Nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động: * Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập với nền nông nghiệp lạc hậu - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau một thời gian dài đàn áp, Pháp đã hoàn thành việc bình định quân sự, thiết lập chế độ đô hộ, Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam – 1884 triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp điều ước Patơnốt thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thực

doc66 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung chính trong tư tưởng HCM Nội dung chính của một số tác phẩm: Bản án chế độ thực dân pháp, đường cách mệnh, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng II.Nội Dung CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh CHƯƠNG I: CỎ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Cơ sở khách quan (muốn nói tới những yếu tố bên ngoài chi phối) a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động: * Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập với nền nông nghiệp lạc hậu - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau một thời gian dài đàn áp, Pháp đã hoàn thành việc bình định quân sự, thiết lập chế độ đô hộ, Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam – 1884 triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp điều ước Patơnốt thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội + Về chính trị: áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước mọi quyền của chính quyền nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng nhằm mục đích chia rẽ sự đoàn kết trong dân chúng. + Về kinh tế: chúng thực hiện bóc lột về kinh tế, cướp ruộng đất để lập đồn điền, xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông để phục vụ cho công việc khai thác thuộc địa của chúng. Có thể nói chính sách khai thác thuộc địa của TDPháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (hình thành nên một số ngành kinh tế mới,,,), nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền KT Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu. + Về văn hóa, TD Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu; chúng dùng rượu và thuốc phiện để đầu độc dân ta. + Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Như vậy, từ khi TDPháp đặt ách cai trị lên đất nước ta thì tính chất xã hội Việt Nam thay đổi: từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Thực tiễn lịch sử đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi TD Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu - Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh, song đều thất bại. +Mở đầu là phong trào Cần Vương (1885-1896); Cuộc KN Yên Thế (1884-1913); +Tiếp đến là PT của các sĩ phu yêu nước như: PT của Phan Bội Châu với xu hướng bạo động – cầu ngoại viện, dùng bạo lực để giành độc lập; PT của Phan Châu Trinh với xu hướng cải lương – “ỷ Pháp cầu tiến bộ”; PT Đông Kinh nghĩa thục (1907). - Nguyên nhân thất bại của các phong trào là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam lúc này được diễn tả: “dường như trong đêm tối không có đường ra”. - Quê hương, gia đình + Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, sống gần gũi với nhân dân, chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình về lòng yêu nước thương dân + Truyền thống của quê hương: đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, lao động cần cù * Bối cảnh thời đại (quốc tế) - Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc đã tở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. - Cách mạng vô sản, phong trào giải phóng dân tộc vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ trên khắp các châu lục. Tuy nhiên các cuộc cách mạng đó vẫn chưa thực sự đem lại quyền lợi cho toàn thể quần chúng nhân dân. Như CMTS Mỹ(1776), CMTS Pháp(1789). - Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) nổ ra và giành thắng lợi – đã mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ CNTB lên CNHX trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đã làm thức tỉnh các dân tộc châu Á, có ý nghĩa vô cùng quan trọng: + Lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xôviết, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người; + Nêu tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức - Quốc tế Cộng sản ra đời năm 1919 đã công khai ủng hộ và giúp đỡ các phong trào GPDT ở các thuộc địa Những điều kiện lịch sử trên đã tác động sâu sắc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh b) Những tiền đề tư tưởng - lý luận - Giá trị truyền thống dân tộc + Thứ nhất là chủ nghĩa yêu nước + Thứ hai là truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” + Thứ ba là truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh s tạo, ham học hỏi + Thứ tư là truyền thống lạc quan yêu đời Trong tất cả các truyền thống đó thì chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý thiêng liêng nhất, là cội nguồn, là chuẩn mực đạo đức cơ bản của cả dân tộc. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Và chính từ thực tiễn đó Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. - Tinh hoa văn hóa nhân loại Hồ Chí Minh không chỉ biết kế thừa truyền thống dân tộc mà còn kế thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại + Tinh hoa văn hóa Phương Đông: những tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo giúp cho con người ta yêu thương nhau hơn + Tinh hoa văn hóa Phương Tây: Người tiếp thu các tư tưởng tiến bộ, làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mỹ. Trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái.của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776. Tóm lại, trên hành tình cứu nước, Hồ Chí Minh đã biết chắt lọc, tiếp thu những tri thức nhân loại, từ đó Người đổi mới, vận dụng và phát triển những ti thức đó. - Chủ nghĩa Mác – Lênin: là cơ sở, giá trị tư tưởng quan trọng nhất Khi được đọc tác phẩm