất định (hình 1). Tất nhiên, những ảnh hưởng của
quốc gia lên vùng biên giới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa và kinh tế chỉ là một
phần quan trọng.
Hình 1. Khả năng “lôi kéo” của 2 nước qua đường biên giới
Một số tác giả phương Tây trong thế kỉ XX còn ra sức xây dựng và bảo vệ quan
điểm “biên giới tự nhiên”. Theo học thuyết này, biên giới tin cậy, bền vững và an toàn là
biên giới trùng với các giới hạn rõ rệt do tự nhiên tạo ra, đó là các dãy núi, con sông lớn. . .
Điều này đã một giai đoạn biện hộ cho mưu đồ bành trướng lãnh thổ của nhiều cường
quốc. Tất nhiên, nếu biên giới đã được trùng lặp với những giới hạn tự nhiên đó thì việc
147
Nguyễn Đăng Hội
phân định sẽ rõ ràng và có lí do để ổn định lâu dài. Tuy vậy, trên trái đất, thật khó tìm
được toàn bộ biên giới dạng tự nhiên hoàn hảo cho 1 quốc gia.
Phân tích cấu trúc và thành lập bản đồ chuyên đề và bản đồ tổng hợp khu vực dọc
biên giới giữa 2 quốc gia láng giềng là nội dung cần được thực hiện một cách nghiêm túc
và khách quan. Để có thể hiểu được quá trình diễn ra ở vùng biên giới, cần phải trả lời các
câu hỏi: Biên giới phân chia cái gì? Như vậy, chỉ có phân tích lịch sử - địa lí và phương
pháp trắc địa bản đồ chính xác, các nhà nghiên cứu mới có thể giúp làm rõ cơ sở tồn tại
vùng lãnh thổ cũng như chứng minh sự không thể tách rời của một lãnh thổ hay không
gian nào đó của quốc gia, đồng thời tài liệu đó cũng có thể được sử dụng ở Uỷ ban Quốc
tế về phân định biên giới của Liên hiệp quốc.
Với cách tiếp cận lịch sử - bản đồ, G. Minghi, một nhà địa lí chính trị người Mỹ đã
nghiên cứu nguồn gốc, sự chuyển đường biên và vai trò của biên giới Pháp – Ý cùng với
hậu quả về kinh tế, văn hoá của nó [8]. Tuy vậy, cũng cần hiểu rằng, bản đồ dù chuẩn bị
chu đáo đến đâu cũng khó có thể giải quyết xung đột nếu các nước láng giềng có chung
đường biên không có thiện chí và mục đích quá xa nhau. Đó cũng là kết quả nghiên cứu
của nhà sử học người Mỹ P. Sahlins khi nghiên cứu về biên giới giữa Pháp và Tây Ban
Nha ở Kataloni - kiểu biên giới hiện đại đầu tiên được kí kết theo Hiệp ước Pirênê giữa
Pháp và Tây Ban Nha năm 1659 [10].
2.2.2. Tiếp cận phân loại
Phân loại đối tượng thường được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tự nhiên
và xã hội. Điều này không những bảo đảm cho hiệu quả và tính khoa học của vấn đề mà
còn có ý nghĩa rõ rệt trong khai thác, sử dụng vào các mục đích khác nhau. Biên giới cũng
không phải là trường hợp ngoại lệ.
Có nhiều cách để phân loại biên giới, phụ thuộc vào quan điểm và “sở trường” của
người nghiên cứu, thậm chí là quan điểm của thể chế chính trị.
Trước hết, đó là hệ thống phân loại theo hình thái. Việc phân loại này hoàn toàn
phụ thuộc vào hình dáng và đặc điểm của các yếu tố được quy ước từ trước đó như theo
kinh tuyến và vĩ tuyến, theo các đoạn thẳng, đoạn gấp khúc có ý nghĩa nào đó.
Dựa vào các chỉ tiêu từ đặc điểm tự nhiên của khu vực như đặc điểm địa hình (gờ
núi, vách đá) hay đặc điểm thuỷ văn (dòng sông) để lập nên hệ thống phân loại theo đặc
điểm tự nhiên. Đây cũng là những dấu hiệu thường được vận dụng trong quá trình đàm
phán về biên giới, song đôi khi bị lạm dụng cho những mục đích khác.
