I.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NGA VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CSĐN
1.Cấu trúc và chức năng của HTCT LB Nga
Hệ thống chính trị của Liên bang Nga bao gồm:
- Tổng thống và Văn phòng Tổng thống.
- Quốc hội: Duma quốc gia và Hội đồng Liên bang (ngành lập pháp)
- Chính phủ Liên bang Nga và các cơ quan trực thuộc Chính phủ như các Bộ,
Tổng cục, Cục. (ngành hành pháp).
- Toà án (ngành tư pháp)
14 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách đối ngoại của lb nga từ 1991 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LB NGA TỪ 1991 ĐẾN NAY
T.S.Nguyen Dinh Luan
I.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NGA VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CSĐN
1.Cấu trúc và chức năng của HTCT LB Nga
Hệ thống chính trị của Liên bang Nga bao gồm:
- Tổng thống và Văn phòng Tổng thống.
- Quốc hội: Duma quốc gia và Hội đồng Liên bang (ngành lập pháp)
- Chính phủ Liên bang Nga và các cơ quan trực thuộc Chính phủ như các Bộ,
Tổng cục, Cục... (ngành hành pháp).
- Toà án (ngành tư pháp)
1.1. Quyền hạn của Tổng thống Liên bang Nga
Theo Hiến pháp được thông qua năm 1993:
- Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân trực tiếp bầu ra bằng phổ thông đầu
phiếu (quá 50% số phiếu bầu là hợp lệ, nếu có 02 người trở lên tham gia ứng cử,
thì ai được số phiếu cao hơn thì người đó thắng cử).
- Theo hiến pháp Liên bang Nga 1993, nhiệm kỳ của Tổng thống là 04 năm, tuy
nhiên theo đề nghị mới đây của Tổng thống Medvedev thì bắt đầu từ năm 2012,
nhiệm kỳ của Tổng thống sẽ kéo dài 6 năm.
- Theo điều 80 của Hiến pháp Liên bang Nga thì Tổng thống là người đảm bảo
cho các quyền tự do của các công dân Nga, bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn
vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, điều phối hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước.
- Tổng thống là người xác định những phương hướng chính trong chính sách đối
nội và đối ngoại, là người đại diện cao nhất của Liên bang Nga ở trong nước
cũng như trên thế giới. Tổng thống không nằm trong hệ thống phân chia quyền
lực mà đứng trên tất cả các nhánh của chính quyền.
2
- Quyền hạn của Tổng thống đối với nghị viện rất lớn: đưa ra hay bác bỏ những
dự án luật; có quyền giải tán Duma, ấn đinh bầu cử Duma trước thời hạn.
- Tổng thống chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ, có thể tuyên
bố giải tán chính phủ bất cứ lúc nào, chỉ định người đứng đầu Chính phủ để
Duma phê chuẩn. Trong trường hợp Duma 3 lần bỏ phiếu không thông qua, thì
Tổng thống hoặc giải tán Chính phủ, hoặc giải tán Duma. Ngược lại Duma cũng
có quyền bãi miễn Tổng thống, nhưng phải có bản luận tội Tổng thống với ít
nhâts 2/3 số đại biểu Duma tán thành.
- Trước năm 1993, ngoài chức Tổng thống còn có chức Phó Tổng thống (ông
Yeltsin làm Tổng thống, ông Ruskoi lúc đó chức Phó Tổng thống. Tuy nhiên, do
mâu thuẫn giữa hai ông căng thẳng tột độ (10/1993), nên sau khi giải quyết mâu
thuẫn xong, Tổng thống Yeltsin đề nghị bãi bỏ chức Phó Tổng thống khỏi Hiến
pháp Liên bang Nga).
1.2. Quốc hội:
Quốc hội Liên bang Nga gồm hai viện là Hội đồng Liên bang và Duma quốc gia.
