AP đã biện minh rằng các hoạt động của gia đình hoàng gia diễn ra ở nơi công
cộng là mối quan tâm của công chúng. Hãng tin này nói rằng phán quyết như vậy
“có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu là cản trở việc thực hiện quyền tự do thông tin trên
toàn cầu một cách không phù hợp”. Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã lên án
cả lời buộc tội của thẩm phán lẫn bộ qui tắc truyền thông, vì họ cho rằng hệ thống
được hình thành bởi bộ qui tắc này “đã hạn chế truyền thông đến với các cơ quan
quan hệ công chúng”. Nhưng thẩm phán đã kết luận rằng việc cho xuất bản các
bức ảnh này không phục vụ lợi ích công chúng và trong trường hợp đặc biệt này,
“quyền được tôn trọng không gian riêng tư được đánh giá là quan trọng hơn rất
nhiều quyền tự do ngôn luận”.
27 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các trách nhiệm của người làm báo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các trách nhiệm của
người làm báo
Tháng 8/2009, tòa án ở Amsterdam đã phán quyết rằng hãng Associated Press
(AP) đã vi phạm đời tư của gia đình hoàng gia Hà Lan khi hãng tin này công bố
các bức ảnh chụp gia đình hoàng gia đang trượt tuyết trong kì nghỉ ở Achentina.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra lệnh cấm tiếp tục công bố và rao bán 4 trong
số các bức ảnh đã chụp. Bà cho rằng các bức ảnh này đã được chụp trong “một kì
nghỉ riêng tư” và mô tả “các hoạt động riêng tư”. “Quyền được tôn trọng không
gian riêng có ý nghĩa quan trọng hơn quyền tự do ngôn luận”, vị thẩm phán này
đã viết.
Chụp ảnh là hành vi hợp pháp theo luật pháp Achentina. Nhưng vị thẩm phán đã
viện dẫn bộ qui tắc truyền thông năm 2005 do Văn phòng Hoàng gia xây dựng
dưới sự trợ giúp của Cơ quan Thông tin Chính phủ Hà Lan (RVD), trong đó yêu
cầu truyền thông báo chí không được phép chụp ảnh gia đình hoàng gia trừ khi
trong lúc họ thực hiện các nhiệm vụ chính thức hoặc trong những “thời khắc xuất
hiện trước truyền thông”. Mặc dù vị thẩm phán biết rằng bộ qui tắc này “không thể
được coi là một thỏa thuận mang tính bắt buộc”, song bà coi đó là cơ sở để dọa sẽ
phạt tiền hãng AP với mức 50.000 euro nếu tiếp tục công bố bất kì bức ảnh nào
trong số này trong tương lai.
AP đã biện minh rằng các hoạt động của gia đình hoàng gia diễn ra ở nơi công
cộng là mối quan tâm của công chúng. Hãng tin này nói rằng phán quyết như vậy
“có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu là cản trở việc thực hiện quyền tự do thông tin trên
toàn cầu một cách không phù hợp”. Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã lên án
cả lời buộc tội của thẩm phán lẫn bộ qui tắc truyền thông, vì họ cho rằng hệ thống
được hình thành bởi bộ qui tắc này “đã hạn chế truyền thông đến với các cơ quan
quan hệ công chúng”. Nhưng thẩm phán đã kết luận rằng việc cho xuất bản các
bức ảnh này không phục vụ lợi ích công chúng và trong trường hợp đặc biệt này,
“quyền được tôn trọng không gian riêng tư được đánh giá là quan trọng hơn rất
nhiều quyền tự do ngôn luận”.
Câu chuyện này đại diện cho cơn ác mộng tồi tệ nhất của những nhà báo có trách
nhiệm. Một bộ qui tắc ứng xử không có tính ràng buộc trong báo giới đã trở thành
cơ sở để ngăn cản một hãng tin quốc tế công bố những bức ảnh của các nhân vật
danh tiếng được chụp một cách hoàn toàn hợp pháp.
Tất nhiên trên thực tế, sự việc không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy. Nhiều tổ
chức truyền thông riêng lẻ và các hiệp hội nhà báo đã tình nguyện áp dụng các bộ
qui tắc ứng xử và các chuẩn mực hành nghề. Các tài liệu này không phải là cơ sở
để hạn chế tự do báo chí mà ngược lại, chúng là những chỉ dẫn giúp các nhà báo
xác định được cách thức tốt nhất để hành nghề. Như lời tựa của Bộ Qui tắc Đạo
đức của Cộng đồng Báo chí Chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ đã viết, “Sự liêm chính
trong nghề nghiệp chính là nền tảng căn bản quyết định mức độ đáng tin cậy của
các nhà báo”.