Phân loại theo nguồn gốc, lịch sử là hệ thống đã được sử dụng khá phổ biến, nhất
là ở những khu vực rộng lớn, vốn là nơi tranh chấp thuộc địa, tranh chấp quyền lợi giữa
các nước lớn, các nước thắng trận trong các cuộc chiến tranh. Kiểu phân loại này được
phản ánh rõ nét qua ví dụ ở châu Mỹ Latinh. Xuất xứ biên giới quốc gia được phân định
hiện vẫn còn tồn tại với các tỉ lệ khác nhau: do hệ quả của phân chia thuộc địa trước chiến
tranh thế giới lần II, sau chiến tranh, kết quả của các cuộc đàm phán và thiết lập nhờ trung
gian và tranh cãi.
Có thể thấy rằng, với một quốc gia có thể cùng tồn tại nhiều dạng biên giới khác
148
Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu biên giới quốc gia
nhau. Có đoạn là kết quả của đàm phán lịch sử, có đoạn là sự phân định căn cứ vào đặc
điểm tự nhiên. . .
2.2.3. Tiếp cận chức năng
Phương pháp tiếp cần dựa trên chức năng thực của biên giới đối với mỗi quốc gia
có chung đường biên hay là nhóm các quốc gia có liên quan đến quyền lợi. Thực chất,
chức năng biên giới được xác định trên cơ sở phân tích mối tương tác giữa các hợp phần
tự nhiên và nhân sinh. G. Prescott cho rằng, nhiệm vụ của nhà địa lí, một mặt nghiên cứu
ảnh hưởng các hợp phần cảnh quan lên vị trí, quá trình vạch đường biên giới trên bản đồ
và ngoài thực địa. Những hợp phần cảnh quan đó có thể là tính chất địa hình, đất đai,
mạng lưới thuỷ văn, phân bố tài nguyên, nơi cư trú của các nhóm xã hội khác nhau, thậm
chí là sự sắp đặt các giá trị tâm linh địa phương (nghĩa trang, đền thờ. . . ); một mặt phải
nghiên cứu ảnh hưởng ngược trở lại của biên giới lên các hợp phần cảnh quan. Cũng cần
ghi nhận rằng, biên giới trước hết có tác động nhiều hơn, rõ nét hơn lên kinh tế, văn hoá
và con người hơn là lên các hợp phần tự nhiên của cảnh quan [9].
Khi nghiên cứu về biên giới giữa Mỹ và Mêhicô, nhà địa lí chính trị người Anh G.
House đã đưa ra sơ đồ phương pháp đặc biệt nghiên cứu tác động qua lại của biên giới và
phân loại chi tiết các “luồng” qua biên giới [6].
Giả sử, A và B và 2 nước láng giềng của nhau; A1, A2. . . , B1, B2... là những khu
vực biên giới của 2 nước. Tình hình các khu vực biên giới này, theo mô hình của House
sẽ hình thành các mối quan hệ sau:
+ “A - B” – Quan hệ ở mức độ quốc gia, được thể chế hoá bởi cấp chính phủ 2 nước
và căn cứ vào quyền lợi chung của 2 dân tộc.
+ “A - A1, A2” và “B - B1, B2” – Quan hệ của từng khu vực biên giới với chính
quốc gia của nó (lấy trọng tâm là Trung ương). Do đó, nó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí
của khu vực trong hệ thống kinh tế - chính trị đất nước.
+ “A1 - B1” và “A2 - B2” - Những mối quan hệ có tính chất quốc tế “trực tiếp”
(không qua Trung ương) giữa những khu vực giới hạn vùng biên giới do chính quyền địa
phương đảm nhiệm, xuất phát từ khả năng và quyền lợi của địa phương mình.
+ “A1 - A2 - ...” và B1 - B2 - ...” – Quan hệ giữa các vùng biên giới của cùng một
quốc gia với nhau, trong đó chứa đựng sự đoàn kết và khả năng bảo vệ quyền lợi trước
chính phủ.
Khi vận dụng quan điểm chức năng, cần tập trung chú ý vào những yếu tố phi vật
chất và các dòng văn hoá, chính trị. Thậm chí có thể đề cập những vấn đề này theo mùa
vụ, bởi sự tương tác giữa 2 bên của biên giới có thể bị đảo ngược theo yếu tố thời gian
trong năm. Từ đó mới có căn cứ giúp chính phủ quản lí vùng biên một cách hiệu quả.