- Hội đồng Liên bang: Hay còn được gọi là Thượng viện. Cơ cấu: Liên bang Nga
có tất cả 89 chủ thể, bao gồm các tỉnh, khu, các nước cộng hoà và các nước cộng
hoà tự trị nằm trong thành phần của Liên bang Nga. Mỗi chủ thể có 02 đại biểu
trong Hội động liên bang, như vậy Hội đồng Liên bang có tất cả là 178 địa biểu.
- Chức năng của Hội đồng liên bang:
+ Thông qua hoặc bãi bỏ các dự liật đã được thông qua tại Duma quốc gia.
+ Với 2/3 số phiếu (119 phiếu) Hội đồng liên bang sẽ vượt qua được quyết
định phủ quyết của Tổng thống. Với ¾ số phiếu, Hội đồng Liên bang có thể
thông qua bộ luật Hiến phép và luật sửa đổi Hiến pháp.
+ Bãi miễn Tổng thống bằng 2/3 số phiếu tán thành.
+ Chỉ định các thẩm phán của Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án trọng
tài...
-Duma quốc gia Nga:
3
Tên gọi Duma quốc gia được áp dụng từ năm 1906. Giai đoạn Liên Xô quốc hội
được gọi là Xô Viết tối cao Liên Xô. Từ năm 1993 đến nay, từ Duma quốc gia lại
được áp dụng trở lại. Duma quốc gia còn được gọi là Hạ viện.
Cơ cấu: Thành phần gồm 450 đại biểu. Số đại biểu này được bầu từ các khu vực
bầu cử và từ các đảng phái chính trị lớn (những đảng nào vượt qua được ngưỡng
5% số phiếu bầu cho đảng mình thì sẽ có quyền cử người của đảng mình tham
gia trong Duma quốc gia Nga.
Chức năng của Duma:
+ Thông qua đề nghị của Tổng thống về việc bổ nhiệm Thủ tướng.
+ Quyết định về vấn đề bất tín nhiệm đối với Chính phủ.
+ Thông qua các dự luật do Chính phủ soạn thảo, kể cả về đối ngoại.
1.3. Chính phủ Liên bang Nga:
-Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành pháp ở Liên
bang Nga. Chính phủ được quyền lãnh đạo hầu hết các ngành kinh tế quốc dân,
văn hoá, xã hội thuộc quyền quản lý của Liên bang và của các chủ thể của Liên
bang. Thủ tướng phải báo cáo với Tổng thống kết quả thực hiện những nhiệm vụ
do Tổng thống giao. Trên danh nghĩa Chính phủ, Thủ tướng đệ trình Duma xem
xét và phê chuẩn ngân sách Nhà nước, các dự án luật và chương trình Liên
bang...
-Thủ tướng Chính phủ được Tổng thống bổ nhiệm với sự nhất trí của Duma.
-Chấm dứt quyền hạn của Chính phủ khi:
+ Bầu cử Tổng thống mới.
+ Tự xin từ chức.
+ Tổng thống ra quyết định giải tán Chính phủ.
+ Duma biểu quyết không tín nhiệm Chính phủ và được Tổng thống chấp
nhận.
4
1.4. Các đảng phái chính trị trong hệ thống chính trị ở Liên bang Nga:
- Đảng Cộng sản Liên bang Nga.
- Đảng Dân chủ tự do.
- Đảng quả táo.
- Đảng Nước Nga thống nhất.
2.Vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đối với quá trình
hoạch định CSĐN
-Vai trò quyết định của Tổng thống và HĐANQG đối với các vấn đề đối ngoại.
-Ảnh hưởng của “tam giác quyền lực”: giới quan chức cầm đầu chính phủ ở trung
ương và địa phương + Lực lượng an ninh, quốc phòng + Giới tư sản mới (dầu
khí, ngân hàng v.v.).
