Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành hố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Bài viết trình bày thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập (ĐCHT) của sinh viên (SV) Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấycó nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên, song nhóm yếu tố chủ quan là ảnh hưởng nhất. Điều này cho thấy SV đã nhận thức được tầm quan trọng của bản thân đối với việc học tập nói chung và ĐCHT nói riêng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành hố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 - Thaùng 2/2014 64 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN HẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH HỐ HỒ CHÍ MINH THÁI VĂN ANH(*) TRẦN THỊ THU MAI(**) TÓM TẮT Bài viết trình bày thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập (ĐCHT) của sinh viên (SV) Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấycó nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên, song nhóm yếu tố chủ quan là ảnh hưởng nhất. Điều này cho thấy SV đã nhận thức được tầm quan trọng của bản thân đối với việc học tập nói chung và ĐCHT nói riêng. Từ khóa: sinh viên, động cơ học tập, hoạt động học tập, yếu tố ảnh hưởng. ABSTRACT The article presents the factors affecting the learning motivations (LM) of the students at Vietnam Buddhist Institute in Ho Chi Minh City. The research results show that there are many factors affecting students’ learning motivation and the subjective factors are the most influential. This suggests that the students have recognized their roles in the learning activities in general and the learning motivations in particular. Keyword: students, learning motivations, learning activities, affective factors. 1. Đ T VẤN ĐỀ Học tập ở bậc đại học là một hoạt động nhận thức độc đáo mang tính chất nghiên cứu, là sự cố gắng nỗ lực của từng sinh viên nhằm lĩnh hội những tri thức, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo đáp ứng với nghề nghiệp và phát triển bản thân trong tương lai. Hành vi học tập được thúc đẩy bởi ĐCHT. ĐCHT là một trạng thái nội tâm lâu dài có hiệu lực giúp người học duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm t i, vượt qua những trở ngại để có thể giải quyết những khó khăn [4, tr.224]. Theo hướng tiếp cận văn hóa - xã hội, có nhiều loại động cơ thúc đẩy SV học tập như: động cơ nghề nghiệp, động cơ nhận thức - khoa học, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định, động cơ mang tính cá nhân (vụ lợi). ĐCHT lại chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên trong bản thân người học và cả bên ngoài xã hội. Những yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến ĐCHT của SV bao gồm các yếu tố về tâm lí và thể chất, tiêu biểu như: mục đích, thái độ, cảm xúc, trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú, tình trạng sức khỏe. Những yếu tố bên ngoài tác động đến ĐCHT của SV, tiêu biểu như: môi trường học tập, giảng viên, chương trình học tập, tài liệu học tập, gia đình, bạn bè. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và học tập cần phát huy tối đa những thuận lợi bên trong và bên ngoài để sinh viên học tập tích cực nhất. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Học viện Phật giáo) là một trong bốn trường Phật học có chức năng đào tạo nhân tài ở bậc đại học cho Giáo hội Phật giáo Việt (*)ThS, NCS, Trường Trung cấp KT-CN Đông Nam, Bình Dương. (**) PGS.TS, Đạ i học Sư phạm TPHCM. 65 Nam. Những Tăng Ni sinh viên đang theo học tại Học viện là đội ngũ kế thừa, phát triển đạo Phật và con đường giáo dục Phật giáo nhằm phục vụ các vấn đề thực tiễn của Giáo hội trong hiện tại và tương lai. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của sinh viên là rất cần thiết. Nhờ đó, Hội đồng điều hành Học viện và giảng viên (GV) có thể tác động vào những yếu tố này để hoạt động học tập của sinh viên trở nên mạnh mẽ, tích cực, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu đào tạo của Học viện. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TH THỨC NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn và thống kê toán học. Bảng câu hỏi được thực hiện qua hai giai đoạn. - Thăm dò thử trên 100 sinh viên với câu hỏi mở: Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của bạn là gì? - Sau khi thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành phân tích nội dung và thu được kết quả là một bảng hỏi đóng gồm 22 câu hỏi với thang đo 5 mức độ: từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, tương ứng với điểm số từ 1 đến 5. Kết quả khảo sát dựa vào điểm trung bình cộng, có thể quy đổi về các mức như sau: từ 4,1 đến 5,0: nhiều; 3,5 đến 4,09: tương đối nhiều; 2,50 đến 3,49: trung bình; dưới 2,49: ít. Nghiên cứu được khảo sát trên 323 sinh viên hệ chính quy của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, về khóa học có 178 SV khóa 8 và 145 SV khóa 9; về giới tính có 140 SV nam và 183 SV nữ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả khảo sát thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên được thể hiện ở bảng 1 như sau: Bảng 1. Những yếu tố ảnh hư ng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo Các nhóm yế tố Tổng hợp chung TB XB Y ếu t ố k h á ch q u a n ( T B : 3 ,1 2 ) Kì vọng của gia đình, sư phụ (Bổn sư xuất gia) 3,25 11 Chương trình học, nội dung học phù hợp, hấp dẫn 3,52 5 Ngành học đáp ứng nhu cầu của xã hội 3,19 15 Tấm gương của những tu sĩ đi trước 3,21 14 Giảng viên có trình độ và bài giảng sinh động, hấp dẫn 3,46 6 Bầu không khí học tập tại lớp 3,16 18 Áp lực các kì thi 3,27 10 Phương tiện truyền thông đại chúng 2,86 19 Thời gian tự học hạn chế 3,24 12 Điều kiện tu học nơi Tự viện (chùa) đang sinh sống 3,28 9 Tính thiết thực của các học phần 3,17 17 Giảng viên yêu cầu cao và nghiêm khắc trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 3,19 15 Được tham gia nhiều hoạt động ở nhà trường 2,42 21 Tài liệu học tập đa dạng, phong phú 3,45 7 Học bổng khuyến khích đối với sinh viên học tập tốt 2,35 22 Giảng viên ít chú ý, kiểm tra, nhắc nhở sinh viên học tập 2,85 20 66 Y ếu t ố c h ủ q u a n (T B : 3 ,7 5 ) Khiếm khuyết về kiến thức Phật học và thế học 3,43 8 Bản thân luôn muốn khám phá những kiến thức mới mẻ 3,96 2 Sức khỏe bản thân 3,23 13 Nhận thức đúng đắn của bản thân với ngành học 3,81 4 Ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật 4,15 1 Tính tự giác, cần cù, chăm chỉ 3,91 3 (Ghi chú: Trung bình: TB; Xếp bậc: XB) 3.1. Những yếu tố chủ quan ảnh hư ng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo Kết quả ở bảng 1 cho thấy điểm trung bình và vị trí xếp bậc cao nhất thuộc về các yếu tố chủ quan ở các vị trí 1,2,3,4. Trong đó, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy SV Học viện Phật giáo học tập chính là “Ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật”. Đây cũng là yếu tố được SV Học viện Phật giáo nhấn mạnh nhất, với điểm trung bình 4,15 và xếp bậc 1 cho thấy yếu tố này ảnh hưởng ở mức độ nhiều. Kế đến là yếu tố ảnh hưởng ở mức tương đối nhiều đến ĐCHT của SV là “Bản thân luôn muốn khám phá những kiến thức mới mẻ” xếp bậc 2 (TB = 3,96), “Tính tự giác, cần cù, chăm chỉ” xếp bậc ở vị trí 3 (TB = 3,91), “Nhận thức đúng đắn của bản thân với ngành học” xếp bậc ở vị trí 4 (TB = 3,81). Còn hai yếu tố chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình đến ĐCHT của SV là “Khiếm khuyết về kiến thức Phật học và thế học” và “Sức khỏe bản thân” ở vị trí xếp bậc 8, 13 với điểm trung bình tương đương 3,43 và 3,23. Số liệu trên chứng tỏ SV Học viện Phật giáo đã nhận thức được tầm quan trọng của bản thân đối với việc học nói chung và ĐCHT nói riêng. Mục đích của quá trình học tập chỉ có thể đạt được khi bản thân SV là chủ thể tích cực trong các hoạt động học tập. Nếu SV không ý thức được vai trò, ý nghĩa bản thân mình, không có nhu cầu học tập, không cố gắng vươn lên, không nhận thức đúng về ngành học thì dù cho GV giỏi, uyên thâm về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đến đâu cũng không thể giúp SV thu hoạch kết quả học tập tốt. Việc học tập do chính SV thực hiện một cách có ý thức, chủ động là con đường duy nhất để SV tự làm giàu kiến thức và hoàn thiện nhân cách chính mình. Yếu tố “Ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật” được SV Học viện Phật giáo đánh giá là có ảnh hưởng rất nhiều đến ĐCHT của bản thân. Thực tế, lứa tuổi SV là giai đoạn mà tự ý thức phát triển cao nên tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lí cơ bản của SV. Ở lứa tuổi này họ đã biết đánh giá toàn diện về bản thân, về vị trí của mình trong xã hội. Nhờ đó họ có những hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với chính