của Lênin Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Aí Quốc đã cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởngvui mừng đến phát khóc” vì đã tìm thấy con đường cứu nước, GPDT. Vì sao chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở, giá trị tư tưởng quan trọng nhất? Vì: + Chủ nghĩa Mác – Lênin là TGQ và PPL của tư tưởng Hồ Chí Minh + Chủ nghĩa Mác – Lênin cho Người lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam. 2. Nhân tố chủ quan - Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã dược thừa hưởng của ông cha một trí tuệ thông minh xất chúng, được bộc lộ từ nhỏ trong học tập và đối đáp thơ văn - Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. thể hiện: Có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; có bản lĩnh kiên định, luôn khiêm tố, giản dị, ham học hỏi, luôn tin vào nhân dân Có tấm lòng yêu thương con người.. Đồng thời thông qua vốn sống thực tiễn vô cùng phong phú: Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành chọn nghề bồi tàu, thủy thủ để có điều kiện được đi, “’xem các nước tổ chức và cai trị như thế nào” để quay về giúp đồng bào; chứng kiến cuộc sống quằn quại của người da đen dưới sự giết hại tàn bạo của người da trắng; cuộc sống nghèo khổ của những người dân thuộc địa Á – Phi II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Thời kỳ trước năm 1911 - Tại sao lại lấy mốc năm 1911? Vì đây là thời ký trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước. - Nội dung của thời kỳ là gì? Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước - Trong thời kỳ này có những sự kiện nào cần chú ý, ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? + Truyền thống gia đình + Các phong trào yêu nước ở Việt Nam thất bại, Người rút ra bài học + Chứng kiến cảnh người dân mất nước đã thúc đẩy Người ra đi tìm đường cứu nước. 2. Thời kỳ 1911 – 1920 - Tại sao lại lấy mốc 1920? Vì Năm 1920 Người được đọc tác phẩm của Lênin: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Khi đọc tác phẩm này Người đã tìm thấy con đường cứu nước giả phóng dân tộc – đó là con đường cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng đó đã được chứng minh trên thực tế bằng thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga. - Nội dung của thời kỳ này là gì? Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. - Những sự kiện đáng chú ý trong thời kỳ này là gì? + Người đã sinh sống, lao động, học tập ở nhiều châu lục; chứng kiến cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi áp bức, bóc lột + Bác trực tiếp tham gia vào các hoạt động, các tổ chức chính trị. Người trực tiếp đưa ra những ý kiến trong các hội nghị. Đặc biệt trong Hội nghị Vécxây, thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn Aí Quốc đưa đến Hội nhị này bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không được Hội nghị chú ý đến nhưng được báo chí tiến bộ Pháo công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn Aí Quốc vào bọn trùm đế quốc. Từ đó Người rút ra kết luận quan trọng là: Những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập tự do thực sự trước hết phải dựa vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình. + Tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin. Đặc biệt sự kiện năm 1920 Người gia nhập Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Người từ một người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. 3. Thời kỳ 1921 – 1930 - Tại sao lại lấy sự kiện 1930? Vì năm 1930 là năm Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập - Nội dung thời kỳ : Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam - Những sự kiện trong thời kỳ này + Thời kỳ này thông qua hoạt động nghiên cứu lý luận, thực tiễn, Người tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Cụ thể: Tháng 6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thông qua hội này, mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Người còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại các trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố “Trung Quốc” nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Aí Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công luận, Lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt nam. Quan điểm cách mạng của Người đã thức tinh giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản. + Người tham gia viết nhiều tác phẩm, nhiều bài báo trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927). Những tác phẩm trên Người đã chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân; sự cần thiết phải có cách mạng vô sản; mối quan hệ giữa CMGPDT ở chính quốc và CMGPDT ở thuộc địa; vai trò của Đảng và lực lượng cách mạng(giáo trình trang 41). +Tháng 2-1930 Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc – đặt tên cho Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng: cách mạng Việt Nam đã có Đảng tiên phong dẫn đường; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam; đồng thơi mở ra con đường, phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. 