Tóm tắt. Chính sách dân số là một trong những vấn đề đang được quan
tâm hàng đầu ở nước ta. Đó được hiểu là những chủ trương và biện pháp
của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số theo những mục tiêu
nhất định. Chính sách dân số đóng vai trò quan trọng đối với sự biến động
dân số của Việt Nam và được phản ánh thông qua tác động của nó đến mức
sinh, mức chết và di dân trong nước. Bằng các kết quả nghiên cứu cụ thể,
tác giả đã trình bày toàn bộ tác động đó trên bình diện cả nước và các vùng
lãnh thổ trong thời gian 20 năm giữa ba cuộc Tổng điều tra dân số ở nước
ta vào năm 1989, 1999, 2009.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách dân số và tác động của nó đến biến động dân số Việt Nam giai đoạn 1989 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Vol. 56, No. 5, pp. 92-100
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 – 2009
Lê Hồng Hạnh
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
E-mail: lehanh512@yahoo.com
Tóm tắt. Chính sách dân số là một trong những vấn đề đang được quan
tâm hàng đầu ở nước ta. Đó được hiểu là những chủ trương và biện pháp
của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số theo những mục tiêu
nhất định. Chính sách dân số đóng vai trò quan trọng đối với sự biến động
dân số của Việt Nam và được phản ánh thông qua tác động của nó đến mức
sinh, mức chết và di dân trong nước. Bằng các kết quả nghiên cứu cụ thể,
tác giả đã trình bày toàn bộ tác động đó trên bình diện cả nước và các vùng
lãnh thổ trong thời gian 20 năm giữa ba cuộc Tổng điều tra dân số ở nước
ta vào năm 1989, 1999, 2009.
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình dựng xây đất nước, dân số và việc hoạch định chính sách dân
số là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngay từ năm 1961, Chính
phủ đã có Quyết định số 216/CP ngày 26 tháng 12 về việc sinh đẻ có hướng dẫn.
Với văn bản này, có thể coi Việt Nam là nước có chương trình dân số - kế hoạch hoá
gia đình vào loại sớm trên thế giới.
Nước ta là một quốc gia đông dân với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tương
đối cao trong một thời gian dài. Dân số đông, tăng nhanh đã để lại những hậu quả
nặng nề trong hàng loạt lĩnh vực về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhờ tác động
của các chính sách đúng đắn về dân số, trong hai thập niên gần đây Việt Nam đã có
những thành công nhất định và được tặng Giải thưởng Dân số của Liên Hợp Quốc
năm 1999.
Trong phạm vi có hạn của bài báo, tác giả xin trình bày tóm tắt các kết quả
nghiên cứu của mình về chính sách dân số và tác động của nó đến mức sinh, mức
chết và di dân trong nước ở Việt Nam trong giai đoạn giữa các cuộc Tổng điều tra
dân số 1989 – 1999 – 2009.
92
Chính sách dân số và tác động của nó đến biến động dân số Việt Nam...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chính sách dân số
Ngay từ đầu thế kỉ XX, vấn đề dân số được sự chú ý đặc biệt của hầu hết các
nước trên thế giới. Nhiều quốc gia đã có chính sách dân số. Dù quan niệm như thế
nào thì mỗi chính sách dân số đều có mục tiêu (theo từng thời gian cụ thể), giải
pháp và các chương trình tương ứng để đạt được mục tiêu đề ra.
Nhìn chung, chính sách dân số bao gồm các nội dung như quan điểm, mục tiêu
và hệ thống giải pháp để đạt được mục tiêu trong các lĩnh vực: hôn nhân, sinh sản,
nâng cao sức khoẻ, di cư. Nếu như ở các nước kinh tế phát triển, chính sách nhập
cư là quan trọng thì đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, giảm mức sinh
là mục tiêu hàng đầu [3].
Chính sách dân số còn được hiểu là những chủ trương và biện pháp của mỗi
quốc gia nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số theo những mục tiêu nhất định.
Đặc điểm chủ yếu của chính sách dân số là phải do Nhà nước đưa ra (dưới dạng
đạo luật, sắc lệnh, quan điểm hay các chương trình quản lí), phải bao trùm tất cả
các quá trình dân số và phải có mục tiêu cũng như giải pháp cụ thể.