-Tác động của truyền thông
II.GIAI ĐOẠN YELTSIN (1991-1999)
1.Chính sách của Yeltsin-Kozurev (1991-1995)
-Từ 1991-1993: “Nhất biên đảo”, thân Mỹ và phương Tây nhằm thanh thủ sự hậu
thuẫn, ủng hộ mục tiêu phục hưng nước Nga chống cộng, theo mô hình phương
Tây, “đi theo phương Tây vô điều kiện” nhưng không đạt được kết quả.
-Từ cuối 1993, bắt đầu điều chỉnh theo hướng cân bằng Âu-Á. Trong thông diệp
LB ngày 29/9/1994, Tổng thống Enxin khẳng định: “Năm 1994 chúng ta sẽ chấm
dứt thực tiễn sai lầm đơn phương nhượng bộ và nhấn mạnh việc chuyển sang xây
dựng quan hệ đối tác bình đẳng thể hiện trên hai mặt - trong hợp tác kinh tế và
phối hợp hành động trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế”.
“Những luận điểm cơ bản của CSĐN của LB Nga” (4/1993) xác định 9 lợi
ích sống còn của quốc gia, trong đó có “3. Khắc phục khủng hoảng nội bộ
bằng các cải cách chính trị và kinh tế-xã hội” và “7.Bằng mọi phương tiện
củng cố quan hệ với các nước ngoài mới ra đời trên lãnh thổ Liên Xô cũ”.
“Những nguyên tắc cơ bản của học thuyết quân sự Nga” (HĐAN thông
qua 21/11/1993) xác định 2 mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia là
5
(i) Chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang và (ii) Các cuộc xung đột vũ
trang trong nước. Nguyên nhân” “chủ yếu là do các mâu thuẫn xã hội,
chính trị, kinh tế, khu vực, tôn giáo, dân tộc, sắc tộc và các mâu thuẫn
khác, cùng mưu toan của một số nước và lực lượng chính trị muốn giải
quyết mâu thuẫn này bằng vũ lực”.
-Nguyên nhân điều chỉnh: sự thay đổi và xu hướng lớn trong môi trường chiến
lược khu vực và thế giới, thực tế tình hình an ninh (xu hướng ly khai và xung
đột) và phát triển trong nước, mục tiêu kiềm chế Nga của Mỹ và phương Tây,
thay đổi tương quan lực lượng trên chính trường sau bầu cử QH năm 1993 (phái
dân chủ thân phương Tây chiếm không còn vị thế áp đảo), đấu tranh nội bộ, sức
ép của dư luận xã hội về cả đối nội và đối ngoại) v.v.
2.Sự điều chỉnh chính sách của Yeltsin-Primacov (1996-1999)1
-Từ 1/1/1996, Primacov giữ chức Bộ trưởng NG thay Kozurev, thực hiện chính
sách “Cân bằng Đông Tây” (khôi phục và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và
Ấn Độ), cân bằng không có nghĩa là không có ưu tiên nhưng tránh “nhất biên
đảo” và tạo vị thế tốt hơn nhờ hợp tác đa phương, đa dạng nhằm tận dụng “sức
mạnh cấu trúc” và “sức mạnh cộng sinh”.
Công hàm của Tổng thống gửi HĐLB tháng 6/1996: nêu 5 lợi ích quốc gia
sống còn và các ưu tiên đối ngoại: Nga có vị trí tương xứng trên toàn cầu,
bảo đảm môi trường an ninh khu vực và tăng cường hợp tác khu vực, đẩy
mạnh quá trình liên kết SNG theo hướng hợp tác toàn diện.
Học thuyết an ninh quốc gia LB Nga (12/1997): xu hướng đa cực, xác định
ưu tiên hàng đầu lâu dài là củng cố quan hệ với các nước SNG, để đối phó
với sự mở rộng NATO sang phía Đông cần sử dụng sức mạnh quân đội
Nga với lá chắn tên lửa hạt nhân và khi cần thiết có thể sử dụng cả vũ khí
hạt nhân.
