Hoa là chồi cành biến thái, sinh trưởng có hạn, trong trường hợp điển hình có mangcác lá bào tử tham gia vào quá trình sinh sản, đó là nhị hoa (cơ quan sinh sản đực) vànhụy hoa (cơ quan sinh sản cái) và các lá không tham gia vào quá trình sinh sản: đó là láđài (K) và lá tràng (C) để tạo thành bao hoa (P).
Hoa thường mọc ra từ nách của một lá, lá đó gọi là lá bắc. Có một số hoa cóthể không có lá bắc (hoa Bưởi, hoa Cải.), ngược lại có một số hoa, ngoài lá bắcchính còncó thêm 1-2 lá bắc con thường nằm vuông góc với lá bắc (hoa Muồng),
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo của hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo của hoa
1.1. Định nghĩa
89
Hoa là chồi cành biến thái, sinh trưởng có hạn, trong
trường hợp điển hình có mang
các lá bào tử tham gia vào quá trình sinh sản, đó là
nhị hoa (cơ quan sinh sản đực) và
nhụy hoa (cơ quan sinh sản cái) và các lá không tham
gia vào quá trình sinh sản: đó là lá
đài (K) và lá tràng (C) để tạo thành bao hoa (P).
Hoa thường mọc ra từ nách của một lá, lá đó gọi là lá
bắc. Có một số hoa có
thể không có lá bắc (hoa Bưởi, hoa Cải...), ngược lại
có một số hoa, ngoài lá bắc
chính còn có thêm 1- 2 lá bắc con thường nằm vuông
góc với lá bắc (hoa Muồng),
có trường hợp các lá bắc của nhiều hoa trong cụm
hoa họp lại thành tổng bao (hoa
Rau mùi, Thìa là, hoa các cây họ Cúc).
Phần đầu của cành mang hoa gọi là cuống hoa, có
hoa có cuống rất ngắn, hoặc
không có (hoa Trinh nữ). Đầu tận cùng của cuống
hoa thường loe rộng ra tạo thành
đế hoa, đế hoa có thể lồi, phẳng hoặc lõm.
1.2. Cấu tạo các thành phần của hoa
1.2.1. Đế hoa
Đế hoa là phần đầu tận cùng của cuống hoa, thường
phình to ra mang bao hoa
và các bộ phận sinh sản. Ở những dạng nguyên thủy,
đế hoa thường dài và có dạng
hình nón (hoa Ngọc lan ta, Dạ hợp). Trong quá trình
phát triển của thực vật, đế hoa
có xu hướng thu ngắn lại, trở thành đế phẳng, hoặc có
khi lõm lại thành hình chén
(Hoa hồng). Có trường hợp đế hoa phát triển thành
một bộ phận riêng mang nhụy
gọi là cột nhụy (hoa Ngọc lan) hoặc mang cả nhị và
nhụy, gọi là cột nhị - nhụy (hoa
Lạc tiên, Dâm bụt). Ngoài ra, đế hoa có thể mang
một bộ phận dày và nạc gọi là
đĩa mật, bao gồm các tuyến mật tập trung lại. Sự có
mặt của đĩa mật là một biểu
hiện cho sự thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ
của một số loài hoa.
1.2.2. Đài hoa (Kalyx - K)
Là bộ phận ngoài cùng của hoa và làm nhiệm vụ che
chở, các lá đài thường có
màu lục, hình dạng giống lá, đôi khi có dạng tam
giác, dạng sợi, dạng vảy... và màu sắc
tương đối phong phú. Trong một số trường hợp đài
có màu sắc giống với cánh hoa.
Các lá đài có thể tách rời nhau, gọi là đài phân (hoa
Cải, Phượng vĩ...) có thể dính lại
Hình 4.1. Sơ đồ cắt dọc
của hoa lưỡng tính
1. Đế hoa; 2. Vết gắn
các bộ phận bao hoa; 3.
Đài hoa; 4. Tràng hoa;
5. Chỉ nhị; 6. Bao phấn;
7. Bộ nhị; 8. Bầu; 9. Vòi
nhuỵ; 10. Núm nhuỵ; 11.
