1. Kinh tế vĩ mô khác với kinh tế vi mô như thế nào? Những vấn đề chính yếu của kinh tế vĩ mô là gì?
2. Sự khác nhau giữa GDP và GNI là gì?
3. Sự khác nhau giữa chỉ số giá Laspeyres (như CPI) và chỉ số giá Paasche (như chỉ số khử lạm phát/hay chỉ số giảm phát GDP – GDP deflator)?
4. Trong mô hình tăng trưởng Solow, mỗi sự kiện sau đây ảnh hưởng như thế nào đến mức thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng và tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng:
a) tăng tỷ lệ tiết kiệm (s)
b) tăng tốc độ tăng trưởng dân số (n)
c) tăng tốc độ tăng trưởng công nghệ (g) thông qua nâng cao năng lực lao động
5. Hạch toán tăng trưởng là gì? Ý nghĩa của TFP và tốc độ thay đổi của nó?
6. Giải thích các ngân hàng tạo ra tiền như thế nào? Mối quan hệ giữa cơ sở tiền và cung tiền là gì? Làm thế nào ngân hàng trung ương tăng cơ sở tiền?
7. Phân biệt giữa đô la hóa, đặc quyền thu lợi từ việc phát hành tiền, thuế lạm phát, và chính sách vô hiệu hóa/chính sách bù trừ?
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3897 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Kinh tế vĩ mô của thầy Châu Văn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập – Chương trình Cao học
Kinh tế vĩ mô khác với kinh tế vi mô như thế nào? Những vấn đề chính yếu của kinh tế vĩ mô là gì?
Sự khác nhau giữa GDP và GNI là gì?
Sự khác nhau giữa chỉ số giá Laspeyres (như CPI) và chỉ số giá Paasche (như chỉ số khử lạm phát/hay chỉ số giảm phát GDP – GDP deflator)?
Trong mô hình tăng trưởng Solow, mỗi sự kiện sau đây ảnh hưởng như thế nào đến mức thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng và tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng:
tăng tỷ lệ tiết kiệm (s)
tăng tốc độ tăng trưởng dân số (n)
tăng tốc độ tăng trưởng công nghệ (g) thông qua nâng cao năng lực lao động
Hạch toán tăng trưởng là gì? Ý nghĩa của TFP và tốc độ thay đổi của nó?
Giải thích các ngân hàng tạo ra tiền như thế nào? Mối quan hệ giữa cơ sở tiền và cung tiền là gì? Làm thế nào ngân hàng trung ương tăng cơ sở tiền?
Phân biệt giữa đô la hóa, đặc quyền thu lợi từ việc phát hành tiền, thuế lạm phát, và chính sách vô hiệu hóa/chính sách bù trừ?
Phương trình số lượng là gì? Tốc độ lưu chuyển thu nhập của tiền là gì? Thuyết số lượng tiền là gì?
Giải thích phương trình Fisher? Nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng, chuyện gì xảy ra cho lãi suất danh nghĩa?
Chi phí của lạm phát là gì?
Cán cân thương mại và đầu tư nước ngoài ròng liên hệ với nhau như thế nào?
Định nghĩa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực?
Điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước nếu một trong hai nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn nước kia?
Lời giải thích về mặt kinh tế cho độ dốc của đường IS là gì? Cho độ dốc của đường LM là gì?
Điều gì khiến đường IS dịch chuyển? Điều gì khiến đường LM dịch chuyển? Hãy chắc chắn rằng bạn có thể giải thích được lý do tại sao?
Đường tổng cầu được suy ra từ mô hình IS-LM như thế nào? Cách giải thích về mặt kinh tế cho độ dốc của đường AD là gì?
Điều gì làm cho đường tổng cầu AD dịch chuyển?
Tại sao thay đổi mức giá không làm đường tổng cầu dịch chuyển?
Hãy xem xét một nền kinh tế đóng. Giải thích về mặt kinh tế, tại sao tăng thâm hụt ngân sách chính phủ (chính sách thu chi ngân sách) làm dịch chuyển đường AD sang phải? Hãy giải thích về mặt kinh tế, tại sao tăng cung tiền (chính sách tiền tệ) làm dịch chuyển đường AD sang phải?
Phương trình đường IS trong một nền kinh tế đóng thay đổi như thế nào khi chuyển thành một nền kinh tế mở nhỏ?
Cách giải thích về mặt kinh tế cho đường IS*? Cho độ dốc của đường LM*?
Hãy xét một nền kinh tế mở nhỏ có tỷ giá hối đoái thả nổi. Hãy giải thích về mặt kinh tế tại sao tăng thâm hụt ngân sách chính phủ (chính sách thu chi ngân sách) không làm dịch chuyển đường AD sang phải? Hãy giải thích về mặt kinh tế, tại sao tăng cung tiền (chính sách tiền tệ) làm dịch chuyển đường AD sang phải?
Hãy xét một nền kinh tế mở nhỏ có tỷ giá hối đoái cố định. Hãy giải thích về mặt kinh tế tại sao tăng thâm hụt ngân sách chính phủ (chính sách thu chi ngân sách) làm dịch chuyển đường AD sang phải? Hãy giải thích về mặt kinh tế, tại sao tăng cung tiền (chính sách tiền tệ) không làm dịch chuyển đường AD sang phải?