4. Thời kỳ 1931 – 1945 - Tại sao lại lấy mốc năm 1945? Vì năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công. Dân tộc Việt Nam có nhà nước, có hiến pháp, có pháp luật. - Nội dung thời kỳ: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng - Những sự kiện trong thời kỳ này + Đây là thời kỳ khó khăn vì quan điểm của QTCS và Hồ Chí Minh không đồng nhất. Trong quan điểm về vấn đề dân tộc và giai cấp thì Hồ Chí Minh coi trọng vấn đề dân tộc, là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Nhưng QTCS lại coi vấn đề giai cấp lên hàng đầu. Vì vậy QTCS cho rằng Hồ Chí Minh có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Trong thời gian này QTCS đã không giao nhiệm vụ cho Hồ Chí Minh nữa. + Trước hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Những quan điểm đó đã được Người chứng minh bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám – thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện này chứng minh rằng Hồ Chí Minh đã có sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam; đồng thời chứng minh cho những quan điểm của Người là hoàn toàn đúng đắn. 5. Thời kỳ 1945 – 1969 - Tại sao lại lấy mốc 1969? - Nội dung thời kỳ này: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện - Những sự kiện trong thời kỳ này: + Đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, Nam - Bắc phân chia . CMVN trong tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc” + Người đã phải đưa ra những chiến lược, sách lược hợp lý cho cách mạng Việt Nam và Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Người + Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng minh cho những quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Bác Hồ + Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhiều tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được bổ sung và phát triển: Tư tưởng về CNXH và con đường đi lên CNXH; tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng về Đảng Cộng sản; về con người III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc a) Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta. b. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam Là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới a) Phản ánh khát vọng thời đại b) Tìm ra các giải pháp đu tranh giải phóng loài người c) Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao c CHƯƠNG II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 1. Vấn đề dân tộc thuộc địa Đây là một vấn đề lớn và được Người đề cập nhiều trong các tác phẩm của mình. Vậy trong vấn đề này, Hồ Chí Minh đã tiếp cận vấn đề dân tộc ở những quan điểm nào? a) Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa Theo quan điểm Người thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa được thể hiện ở hai khía cạnh sau: - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc Trong quan điểm này, quan điểm của Người khác hẳn với quan điểm của Mác và Lênin Mác cho rằng cần đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Còn Lênin cho rằng cần dấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nếu như Mác và Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Câu hỏi đặt ra là tại sao trong Vấn đề dân tộc thuộc địa Hồ Chí Minh lại có quan điểm phải đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân? Vì theo Người: + Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại + Cần phải đấu tranh để xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Sau cuộc đấu tranh, dân tộc được giải phóng theo Hồ Chí Minh vấn đề quan trọng là - Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Theo TTHCM tại sao CMVN phải lựa chọn con đường phát triển của dân tộc và con đường đó được thể hiện như thế nào? Vì: + Theo Hồ Chí Minh để giải phóng dân tộc, cần phải xác định một con đường phát triển của dân tộc, con đường đó sẽ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đúng hướng + Đối với CMVN con đường đó được Người thể hiện rất rõ ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy, con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Xét về thực chất chính là con đường ĐLDT gắn liền với CNXH. Con đường đó phù hợp với CMVN, với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. b) Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa Tại sao theo TTHCM, ĐLDT lại là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa? - Là nội dung cốt lõi vì, Hồ Chí Minh tiếp cận vấn đề này từ quyền con người + Quyền con người là vấn đề Hồ Chí Minh hết sức coi trọng. Người đã tiếp cận vấn đề này từ Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Từ đó, Hồ Chí Minh coi trọng bốn quyền của con người: quyền được bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được. + Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc. Người nói: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. - Nội dung của ĐLDT + Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa + Đó là một nền độc lập, tự do hoàn toàn và thật sự, được thể hiện ở: Thứ nhất: Có chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Thứ hai: Nhân dân có quyền làm chủ trên tất cả mọi mặt của ĐSXH từ KT, CT, VH, QS đến ngoại giao,vv.. Thứ ba: phải gắn liền với việc đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. + Độc lập , tự do là quyền thiêng liêng vô giá của các dân tộc. Tất cả những nội dung trên được Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình: Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Aí Quốc đã gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Năm 1930, Nguyễn Aí Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do cho dân tộc. Trong cách mạng Tháng Tám để kêu gọi tinh thần chiến đấu của nhân dân, Người đã kêu gọi bằng một câu nói bất hủ: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Khi CMT8 thành công, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không. Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong cuộc KCCMỹ, trong bối cảnh đất nước gặp rất nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh lại nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” để kêu gọi sự ĐKTN trong toàn thể dân tộc Việt Nam. Như vậy, độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên mọi chiến thắng của dân tộc Việt Nam, là khẩu hiệu hành động của cả dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khẩu hiệu đó còn là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức ttreen toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. c) Chủ nghĩa dân tộc – Một động lực lớn của đất nước Nói đến chủ nghĩa dân tộc là nói đến những nội dung nào? Đâu là cơ sở để khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn - Nói đến chủ nghĩa dân tộc là nói đến: + Đặc trưng của dân tộc + Các giá trị tuyền thống dân tộc Những yếu tố đó chính là động lực, sức mạn