Chính sách xã hội

Hiểu được những khía cạnh chủ yếu xung quanh khái niệm CSXH 2. Hiểu được các lý thuyết và kiểu nghiên cứu CSXH thực nghiệm, các mô hình CSXH trên thế giới và ở Việt Nam 3. Rèn luyện kỹ năng phân tích một vấn đề CSXH thông qua việc làm bài tập, thảo luận nhóm

pdf77 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3826 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC TOÂN ÑÖÙC THAÉNG KHOA KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN -----# "----- MOÂN HOÏC CHÍNH SAÙCH XAÕ HOÄI GIAÛNG VIEÂN: CN. NGUYEÃN THÒ THU TRANG 1 GV. Nguyễn Thị Thu Trang CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2 MỤC ĐÍCH BÀI GIẢNG 1. Hiểu được những khía cạnh chủ yếu xung quanh khái niệm CSXH 2. Hiểu được các lý thuyết và kiểu nghiên cứu CSXH thực nghiệm, các mô hình CSXH trên thế giới và ở Việt Nam 3. Rèn luyện kỹ năng phân tích một vấn đề CSXH thông qua việc làm bài tập, thảo luận nhóm. 3 CẤU TRÚC BÀI GIẢNG BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÀI 2: KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CSXH BÀI 3: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÀI 4: HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÀI 5: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THẢO LUẬN 4 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CHÍNH 1. Th.S Nguyễn Thị Thu Trang, Tóm tắt bài giảng môn Chính sách xã hội, 2007 2. 1997, GS. Phạm Xuân Nam, Đổi Mới Chính Sách Xã Hội, Luận Cứ và Giải Pháp, Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia 3. PGS.TS Bùi Thế Cường, Đề cương bài giảng và tài liệu tham khảo môn Chính sách xã hội 4. TS. Đoàn Nam Hương, Tóm tắt bài giảng môn chính sách xã hội, 2004. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bruno Palier, Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia 2. Uỷ ban về các vấn đề xã hội của quốc hội, Pháp luật Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới, Nxb Tư Pháp 3. 2002, PGS. Bùi Thế Cường, Chính Sách Xã Hội Và Công Tác Xã Hội ở Việt Nam Thập Niên 90, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội. 4. GS. Bùi Đình Thanh, Chính sách xã hội, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn 5. Tạp chí Xã hội học, số 4 (96)- 2006 6. Tạp chí Xã hội học, số 1(97)-2007 7. PGS.TS Bùi Thế Cường, HIV/AIDS tại nơi làm việc hiểu biết, chính sách và vai trò của phúc lợi doanh nghiệp 6 Ph ng pháp d y và h cươ ạ ọ 6 Hướng dẫn cách học - Ôn bài cũ, làm bài tập (nếu có) và đọc bài mới trước khi đến lớp. -Tích cực trao đổi với GV các vấn đề còn thắc mắc -Tích cực đọc các tài liệu tham khảo đặc biệt là các bài trên tạp chí Xã hội học 7 Quy đ nh v thi cị ề ử 7 Các đợt thi 10%: Thảo luận + thuyết trình 20%: Báo cáo chuyên đề 70%: Tự luận 8 BÀI 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 9 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH Tây Âu - Cuộc cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa Hình thành nên một thế giới mới, nảy sinh những điều mới lạ chưa từng thấy trong lịch sử con người đó là những sản phẩm mới, khái niệm mới, nền văn hóa lối sống mới, một cấu trúc xã hội mới 10 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH • Dưới tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại Thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút lao đông từ nông thôn ra thành phố làm thuê 11 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH Những biến động xã hội cùng với những cuộc di cư lớn trên các vùng lãnh thổ đã tác động mạnh mẽ tới đời sống của những cộng đồng dân cư, những tập đoàn giai cấp, giai tầng trong xã hội • Thứ nhất: Con người Tây Âu ở thế kỷ XIX bị tách khỏi hình thức sống cũ • Thứ hai: Hình thức lao động của họ cũng thay đổi • Thứ ba: Gia đình trong xã hội công nghiệp không còn giữ chức năng giáo dục • Thứ tư: Cuộc sống và sinh hoạt của con người cũng dẫn đến sự thay đổi lớn 12 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH Hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh cần có sự can thiệp Tuổi già, thất nghiệp, rủi ro, khốn khó Quan hệ xã hội thay đổi Vấn đề công nhân 13 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH • Yêu cầu phải hình