Chính sách đối ngoại Mỹ giai đoạn 1945 - 1991

Chiến tranh thế giới II đã thay đổi cách nhìn nhận thế giới của người Mỹ: Mỹ nhận thấy sức mạnh siêu cường của mình sau chiến tranh trên mọi phương diện. Mỹ không thể tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa biệt lập, ngược lại Mỹ phải can dự vào chính trường châu Âu. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ đã tham gia vào một liên minh quân sự (thành lập NATO năm 1949) và cam kết bảo vệ Tây Âu. Mỹ thay đổi thái độ đối với các tổ chức quốc tế. Mỹ là nước có vai trò quan trọng nhất trong việc thành lập UN.

ppt13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách đối ngoại Mỹ giai đoạn 1945 - 1991, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách đối ngoại Mỹ Nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới lần thứ IIChiến tranh thế giới II đã thay đổi cách nhìn nhận thế giới của người Mỹ:Mỹ nhận thấy sức mạnh siêu cường của mình sau chiến tranh trên mọi phương diện.Mỹ không thể tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa biệt lập, ngược lại Mỹ phải can dự vào chính trường châu Âu. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ đã tham gia vào một liên minh quân sự (thành lập NATO năm 1949) và cam kết bảo vệ Tây Âu.Mỹ thay đổi thái độ đối với các tổ chức quốc tế. Mỹ là nước có vai trò quan trọng nhất trong việc thành lập UN.Tổng thống Truman và Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh bắt đầu trong nhiệm kỳ của Harry Truman năm 1947: chính sách đối ngoại bao gồm 2 trụ cột. Một là luôn chuẩn bị về mặt quân sự, hai là ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô.Công khai tuyên truyền chống Liên Xô (chủ nghĩa McCarthy)Chiến tranh Triều Tiên Chính sách của Kennedy John Kennedy tuyên bố trong diễn văn nhậm chức: ông sẵn sàng pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe to assure the survival and success of liberty. Chiến tranh Việt Nam Khủng hoảng tên lửa ở Cuba Học thuyết Nixon Tại Guam ngày 25/7/1969 Richard Nixon đưa ra học thuyết về an ninh và đối ngoại mới, trong đó nhấn mạnh các nước đồng minh châu Á của Mỹ cần tự lo bảo vệ an ninh cho mình. Ông tuyên bố (trái ngược với Kennedy) rằng nước Mỹ sẽ không conceive all the plans, design all the programs, execute all the decisions and undertake all the defense of the free nations of the world. Tuy nhiên, Mỹ sẽ: thứ nhất, tuân thủ tất cả các cam kết của mình đối với các hiệp ước đã ký; thứ hai, nếu một cường quốc hạt nhân đe doạ tự do của một quốc gia đồng minh với Mỹ hoặc của một nước mà sự tồn tại của nó được xem là rất quan trọng với Mỹ thì Mỹ sẽ cung cấp lá chắn hạt nhân cho nước đó; thứ ba, trong trường hợp xảy ra các hình thức xâm lược khác, Mỹ sẽ hỗ trợ cả quân sự và kinh tế khi được yêu cầu theo các hiệp ước Mỹ đã cam kết. Nhưng Mỹ trông đợi quốc gia trực tiếp bị đe doạ đảm nhận cung cấp nhân lực cho việc bảo vệ đất nước mình. Mỹ sẽ chỉ can thiệp vào những nơi khiến cho sự việc thay đổi một cách thực sự và được coi là phù hợp với lợi ích của Mỹ.Một thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại thời Nixon là chính sách đối với Trung Quốc (Kissinger và Nixon đi thăm Trung Quốc năm 1972).Qua 5 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, việc Mỹ dính líu vào Việt Nam và cuộc chiến tranh ở Đông Dương là một trong những thất bại lớn nhất của chính sách đối ngoại Mỹ.Chính sách thúc đẩy nhân quyền của Carter Khi Jimmy Carter lên nắm quyền năm 1977 quan điểm đối ngoại lúc đầu của ông khác biệt nhiều so với các đời tổng thống trước. Ông không coi nặng mối đe dọa từ Liên Xô, nhưng cũng cảnh báo rằng nếu lợi ích của Mỹ bị đe dọa (e.g. nếu các lực lượng bên ngoài tìm cách kiểm soát vùng Vịnh Ba Tư) thì Mỹ sẽ sử dụng mọi biện pháp, kể cả quân sự để đáp trả.Đặc điểm lớn nhất của chính quyền Carter là cổ súy cho hòa bình (hiệp định hòa bình ở Camp David giữa Ai-cập và Israel tháng 9/1978), dương cao ngọn cờ nhân quyền và dân chủ. Nhiều người chỉ trích chính sách của Carter quá mềm và lý tưởng hóa. Thất bại đối ngoại lớn nhất của Carter là giải quyết vụ bắt cóc con tin ở I-ran.Chạy đua vũ trang thời Reagan Chính quyền của tổng thống Ronald Reagan thực thi một chính sách khác hẳn Carter. Ông Reagan coi Liên Xô là đối tượng chịu trách nhiệm chính cho những bất ổn xảy ra trên thế giới. Reagan chủ trương đẩy mạnh chạy đua vũ trang (triển khai chương trình Chiến tranh giữa các vì sao SDI) vừa để phòng ngừa, vừa buộc Liên Xô phải khuất phục chính sách của Mỹ. Điều này đã làm cho bầu không khí Chiến tranh lạnh càng thêm căng thẳng. (Có ý kiến nêu vì phải chạy đua vũ trang với Mỹ quá tốn kém nên Liên Xô mới sụp đổ?). Chính quyền Reagan ủng hộ “các chiến binh tự do.”Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh Trong 2 năm đầu nhiệm kỳ của tổng thống George Bush, Mỹ đứng trước 2 thử thách lớn: một là cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần I, hai là khủng hoảng phương hướng đối ngoại (vì mục tiêu chính là chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa không còn)Bush (cha) với Trật tự thế giới mới và Vượt lên ngăn chặn Trật tự thế giới mới (New World Order) của Bush sau chiến tranh vùng Vịnh I: một thế giới mà ở đó các nguyên tắc công lý và công bằng sẽ bảo vệ người yếu trước kẻ mạnh, UN sẽ hoàn thành được sứ mệnh của nó như những nhà sáng lập đã mong muốn, tự do và tôn trọng nhân quyền. Đồng thời Mỹ sẽ không cố trở thành một tên sen đầm quốc tế, nhưng nước Mỹ có vai trò và trách nhiệm lãnh đạo thế giới (coi điều này là hợp pháp – legitimate) với tư cách là siêu cường duy nhất. Mỹ sẽ sử dụng mọi nguồn lực để thúc đẩy hòa bình dân chủ. Q& A