Làm báo có phải là một “nghề”?
Thuật ngữ “bộ qui tắc” thường đi kèm với một nghề nghiệp. Nhưng liệu làm báo
có phải là một nghề hay không vẫn luôn là một câu hỏi nóng hổi gây nhiều tranh
cãi. Ở nhiều nước, câu trả lời là “không”. Theo truyền thống, một nghề nghiệp phải
là một công việc yêu cầu các phẩm chất chính thức, đòi hỏi đào tạo chuyên ngành
và việc cấp phép, đồng thời là đối tượng điều chỉnh của các cơ quan quản lí có
quyền tuyển dụng và kỷ luật các thành viên. Ở mọi nơi trên thế giới, nghề luật sư,
nghề bác sĩ và giáo sĩ được công nhận là nghề nghiệp. Tương tự với kiến trúc sư,
kỹ sư, nha sĩ, dược sĩ và kế toán.
Các nhà báo đôi khi là đối tượng đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu tương tự.
Một vài quốc gia đòi hỏi các phóng viên phải hoàn thành một khoá đào tạo đặc biệt
hoặc một chương trình đại học. Các nước khác đòi hỏi nhà báo phải có qui chế
thành viên hiệp hội báo chí hoặc phải có giấy phép của chính phủ.
Hầu hết những người ủng hộ tự do ngôn luận đều phản đối những yêu cầu bắt buộc
kiểu này. Tuy nhiên, với thiện chí của mình, họ biện luận rằng các yêu cầu này đã
cản trở sự tham gia và có thể loại bỏ những cá nhân đại diện cho các quan điểm
không phổ biến hoặc các quan điểm thiểu số. Việc cấp giấy phép đã hạn chế quyền
tự do ngôn luận và làm xói mòn quyền tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau của công chúng.
Như vậy, thật là lí tưởng nếu các bộ qui tắc đạo đức của báo giới phải mang tính tự
nguyện hơn là có tính cưỡng chế về mặt pháp lí bởi nhà nước. Các bộ qui tắc đạo
đức cho phép một cơ quan báo chí thành viên khai trừ một phóng viên riêng lẻ có
hành vi vi phạm bộ qui tắc đạo đức. Nhưng ngay cả khi đó, không ai có thể cấm
phóng viên này tiếp tục tìm kiếm công việc khác ở một tổ chức khác hay ngăn cản
một cơ quan báo chí khác tuyển dụng anh ta/cô ta. Không tòa án hay cơ quan cấp
phép nào có thể kết luận rằng phóng viên này không còn đủ phẩm chất hành nghề
báo.
Đạo đức và chuẩn mực: nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời
Mục đích của các bộ qui tắc đạo đức không phải là đặt ra những chuẩn mực có tính
bắt buộc về mặt pháp lí mà thay vào đó là tạo ra cho các nhà báo một khung đạo
đức, giúp họ quyết định nên viết bài về vấn đề gì và đưa tin như thế nào. Không bộ
qui tắc đạo đức nào có thể trả lời cho mọi câu hỏi, và những bộ qui tắc tốt có thể
lại làm nảy sinh nhiều câu hỏi hơn những câu trả lời. Những cá nhân có trách
nhiệm, kể cả bản thân các nhà báo có thể không đồng ý với một số chuẩn mực đạo
đức nhất định áp dụng trong mỗi trường hợp cụ thể.
Ví dụ, một nhà báo liệu có thể công khai nhạo báng tên gọi hay hình ảnh linh
thiêng của một nhóm dân tộc hay tôn giáo nào đó hay không? Điều này là hoàn
toàn hợp pháp ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng liệu nó có góp phần lành mạnh
hóa các tranh luận trong công chúng hay thay vào đó, lại gây ra thù hận và kích
động xung đột?
Liệu báo chí có được xuất bản một số loại thông tin nhạy cảm, nhất là khi chính
phủ cho rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại những nỗ lực bảo vệ công chúng? Đây có
phải là hành động “giám sát” độc lập đối với chính phủ hay là hành động đe dọa sự
an toàn và sức khỏe của công chúng một cách vô ích?