Về phân loại, chính sách dân số được chia thành ba nhóm chính. Đó là nhóm
chính sách tác động tới mức sinh (các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế sinh
đẻ thông qua sự thay đổi tuổi kết hôn, số con trong mỗi gia đình, khoảng cách giữa
các lần sinh); nhóm chính sách tác động tới mức chết (các chính sách giảm mức
chết thông qua nhiều chương trình như phòng trừ dịch bệnh, cải thiện chế độ dinh
dưỡng, nâng cao mức sống, điều kiện làm việc. . . ) và nhóm chính sách tác động tới
di dân (gồm di dân trong nước, di dân quốc tế cũng như xuất cư và nhập cư) [1].
Ở Việt Nam, có thể chia quá trình hình thành và triển khai chính sách dân
số thành ba giai đoạn và được tính bắt đầu từ năm 1961 khi Chính phủ ban hành
Quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Giai đoạn thứ nhất từ năm
1961 đến khi đất nước tái thống nhất (30 tháng 4 năm 1975) với đặc điểm là chính
sách dân số mới chỉ triển khai ở miền Bắc hướng tới việc sinh đẻ có hướng dẫn, có
kế hoạch. Giai đoạn thứ hai từ năm 1975 đến năm 1992 với mục tiêu đẩy mạnh công
tác dân số - kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
hàng năm. Giai đoạn thứ ba từ năm 1993 đến nay là giai đoạn có bước phát triển
toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Nước ta từ chỗ có cơ cấu dân
số trẻ đến những năm đầu của thế kỉ XXI đã xuất hiện dấu hiệu già hoá dân số. . .
93
Lê Hồng Hạnh
2.2. Tác động của chính sách dân số đến biến động dân số Việt
Nam
2.2.1. Tác động đến mức sinh
Sinh đẻ là một quá trình dân số mà mức sinh biểu thị khả năng sinh sản của
người phụ nữ. Mức sinh phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh sản, mà còn vào
hàng loạt nhân tố khác, trong đó chính sách dân số giữ vai trò quyết định. Để đo
sự biến động về mức sinh, cần phải sử dụng hai tiêu chí. Đó là tỉ suất sinh thô (viết
tắt theo tiếng Anh: CBR từ Crude Birth Rate, nghĩa là tương quan giữa số trẻ em
sinh ra trong năm còn sống so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính
bằng phần nghìn) và tổng tỉ suất sinh (viết tắt: TFR từ Total Fertility Rate, nghĩa
là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời mình, nếu
như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm
đó) [2].
Hình 1. Mức sinh ở Việt Nam giai đoạn 1989-2009 [5]
- Tỉ suất sinh thô (CBR) của nước ta có xu hướng giảm nhanh nhờ tác
động chủ yếu của chính sách giảm sinh. Trước năm 1989, CBR rất cao (năm 1960
là 46%₀, đến năm 1979 tuy có giảm nhưng vẫn đạt 33,2%₀). Trong giai đoạn giữa
ba cuộc Tổng điều tra dân số gần đây nhất, CBR giảm sâu liên tục từ 30,1%₀ năm
1989 xuống 19,9%₀ năm 1999 và 17,6%₀ năm 2009, nghĩa là trong vòng 20 năm đã
giảm được tới 12,5%₀.
Việc giảm sinh tác động tích cực đến cả quy mô dân số lẫn đời sống kinh tế
- xã hội và môi trường của cả nước cũng như của mỗi cộng đồng. Chất lượng cuộc
sống nói chung và chất lượng dân số nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Do số
lượng trẻ em ít hơn nên việc chăm sóc con cái về mặt dinh dưỡng, giáo dục rõ ràng
là tốt hơn. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được nâng cao
rõ rệt. . .
94
Chính sách dân số và tác động của nó đến biến động dân số Việt Nam...
