Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn
vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực
tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp vớinhau ở thị trường tài
chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối. Nghĩa
là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các
tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại
lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng
chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương
mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công
ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các trung gian tài chính tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các trung gian tài chính tại Việt Nam
Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn
vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực
tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài
chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối. Nghĩa
là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các
tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại
lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng
chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương
mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công
ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán,
các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài
chính...
Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm:
• Ngân hàng thương mại
• Công ty chứng khoán
• Công ty tài chính
• Công ty bảo hiểm
• Quỹ đầu tư
a. Loại hình: Ngân hàng thương mại
Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của hội đồng Nhà nước Việt
Nam xác định: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán".
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương
mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng
chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương
mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công
ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các đơn vị trên đều có
chức năng cho vay, là chức năng chính của ngân hàng.
Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỷ USD, số
lượng các ngân hàng này hiện này được xem là đông đảo với một thị trường tài
chính nhỏ như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất
nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm.
Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng
được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA trung bình
của toàn hệ thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu
vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Tỷ lệ NPL của toàn hệ thống ngân hàng trong đã
giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong năm 2007, tính theo chuẩn quốc tế
(IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007.
Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhưng hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức 0,06% của
các chi nhánh Ngân hang nước ngoài tại Việt Nam.
b. Loại hình: Công ty Chứng khoán
Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng nhanh về
số lượng. Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi
vào hoạt động với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới 61
công ty Chứng khoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có
hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt động.
Các công ty Chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều
lệ, nhằm đáp ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng
khoán đã góp phần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần
40% GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ, Các công ty chứng khoán đã giúp các
doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư,
ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn.
c. Loại hình: Công ty Tài chính
Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn.
Khi này, các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn
vay, điều kiện giải ngân... sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra
đời của các công ty tài chính, cho thuê tài chính là một bước phát triển tất yếu của
thị trường tài chính.
Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh
tế Nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công
ty Nhà nước như: Công ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện
lực, công ty tài chính xi măng, công ty tài chính Than khoáng sản Việt nam, công
ty tài chính Cổ phần Dầu khí…
Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã
liên tục đầu tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu
tư tài chính...
Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung
ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính
lại trực thuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của
Nhà nước.
Năm 2008 khi các Tập đoàn công bố báo cáo tài chính thì hầu hết các ngành nghề
chính đều thua lỗ trong khi phần thu lãi lại xuất phát từ đầu tư tài chính. Trong khi
đó, các Tổng công ty tập đoàn có vốn nhà nước thường xuyên “kêu” thiếu vốn đầu
tư cho các dự án thì vẫn thành lập ra hàng loạt các công ty tài chính để nhằm mục
đích đầu tư tài chính.
d. Loại hình: các Công ty Bảo hiểm
Dẫn lời một quan chức trong ngành Bảo hiểm thì Việt Nam vẫn là một thị trường
bảo hiểm năng động và tiềm năng. Sự ra đời và xuất hiện các công ty bảo hiểm
trên thị trường đem lại cho người tiêu dung nhiều lợi ích từ việc bảo hiểm những
rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.
Các công ty bảo hiểm với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm hầu như đã đáp ứng được
những nhu cầu bảo hiểm phong phú từ khách hàng. Hiện các công ty bảo hiểm
đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn. Nguồn vốn này các Công ty bảo hiểm có
nhu cầu đầu tư dài hạn, đầu tư vào các dự án có mức độ mạo hiểm nhằm thu lợi
nhuận.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Quốc gia thì tính đến tháng 6 năm 2009, tổng
số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm giữ là 250,43 ngàn tỷ đồng. Các
công ty Bảo hiểm tham gia tích cực khi tham gia đầu tư, tài trợ dự án, giải ngân
vốn cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế vay vốn. Và với lợi thế ngành,
các doanh nghiệp Bảo hiểm còn tư vấn cho các khách hàng vay vốn của mình nên
mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro và cũng là giảm thiểu rủi ro cho các doanh
nghiệp Bảo hiểm.
Theo số liệu chưa kiểm toán thì tính đến thời điểm tháng 6 năm 2009 các doanh
nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 94
ngàn tỷ, Bảo Việt nhân thọ là hơn 67 ngàn tỷ, AIA là 27 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, sự phát triển của các loại hình tài chính trung gian đã tạo ra một lượng
cung vốn dồi dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng
trưởng kinh tế.
Sự tác động của các trung gian tới sự phát triển kinh tế Việt Nam
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan đã có
những tác động đến thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên mức độ tác động là
chưa lớn vì lúc này thị trường tài chính Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới.
Kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của tổ chức
thương mại quốc tế WTO từ 11/01/2007, thị trường tài chính Việt Nam có những
sự phát triển nhanh chóng rõ rệt.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các
doanh nghiệp tư nhân phát triển các ngành nghề. Cùng với sự phát triển thì nhu
cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao:
Năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường Chứng khoán Việt Nam. Các doanh
nghiệp và các tổ chức tài chính sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn
và sử dụng đồng vốn của mình. Nếu từ trong giai đoạn năm 1998 đến thời điểm
trước năm 2005, quy mô vốn của các trung gian tài chính trên thị trường Việt Nam
là rất nhỏ bé thì sau năm 2005 các mô hình, loại hình thị trường có sự phát triển
mau lẹ, rõ rệt.
Ta luôn được chứng kiến có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa
các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng
thẻ... Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá
nhân, trong đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể.
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa
các tài chính tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm
xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông,
điện lực...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động vốn truyền
thống giữa các tài chính tín dụng và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là
các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại
đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết
kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiền trả lãi theo
số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ
động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi
tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn
có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn. Trong những năm gần đây, đã có
sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn,
đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các
sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn.
Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa
thu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống
ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút
tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu.
Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ,
bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các tài
chính tín dụng. Trong năm 2007, cùng với sự phát triển nóng của thị trường
Chứng khoán là sự ra đời hàng loạt các công ty chứng khoán, các công ty quản lý
quỹ.
Sự ra đời các Ngân hàng khiến thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát
triển rất nóng. Cùng với những luồng tiền được đầu tư ngày càng nhiều vào Việt
Nam thì những dự án đầu tư xem ra chưa thấy rõ được hiệu quả. Theo thống kê
của WB thì hệ số ICOR của Việt Nam đang ở mức rất cao, vào khoảng trên 5.
Khi thị trường phát triển quá nóng, các trung gian tài chính ngày càng phình to ra
thì nguy cơ về một cuộc “nổ bong bóng” kinh tế đã được nhiều chuyên gia kinh tế
phản ánh dự báo trước. Thị trường tài chính Việt Nam khi này được ví như một
“lò hơi”, có thể xì hơi bất cứ lúc nào.
Điều tai hại hơn ở chỗ, ngay cả các trung gian tài chính cũng lao vào cuộc chạy
đua đầu tư tài chính. Luồng vốn lớn không được đổ nhiều vào sản xuất kinh doanh
mà lại sử dụng vào việc mua bán vốn trên thị trường. Cùng với đó các tập đoàn
cũng trích từ nguồn vốn của mình một lượng vốn lớn để đổ vào thị trường tài
chính: hiện trạng trên khiến thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn năm
2007 phát triển nhanh và rất nóng.
Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, kéo theo sự tăng điểm hàng ngày
của thị trường chứng khoán. Đã có thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam
“cán đích” trên 1100 điểm. Số lượng các tài khoản được mở tại các Công ty chứng
khoán luôn ở mức ấn tượng. Lúc này các doanh nghiệp niêm yết rất dễ dàng tiếp
cận được nguồn vốn giá rẻ qua các cuộc phát hành thêm cổ phiếu.
Nhận thấy những bất cập trên và dự đoán được những tác động tai hại nếu để thị
trường chứng khoán phát triên quá nóng, bộ tài chính quyết định dùng một chính
sách nhằm điều tiết thị trường.
Ngày 17/03/2008, Bộ Tài chính ban hành một nghị quyết mà theo đó các Ngân
hàng thương mại buộc phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Chính điều
này đã một lúc “ép” các ngân hàng thiếu vốn khả dụng, buộc họ phải tìm mọi cách
thu hút lượng tiền gửi từ dân cư.
Hành động của Bộ Tài chính có tác dụng thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát.
Việc ban hành quyết định phát hành tín phiếu đã hút khỏi thị trường một lượng
vốn khồng lồ. Hành động này Nhà nước kỳ vọng sẽ kiểm soát được tình trạng phát
triển quá nóng của thị trường tài chính.
Song kịch bản thị trường đã có nhiều điểm thăng trầm! Do hành động quá mạnh
tay, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn khả dụng nghiêm
trọng. Và khi đó diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vốn giữa các
Ngân hàng. Các Ngân hàng liên tục hút người gửi tiền bằng hình thức chạy đua lãi
suất huy động. Có nhiều ngân hàng thương mại thậm chí đã đẩy mức lãi suất huy
động lên tới hơn 20%/năm.