Một hãng truyền hình liệu có nên đưa tin về các cuộc xung đột quân sự, trong đó
công bố hình ảnh về bạo lực hay chết chóc? Liệu điều này có chuyển tải tới công
chúng thực tế của cuộc chiến? Hay thay vào đó, lại khiến các giá trị đạo đức bị xói
mòn và làm tổn thương một cách không cần thiết tình cảm của các thành viên gia
đình còn sống sót?
Độc giả và khán giả có thể không đồng ý với mọi lựa chọn của các cơ quan báo
chí. Nhưng các chuẩn mực và hướng dẫn đạo đức có thể là kim chỉ nam giúp các
nhà báo tìm ra giải pháp thích hợp và thấu tình đạt lí.
Tìm kiếm sự thật: Nguyên tắc hàng đầu
Hầu hết các bộ qui tắc đạo đức báo chí đều cho rằng việc nói lên sự thật – tức là
tính chính xác – là qui tắc quan trọng. “Tìm kiếm sự thật và công bố sự thật” là
nguyên tắc cơ bản hàng đầu của Bộ Qui tắc Đạo đức của Cộng đồng Báo chí
Chuyên nghiệp. Bộ Qui tắc Hành nghề của các nhà biên tập Anh quốc cũng coi
tính chính xác là nguyên tắc hàng đầu. Bộ Qui tắc này viết, “Báo chí phải cẩn trọng
để không đưa tin xuyên tạc, sai lạc và thiếu chính xác, kể cả đối với các hình ảnh
minh họa”. Nguyên tắc đạo đức chung có thể đơn giản là: Một nhà báo không bao
giờ cố ý đưa ra thông tin sai sự thật.
Không phải lúc nào cũng có thể thực hiện chuẩn mực này một cách dễ dàng. Tất
nhiên một nhà báo phải nỗ lực hết sức mình để kiểm chứng thông tin trước khi
công bố. Nhưng những dữ kiện làm thay đổi nhận thức ban đầu đôi khi chỉ có thể
được biết đến sau một thời gian, sau khi một số tin, bài đã được đăng. Trong
trường hợp này, một cơ quan báo chí có trách nhiệm sẽ phải công bố lời đính chính
hay làm rõ trong thời gian sớm nhất có thể.
Các cơ quan báo chí luôn phải hết sức cẩn trọng để đảm bảo các dòng tin vắn, các
tiêu đề, lời trích dẫn, âm thanh không chỉ phải chính xác mà còn không được
cường điệu hóa thực tế hoặc không được tách chúng khỏi bối cảnh. Các bức ảnh,
các đoạn băng âm thanh, các đoạn băng hình phải được biên tập sao cho phù hợp
với không gian, thời gian, nhưng không được sai lệch với thực tế. Nên tránh việc
dàn dựng các bức ảnh hay diễn lại các sự kiện tin tức, hoặc trong trường hợp vô
cùng cần thiết thì cần phải chú thích rõ ràng.
Hiển nhiên là các nhà báo không được phép bịa đặt tin tức, cũng không được đạo
văn – có nghĩa là tự tiện sử dụng các bản sao chép tác phẩm của người khác. Các
nhà báo cũng không được trích dẫn, không được in lại tin, bài do người khác soạn
khi chưa được phép làm như vậy.
Các nguồn tin
Người ta thường nói rằng nguồn tin tốt thì tự khắc bài viết của phóng viên sẽ tốt.
Các nguồn thạo tin sẽ giúp cho nhà báo củng cố khả năng thu thập tin tức và giúp
họ công bố được nhiều thông tin hơn.
Nhưng các nhà báo phải luôn cẩn trọng và xác định xem một nguồn tin đáng tin
cậy đến mức nào. Công việc này bao gồm cả việc tìm hiểu quan điểm của nguồn
tin hay “động cơ” của họ. Lí tưởng nhất là các phóng viên phải tham vấn nhiều
nguồn tin để có các góc nhìn khác nhau về một chủ đề. Và họ cũng phải nỗ lực hết
sức mình vào bất cứ thời điểm nào và sử dụng bất kì phương tiện nào có thể để
kiểm chứng tính chính xác của thông tin mà các nguồn tin đã cung cấp cho họ.
Đối với các nguồn tin vô danh thì nên áp dụng thực tiễn nào cho việc quy thông tin
đó thuộc về một nguồn vô danh? Tốt nhất là tất cả các nguồn tin đều “được trích
dẫn” và không nên liên quan tới các “nguồn tin hành chính” hay một nguồn tin
thiếu chính xác nào khác. Các nguồn tin đích danh thường nói lên sự thật nhiều
hơn. Việc cung cấp thông tin từ một nguồn có danh tính thường giúp cho độc giả
hay khán giả đánh giá được một cách độc lập mức độ đáng tin cậy của nguồn tin.