Bảng 1. Mức sinh theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2009 [5]
Các vùng 1989 1999 2009
CBR
(%₀)
TFR
(con)
CBR
(%₀)
TFR
(con)
CBR
(%₀)
TFR
(con)
Cả nước 30,1 3,8 19,9 2,3 17,6 2,03
Đồng bằng sông Hồng 26,5 3,1 16,2 2,0 17,6 2,11
Đông Bắc 33,8 4,2 19,3 2,3 19,6 2,24
Tây Bắc 33,8 4,2 28,9 3,6 19,6 2,24
Bắc Trung Bộ 32,6 4,3 21,4 2,8 16,9 2,21
Duyên hải Nam Trung Bộ 33,9 4,5 21,0 2,5 16,9 2,21
Tây Nguyên 46,0 6,1 29,8 3,9 21,9 2,65
Đông Nam Bộ 29,2 3,4 18,2 1,9 17,5 1,69
Đồng bằng sông Cửu Long 35,9 4,6 18,9 2,1 16,0 1,84
Trên bình diện cả nước, CBR giảm nhanh. Năm 2009, CBR của nước ta còn
thấp hơn mức trung bình của thế giới (17,6%₀ so với 20%₀). Tuy nhiên, sự biến động
của CBR giữa các vùng diễn ra với mức độ không phải giống nhau. Sự biến động
này được thể hiện qua hai xu hướng sau đây:
+ Giảm sự chênh lệch về CBR giữa vùng có mức sinh cao nhất và vùng có mức
sinh thấp nhất. Trong cả năm 1989, 1999 và 2009, Tây Nguyên là vùng có CBR cao
nhất, song CBR thấp nhất lại có sự thay đổi. Năm 1989 và 1999 là Đồng bằng sông
Hồng, còn năm 2009 là Đồng bằng sông Cửu Long. Sự chênh lệch về mức sinh giữa
vùng cao nhất và vùng thấp nhất giảm nhanh từ 19,5%₀ năm 1989 (46%₀ của Tây
Nguyên so với 26,5%₀ của Đồng bằng sông Hồng) xuống 13,6%₀ năm 1999 (29,8%₀
của Tây Nguyên so với 16,2%₀ của Đồng bằng sông Hồng) và chỉ còn 5,9%₀ năm
2009 (21,9%₀ của Tây Nguyên so với 16%₀ của Đồng bằng sông Cửu Long).
+ Giảm CBR ở tất cả các vùng tuy mức độ giảm có sự khác nhau. Có thể
chia các vùng thành 3 nhóm: nhóm có mức độ giảm nhanh (Tây Nguyên, Đồng bằng
sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ); nhóm có mức độ giảm
trung bình (Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam Bộ) và nhóm có mức độ giảm chậm
(Đồng bằng sông Hồng). Nếu lấy năm 2009 so với năm 1989, vùng có mức giảm
CBR nhanh nhất là Tây Nguyên với 24,1%₀ (21,9%₀ so với 46%₀), còn chậm nhất
là Đồng bằng sông Hồng 8,9%₀ (17,6%₀ so với 26,5%₀).
- Tổng tỉ suất sinh (TFR) của nước ta dưới tác động của chính sách giảm
sinh cũng có xu hướng giảm rõ rệt. Trong giai đoạn 1989 – 2009 mức giảm của cả
nước tới gần 1,8 con. Như vậy, vào năm 2009 TFR của Việt Nam là 2,03, nghĩa là
đã thấp hơn TFR trung bình của thế giới (2,03 so với 2,6 của thế giới). Có thể coi
đây là một thành công lớn về chính sách dân số của nước ta. Năm 1989 TFR của cả
nước là 3,8. Nhiều vùng trong nước đã vượt ngưỡng 4,0, trong đó TFR cao nhất là
95
Lê Hồng Hạnh
Tây Nguyên (lên đến 6,1). Sau 20 năm, bức tranh này đã khác. Năm 2009 TFR của
nước ta chỉ còn 2,03 và Tây Nguyên cũng ở mức 2,65. Dĩ nhiên, mức giảm TFR có
sự khác nhau giữa các vùng: giảm nhanh nhất là Tây Nguyên, rồi đến Đồng bằng
sông Cửu Long và chậm nhất vẫn là Đồng bằng sông Hồng.