Cũng cần biết rằng, trong mọi trường hợp, biên giới quốc gia chính là một bộ phận không
tách rời của hệ thống biên giới quốc tế.
149
Nguyễn Đăng Hội
2.2.4. Tiếp cận địa chính trị
Phương pháp tiếp cận này không xuất phát từ khoa học địa lí mà được sử dụng đầu
tiên trong khoa học chính trị. Để hiểu rõ hơn, trước hết ta xem xét thế nào là Địa chính trị
(để phân biệt với Địa lí chính trị). Địa chính trị là bộ môn trong hệ thống các khoa học
chính trị nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự kiện, quá trình chính trị của các nước, các
khu vực. Vì lẽ đó, các yếu tố địa lí được xem xét có thể là tổng hợp, có khi là đơn lẻ và
tính chất lãnh thổ đôi khi không được phản ánh rõ nét (địa lí chính trị thì ngược lại). Đối
với các nhà địa chính trị, quan trọng nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của biên giới và sự ổn
định của nó lên trạng thái quan hệ quốc tế.
Hình 2. Các mối quan hệ qua biên giới ở các cấp độ khác nhau
theo quan điểm hệ thống [11]
Ở góc độ của địa lí chính trị, phương pháp tiếp cận này cho phép phân tích các mối
quan hệ trên những đơn vị lãnh thổ cụ thể. Theo G. Starr và B. Most thì quốc gia nào có
nhiều láng giềng hơn thì nước đó tham gia vào chiến tranh nhiều hơn, nhất là khu vực
biên giới [11]. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề chiến tranh, nhiều tác giả không thể giải
thích được nguyên nhân xung đột biên giới một cách rành mạch. Lí do chỉ có thể là do họ
đã không xem xét mối liên hệ giữa lãnh thổ và dân cư; chưa thấy được mối liên hệ giữa
bản chất quốc gia và đặc điểm biên giới. Thực tế, chưa bao giờ biên giới chính trị và hành
chính cũng như các giới hạn văn hoá bên trong và bên ngoài của một quốc gia được xem
xét như một hệ thống nhất. Chính điều này đòi hỏi phải nghiên cứu biên giới theo cách
tiếp cận địa chính trị mới, xem con người và xã hội là một phần quan trọng của hệ thống
biên giới. Có công trong đề xuất phương pháp tiếp cận này là nhà địa lí Phần Lan A. Paasi.
Theo ông, các quan điểm xã hội về gốc rễ dân cư và văn hoá của họ, về an ninh quốc gia,
150
Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu biên giới quốc gia
về các mối hiểm hoạ từ bên ngoài. . . đã ảnh hưởng mạnh tới thái độ của con người và các
nhà chính trị về biên giới.
Trên cơ sở phân tích các mối liên hệ, quốc gia trở thành một phần trong hệ thống
thế giới, và là hệ thống của các hệ thống địa phương. Hình 2 cho thấy mối liên hệ và sự
tương tác của các hệ thống theo cách tiếp cận địa chính trị.
2.3. Tiếp cận để nghiên cứu biên giới của nước ta hiện nay
Theo thoả thuận ở cấp Chính phủ, năm 2012 Việt Nam đã cơ bản xác định mốc biên
giới trên bộ với 3 nước láng giềng. Tuy vậy, biên giới quốc gia vẫn là vấn đề nhạy cảm,
ảnh hưởng đến an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trong tương lai. Nghiên cứu biên
giới không chỉ dừng lại ở việc xác định chủ quyền mà địa lí chính trị còn có nhiệm vụ đề
xuất giải pháp khai thác tổng hợp, sử dụng và bảo vệ lãnh thổ vùng biên, vùng biển đảo
trong các mối liên hệ một cách lâu bền với đơn vị lãnh thổ phía bên kia đường biên (chú
ý tới Lào và Campuchia) [3].
Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu biên giới đã được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới, nhất là ở các cường quốc và của các nhà khoa học ở các nước phương Tây khi
nghiên cứu về châu Phi, Trung Cận đông, hay Mỹ latinh. . . Ở nước ta, có thể khẳng định,
các kết quả nghiên cứu về biên giới còn khiêm tốn và tư liệu lưu trữ cũng mới dừng lại ở
dạng chứng cứ lịch sử, một phần có tính mô tả. Chính vì vậy, cần có cách tiếp cận mới, phù
hợp với các chuẩn mực thế giới để đảm bảo sự bền vững biên giới, chủ quyền và quyền
chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ mà chúng ta đang quản lí và cả những vùng đã bị mất
quyền quản lí như quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa.
2.3.1. Tiếp cận lịch sử - bản đồ
Trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, về biển, đảo, chúng ta đã vận
dụng khá tốt phương pháp tiếp cận lịch sử - bản đồ. Hàng loạt các dẫn liệu lịch sử đã được
tập hợp để chứng minh cho chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta với các vùng lãnh
thổ và vùng biển đảo. Bên cạnh đó, các loại bản đồ (chủ yếu là sơ đồ), cũng được sưu tập
và củng cố thêm cho kho tàng tư liệu. Thực tế cho thấy, các tư liệu lịch sử và đặc biệt là
bản đồ còn thiếu tính hệ thống, là những dẫn liệu đơn lẻ, thậm chí đứt đoạn. Các sơ đồ
không có độ chính xác, thậm chí có những bản vẽ chỉ mang tính ước lệ, tưởng tượng mà
thiếu hệ toạ độ định lượng hoặc mốc chuẩn cần thiết. Vì lẽ đó, với sự trợ giúp của các
công cụ hiện đại, cần hệ thống hoá tư liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ tổng
hợp với độ chính xác cao. Nên quán triệt là, nghiên cứu biên giới không chỉ để phục vụ
cho việc đòi hỏi chủ quyền, quyền chủ quyền mà sâu xa hơn là việc làm cho nó ổn định,
khu vực ngày càng thịnh vượng. Bản đồ phải được xây dựng trên cơ sở có sự liên kết với
nước láng giềng, đảm bảo tính thống nhất, nếu có tính quốc tế thì càng quí. Nghiên cứu
biên giới không chỉ là cho hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai, có thể là tương lai rất
xa.
Trong trường hợp của chúng ta, đôi khi yếu tố lịch sử trong một giai đoạn nhất định
có thể được 1 hoặc 2 nước chấp nhận nhưng lại không phù hợp về mặt pháp lí (kể cả luật
151
Nguyễn Đăng Hội
pháp quốc tế) và thực tiễn, thậm chí không phải là cơ sở lịch sử lâu bền. Điều này đang là
một cản trở không nhỏ ở vùng biển Vịnh Thái Lan giữa ta và Campuchia và giữa 4 bên:
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia.
2.3.2. Tiếp cận phân loại
Việc phân loại biên giới trong nghiên cứu là cần thiết. Hơn nữa với một quốc gia
có biên giới dài, “khổ” rộng và phức tạp (cả trên đất liền, trên biển) thì việc phân loại cần
được vận dụng một cách linh hoạt. Trong quá trình đàm phán phân giới cắm mốc trên bộ
với Trung Quốc, phương pháp tiếp cận này đã có lúc sử dụng. Đó là phân loại theo đặc
điểm tự nhiên như vùng cửa sông Bắc Luân (ở phía đông), một phần theo dòng chảy sông
Thao (ở phía tây). Hoặc theo nguồn gốc lịch sử mà căn cứ quan trọng là sử dụng đường
biên giới cũ được thoả thuận trong Công ước Pháp – Thanh năm 1887 giữa chính Quyền
Pháp và Triều đình Nhà Thanh (Trung Quốc).
Tuy vậy, trong quá trình quản lí, sử dụng, không nên quá coi trọng đến kiểu loại để
có chế độ phân biệt khu vực biên giới. Thực tế, dù phân loại theo kiểu gì thì cũng cần có
chính sách bình đẳng đối với cộng đồng cư dân vùng biên. Cần có chính sách hợp lí về
khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở tiềm năng tự nhiên vốn có,
tiềm lực con người (tại chỗ và từ bên ngoài, có khi là từ trên trung ương).
2.3.3. Tiếp cận chức năng
Nếu như tiếp cận lịch sử - bản đồ là cơ sở quan trọng để phân định các biên giới trên
bộ thì tiếp cận chức năng có ý nghĩa lớn trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, bảo vệ môi trường cho khu vực vùng biên. Điều này