thành một ngành khoa học, giải thích những vấn đề xã hội đã và mới nảy sinh trong xã hội công nghiệp Xã hội học • Một số người (bắt nguồn từ môn học nhà nước, lĩnh vực rất phát triển đó ) nêu lên khái niệm “chính sách xã hội” Chính sách xã hội • Đi vào thực tế cụ thể, trực tiếp đến với thế giới những người cần lao, tìm hiểu và giúp đỡ từng cá nhân gia đình, khu xóm, nhằm cải thiện từng bước hoàn cảnh sống 14 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CSXH Ở phương Đông • Cộng đồng của công xã nông thôn có kết cấu chặt chẽ và có luật lệ • Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, phật giáo • Xã hội phương đông coi trọng lễ giáo trong quản lí xã hội. Họ thường nhấn mạnh việc lễ trị nhiều hơn là pháp trị Tinh thần nhân đạo,trách nhiêm và tình yêu thương nhau luôn là cơ sở và gắn liền với quá trình phát triển gắn liền với CSXH 15 VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU CSXH • Tác động và góp phần hoàn thiện các tri thức khoa học khác • Trong hoạt động thực tiễn chính sách xã hội tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội 16 BÀI 2 KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CSXH MỐI QUAN HỆ CỦA CSXH VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC 17 Mục đích của bài giảng - Cung cấp sinh viên những khía cạnh xung quanh khái niệm CSXH - SV hiểu được các chức năng - Phương pháp trong nghiên cứu về chính sách xã hội - Hiểu được sự khác biệt và mối quan hệ cần thiết giữa CSXH với một số ngành khoa học khác 18 Bài tập tại lớp Thảo luận khái niệm, đối tượng, chức năng của Chính sách xã hội 19 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Theo Phạm Tất Dong: Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang được đặt ra đối với con người (con người ở đây được xét theo góc độ con người xã hội chứ không phải là con người kinh tế hay con người kỹ thuật) để thỏa mãn hoặc phần nào đáp ứng các nhu cầu cuộc sống chính đáng của con người, phù hợp với các đối tượng khác nhau, trong những trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các thời kỳ nhất định, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội 20 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Theo Bùi Thế Cường thì chính sách xã hội là tập hợp các hoạt động chính sách nhằm tác động đến ba cấp độ: phân bố các vị thế và vai trò xã hội cho các nhóm xã hội; hình thành và phân bố các điều kiện sống (tập hợp các yếu tố thỏa mãn nhu cầu phúc lợi của con người), cải thiện hoàn cảnh sống cho các nhóm yếu thế. Chính sách xã hội là một hướng giải pháp lịch sử, nảy sinh trong quá trình hình thành xã hội công nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đầu thế kỷ 19. 21 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - Giáo sư G.Winkler Chính sách xã hội là tổng hòa các biện pháp và phương pháp của đảng, của giai cấp công nhân, của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn,của các đảng phái và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, trí thức và những lao động khác 22 KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định 23 CHỦ THỂ CỦA CSXH  Ai đặt ra chính sách xã hội ? Ở nước ta, chủ thể đặt ra chính sách xã hội là tổ chức chính trị lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức hoạt động chính trị xã hội như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân 24 ĐỐI TƯỢNG CỦA CSXH  Đặt chính sách xã hội cho ai? Chính sách xã hội đặt ra cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội như: công nhân, thợ thủ công, nông dân, sinh viên, trí thức, các dân tộc (đa số, thiểu số), các tôn giáo, thương binh, liệt sỹ 25 NỘI DUNG CỦA CSXH Tái tạo tiềm năng nhân lực của đất nước Góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc của xã hội Giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp nhân dân Đào tạo, đào tạo lại 26 NỘI DUNG CỦA CSXH - Tạo điều kiện cho xã hội ngày càng có nhiều khả năng và biết tiêu thụ những sản phẩm vật chất và tinh thần một cách đúng đắn, tiết kiệm - Tạo nên sự hình thành mô hình sống XHCN với những đặc điểm chủ yếu là sự phát triển toàn diện của các cá nhân kết hợp hài hòa với sự phát triển của cộng đồng, bảo vệ giá trị truyền thống 27 CHỨC NĂNG CỦA CSXH Khám phá ra các quy luật, các điều kiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế Phát hiện ra tính quy luật của xã hội, tính quy luật chính trị là sự vận động hệ thống chính trị trong xã hội 28 CHỨC NĂNG CỦA CSXH Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý xã hội Chức năng thực tiễn 29 Bài tập tại lớp (làm nhóm) Cho những ví dụ và phân tích để làm sáng tỏ hai chức năng của CSXH 1. Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý xã hội 2. Chức năng thực tiễn 30 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CSXH  Chính sách xã hội làm cơ sở, nền tảng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích, nhu cầu và gắn với hoạt động thực tiễn của các thành viên trong xã hội  Đảm bảo sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong hoạt động của các thành viên xã hội 31 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CSXH  Cái khách quan chính là cái bên ngoài hay môi trường  Cái chủ quan là cái bên trong,là tư duy, suy nghĩ  Hoạt động của con người vừa có tính chủ quan vừa khách quan và luôn hướng tới một nhu cầu nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy Khi hình thành và nghiên cứu CSXH phải xuất phát từ lợi ích (lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội), từ những nhu cầu nảy sinh trong hoạt động của con người trong thực tiễn 32 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSXH VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC Chính sách xã hội và chính trị • Chính trị (politics) có thể hiểu là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, của nhà nước để thực hiện đường lối đã lựa chọn, để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra • Chính sách xã hội lại là sự tác động của nhà nước và các đảng phái chính trị khác nhau vào hoàn cảnh sống của con người, của những nhóm người khác nhau trong xã hội 33 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSXH VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC Chính sách xã hội và công tác xã hội Để giải quyết được vấn đề xã hội, khoa học xã hội cần và có thể tác động ít nhất qua hai kênh • Thứ nhất: chuyển tri thức khoa học vào chính sách • Thứ hai: chính sách đó phải được áp dụng, thực thi thông qua công tác xã hội 34 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSXH VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC Vậy công tác xã hội chính là cái cầu nối giữa khoa học với thực tiễn, giữa chính sách xã hội với kết quả hoạt động của nó thông qua hoạt động của những nhóm xã hội bằng những phương pháp, cách thức riêng 35 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSXH VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC Chính sách xã hội và xã hội học  Đề ra được những đóng góp thực tiễn, phục vụ cho những mục đích của chính sách • Nhà xã hội học có thể cung cấp thông tin làm sáng tỏ bối cảnh của vấn đề, chỉ ra những nguyên nhân hay điều kiện, chỉ ra những thuận lợi và phí tổn của những quá trình hành động khác nhau 36 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSXH VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC Một tiếp cận thực tế và chứa nhiều thông tin hơn đối với các vấn đề xã hội và các vấn đề của chính sách xã hội sẽ là đóng góp quan trọng nhất luôn được khuyến khích • Xã hội học có thể được xem như có một vai trò “phê phán” trong việc giám sát và đánh giá ảnh hưởng của chính sách xã hội 37 BÀI 3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 38 HỌC THUYẾT CHÍNH SÁCH XÃ HỘI  Học thuyết được hiểu là cái được áp dụng hoặc được dựng nên để áp dụng vào thực tế và trở thành cơ sở lý luận của chính sách xã hội  Ba bộ phận hợp thành của nó là: • Học thuyết tổ chức nền kinh tế • Học thuyết về các cấu trúc chính trị • Học thuyết về hệ thống bảo đảm xã hội 39 HỌC THUYẾT CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HỌC THUYẾT Học thuyết tổ chức nền kinh tế Học thuyết về các cấu trúc chính trị Học thuyết về hệ thống bảo đảm xã hội 40 LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH XÃ HỘI  Được hiểu là một tập hợp có tổ chức các mệnh đề và giả thuyết nhằm nhận diện và giải thích các thực tế chính sách