mình để định hướng nhân cách của bản thân theo các yêu cầu của xã hội. Khi được phỏng vấn, SV Trần Ngọc V (Pháp danh Đồng B, lớp Hoằng pháp, khóa 8) cho biết: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản hoài. Đó chính là tiêu chí phấn đấu của một tu sĩ. uốn thực hiện được tốt hoài bão ấy, tôi thầm nghĩ phải nỗ lực học tập nhiều để hành trang của mình phong phú khi tiến đến sự thực hành . Thiết nghĩ, nhà trường cần phối hợp với GV trong công tác giáo dục giúp SV luôn ý thức về vị trí của mình trong xã hội để họ không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân trong cuộc sống tu tập cũng như trong học tập. Yếu tố “Bản thân luôn muốn khám phá những kiến thức mới mẻ” được SV đánh giá ảnh hưởng đến ĐCHT ở mức độ tương đối nhiều. SV Nguyễn Thị B (Pháp danh Viên A, lớp Triết học, Khóa 8) phát biểu: ong muốn khám phá những tinh hoa của Phật giáo luôn giúp tôi học tập để tự hoàn thiện bản thân trở thành một tu sĩ có 67 đầy đủ tri thức, phẩm chất tốt để làm lợi ích cho Phật pháp, phục vụ nhân sinh . Không chỉ mong muốn khám phá những kiến thức trong Phật học mà ngay cả những kiến thức về các môn khoa học bên ngoài cũng được SV Học viện Phật giáo mong muốn tìm hiểu để góp phần bổ sung, làm mới mẻ cho sự giải thích và vận dụng kiến thức Phật học vào đời sống. SV Nguyễn Văn B (Pháp danh Đồng Q, lớp Đại cương, Khóa 9) chia sẻ: “Học tập là hình thức tiếp thu kiến thức có trong đạo lẫn ngoài đời. Từ những kiến thức đó đúc kết thành hành trang trên con đường giáo hóa, đem ánh sáng Phật pháp tới quần chúng để làm vơi bớt khổ đau trên cuộc đời . Yếu tố “Tính tự giác, cần cù, chăm chỉ” và “Nhận thức đúng đắn của bản thân với ngành học” ở vị trí cạnh nhau trên thang xếp bậc là 3 và 4. Bản thân hai yếu tố này đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình học tập của SV. Bởi vì, tính tự giác, cần cù, chăm chỉ chỉ có được khi chủ thể nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của ngành học trong xã hội, cũng như trong đời sống thực tiễn đối với bản thân. Khi cá nhân nhận thức đúng đắn, rõ ràng về ngành học của mình đối với tương lai, họ sẽ tự giác thực hiện những công việc đặt ra trong học tập và sẽ nỗ lực phấn đấu hết sức mình để công việc đạt kết quả cao. Đối với hai yếu tố thuộc về nhóm những yếu tố chủ quan là: “Khiếm khuyết về kiến thức Phật học và thế học” (TB = 3,43) và “Sức khỏe bản thân” (TB = 3,23) SV đánh giá chỉ ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến ĐCHT của mình. Tuy nhiên, trong thực tế qua một số công trình nghiên cứu khác thì hai yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến ĐCHT của SV. Bởi vì, nếu SV thiếu sức khỏe và khiếm khuyết về kiến thức làm nền tảng, cơ sở cho việc học tập thì rất dễ rơi vào trạng thái chán nản, thờ ơ, bị động, rất khó để theo kịp chương trình. 3.2. Những yếu tố khách quan ảnh hư ng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo Đầu tiên, yếu tố được SV cho rằng có tầm ảnh hưởng nhiều đến ĐCHT của mình là “Chương trình học, nội dung học phù hợp, hấp dẫn”, xếp bậc ở vị trí thứ 5 (TB = 3,52). Như vậy, có thể thấy chương trình học tập, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hấp dẫn với bản thân SV có thể là động lực tạo nên niềm say mê, hứng thú trong học tập của SV. Học viện Phật giáo cần nghiên cứu đưa vào chương trình những môn học mang tính chất thiết thực, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của SV nhằm kích thích và tạo động lực mạnh mẽ để SV học tập đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh chương trình học, nội dung học phù hợp, thì “GV có trình độ và phương pháp dạy học sinh động, hấp dẫn” (TB = 3.46) cũng được SV đánh giá có tầm ảnh hưởng tương đối nhiều đến ĐCHT, xếp bậc ở vị trí thứ 6. Vị trí xếp bậc này chứng tỏ đa phần SV đều đề cao vai trò của GV, nhất là phương pháp giảng dạy của GV, ảnh hưởng trực tiếp đến ĐCHT của họ. Trong quá trình dạy học, GV kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động nơi SV dễ dàng khiến SV hào hứng đón nhận kiến thức. Ngược lại, khi GV tiến hành giảng dạy theo kiểu thầy đọc – trò chép sẽ làm giảm, thậm chí mất đi tính tích cực chủ động của SV, khiến họ giảm hứng thú học tập. Trong phỏng vấn, khi được hỏi: Có những SV học tập với tâm trạng và cảm xúc chán nản, không hứng thú, bị động, theo bạn vì sao? SV Huỳnh Ngọc M (Pháp danh Thành H, lớp