Việc triển khai chính sách dân số ở nước ta đã đem lại những kết quả đáng
khích lệ về giảm sinh, cả CBR lẫn TFR. Tuy vậy, chính sách dân số cũng góp phần
để lại hậu quả không mong muốn. Trong vài năm gầy đây, nước ta đang phải đối
mặt với thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Để đo cơ cấu dân số theo giới
tính, một trong những tiêu chí thường được sử dụng là tỉ số giới tính (số nam/100
nữ). Vấn đề đang được đề cập ở đây là tỉ số giới tính khi sinh (nghĩa là số bé trai
được sinh ra/100 bé gái). Chính sách dân số ở nước ta hướng đến gia đình có quy
mô nhỏ (từ 1 đến 2 con). Hơn nữa, tâm lí của người dân thường thích có con trai
hơn và họ có thể đạt được mong muốn ấy thông qua sự hỗ trợ về y tế (thí dụ bằng
cách nào đó để biết được giới tính của thai nhi). Kết quả là tỉ số giới tính của trẻ sơ
sinh tăng vọt. Năm 1979 con số này ở mức tự nhiên (105 bé trai/100 bé gái). Đến
năm 1999 tỉ số giới tính khi sinh tăng lên 107 và năm 2009 đạt 111 (nghĩa là cứ trên
100 bé gái thì có 111 bé trai được sinh ra). Nếu không có biện pháp can thiệp kịp
thời thì trong vài năm tới nó có thể vượt ngưỡng 115. Hậu quả này sẽ trở thành vấn
đề nan giải của xã hội trong hai, ba thập niên tới khi có hàng triệu thanh niên đến
tuổi trưởng thành không có khả năng lấy vợ Việt Nam.
2.2.2. Tác động đến mức chết
Nếu như chính sách dân số có tác động quyết định đến sự biến động mức sinh
thì đối với mức chết nó chỉ có ý nghĩa quan trọng. Điều đó được hiểu là có nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến mức chết, trong đó có chính sách dân số với tầm quan trọng
nhất định của nó. Để nghiên cứu sự biến động về mức chết, có thể sử dụng hai tiêu
chí: tỉ suất chết thô (viết tắt: CDR từ Crude Death Rate, nghĩa là tương quan giữa
số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính
bằng phần nghìn) và tuổi thọ trung bình (hay còn gọi là triển vọng sống, viết tắt:
E0, nghĩa là số năm mà một người sinh ra có thể sống được) [2].
- Tỉ suất chết thô (CDR) của Việt Nam có chiều hướng giảm, tuy chưa
thật ổn định. CDR ở mức 7,3%₀ năm 1989, sau đó giảm nhanh xuống 5,6%₀ năm
1999 rồi lại tăng nhẹ lên 6,7%₀ năm 2009. Nhiều chương trình của Nhà nước về
nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh. . . đã
góp phần làm giảm mức chết. Kết quả là năm 2009, CDR của nước ta đã thấp hơn
mức trung bình của thế giới (6,7%₀ so với 8%₀).
Sự biến động về CDR có sự khác nhau giữa các vùng theo cả hai xu hướng:
vừa giảm sự chênh lệch về CDR giữa vùng có trị số cao nhất và thấp nhất, vừa giảm
CDR ở tất cả các vùng. Ở xu hướng thứ nhất, mức chênh lệch từ 5,0%₀ năm 1989
96
Chính sách dân số và tác động của nó đến biến động dân số Việt Nam...
Hình 2. Mức chết và tuổi thọ bình quân
ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2009 [5]
giảm xuống 4,2%₀ năm 1999 và còn 2,3%₀ năm 2009. Ở xu hướng thứ hai, giảm
nhanh nhất trong giai đoạn 1989 – 2009 là Tây Nguyên (5,1%₀) và chậm nhất là
Đồng bằng sông Hồng (1,2%₀). Có hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long, CDR năm 2009 lại cao hơn năm 1999.
Bảng 2. Mức chết theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2009 [5]
Các vùng 1989 1999 2009
CDR
(%₀)
Eo
(tuổi)
CDR
(%₀)
Eo
(tuổi)
CDR
(%₀)
Eo
(tuổi)
Cả nước 7,3 65,3 5,6 68,6 6,7 72,8
Đồng bằng sông Hồng 26,5 69,8 5,1 71,5 5,3 73,8
Đông Bắc 8,0 65,5 6,4 67,5 6,1 67,9
Tây Bắc 8,0 63,0 7,0 63,1 6,1 67,9
Bắc Trung Bộ 9,0 65,3 6,7 68,5 5,9 72,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 8,1 66,2 6,4 67,4 5,9 72,4
Tây Nguyên 10,8 58,5 8,7 61,6 5,7 68,9
Đông Nam Bộ 5,8 69,2 4,5 72,4 4,4 73,9
Đồng bằng sông Cửu Long 7,0 66,4 5,0 68,9 5,1 73,0
- Tuổi thọ trung bình (Eo) ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 2009 tăng lên
đáng kể. Trên phạm vi cả nước, Eo từ 65,3 tuổi năm 1989 lên 68,6 tuổi năm 1999
và 72,8 tuổi năm 2009 (trong khi Eo của thế giới năm này chỉ là 69 tuổi).