Hãy xét một nền kinh tế mở nhỏ trong đó mức giá trong nước và nước ngoài không đổi. Điều gì xảy ra cho tiết kiệm quốc dân (S), lãi suất thực (r), đầu tư (I), xuất khẩu ròng (NX), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e), và cung tiền (M) khi mỗi sự kiện sau đây xảy ra nếu tỷ giá hối đoái thả nổi? Điều gì xảy ra nếu tỷ giá hối đoái cố định?
Chính phủ tăng thuế T
Ngân hàng trung ương tăng cung tiền M
Chính phủ tăng thuế nhập khẩu để ngăn chặn bớt nhập khẩu
Chính phủ các nước lớn tăng thâm hụt ngân sách của họ
Mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (tài khoản chính) trong cán cân thanh toán của một quốc gia là gì?
Đường cong Phillips giúp chúng ta hiểu gì về chi phí của việc giảm tỷ lệ lạm phát?
Điều kiện ngang bằng lãi suất (danh nghĩa) là gì? Điều kiện này có ý nghĩa gì đối với quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa của các nước khác nhau và những dự đoán (kỳ vọng) về tỷ giá hối đoái danh nghĩa tương lai? Điều gì ắt phải xảy ra với lãi suất trong nước nếu chính phủ muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định nhưng thị trường lại dự đoán có sự mất giá đồng tiền?
Những yếu tố gì thể hiện khó khăn đối với một quốc gia muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định và do đó khiến cho thị trường dự đoán có sự mất giá? Tại sao một vài quốc gia trải qua “cuộc khủng hoảng tiền tệ” và sự mất giá “ép buộc”?
Tại sao phá giá đồng tiền có thể hữu ích trong mỗi trường hợp sau đây:
Một nước đang trong tình trạng suy thoái với một khoản thâm hụt ngoại thương lớn vì đồng tiền bị định giá quá cao.
Một nước đang ở trạng thái cân bằng dài hạn nhưng muốn giảm thâm hụt ngoại thương kéo dài mà không làm thay đổi sản lượng Y.
Ủy ban tiền tệ hay hội đồng tiền tệ hoạt động như thế nào để duy trì tỷ giá hối đoái cố định?
Vì sao vấn đề trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay là làm thế nào để dung hòa giữa vốn lưu chuyển tự do với các cơ chế tỷ giá hối đoái ổn định hay cố định?
Ba điều không tương thích hay ba điều không thể xảy ra đồng thời trong chính sách của một quốc gia là gì? (Trilema).
Phân biệt giữa cơ chế vận hành của hệ thống bản vị vàng và cơ chế tỷ giá hối đoái cố định theo hiệp định Bretton – Woods?
Các hệ thống tỷ giá hậu Bretton – Woods là gì? Xu hướng lựa chọn cơ chế tỷ giá của các quốc gia diễn ra như thế nào?
Vì sao một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định có nhiều khả năng bị tấn công đầu cơ?
Tại sao một cơ chế kiểm soát vốn và thả nổi đồng tiền cũng có nhiều vấn đề?
Vì sao việc lựa chọn cơ chế tỷ giá không quan trọng bằng sự phát triển các định chế tài khóa và tiền tệ. Các định chế cần thiết cho việc thiết lập sự ổn định và phát triển hệ thống tiền tệ và tỷ giá cũng như ổn định hóa kinh tế vĩ mô của Việt Nam, theo bạn, là gì và vì sao bạn đề nghị những định chế này?
Bạn có đồng ý với lập luận cho rằng nguồn gốc của các cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng là ở sự tự do hóa tài chính không kiểm soát nổi, và sự thất bại trong việc duy trì kỷ cương tài chính? Giải thích tại sao có và tại sao không?
Vì sao những luồng vốn tư nhân khổng lồ đổ vào các thị trường mới nổi làm cho việc quản lý kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn hơn? Có cách nào để khắc phục tình trạng này không?
Các bài học gì có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 cho Việt Nam? Những dấu hiệu nào mà bạn cho rằng Việt Nam đang có xu hướng bị đe dọa bởi việc đi chệch hướng và dễ bị tác động bởi tiềm ẩn khủng hoảng có thể xảy ra?
Khoảnh khắc Minsky có nghĩa là gì? Vì sao có lập luận cho rằng cuộc khủng hoảng 2007-2008 là một khoảnh khắc Minsky?
Cuộc khủng hoảng 2007-2008 có thể tác động đến nền kinh tế Việt Nam trên những phương diện nào? Những đề xuất cụ thể gì bạn cho là hữu hiệu nhất nhằm góp phần giúp Việt Nam giảm thiểu tác động từ các cú sốc này?
Bài học gì rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng 2007-2008?
Sự bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam thể hiện ở những dấu hiệu và những lĩnh vực nào? Hãy thử đưa ra 3 ưu tiên chính sách hay cách thức thực hiện nhằm góp phần ổn định hóa nền kinh tế và tạo đà tăng trưởng dài hạn hơn?