-Cơ sở điều chỉnh: sự thất bại của chính sách “Định hướng Đại Tây Dương”, thay
đổi và xu hướng lớn trong môi trường chiến lược khu vực và thế giới (cách mạng
KH-CN, toàn cầu hóa và khu vực hóa, ưu tiên phát triển kinh tế, xu thế hòa bình,
1 Yeltsin co vi loi ich cua nuoc Nga ko? Co, yeu nuoc Nga, vi loi ich cua nuoc Nga nhung theo kieu cua Yeltsin.
Ong muon cai tien va thay doi nuoc Nga. Niem tin ao tuong ve chinh tri, theo Phuong Tay va muon thay doi nuoc
Nga. De tin vao long tot cua doi phuong, tuy nhien tro thanh ca tin. My lo so tiem nang quan su cua Nga va chua
tin tuong Nga ngay duoc ma can phai co thoi gian.
Suc manh cau truc va suc manh cong sinh trong qhqt
Thay nhieu pho thu tuong
Chua xac dinh ro vai tro cua ca nhan
6
hợp tác và phát triển v.v.); những thách thức an ninh và phát triển trong nước; mở
rộng NATO; sự phản đối của xã hội v.v.
III.GIAI ĐOẠN PUTIN (2000-2008)
Putin: được bổ nhiệm giữ chức Thủ tướng LB Nga (8/1999), được trao quyền
Tổng thống LB Nga (12/1999), được bầu là Tổng thống LB Nga (5/2000).
1.Nhiệm kỳ I (2000-2004)
-Chiến lược an ninh quốc gia LB Nga (1/2000):
Xác định lợi ích quốc gia: “Đó là tổng hòa các lợi ích của cá nhân, của xã
hội và của Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, đối nội, đối ngoại, xã hội,
thông tin, quân sự, biên giới, môi trường và trong các lĩnh vực khác”.
Cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia: trong 3 yếu tố: nền kinh tế phát triển bền
vững, nền chính trị ổn định và môi trường quốc tế hòa bình, nền kinh tế là
mấu chốt nhất.
Nguy cơ an ninh: nền kinh tế yếu kém, quản lý xã hội lỏng lẻo là nguyên
nhân cơ bản dẫn tới an ninh quốc gia bị đe dọa. Chủ nghĩa khủng bố là một
thách thức toàn cầu.
Mục tiêu chính sách đối ngoại: xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội, đề cao vai trò LHQ (HĐBA)và LPQT, giữ vững
ổn định khu vực và toàn cầu, chống tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia.
-Chiến lược đối ngoại của LB Nga (6/2000)
Ưu tiên tối cao là bảo vệ lợi ích con người, xã hội và Nhà nước. Bảo vệ lợi
ích của LB Nga như một cường quốc vĩ đại, một trong những trung tâm có
ảnh hưởng cao trên thế giới.
Chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng, có thể dự báo được, thực dụng
cùng có lợi. Bảo đảm sự cân bằng giữa mục tiêu và khả năng thực hiện.
Bảo đảm lợi ích cả các nước khác, tìm kiếm giải pháp chung.
Cấu trúc thế giới với LHQ là trung tâm, duy trì ABM như trụ cột ổn định
chiến lược.
7
SNG là ưu tiên số 1, các khu vực khác Âu, Mỹ, Á, Phi v.v.
- Sau sự kiện 11/9/2001, trong phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao LB Nga ngày
12/7/2002, Tổng thống Putin đã nêu rõ những ưu tiên trong chính sách đối ngoại:
một là, đấu tranh ngăn chặn các nguy cơ khủng bố, tham gia liên minh quốc tế
chống khủng bố; hai là, củng cố và đẩy mạnh quan hệ đối tác tin cậy Nga-Mỹ; ba
là, tăng cường hội nhập với EU và bốn là, thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khuôn
khổ SNG.