Giữa các vùng trong nước cũng có sự khác nhau về Eo. Nếu như năm 1989
vùng có Eo cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (69,8 tuổi) và thấp nhất là Tây Nguyên
(58,5 tuổi) thì đến năm 2009 tương ứng lại là Đông Nam Bộ (73,9 tuổi) và Đông
Bắc, Tây Bắc (67,9 tuổi).
97
Lê Hồng Hạnh
Trong giai đoạn 1989 – 2009 vùng có mức tăng Eo nhanh nhất là Tây Nguyên
(10,4 tuổi), còn chậm nhất là Đồng bằng sông Hồng (4,0 tuổi). Sự biến động về Eo
theo chiều hướng nói trên có sự đóng góp không nhỏ của chính sách dân số, tuy nó
không phải là nhân tố quyết định.
2.2.3. Tác động đến di dân trong nước
Tương tự như đối với mức chết, chính sách dân số có vai trò quan trọng tác
động đến di dân trong nước. Nói cách khác, bức tranh di dân trong nước thể hiện
ở mức độ nhất định các chính sách di dân ở nước ta.
Bảng 3. Tỉ suất di cư phân theo các vùng của nước ta
năm 1999 và năm 2009 (%₀) [5]
1999 2009
Các vùng Nhậpcư
Xuất
cư
Di cư
thuần
Nhập
cư
Xuất
cư
Di cư
thuần
Cả nước 19 19 0 30 30 0
Trung du miền núi phía Bắc 9 18 -10 9 27 -18
Đồng bằng sông Hồng 11 21 -11 16 18 -2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ 7 26 -19 6 45 -38
Tây Nguyên 93 17 76 36 27 9
Đông Nam Bộ 63 14 49 127 10 117
Đồng bằng sông Cửu Long 5 14 -10 4 46 -42
Từ bảng số liệu đã thu thập được, có thể nhận thấy năm 1999 Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư (số người nhập cư lớn hơn số người xuất cư),
các vùng còn lại là vùng xuất cư (số người xuất cư lớn hơn số người nhập cư). Tây
Nguyên với mật độ dân số còn thấp, tài nguyên thiên nhiên lại phong phú nên đây
là nơi thu hút phần đông dân cư nông thôn của các tỉnh phía Bắc đến sinh cơ lập
nghiệp. Đông Nam Bộ với thành phố Hồ Chí Minh cũng là điểm đến hấp dẫn của
lao động cả nước. Trong luồng di cư tới đây có một bộ phận đến để học tập, nâng
cao tay nghề, sau đó ở lại làm việc. . .
Đến năm 2009 bức tranh tổng thể về di dân trong nước tuy vẫn là hai vùng
nhập cư và bốn vùng xuất cư, nhưng bên trong đó đã có những thay đổi cơ bản.
Sau 10 năm, cường độ di cư của hai vùng nhập cư đã có sự thay đổi trái chiều.
Tỉ suất di cư thuần của Tây Nguyên giảm khá mạnh, từ 76 xuống còn 9 người di
cư/1000 dân. Trong khi đó, con số này ở Đông Nam Bộ tăng gần 2,5 lần, từ 49 lên
117 người di cư/1000 dân.
Trong số bốn vùng xuất cư thì ba vùng có tỉ suất di cư thuần tăng trong giai
đoạn 1999 – 2009 là Đồng bằng sông Cửu Long (tăng hơn 4 lần từ -10 lên -42 người
98
Chính sách dân số và tác động của nó đến biến động dân số Việt Nam...
di cư/1000 dân), Duyên hải miền Trung (gồm Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ, tăng 2 lần từ -19 lên -38 người di cư/1000 dân) và Trung du miền núi
phía Bắc (tăng 1,8 lần, từ -10 lên -18 người di cư/1000 dân). Chỉ có Đồng bằng sông
Hồng là tỉ suất di cư thuần giảm (từ -11 xuống -2 người di cư/1000 dân).