Điều này ngay lập tức tác động lớn đến tâm lý của công chúng đầu tư. Một lượng
vốn lớn bị rút khỏi thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán bị down liên
tục, phá vỡ tất cả các ngưỡng hỗ trợ mặc cho Bộ Tài chính liên tục có những sự
động viên. Các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư rơi vào tình trạng heo hắt khi mà
giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng băng tài khoản rất lớn.
Sự ngừng hoạt động (giải thể) hoặc rút bớt nghiệp vụ của các công ty chứng
khoán là một tất yếu được dự báo trước. Một hệ quả tất yếu nữa là các doanh
nghiệp càng ngày càng gặp khó khăn qua các phương án tăng vốn bằng hình thức
phát hành cổ phiếu. Mà việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thì rất khó khăn
bởi lãi suất giải ngân rất lớn. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã bị mất những
đơn hàng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị đình đốn.
Vào thời điểm gần nửa cuối năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam gặp khủng
hoảng. Các doanh nghiệp Việt Nam bị co cụm thu hẹp sản xuất. Nhiều doanh
nghiệp ngành may mặc, chế biến sa thải công nhân ồ ạt. Lượng người bị mất việc
ở các khu công nghiệp cộng thêm số lao động bị mất việc ở nước ngoài trở về
nước đã trở thành “gánh nặng” lớn đối với nền kinh tế đất nước.
Bước sang năm 2009, nền kinh tế thế giới chính thức rơi vào khủng hoảng với sự
bắt đầu ở Mỹ khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng và sự phá sản của hàng loạt
Ngân hàng lớn. Cơn bão khủng hoảng lập tức lan nhanh ra khắp thế giới.
Ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng này kéo theo suy thoái nền kinh tế. Mục tiêu phát
triển kinh tế cả năm khó có khả năng hoàn thành, vì thế Chính phủ đã chấp nhận
mức điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hạ xuống dưới 6% so với mục tiêu tăng
trưởng được đặt ra đầu năm là 8.5%. Tất cả Chính phủ các quốc gia đều rất nỗ lực
trong công cuộc cứu vãn, đối phó với cơn bão khủng hoảng.
Chính sách được hầu hết các quốc gia đưa ra mà đi dầu là Mỹ và EU là các gói hố
trợ kinh tế khổng lồ. Ở các nước này, chính phủ chủ trương bơm thêm tiền vào thị
trường tài chính thông qua hệ thống Ngân hàng: Cho các doanh nghiệp vay ưu đãi
sản xuất, hỗ trợ cho vay xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng.
Ở Việt Nam, chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh là hơn 1 tỷ USD được giải ngân thông qua hệ thống Ngân hàng.
Mức hố trợ lên tới 4%/ năm Sự can thiệp của chính phủ phần nào có tác dụng tốt
tới thị trường tài chính. Các ngân hàng bớt sự khó khăn trong vấn đề huy động
vốn. Các doanh nghiệp vui mừng sẽ được tiếp cận được luồng vốn rẻ.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như mong đợi của Chính phủ.
Các doanh nghiệp vốn vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn
vốn hỗ trợ này bởi những điều kiện chặt chẽ do Ngân hàng đề ra. Còn các doanh
nghiệp tập đoàn lớn thì nhu cầu về vốn không quá bức thiết. Việc nguồn vốn hỗ
trợ chưa thực sự đến “tận tay” những đối tượng cần vốn phần nhiều đã giảm tác
dụng của gói kích cầu do chính phủ đề ra.
Tháng 6 năm 2009, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng
nhiều chuyên gia còn khá thận trọng khi đề cập đến vấn đề này. Việc giải ngân
vốn rất dễ gây ra hiện tượng lạm phát cho Việt Nam trong tương lai gần. Sự kiềm
chế lạm phát của chính phủ trong những tháng vừa qua sẽ là vô nghĩa nếu như để
hiện tượng lạm phát quay trở lại.
Trong các buổi hội thảo, tọa đàm, Chính phủ luôn đề cao vai trò của các trung
gian tài chính, trong đó chủ chốt là ngành Ngân hàng trong việc điều tiết lượng
cung cầu vốn trên thị trường. Vai trò của các trung gian tài chính rất to lớn đối với
sự phát triển của nền kinh tế. Nó đảm bảo được sự thanh khoản trong nền kinh tế
cũng như có tác động tốt tới việc cung ứng vốn, điều tiết vốn. Tin rằng trong thời
gian tới, thị trường tài chính sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần thúc đẩy
sự phát triển đi lên của nền kinh tế.