Như bài đầu tiên đã viết, khi tìm hình ảnh minh họa cho phần
viết về chiếc bát ăn cơm, tôi đã không thể tìm ra chiếc bát hải
Dương trắng hoa văn đỏ ngày trước. Cùng với sự biến mất
của chiếc bát sứ Hải Dương, những chiếc bát chiết yêu và
nhiều loại bát ngày xưa giờ rất khó để tìm thấy. Với nhiều
người, sự biến mất của một vài cái bát cũ kỹ, và có đôi phần
xấu xí,
40 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiếc bát ăn cơm và nghề gốm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc bát ăn cơm và nghề
gốm Việt Nam
Như bài đầu tiên đã viết, khi tìm hình ảnh minh họa cho phần
viết về chiếc bát ăn cơm, tôi đã không thể tìm ra chiếc bát hải
Dương trắng hoa văn đỏ ngày trước. Cùng với sự biến mất
của chiếc bát sứ Hải Dương, những chiếc bát chiết yêu và
nhiều loại bát ngày xưa giờ rất khó để tìm thấy. Với nhiều
người, sự biến mất của một vài cái bát cũ kỹ, và có đôi phần
xấu xí, là một điều gì đó hết sức hiển nhiên. Chẳng mấy ai
quan tâm xem những chiếc bát thuần Việt giờ còn lại bao
nhiêu?
Cùng với sự phát triển về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nghề
gốm của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Đây có thể là một
tín hiệu vui với nhiều người, khi những đồ gốm sứ được đa
dạng hóa về mẫu mã, bền đẹp hơn về chất lượng. Nhưng với
những làng gốm, việc biến mất của rất nhiều đồ gốm sứ
thuần Việt là một tín hiệu cho thấy làng nghề gốm sứ truyền
thống tại Việt Nam gần như đã "biến mất".
Nói đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ phản đối, và dẫn chứng
về một loạt làng nghề gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam vẫn
đang hoạt động và phát triển mạnh, như gốm sứ Bát Tràng,
gốm sứ Hải Dương, gốm sứ Minh Long...
Nhưng, với những gì tôi được chứng kiến ở làng gốm Bát
Tràng, thì tôi nghĩ, gốm sứ thuần Việt chắc chắn không còn
phát triển như trước, hay đúng hơn là vẫn phát triển, nhưng
theo một cách hoàn toàn khác với gốm sứ truyền thống xưa
kia.
Đây là những gì tôi thấy ở làng gốm Bát Tràng, ghi nhận
trong một ngày ghé thăm:
"Nói đến Bát Tràng, trong đầu tôi mặc định hiện lên hình ảnh
của những bức tường loang lổ rêu phong, những lò nung gốm
màu đất nâu, con đường nhỏ lát gạch đỏ uốn lượn quanh
những ngôi nhà cổ Tóm lại, để cho đúng với định nghĩa về
một làng nghề, TRONG tưởng tượng của tôi, mọi cảnh vật và
con người đều hiện lên với vẻ gì đó rất ư là truyền thống và
cũ kỹ.
Và đây là những gì tôi đã thấy trong ngày về Bát Tràng.
Ngay đầu làng, nếu có thể gọi đây là một cái làng, thay vì
con đường lát gạch đỏ mềm mại, tôi gặp ngay một con đường
bê tông rộng thênh thang, đủ cho 2 ô tô tránh nhau thoải mái.
Thứ truyền thống duy nhất tôi gặp trên đường làng là một xe
ngựa, không rõ xe chở gì nhưng nó làm tôi đặc biệt chú ý vì
đuôi con ngựa. Dài, vàng và bết. Đặc biệt hơn vì anh chàng
đánh xe cũng có mái tóc giống y đuôi con ngựa. Bết, vàng và
dài.
Ngôi làng, nằm NGOÀI trí tưởng tượng của tôi, thật to đẹp,
hiện đại. Về một mặt nào đó, nó còn to đẹp hơn chán vạn khu
tập thể mà tôi đang ở. Nói là làng nhưng nhà nào nhà nấy to,
rộng, cao hai ba tầng. Cũng có những ngôi nhà cổ với mái
ngói rêu phủ như TRONG tưởng tượng của tôi, nhưng, khá
hiếm hoi và không đủ để thành một cái làng.
