Nâng cao nhận thức của sinh viên về quan điểm “Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình”

Tóm tắt Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái với mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trọng tâm là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bài viết phân tích sự cần thiết, đề xuất các nội dung và giải pháp sáng tạo cơ bản trên góc độ quan điểm, giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về quan điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động của mình”, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong sinh viên trong bối cảnh, tình hình mới.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao nhận thức của sinh viên về quan điểm “Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |470 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ QUAN ĐIỂM “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẤY CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀM NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM CHO HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH” TS. Nguyễn Hữu Tâm Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái với mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trọng tâm là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bài viết phân tích sự cần thiết, đề xuất các nội dung và giải pháp sáng tạo cơ bản trên góc độ quan điểm, giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về quan điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động của mình”, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong sinh viên trong bối cảnh, tình hình mới. Từ khóa: Nhận thức, sinh viên, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. I. MỞ ĐẦU Có thể nói rằng, trong giai đoạn hiện nay việc giảng dạy sinh viên về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các trƣờng đại học và cao đẳng bên cạnh những thuận lợi, đang đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao cho sinh viên hiểu đƣợc sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhƣ thế nào, cách thức và phƣơng pháp tiếp cận ra làm sao, điều này đòi hỏi bản thân thầy cô giáo phải làm rõ đƣợc cơ sở lý luận nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này một cách khoa học trong quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên. II. NỘI DUNG Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Điều đó hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam và tiến trình lịch sử thế giới. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 471| Trong các xã hội hiện đại, lý luận về phát triển giữ vai trò đặc biệt quan trọng đặc biệt cuộc cách mạng 4.0. Khi mà thế giới đã từng chứng kiến vai trò tích cực và tiêu cực của nhiều học thuyết. Lúc này, chủ nghĩa Mác - Lênin lại có giá trị khoa học to lớn nhƣ việc thành lập các đảng cộng sản, Cách mạng tháng Mƣời và nƣớc Nga Xô viết đã ra đời - nhà nƣớc công nông đầu tiên trên thế giới - mở ra một thời đại mới cho nhân loại, khơi nguồn cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai - một thảm họa lớn của nhân loại Chủ nghĩa tự do cũ và mới, mà Hoa Kỳ là tiêu biểu đã phát triển mạnh mẽ rồi rơi vào khủng hoảng. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và “con đƣờng thứ ba” đã và đang tồn tại ở các nƣớc Bắc Âu, Cộng hòa Liên bang Đức, với những thành quả và khó khăn thể hiện trong các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội, khiến cho ngƣời ta phải tìm tòi những giải pháp khác nhau cho sự phát triển đất nƣớc. Sau khủng hoảng và sụp đổ của một bộ phận quan trọng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (1989 - 1991). Một kinh nghiệm xƣơng máu rút ra từ tiến trình cải tổ, cải cách của các nƣớc xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX là đã không phát triển đƣợc lý luận mácxít đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Đặc biệt là, các đảng cộng sản không đánh giá đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tƣ tƣởng, đã du nhập các quan điểm dân chủ, nhân quyền cực đoan của phƣơng Tây, nhƣ: đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dẫn tới sự sụp đổ một bộ phận quan trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa . Trong chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các lực lƣợng tay sai, việc tấn công vào hệ tƣ tƣởng và lực lƣợng lãnh đạo, cầm quyền nhà nƣớc và xã hội, luôn là mục tiêu quan trọng nhất. R. Ních-xơn trong cuốn sách: 1999 - không đánh mà thắng rút ra kết luận: Rút cuộc sự cạnh tranh giữa các hệ thống xã hội cuối cùng, cái có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tƣ tƣởng chứ không phải là vũ khí. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc đã đồng thời thực hiện chiến tranh xâm lƣợc và “diễn biến hòa bình”, chống phá hệ thống xã hội chủ nghĩa ngay từ khi nƣớc Nga Xô viết ra đời. Tuy nhiên, từ khi các nƣớc xã hội chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới, các thế lực thù địch đã tập trung mũi nhọn, đẩy tới cuộc “chiến tranh không có khói súng” - chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình” đối với các nƣớc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, tấn công vào hệ tƣ tƣởng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Ngày nay, cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhƣ Đảng ta đã dự đoán rằng: Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trƣờng, cần phải tính tới tính phức tạp, những khó khăn và thách thức mới. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |472 Những luận điệu mà các thế lực thù địch thƣờng sử dụng để tấn công vào hệ tƣ tƣởng của Đảng ta là: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ thế kỷ XIX, nay đã lỗi thời. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở bộ phận quan trọng nhất. Chủ nghĩa tƣ bản là sự tột cùng của lịch sử, nghĩa là chủ nghĩa tƣ bản sẽ tồn tại vĩnh viễn. Không có tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và nếu có thì đó cũng là tƣ tƣởng cộng sản cũ rích. Để đánh bại cuộc tấn công của các thế lực thù địch về chính trị, tƣ tƣởng, lý luận, củng cố niềm tin cho sinh viên vào con đƣờng xã hội chủ nghĩa, công tác giảng dạy lý luận và công tác chính trị, tƣ tƣởng cần phải bảo vệ hệ tƣ tƣởng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Muốn vậy, phải làm rõ vì sao Đảng ta lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho hành động của mình? Để làm sáng tỏ vấn đề đó, có thể căn cứ vào một số vấn đề cơ bản sau và chỉ rõ cho sinh viên hiểu đƣợc sự vận dụng cụ thể bằng những đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thứ nhất, Đảng ta vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; đồng thời, mong muốn góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại cho thấy rằng, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, con đƣờng giải phóng của các dân tộc thuộc địa không thể đi theo con đƣờng của chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống, cũng không thể đi theo con đƣờng cách mạng dân chủ tƣ sản. Chỉ có con đƣờng cách mạng vô sản - con đƣờng của chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đây là kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu lý luận và hoạt động cách mạng ở nƣớc ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Đi theo con đƣờng của chủ nghĩa Mác - Lênin, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã giành đƣợc độc lập, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Tiếp đó, dân tộc ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân, đế quốc hung hãn và hùng mạnh nhất thế giới, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Từ giữa những năm 80 thế kỷ XX, Đảng ta đã phát hiện sai lầm trên lĩnh vực kinh tế, xã hội nên đã khởi xƣớng công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, cho đến nay đã thu đƣợc những thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản đời sống xã hội, đƣợc nhân dân ta ghi nhận, bạn bè quốc tế đánh giá cao. Thứ hai, xuất phát từ những biến đổi to lớn và sâu sắc của tình hình thế giới và những thành tựu, kinh nghiệm lịch sử của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX. Xét trên “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 473| phạm vi toàn thế giới, trên 70 năm (1917 - 1991), kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc hiện thực hóa trong mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết đến khi xảy ra khủng hoảng, sụp đổ ở Liên Xô, các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu), chủ nghĩa xã hội hiện thực đã thu đƣợc những thành tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa thời đại. Đó là lực lƣợng xã hội mở ra một con đƣờng mới cho nhân loại đi đến mục tiêu giải phóng con ngƣời, xã hội và cho các dân tộc bị áp bức; là lực lƣợng chủ yếu đánh bại chủ nghĩa phát xít, cứu loài ngƣời thoát khỏi chế độ diệt chủng; là lực lƣợng tạo ra sự đối trọng về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, buộc chủ nghĩa tƣ bản phải điều chỉnh theo xu hƣớng dung hòa lợi ích giai cấp. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, thế giới đã có những biến chuyển to lớn và sâu sắc trên nhiều mặt, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu hƣớng cơ bản; đồng thời, vẫn tồn tại nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, hoạt động can thiệp, lật đổ, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã và đang giữ vai trò quan trọng nhất giúp Đảng và Nhà nƣớc ta phân tích, đánh giá và giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, từ những nhận thức đúng giá trị lý luận với giá trị phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Lịch sử xã hội xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra rằng, những ngƣời kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin đã phạm nhiều sai lầm, cả về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, với việc phủ nhận kinh tế thị trƣờng, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đã dẫn đến tình trạng xã hội trì trệ, sự thoái hóa về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức trong bộ máy Đảng và Nhà nƣớc. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ. Xét về phƣơng diện lý luận, sai lầm đó bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều về lý luận - đồng nhất lý luận với phƣơng pháp luận; không kịp thời vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin khi tình hình đã thay đổi. Trên cơ sở lý luận chung đó, mỗi bản thân chúng ta - là những thầy cô giáo truyền đạt những tƣ tƣởng nhất thiết chúng ta không chỉ chỉ ra lý luận chung chung trừu tƣợng, trái lại chúng ta phải chỉ ra một số nội dung tiêu biểu mà Đảng Cộng sản đã vận dụng trong thực tế hiện nay. Bản thân tôi lấy lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử để chúng minh vai trò của quần chúng nhân dân, qua đó nhận mạnh vai trò của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |474 Để thực sự đi vào hiệu quả nhất đối với sự nhận thức của sinh viên, có những lúc chúng ta quá tuyệt đối hóa vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong lúc đó những quan điểm của đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh rất gần với cuộc sống, tại sao chúng ta không chỉ ra tính thực tế của lý luận tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với đƣờng lối của Đảng về lợi ích của sinh viên, trƣớc hết lý luận về giáo dục của Hồ Chí Minh và nhiều vấn đề khác của Ngƣời. Vì vậy, đối với bản thân tôi luôn lấy quan điểm về giáo dục hoặc những vấn đề liên quan của Hồ Chí Minh để làm phƣơng pháp điển hình cho cách tiếp cận cho sinh viên. Do đó, từ quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục bản thân đã làm rõ những nội dung cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, vai trò của giáo dục. Nói về vai trò của giáo dục, điều đã đƣợc đề cập quá nhiều mà ngƣời ta dễ sa vào những triết lý chung chung, nhƣng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có cách đánh giá riêng với các lập luận của mình. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò của giáo dục thƣờng gắn với sự phân tích khác liên quan tới hoạt động diễn ra trong cuộc sống. Vai trò của giáo dục đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam, một nền giáo dục vì con ngƣời, cho con ngƣời và hƣớng tới việc xây dựng con ngƣời mới - con ngƣời xã hội chủ nghĩa . Ngƣời đã khẳng định nền giáo dục mới sẽ là đào tạo các em nên những ngƣời công dân hữu ích cho nƣớc Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án rất sâu sắc nền giáo dục dƣới sự đô hộ của thực dân Pháp với chính sách ngu dân dễ trị,nền giáo dục thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hƣớng phục vụ Tổ quốc và nhân dân, trên tinh thần đó ngƣời đã đã định hƣớng việc học là: Học để làm việc, để làm ngƣời, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc dạy và học phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sống Thứ hai, nội dung của giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính toàn diện. Nội dung trên của giáo dục đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai chữ “Đức” và “Tài”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục, kiến thức là rất cần thiết, nhƣng Ngƣời cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai trò quan trọng không kém. Bên cạnh đó, nội dung của giáo dục theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cần phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 475| mỗi bậc học. Các quan điểm về nội dung của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn ở trên đƣợc xem là những yêu cầu bắt buộc của một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con ngƣời mới. Thứ ba, phương pháp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phƣơng pháp giáo dục. Ngƣời nhấn mạnh, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phƣơng pháp giáo dục đúng đắn. Mục đích là làm cho ngƣời học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác, có nhƣ vậy việc tiếp thu nội dung giáo dục mới nhanh chóng, hiệu quả, đạt mục tiêu. Theo Ngƣời, học phải gắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Thứ tư, giải pháp phát triển giáo dục. Cùng với vai trò, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo dục. Bởi vậy, cần coi đây là một nội dung quan trọng trong tƣ tƣởng về giáo dục của Ngƣời. Trong các giải pháp phát triển giáo dục đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập, vấn đề kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật. Hồ Chí Minh có quan điểm rằng: Giáo dục trong nhà trƣờng, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trƣờng đƣợc tốt hơn. Giáo dục trong nhà trƣờng dù tốt mấy, nhƣng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn. Nếu nhà trƣờng dạy tốt mà gia đình dạy ngƣợc lại, sẽ có những ảnh hƣởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt cho nên, nhà trƣờng phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội. Trên cơ sở tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục chúng ta chỉ cho sinh viên thấy vai trò của Đảng Cộng sản đã vận dụng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhƣ thế nào vào trong thực tế hiện nay. Tiếp thu và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã xác định tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |476 sáng, có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu; Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân; Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học và công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; giữ vai trò nòng cốt của nhà trƣờng công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo, trên cơ sở nhà nƣớc thống nhất quản lý. Trong bối cảnh mới với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng kết và kế thừa việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, tại Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI (04/11/2013) Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, các quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới là: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan; đổi mới hệ thống giáo dục theo hƣớng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phƣơng thức giáo dục, đào tạo; chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trƣờng, bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nƣớc. Trên cơ sở phát huy Cƣơng lĩnh 2011 của Đảng ta xác định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động. Với tinh thần mới, bao hàm các kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực trên phạm vi thế giới, cũng nhƣ từ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. III. KẾT LUẬN Ngày nay, đất nƣớc ta đang thực hiện đổi mới, mở cửa và hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh thuận lợi, chúng ta cũng có nhiều khó khăn, do đó mỗi ngƣời cần nghiên cứu, học tập, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nắm vững đƣờng lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc để kiên định mục tiêu lý tƣởng cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 477| mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nhƣ Bác Hồ hằng mong muốn. Để đấu tranh với các thế lực thù địch xuyên tạc và bôi nhọ Đảng, chúng ta phải thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng đảng, bao gồm vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; phải coi trọng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để không ngừng phát triển học thuyết cách mạng đó; phải nâng cao sức “đề kháng” cho sinh viên; tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về mặt tƣ tƣởng, lý luận; rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho sinh viên. Chỉ có nhƣ vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình và qua đó nhận thức của sinh viên càng đƣợc nâng lên và thêm lòng tin yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Tài liệu liên quan