Bộ nhuỵ
(Nguồn: T. Elliot Weier,
C. Ralph Stocking, 1982)
90
với nhau, gọi là đài hợp (hoa Rau muống, Dâm bụt),
trong trường hợp đó phần dính lại
làm thành ống đài, phần trên gọi là thùy của đài, ống
đài có thể dài hoặc ngắn và khác
nhau tùy loài...
Số lượng các lá đài ở trong hoa có thể thay đổi
thường là 3 (hoa của thực vật 1
lá mầm); hoặc là 4, 5 (hoa của thực vật 2 lá mầm).
Đài hoa có thể rụng trước khi
hoa nở (hoa Thuốc phiện), hoặc cùng tồn tại và phát
triển với hoa và quả (hoa các
cây họ Cà...).
Ở một số cây, ngoài vòng đài chính còn có vòng đài
phụ (họ Bông...) Về
nguồn gốc các đài phụ có thể do các lá kèm của đài
biến đổi thành (Hoa hồng) hoặc
do các lá bắc con biến đổi thành (các cây trong họ
Bông). Đài hoa có thể có những
biến đổi đặc biệt: có thể biến đổi thành lông (các cây
họ Cúc) hoặc phát triển thành
cánh của quả (cây Chò, cây Sao...) để làm bộ phận
phát tán quả.
Về hình dạng và cấu tạo giải phẫu, đài là bộ phận ít
chyên hóa nhất của hoa
và gần với lá dinh dưỡng nhất. Nhu mô đồng hóa của
các lá đài thường có cấu tạo
đồng nhất không phân biệt thành nhu mô giậu và mô
xốp, chúng có chức năng bảo
vệ hoa và duy trì chức năng quang hợp vì có chứa sẵn
lạp lục, số lượng các bó dẫn
của đài thường bằng số lượng bó dẫn trong lá dinh
dưỡng.
1.2.3. Tràng hoa (Corolla - C)
Tràng hoa là bộ phận phía trong của đài, thường có
màu sắc sặc sỡ và có hương
thơm để hấp dẫn sâu bọ giúp cho sự thụ phấn. Tràng
hoa thường gồm những mảnh có
màu gọi là cánh hoa (cánh tràng). Màu sắc của cánh
hoa có thể do các chất antoxyan
hoà tan trong dịch tế bào, hoặc do các chất màu chứa
trong các lạp màu. Cánh hoa
trong một số trường hợp có thể có hương thơm do
biểu bì tiết ra các chất dầu thơm
(hoa Hồng, Nhài, Ngọc lan, Bưởi...).
Số lượng các cánh hoa ở các họ thực vật ở mức tiến
hoá thấp, thường nhiều và
không cố định. Nhưng ở các họ thực vật ở mức tiến
hoá cao hơn, số lượng cánh
hoa đã giảm xuống và thường là 4,5 hay bội số của
4,5 (hoa cây thực vật 2 lá mầm)
hoặc 3 hay bội số của 3 (hoa cây thực vật 1 lá mầm).
Số lượng cánh hoa thường
tương ứng với là đài, từ đó ta có các khái niệm về
hoa mẫu 3, mẫu 4, mẫu 5.
Hình 4.2. Một số kiểu
đài hoa
1,2. Đài hợp hình ống; 3.
Đài phụ và đài chính đều,
hợp; 3. Đài hình môi; 5.
Đài biến đổi thành lông;
6. Đài đồng trưởng; 7.
Đài rời, đều.
(Nguồn: Denis Bach, 1945)
91
Về kích thước, các cánh tràng thường có kích thước
lớn hơn đài hoa. Mỗi cánh
hoa thường gồm một phiến rộng ở phía trên, gọi là
phiến và một phần thu hẹp ở
dưới gọi là móng (hoa Phượng vĩ).
Các cánh hoa có thể tách rời nhau (cánh phân); hoặc
dính nhau (cánh hợp)
tạo thành ống tràng ở phía dưới và phía trên rời nhau
gọi là các thùy tràng, thùy
tràng có số lượng tương ứng với số mảnh cánh hoa đã
dính lại. Tùy theo mức độ và
các kiểu dính nhau tràng hợp có thể hình ống (hoa
cây họ Cúc), hình phễu (hoa Rau
muống, Bìm bìm), hình đinh (hoa Trang), hình bánh
xe (hoa các cây họ Cà), hình
môi (các cây họ Hoa môi); hình thìa lìa (các cây họ
Cúc)...