Nhưng đôi khi có những lí do thích đáng để yêu cầu hoặc đòi được giữ kín danh
tính của một nguồn tin. Khi có thể, một nhà báo không nên đưa ra lời hứa này.
Nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Một số cơ quan báo chí
yêu cầu các phóng viên phải đưa ra bất kì lời hứa giữ bí mật nào, dù điều này có
thể khiến các phóng viên khó xử song chính sách này có lý của nó. Khi thông tin từ
một nguồn vô danh được xuất bản, uy tín của cơ quan báo chí này cũng bị đe dọa
nhiều như uy tín của chính cá nhân phóng viên đó vậy.
Các phóng viên cần phải hiểu rõ lời hứa của mình. Mọi người có thể hiểu các cụm
từ như “không được trích dẫn” hay “thông tin cơ sở” theo ý nghĩa khác nhau. Nhà
báo và nguồn tin phải thỏa thuận với nhau về các từ ngữ qui định việc sử dụng
thông tin của cơ quan báo chí.
Một khi lời hứa đã được đưa ra, các nhà báo phải có trách nhiệm thực hiện. Theo
Bộ qui tắc Hành nghề Báo chí Anh quốc, “Các nhà báo có trách nhiệm đạo đức đối
với việc bảo vệ danh tính của nguồn tin”. Các nhà báo có thể bị gọi ra trước tòa để
điều trần về thông tin đã công bố nên việc giữ lời hứa này có thể đẩy một nhà báo
trước nguy cơ bị bắt giữ ở những quốc gia không công nhận đặc quyền pháp lí
dành cho nhà báo. Bất kì phóng viên nào cũng phải làm rõ với người cung cấp
thông tin về khả năng cụ thể của phóng viên trong việc thực hiện lời hứa này.
Các kỹ thuật thu thập tin lén và giấu giếm
Các nhà báo nên tránh sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin lén lút, như sử dụng
máy quay lén, máy ghi âm, tai nghe, hay sử dụng một danh tính giả mạo. Theo một
số luật, các kỹ thuật này là bất hợp pháp. Nhưng điều quan trọng không kém là
chúng sẽ gây hại tính đáng tin cậy của thông tin. Độc giả và khán giả thường
không tin một nhà báo đã dối trá khi tác nghiệp lại có thể nói với họ sự thật khi
công bố thông tin. Nói chung, một nhà báo nên coi mình như một thành viên của
giới truyền thông và phải hiểu rằng mình có thể sử dụng tất cả các thông tin có
được cho câu chuyện của mình.
Tuy nhiên, có những thời điểm một câu chuyện chỉ có thể có được nhờ một thủ
thuật. Các nhà báo và các cơ quan báo chí buộc phải sử dụng những kỹ thuật này
trong các thời điểm hiếm hoi khi mà các phương thức tác nghiệp thông thường
không mang lại hiệu quả hay khi lợi ích của công chúng đòi hỏi họ phải làm như
vậy. Các cơ quan báo chí sau đó nên giải thích về phương pháp tác nghiệp của họ
khi câu chuyện đã được xuất bản hoặc phát sóng.
Tính khách quan trong tin tức
Các nhà báo ở Hoa Kỳ luôn cố gắng đảm bảo tính khách quan trong việc đưa tin.
Mô hình này đã bị nhiều chỉ trích trong những năm gần đây. Một số người đặt câu
hỏi liệu công chúng có mong đợi tính khách quan hay không? Họ cho rằng, tính
khách quan thực sự không thuộc phạm trù đạo đức và xem xét mọi thực tế cũng
như mọi quan điểm với sự tôn trọng như nhau.
Giáo sư Michael Bugeja, Trưởng Khoa Báo chí, Đại học bang Iowa, không đồng ý
với quan điểm này. “Tính khách quan không đồng nghĩa với sự thật,” ông viết, “mà
chỉ là quá trình qua đó chúng ta tìm ra sự thật”. Không một ai có được câu chuyện
nào bằng sự khách quan tuyệt đối. Ngay khi một phóng viên bắt đầu tìm kiếm
thông tin, rất có thể họ ít nhất cũng đã có một ý tưởng chủ quan nhất định về một
vài khía cạnh của câu chuyện đó. Nhưng mục tiêu là gạt các giả định và định kiến
sang một bên và tiếp tục tìm hiểu với sự hoài nghi lành mạnh.