Nhưng tôi trấn an mình: ô hay, tại sao mình không hiểu rằng
đây là một làng nghề đang cần đẩy mạnh yếu tố du lịch? Mà
muốn thu hút được khách tham quan, thì ngoài những nét
truyền thống cũng cần đảm bảo cơ sở vật chất để phục vụ nhu
cầu đi lại và dịch vụ cho khách du lịch chứ? Và nếu ngôi làng
đã trở nên như một đô thị nhỏ thì lại càng chứng tỏ nghề
truyền thống ở đây đã phát triển rất tốt Okie, có thể chấp
nhận, dù thực sự, ngay từ đầu làng, nhiều thứ đã NGOÀI
tưởng tượng của tôi.
Đi tiếp.
Vào đến Bát Tràng. Vẫn giữ nguyên cái hình ảnh mặc định
trong đầu về một làng nghề, tôi cứ loanh quanh đi tìm những
bình gốm, những đĩa men, những lọ hoatrong lò gốm.
Nhưng thay vì thấy những lò gốm, tôi thấy hẳn một chợ gốm,
không, phải gọi là một siêu thị gốm. Dầu không có những kệ
hàng bóng lộn, không có điều hòa, nhân viên bán hàng không
mặc đồng phục, nhưng sự đồ sộ, phong phú và hiện đại thì
đúng là một siêu thị.
Ngay đầu chợ gốm là một cửa hàng mà ai cũng phải chú ý, vì
nó có đến một dãy những chiếc lục bình khổng lồ. Những
chiếc bình cao hơn đầu người, trên đó là cả một bức tranh với
nhiều đề tài khác nhau về phong cảnh, con người... Rồi
những dãy hàng chén bát, đĩa, cốcđủ loại. Nhiều hơn nữa
là những bức tượng gốm sứ cũng vô cùng đa dạng: tượng
Phúc Lộc Thọ đứng trên kệ, tượng Chí Phèo Thị Nở ngồi bệt
dưới sàn (rất rõ đẳng cấp và thể loại); tượng chó nằm, chó
ngồi, chó vui, chó buồn; Rồi cả một giàn chuông gió màu sắc
bắt mắt, kiểu dáng vô thiên lủng treo như một tấm màn to
Tôi chưa từng hình dung là Bát Tràng lại quy mô đến mức
ấy. Dẫu biết đây là một làng nghề nổi tiếng nhưng đúng là
mọi thứ đa phần nằm NGOÀI tưởng tượng của tôi. Cảm giác
về một ngôi làng truyền thống gần như rất ít. Tôi chỉ thấy
ngợp về số lượng, chủng loại của các thành phẩm gốm nơi
đây nhiều hơn là về một cái gì đó mang tính văn hóa. Hay tại
cái khái niệm văn hóa của tôi hạn hẹp, ko theo kịp thời đại?
Cũng có một dịch vụ được gọi là dịch vụ thăm làng gốm mà
theo như bạn bè quảng cáo và dân làng giới thiệu thì chúng
tôi có thể được nặn gốm trên bàn xoay, rồi nung gốm, tô
vẽ Tóm lại là có thể tự mình tham gia vào quy trình làm
gốm để có một thành phẩm hoàn hảo từ đầu chí cuối. Rất tiếc
là tôi lại không được tham gia nên cảm giác cuối cùng đọng
lại về Bát Tràng không giống như TRONG tưởng tượng của
tôi trước đó. Tự dặn mình lần sau có ghé Bát Tràng thì thế
nào tôi cũng phải vào một lò gốm bằng được, để xem điều đó
có bù đắp lại những gì tôi thấy Bát Tràng đang còn thiếu.
Chẳng hiểu có phải do tâm trạng có phần hơi mâu thuẫn về
Bát Tràng mà cuối cùng, những hình ảnh ghi lại được ở đây
không nhiều.
Đầu tiên là những màn chuông gió:
Còn đây là những vật dùng để trang trí nho nhỏ xinh xinh:
Những dãy bình gốm xếp dài
Heo đất, búp bê.
Cốc sứ ngộ nghĩnh
Bình rượu, lọ hoa
Mặt dây có khắc chữ cái và biểu tượng các con vật tương
ứng với 12 con Giáp
Còn đây là các vị Tam Đa.
Nhìn các vị xếp hàng thế này, tự dưng tôi thấy bớt đi chút
thành kính (!!!) - Xin các vị xá tội
Chí Phèo to Chí Phèo nhỏ, Thị Nở trên Thị Nở dưới
Để ý kỹ sẽ thấy Chí Phèo - Thị Nở ở mỗi hàng đều có những
nét khác nhau nào đó
Nhìn bức ảnh này, tôi luôn liên tưởng đến một cuộc chiến đa
chủng tộc
Còn bạn, đã bao giờ bạn đến Bát Tràng? Và bạn có tìm thấy
những nét truyền thống, thuần Việt ở đâu không? Hãy chỉ
giúp để mọi người cùng biết nhé!