Đài và tràng kết hợp với nhau tạo thành bao hoa
(perigonium - P), thường bao
hoa có thể phân hóa thành đài và tràng rõ rệt, nhưng
trong một số trường hợp chưa
phân hóa rõ, các bộ phận của bao hoa đều giống lá
đài (hoa Dừa) và các bộ phận
của bao hoa giống với cánh tràng (hoa Huệ...).
Khi hoa nở, các cánh hoa rời cũng như các thùy tràng
(trong trường hợp hoa
cánh hợp) có thể giống nhau về hình dạng và kích
thước (hoa đều) cũng có thể khác
nhau (hoa không đều).
Trong một số trường hợp, các cánh hoa có thể mang
các phần phụ hình vảy hoặc
hình sợi (hoa Trúc đào, hoa Lạc tiên...) những phần
phụ này có thể phát triển thành một
tràng phụ (hoa Thiên lý, hoa Náng trắng...). Đôi khi
các cánh hoa lai kéo dài thành một
cái cựa, có thể chứa tuyến mật (hoa Phong lan).
Về mặt cấu tạo giải phẫu, các cánh hoa thường mỏng
hơn lá đài thường gồm 3
hoặc 4 lớp tế bào, đôi khi chỉ gồm 2 lớp biểu bì trên
và dưới, giữa 2 lớp biểu bì là
các tế bào không chứa diệp lục, giữa các tế bào có
các khoảng gian bào. Các cánh
hoa thường chỉ có một bó mạch.
Hình 4.3. Các kiểu tràng hoa rời
1.Tràng hình hoa hồng; 2. Tràng hình hoa cẩm
chướng; 3A.B. Tràng hình chữ thập;
4. A.B. Tràng hình bướm; 5. Tràng hình hoa lan.
(Nguồn: Denis Bach, 1945)
92
1.2.4. Nhị hoa (Androeceum - A)
Nhị hoa là cơ quan sinh sản đực của hoa, tập hợp các
nhị ở trong hoa hình
thành nên bộ nhị. Số lượng nhị trong bộ nhị có thể
thay đổi: từ rất nhiều trong các
họ thấp (Ngọc lan, Sen, Súng, Hoa hồng), giảm đi và
cố định ở các họ tiến hoá hơn,
số lượng các nhị thường là 4,5 hoặc bội số của 4,5
(thường gặp ở các cây thực vật 2
lá mầm) và 3 hoặc bội số của 3 (Thường gặp ở các
cây thực vật 1 lá mầm) cũng có
khi giảm xuống chỉ còn 1 (họ Gừng) hoặc 1/2 (họ
Hoàng tinh).
Nhị hoa trong trường hợp điển hình thường gồm 2
phần chính: Chỉ nhị và bao
phấn, bao phần thường gồm hai ô phấn (nửa bao
phấn) ngăn cách với nhau bởi
trung đới.
Những nhị có chỉ nhị loe rộng hoặc hình bản có thể
có nhiều bó dẫn hơn (3 - 5
hoặc 7 bó).
Hình 4.5. Cấu tạo một nhị hoa
1.Bao phấn; 2. Chỉ nhị
A. Bao phấn đính gốc
B. Bao phấn đính lưng
a. Chỉ nhị:
Thường đính trên đế hoa, hoặc có khi đính trên
tràng (thường gặp ở những hoa có cánh hợp), chỉ nhị
có thể dài hoặc ngắn, trong một số trường hợp chỉ nhị
rất ngắn khiến cho bao phấn gần như đính trực tiếp
trên
đế hoa. Chỉ nhị có thể đơn hoặc phân nhánh, trên mặt
cắt ngang chỉ nhị có hình tròn hoặc trái xoan, hoặc
đôi
khi có dạng bản dẹp như lá.
Cấu tạo của chỉ nhị rất đơn giản: phía ngoài có biểu
bì
bao bọc, dưới biểu bì thường có 2 - 3 lớp tế bào mô
mềm, màng mỏng. Một bó dẫn duy nhất nhất nằm ở
giữa, trong đó libe phát triển kém hơn,sau đó bó dẫn
tiếp tục chạy và trung đới, đôi khi ở đó nó được phân
nhánh ra