Giả định rằng một nghi can bị bắt giữ và bị buộc tội. Ở nhiều nước trên thế giới,
một người bị buộc tội luôn được giả định là vô tội cho đến khi anh ta được xét xử
và kết án chính thức ở tòa án. Tuy nhiên, những người thực thi pháp luật lại muốn
thuyết phục công chúng rằng người đang bị giữ này thực sự là thủ phạm của vụ án
và luôn khuyến khích các tổ chức truyền thông đưa tin theo hướng củng cố cho
nhận định này. Tất nhiên, một nhà báo khách quan sẽ đưa tin như những gì các nhà
chức trách đã nói. Nhưng với phạm vi pháp luật cho phép, nhà báo này cũng cần
phải tìm hiểu một cách độc lập để xác minh tính chính xác của thông tin và tìm ra
thông tin trái chiều đáng tin cậy từ những nguồn tin xác thực khác. Nhà báo không
nên chỉ nhắc lại lời của giới chức trách đưa ra như những con vẹt, cứ như thể
những nhận định này đã được chứng minh là đúng sự thật.
Khuyến khích các quan điểm khác nhau
Ở nhiều nước, một nền báo chí có tính chất đảng phái là điều bình thường. Độc giả
và khán giả ở các quốc gia này có thể kì vọng rằng một cơ quan báo chí sẽ tiếp cận
các chủ đề theo quan điểm riêng của họ và lựa chọn các chủ đề để viết tin bài dựa
theo đó. Họ cũng biết rằng các cơ quan báo chí cạnh tranh với nhau có thể ủng hộ
các quan điểm khác nhau. Điều này có thể phù hợp với đạo đức báo chí nhưng chỉ
khi các cơ quan báo chí này phân biệt rõ giữa việc ủng hộ và việc đưa tin. Các bài
viết xã luận và bình luận cần phải được chú thích rõ ràng, không được bóp méo và
không được xuyên tạc sự thật vốn là cơ sở để đưa ra quan điểm của bài viết.
Các nhà báo nên tìm hiểu những tiếng nói khác nhau, và nên tạo cơ hội để các quan
điểm trái ngược hoặc thậm chí không phổ biến đến được với công chúng. Họ phải
ủng hộ tự do ngôn luận cho tất cả mọi người. Các cơ quan báo chí cần tạo ra diễn
đàn cho các cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề quan trọng của cộng đồng. Có
hai cách để khích lệ sự tham gia của công chúng là thư gửi biên tập viên và bình
luận trực tuyến dành cho độc giả. Nhưng các cơ quan báo chí cũng phải hết sức cố
gắng để đảm bảo tính văn minh của các cuộc tranh luận và không khuyến khích
việc phát tán thông tin sai sự thật hoặc lời lẽ miệt thị người khác.
Tôn trọng cá nhân
Nguyên tắc thứ hai của Bộ Qui tắc Đạo đức SPJ là “Giảm thiểu tổn hại Đối xử
với các nguồn tin, các đối tượng và đồng nghiệp với tư cách là các cá nhân được
tôn trọng”. Nguyên tắc này thừa nhận rằng một nhà báo có trách nhiệm đôi khi
cũng không thể tránh khỏi việc làm tổn thương ai đó, song đòi hỏi rằng anh ta phải
nỗ lực hết sức để giảm thiểu tổn thương này. Bộ Qui tắc của SPJ cũng như nhiều
bộ qui tắc tương tự khác, đã khuyến nghị các nhà báo cần thể hiện lòng trắc ẩn đối
với những người sẽ bị tổn thương bởi bài viết sắp được công bố, đặc biệt là khi họ
trở thành đối tượng bị chú ý mà không phải do lỗi của họ.
Nạn nhân trong các vụ phạm tội, họ hàng của các nhân vật danh tiếng và những
người nổi tiếng, trẻ em và các cá nhân dễ bị tổn thương khác cần phải được đối xử
một cách nhạy cảm. Các nhà báo phải cân nhắc cẩn thận xem câu chuyện về các
đối tượng trên có thực sự đáng đưa thành tin tức hay không.