Như vậy, sự biến động về di dân trong nước về đại thể ít nhiều là kết quả của
chính sách dân số gắn với chủ trương di dân có tổ chức tới các vùng còn nhiều tiềm
năng của đất nước.
2.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và triển khai có hiệu
quả chính sách dân số
Trong giai đoạn 1989 – 2009, chính sách dân số đã có những tác động tích cực
đến sự biến động dân số Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai chính
sách dân số cũng còn những hạn chế nhất định và có cả kết quả không như mong
đợi. Do vậy trong giai đoạn 2011 – 2020, xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau
đây trên bình diện vĩ mô:
2.3.1. Giải pháp về tổ chức và quản lí
Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức triển khai chính sách dân số,
đặc biệt ở cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng. Mặt khác, cần tăng cường sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số nói chung và
triển khai chính sách dân số nói riêng. Giữa Trung ương và địa phương phải định
rõ trách nhiệm theo nguyên tắc Trung ương tập trung xây dựng chính sách, chương
trình dân số. . . ; còn phía địa phương có nghĩa vụ triển khai có hiệu quả các chính
sách, chương trình đã được đề ra.
2.3.2. Giải pháp về tăng cường và đa dạng hoá công tác truyền thông
Một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện chính sách dân số là vận động,
tuyên truyền, giáo dục; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho những gia đình
quy mô nhỏ, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện công tác dân
số - kế hoạch hoá gia đình. Đặc biệt, cần giáo dục cho người dân nói chung và thế
hệ trẻ nói riêng thay đổi những giá trị và hành vi dân số phù hợp với tình hình thực
tiễn hiện nay của đất nước.
2.3.3. Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách dân số
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng được chủ động tham gia công tác dân số. Trên
cơ sở đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân số trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
99
Lê Hồng Hạnh
3. Kết luận
Dân số và việc hoạch định chính sách dân số là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Là một nước đông dân,
tốc độ gia tăng dân số còn nhanh trong suốt thời gian dài, nhờ tác động của các
chính sách dân số mà tình hình dân số Việt Nam đã có những thay đổi tích cực.
Các chính sách dân số bao gồm những chủ trương, biện pháp tác động tới mức
sinh, mức tử và di dân đã điều tiết được quá trình biến đổi dân số phù hợp với phát
triển kinh tế - xã hội.
Việc triển khai các chính sách dân số ở nước ta tác động tích cực đến việc
giảm sinh, giảm tử vong, giảm tốc độ gia tăng dân số và thay đổi quá trình di dân.
Tuy nhiên cùng với những tác động tích cực thì việc xây dựng và thực hiện các
chính sách dân số cũng còn những hạn chế nhất định. Vì vậy Đảng và Nhà nước
cần tiếp tục triển khai một số biện pháp (về tổ chức quản lí; tăng cường và đa dạng
hoá công tác truyền thông; đẩy mạnh xã hội hoá, hoàn thiện hệ thống chính sách
dân số. . . ) để dân số nước ta phát triển ổn định và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thiện Trưởng (chủ biên), 2004. Dân số và phát triển bền vững ở Việt
Nam. Nxb Chính trị Quốc gia,
[2] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2005. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nxb Đại
học Sư phạm.
[3] Nguyễn Đình Cử, 2007. Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam. Nxb Nông
nghiệp.
[4] 2003. Pháp lệnh dân số. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] 1990 & 2000 & 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các
kết quả chủ yếu (3 tập của 3 cuộc Tổng điều tra năm 1989, 1999 và 2009). Ban
chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Hà Nội.
ABSTRACT
Population policy and its impact
on Vietnam demographic changes in the period covering 1989 - 2009
The Population Policy is one of the most interesting issues in our country
today. It is known as the policy and measures of the State to regulate the trans-
formation of the population according to certain objectives. The Population policy
plays an important role in the population changes of Vietnam and it is reflected
through its effects on fertility, mortality and migration in the country. With the
results of specific studies, the author has presented all those impacts on the whole
country and territories during 20 years amon