- Sau sự kiện 11/9/2001 tới trước khi triển khai kế hoạch “Mở rộng cuộc chiến
chống khủng bố” (tiến hành cuộc chiến Irắc 3/2003): tăng cường hợp tác chống
khủng bố với Mỹ nhằm tạo bước đột phá trong xây dựng quan hệ đối tác thực sự
với Mỹ. Khác với “tuần trăng mật” Nga-Mỹ thời Enxin (theo phương Tây bằng
mọi giá!), Tổng thống Putin thúc đẩy hợp tác với Mỹ trên cơ sở “có đi có lại”.
Nga ủng hộ Mỹ sử dụng khu vực Trung Á (Udobekixtan, Tatgikixtan,
Curoguxtan) để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố tiêu diệt Taliban ở
Ápganixtan (Taliban hậu thuẫn cho lực lượng Hồi giáo chống Nga ở Chechnya).
Đổi lại, Mỹ ít đề cập đến vấn đề Chechnya, cam kết cùng Nga xây dựng quan hệ
đối tác chiến lược, hợp tác chống khủng bố (lập Nhóm làm việc phối hợp Mỹ-
Nga về chống khủng bố), giảm vũ khí hạt nhân, chống buôn lậu ma túy, giúp Nga
về kinh tế và ủng hộ Nga gia nhập WTO v.v. Đồng thời, đáp lại việc Mỹ rút khỏi
ABM (12/2001), cùng với phản ứng “nhẹ”, Nga cũng đã có những biện pháp
phòng ngừa như tham gia SCO (6/2002), cổ vũ hợp tác tay ba Nga-Trung-Ấn,
tăng cường quan hệ với Xyri, Iran (những nước có tư tưởng bài Mỹ) ở Trung
Đông v.v.
Khac vs Yeltsin ung ho My bang moi gia, Putin : co di co lai, (van de chesia)
- Từ sau khi bắt đầu triến khai kế hoạch “Mở rộng cuộc chiến chống khủng bố”
và sau cuộc chiến Irắc (3/2003): quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu căng thẳng. Nga biết rõ
mục tiêu kép của kế hoạch “Mở rộng cuộc chiến chống khủng bố” nên đã phản
đối quyết liệt cuộc chiến của Mỹ ở Irắc (về kinh tế, Nga bị thiệt hại khoảng 40 tỉ
USD về các hợp đồng dầu khí, điện lực, giao thông đã ký với Chính phủ Saddam
Hussein). Báo cáo của HĐĐN Mỹ nhận xét: “Nước Nga ngày nay không còn là
nước Nga cách đây 15 năm, đã có sự thay đổi, kể cả trong quan hệ với Mỹ”. Từ
đây, Nga bắt đầu cuộc đấu tranh nhằm xác lập “vị thế nước lớn” của Nga trong
quan hệ với Mỹ.
- Nguyên nhân điều chỉnh: thấy rõ hơn ý đồ chiến lược của Mỹ từ Ban Căng
(Kosovo) và Đông Âu (NMD), qua Trung Á (ngoài việc đưa quân vào 3 nước,
8
còn lôi kéo Grudia - “cách mạng hoa hồng” năm 2003) tới Trung Đông; xu
hướng chống Mỹ và phản đối Mỹ trên thế giới (Đức, Pháp, Trung Quốc cũng
phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh ở Irắc); giá dầu tăng giúp kinh tế Nga tăng
trưởng; nội bộ nhất trí và dư luận xã hội ủng hộ (Some 73 percent of Russians
held a positive view of America at the time (1990), and only 17 percent saw
NATO as an enemy. Today more than two-thirds of Russians have a negative
opinion of the United States, while 62 percent see NATO as the enemy.)