Đại cương, khóa 9) trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do phương pháp giảng dạy của GV không phù hợp, không sinh động, kế đó là chương trình học quá nặng . Và khi được hỏi: Những biện pháp cần thiết của nhà trường để giúp bạn học tập tốt hơn? Một SV khóa 8 trả lời: Theo tôi, lực lượng GV có chuyên môn sư phạm cần phải đông đảo, đã được kinh qua sở tu và sở học sẽ dễ truyền đạt hơn . Như vậy, GV và phương 68 pháp giảng dạy đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra hứng thú học tập, thúc đẩy ĐCHT của SV. Theo sau yếu tố chương trình học và GV là yếu tố “Tài liệu học tập” (TB = 3,45) và “Điều kiện tu học nơi tự viện đang sinh sống”(TB = 3,28). Đây là hai yếu tố SV đánh giá có tầm ảnh hưởng ở mức độ trung bình đối với ĐCHT của họ. Trong chương trình học thời gian lên lớp chỉ có hạn, những kiến thức tiếp thu còn hạn hẹp, cho nên SV cần phải đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để bổ sung vào vốn tri thức của bản thân trong quá trình tự học. Trong phỏng vấn và phiếu thăm dò ý kiến nhiều SV nêu ý kiến nhà trường cần hỗ trợ tài liệu tham khảo, thư viện cần mở rộng, cải thiện, đầy đủ sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của môn học mà nhà trường đưa ra. Số liệu bảng 1, còn chỉ ra bốn yếu tố thuộc nhóm yếu tố khách quan được SV đánh giá có mức độ ít ảnh hưởng đến ĐCHT của bản thân. Đó là “Phương tiện truyền thông đại chúng” (TB = 2,86; XB = 19), “GV ít chú ý, kiểm tra, nhắc nhở SV học tập ” (TB = 2,85; XB = 20), “Được tham gia nhiều hoạt động ở trường” (TB = 2,54; XB = 21) và “Học bổng khuyến khích đố SV học tập tốt” (TB = 2,35; XB = 22). Tóm lại, qua khảo sát thực trạng ở bảng 1 cho thấy cả hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan đều có ảnh hưởng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo. Trong đó nhóm yếu tố chủ quan được xem là những yếu tố bên trong, ảnh hưởng trực tiếp đến ĐCHT được SV đánh giá có tầm ảnh hưởng tương đối nhiều (TB = 3,75). Còn nhóm yếu tố khách quan được xem là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ĐCHT, được SV đánh giá có tầm ảnh hưởng trung bình đến ĐCHT của họ (TB = 3,12). 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH Kết quả khảo sát cho thấy động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Các yếu tố này tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Trong đó, các yếu tố chủ quan được sinh viên đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn nhất và ở mức tương đối nhiều. Trong các yếu tố chủ quan, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐCHT của SV đó là ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật. Còn các yếu tố khách quan đó là: chương trình học, nội dung học phù hợp, hấp dẫn; giảng viên có trình độ và phương pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn; tài liệu học tập đa dạng, phong phú. Để thúc đẩy ĐCHT của SV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, Hội đồng điều hành cùng giảng viên trong quá trình tổ chức giảng dạy cần phát huy tối đa những thuận lợi bên trong và bên ngoài để SV học tập tích cực nhất. Cụ thể: - Xây dựng chương trình học tập khoa học, cân đối giữa lí luận với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. - Nâng cao hơn nữa việc đáp ứng cơ sở vật chất, cung cấp tài liệu học tập đầy đủ cho SV. - Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV. - Tạo điều kiện để SV rèn luyện những phẩm chất tâm lí và bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng học tập cho SV. - Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề để lôi cuốn sinh viên tham gia nhằm kích thích ĐCHT. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Anh (2013), Động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. 2. Phạm Minh Hạc (2000), Tuyển tập tâm lí học, Nxb Giáo dục. 3. Dương Thị Kim Oanh (2013), “Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập”, Khoa học, (48), tr.138. 4. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lí học Sư phạm Đại học, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM. 5. Huỳnh Văn Sơn (2012), Tâm lí học Sư phạm Đại học, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM. 6. Zoltan Dornyei (2001), Teaching and researching motivation, Harlow u.a, Longman, pp.34. * Nhận bài ngày: 27/12/2013. Biên tập xong: 18/2/2014. Duyệt đăng: 24/2/2014.
Tài liệu liên quan