Các kỹ thuật thu thập thông tin lén có thể gây tổn hại. Sự kiên trì là phù hợp song
cần tránh chiến thuật đeo bám trong mọi trường hợp. Mặc dù có thể là hợp pháp
nhưng việc liên tục gọi điện, đi theo một người nào đó trên phố, chụp nhiều bức
ảnh, hoặc xâm phạm nhà riêng sau khi đã được yêu cầu ra khỏi nhà của một người
nào đó đều có thể gây ra nhiều phiền phức. Dù là người nổi tiếng nhất thì cũng có
quyền được có không gian riêng tư nhất định, và chỉ khi lợi ích công chúng được
đánh giá là quan trọng hơn thì các nhà báo mới được phép xâm phạm cuộc sống
riêng tư của các cá nhân khác.
Mặt khác, có thể có nhiều lí do tốt và thích đáng để công bố thông tin mà đối tượng
muốn giữ kín. Một quan chức có thể muốn giữ kín chi tiết về một vụ ngoại tình.
Nhưng nếu ông ta lại sử dụng các khoản công quỹ hay những nguồn lực công khác
cho vụ ngoại tình đó thì việc này trở thành vấn đề liên quan tới lợi ích hợp pháp
của công chúng. Tương tự, nạn nhân của các vụ phạm tội thường muốn giữ kín
danh tính của họ, các cơ quan báo chí có thể đồng ý với việc này, ít nhất là trong
trường hợp nạn nhân là trẻ em hoặc đối tượng là nạn nhân các vụ lạm dụng tình
dục. Nhưng ở nhiều nước, nạn nhân trong một vụ phạm tội đóng vai trò người cáo
buộc trong quá trình khởi tố hình sự. Mặc dù việc tìm hiểu mức độ đáng tin cậy
của nạn nhân là chính đáng và là nhân tố quan trọng đối với bị cáo - song các nhà
báo không được phép thỏa mãn thị hiếu không lành mạnh thông qua việc công bố
những sự việc nhạy cảm không phục vụ lợi ích cho cộng đồng. Một cơ quan báo
chí phải cân đối giữa quyền và lợi ích của cả nạn nhân lẫn bị cáo với quyền được
biết thông tin của công chúng.
Sự nhạy cảm về văn hóa
Các nhà báo không nên làm việc một cách rập khuôn. Điều này này thể hiện việc
lười suy nghĩ và có thể dẫn đến việc hiểu sai thông tin hoặc đưa tin không chính
xác. Các nhà báo cần cân nhắc cẩn trọng xem liệu có cần thiết phải nêu rõ nguồn
gốc, tôn giáo, khuynh hướng giới tính, hay các đặc tính tương tự của một người
nào đó hay không. Ngôn ngữ trung hòa về giới thường là thích hợp.
Các phóng viên nên ghi nhớ và nhạy cảm với các truyền thống văn hóa khác nhau.
Ví dụ, người theo một số tôn giáo cấm hoặc rất không khuyến khích việc chụp ảnh
cá nhân. Các nhà báo phải tôn trọng điều này, trừ khi có lí do bắt buộc để làm điều
ngược lại.
Một mặt, “các giá trị văn hóa” đôi khi là một cái cớ để kiểm duyệt. Các chế độ đàn
áp có thể viện dẫn các giá trị xã hội trong khi ý đồ thực sự của họ là hạn chế tự do
ngôn luận và ngăn chặn các quan điểm đối lập. Một nhà báo có đạo đức cần thách
thức những thủ đoạn nhằm bưng bít sự thật, dù người bưng bít có đưa ra lí do gì để
biện minh cho điều đó.
Nhà báo độc lập
Nhà báo cần phải dành sự trung thành cao nhất của mình cho công chúng. Điều
này có nghĩa là phải tránh các xung đội lợi ích có thể làm anh ta phải thoả hiệp khả
năng hành động độc lập đưa tin tới công chúng mà không chịu ảnh hưởng của bất
kỳ sự tác động hoặc cân nhắc nào.
Các nhà báo phải tránh nhận quà biếu, các khoản phí, vé, các gói du lịch, hay các
hàng hóa hoặc dịch vụ khác từ các nguồn cung cấp thông tin. Các cuốn sách, tác
phẩm âm nhạc hay phim ảnh được gửi cho nhà báo để bình luận cần được chuyển
cho các hoạt động từ thiện trừ khi có lí do mang tính nghiệp vụ báo chí để giữ
chúng lại làm nguồn tài liệu cho các phóng sự trong tương lai. Hãy cảnh giác với
các chuyến du lịch được tài trợ với ý đồ lộ liễu là thuyết phục các phóng viên viết
phóng sự một cách nhiệt tình