2.Nhiệm kỳ II (2004-2008): tiếp tục đấu tranh xác lập “vị thế nước lớn”
trong quan hệ với Mỹ và trên trường quốc tế
-Vấn đề dân chủ nhân quyền trong nước và “cách mạng màu” ở SNG ( Cam ở
Ucraina 2004, Tuy lip ở Curoguxtan 2005, Jeans ở Belarutxia 2006): Quan niệm
về “Nền dân chủ của nhà nước có chủ quyền” (Phát biểu TT Putin 25/4/2005);
Luật về các tổ chức phi chính phủ (12/2005).
-Vấn đề mở rộng NATO: củng cố SNG, sử dụng dầu khí để gây sức ép với
Ucraina (mùa đông 2006).
-Vấn đề NMD: (i) đưa tổ hợp “Topol – M” cơ động và đặt dưới tầm hầm vào chế
độ trực chiến; (ii) triển khai tên lửa chiến thuật hiện đại với tầm bắn 500 km ở
Kaliningrat và Belarutxia. Tuyên bố sẵn sàng đương đầu với bất kỳ đe dọa hạt
nhân nào (TT Putin, 30/3/2006).
-Đa phương: Phát biểu của TT Putin tại HNAN Munic (2/2007) nhân danh thế
giới ngoài phương Tây thách thức quyền lực của Mỹ.
-Cân bằng quyền lực: tăng cường quan hệ với châu Á-TBD, Mỹ Latinh.
-Nguyên nhân điều chỉnh: như đã nêu ở trên + sức ép “cách mạng màu” + sức
mạnh của Nga gia tăng + sa lầy khó tránh của Mỹ ở Irắc và Ápganixtan.
IV.GIAI ĐOẠN MEDVEDEV (5/2008-nay)
1.Học thuyết chính sách đối ngoại của LB Nga (7/2008)
-Học thuyết đối ngoại LB Nga” năm 2008 nhấn mạnh: “Tình hình thế giới đầu
thế kỷ XXI đã có những chuyển biến lớn, vị thế và vai trò của LB Nga ngày càng
được củng cố, Nga không chỉ có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế, mà còn có vai trò trong việc hình thành chương trình nghị sự quốc tế, vì
vậy cần phải có một cách nhìn nhận mới về tình hình cũng như các ưu tiên trong
9
chính sách đối ngoại của LB Nga. Ưu tiên cao nhất là bảo vệ an ninh quốc gia,
bao gồm an ninh của cá nhân, xã hội và Nhà nước”. Trên cơ sở phân tích đặc
điểm, xu thế của môi trường chiến lược mới và sức mạnh tổng hợp của LB Nga,
Học thuyết này đã xác định 8 mục tiêu cơ bản trong chính sách đối ngoại của LB
Nga trong giai đoạn tới là:
-Bảo đảm an ninh, giữ gìn và củng cố chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như vị
thế và uy tín vững chắc của LB Nga trên thế giới, đáp ứng ở mức cao nhất lợi ích
của LB Nga như một trong những trung tâm có ảnh hưởng của thế giới hiện đại.
-Tạo điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc hiện đại hóa nước Nga, nâng
cao đời sống nhân dân, hòa hợp xã hội, củng cố nhà nước pháp quyền và các thể
chế dân chủ, bảo đảm tính cạnh tranh của nước Nga trong thế giới toàn cầu hóa.
-Thúc đẩy các quá trình nhằm xây dựng trật tự thế giới bình đẳng và dân chủ dựa
trên nguyên tắc tập thể trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và tuyệt đối tuân
thủ luật pháp quốc tế, trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như quan hệ
bình đẳng và đối tác giữa các quốc gia. Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm
điều hòa các mối quan hệ quốc tế.
-Xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, ngăn chặn và triệt tiêu các nguồn gốc
gây căng thẳng và xung đột tại những vùng tiếp giáp với Nga và các khu vực
khác trên thế giới.
-Hợp tác với các nước và các tổ chức đa phương trên cơ sở đồng quan điểm và
song trùng lợi ích nhằm thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên quốc gia, thiết lập hệ
thống quan hệ quốc tế đối tác song phương và đa phương nhằm bảo đảm vị thế
quốc tế vững chắc của Nga trước những biến động của tình hình quốc tế và khu
vực.
-Bảo vệ quyền và những lợi ích hơp pháp của công dân Nga và người Nga sống ở
nước ngoài.
-Xây dựng hình ảnh một nước Nga dân chủ, có nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội và chính sách đối ngoại độc lập trong cách nhìn của cộng đồng quốc tế.
-Hỗ trợ và truyền bá tiếng Nga và văn hóa đa dân tộc của Nga nhằm góp phần
làm phong phú, đa dạng nền văn hóa và văn minh của thế giới hiện đại và sự phát
triển quan hệ bang giao giữa các nền văn minh.
10
2.Chiến lược an ninh của LB Nga năm 2009 và Học thuyết quân sự của LB
Nga năm 2010
-An ninh quốc gia là an ninh toàn diện và có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với
hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững.
-Mục tiêu của an ninh quân sự là bảo vệ những lợi ích sống còn của cá nhân, xã
hội và nhà nước, chống lại những mối đe dọa quân sự bên trong và bên ngoài có
ý đồ sử dụng lực lượng quân sự hoặc đe dọa vũ lực. Các mối đe dọa chiến tranh
từ bên ngoài đối với LB Nga gồm: (i) mong muốn dùng tiềm năng sức mạnh của
NATO và sử dụng các hoạt động chức năng toàn cầu trái với luật quốc tế nhằm
đặt các cơ sở hạ tầng quân sự ở các nước thành viên của NATO sát với biên giới
của LB Nga cũng như thông qua việc mở rộng tổ chức quân sự này; (ii) mưu toan
gây mất ổn định tình hình chính trị-xã hội ở các nước, các khu vực xung quanh,
đồng thời làm xói mòn sự ổn định chiến lược và (iii) khủng bố quốc tế, phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt và vũ khí thông thường v.v.
-An ninh năng lượng, an ninh môi trường toàn cầu và đối phó với khủng hoảng
kinh tế thế giới cũng là những ưu tiên an ninh chiến lược của LB Nga.
-Mục tiêu của an ninh nội địa là bảo vệ và nâng cao sức khỏe dân cư, chất lượng
giáo dục và trình độ lao động đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa xã hội. Khắc phục
những sự thiếu hụt về thể chế và thúc đẩy quá trình cải cách các cơ chế hoạt động
của nhà nước. Phát triển dân chủ ở LB Nga phải phù hợp với mục tiêu dân chủ
mà nhiều quốc gia đang theo đuổi và hoàn cảnh riêng của đất nước, tránh sự can
thiệp vào công việc nội bộ. Giáo dục văn hóa và phát huy sức mạnh văn hóa dân
tộc có tầm quan trọng đặc biệt và cần phải được ưu tiên đầu tư và phát triển.
Tăng cường sự đoàn kết của xã hội đa dân tộc hướng vào thực hiện các mục tiêu
chung của đất nước. Chủ động và tích cực bảo vệ quyền và lợi ích của các công
dân trong đó có công dân Nga và người Nga sống ở nước ngoài.
-An ninh quốc gia của Nga chỉ có thể được đảm bảo khi nước Nga thực hiện
thành công hàng loạt các ưu tiên chiến lược quốc gia, trong đó có việc tiếp tục
đưa nước Nga trở thành một quốc gia có khả năng cạnh tranh ngang tầm quốc tế
với nền kinh tế và xã hội hiện đại, khả năng quốc phòng hiện đại và đời sống
nhân dân khá giả. Vị thế quốc tế lâu bền và ảnh hưởng thực sự của LB Nga gắn
liền với sự giàu có của đại đa số công dân.
-LB Nga cam kết sử dụn