xã hội  Sự phân tích khoa học chỉ có thể được tiến hành nhờ vào một lý thuyết nào đó 41 1. Khuynh hướng phân tích xã hội vi mô theo truyền thống của Dukhiem  Chú trọng mô tả và giải thích các xu hướng phát triển dài hạn liên quan đến quá trình hiện đại hóa phổ quát  Sự tiến triển của hệ thống đảm bảo xã hội hiện đại đi kèm với công nghiệp hóa hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, đồng thời vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của việc suy yếu các nhóm quan hệ ruột thịt và láng giềng khiến cho khả năng tự giúp cho các nhóm xã hội sơ cấp bị suy giảm 42 2. Khuynh hướng phân tích kinh tế chínhtrị Mác xít mới ở các nước phương Tây  Khuynh hướng này tập trung vào việc làm rõ cấu trúc và các vấn đề của hệ thống chính sách xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như cách thức mà hệ thống này đang sử dụng để giải quyết các vấn đề của nó  Quan tâm đến mối quan hệ của chức năng cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội và nhấn mạnh đến các biến số kinh tế, chính trị và xã hội của chính sách xã hội 43 3. Khuynh hướng phân tích kinh tế xã hội  Đặt trọng tâm vào việc giải thích những khác biệt quốc tế và lịch sử trong chi tiêu xã hội dựa vào việc nhấn mạnh đến tính quyết định của các biến số kinh tế xã hội và nhân khẩu, xem nhẹ biến số chính trị  Việc xem nhẹ biến số chính trị khiến cho trường phái này không giải thích được sự khác biệt trong chính sách xã hội ở những nước mà điều kiện kinh tế và nhân khẩu tương đồng nhau 44 3. Khuynh hướng phân tích thiết chế chính trị  Khuynh hướng này nhấn mạnh ảnh hưởng của biến số chính trị (các thiết chế, các tổ chức, các quyết định chính trị, phân bố quyền lực, các giai cấp, các nhóm, và tác nhân chính trị) đến những biến đổi của chính sách xã hội  So sánh quốc tế, giải thích sự khác biệt trong chính sách xã hội cụ thể của các nước hoặc các nhóm nước 45 BÀI T P V NHÀẬ Ề NỘI DUNG: - Chọn và đặt tên một đề tài nghiên cứu về chính sách và chỉ rõ cách vận dụng các lý thuyết CSXH đã học YÊU CẦU: - Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 người - Bài làm phải được trình bày bằng power point - Mỗi nhóm trình bày 15-20 phút 46 BÀI 4 HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 47 Ba mô thức cơ bản của chính sách xã hội ThấpTrung bìnhCaoCan thiệp của nhà nước Đóng góp hai bên Trợ giúp nhà nước lấy từ thuế Đóng góp hai hoặc ba bên ThuếNguồn tài chính ThấpTrung bìnhCaoMức độ tái phân phối Bảo hiểm tư nhân Trợ giúp nhà nước Nhiều loại hình bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội tập trung thống nhất Nguyên tắc tổ chức Bảo hiểm tự nguyện kết hợp với trợ giúp Nhà nước có chọn lọc Bảo hiểm toàn dân Phúc lợi toàn dân Mục tiêu Bảo đảm chọn lọcBảo hiểm xã hội Bảo đảm toàn dân 48 Chính sách b o đ m toàn dânả ả • Cung cấp bảo đảm kinh tế, xã hội cho mọi công dân không phân biệt sự khác nhau trong địa vị kinh tế, xã hội và nghề nghiệp • Về khía cạnh tổ chức, chiếm ưu thế là nguyên tắc bảo hiểm xã hội thống nhất • Các trợ cấp xã hội được tái phân phối mạnh mẽ nhằm thu hẹp bất bình đẳng về kinh tế và xã hội 49 Chính sách b o đ m toàn dânả ả • Về khía cạnh tài chính, phần đáng kể của chi tiêu xã hội trực tiếp lấy ra từ thuế khóa • Chuyển dịch thu nhập thường thông qua các tổ chức dịch vụ xã hội do nhà nước tổ chức (chẳng hạn y tế công cộng) • VD: Mô hình các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Vương Quốc Anh 50 Mô hình b o hi m xã h iả ể ộ • Cốt lõi của nó là các khoản đóng góp, phụ thuộc vào thu nhập của người được bảo hiểm • Mục tiêu hàng đầu là cung cấp một sự bảo đảm vị thế kinh tế xã hội cho những thành viên cụ thể • Về mặt tổ chức, hệ thống bảo hiểm không được tổ chức thống nhất mà theo các loại rủi ro và các nhóm nghề nghiệp 51 Mô hình b o hi m xã h iả ể ộ • Mức độ tái phân phối kém hơn mô thức trên • Nguồn tài chính cho mô thức này lấy ra từ thỏa ước đóng góp hoặc là ba bên (Nhà nước, giới thuê lao động, người lao động) hoặc là hai bên (Nhà nước và giới thuê lao động) • Chuyển dịch thu nhập bằng tiền đóng vai trò lớn hơn là các dịch vụ xã hội do Nhà nước tổ chức • VD: Mô hình của các Áo, Ý, Pháp 52 Mô hình Bảo đảm chọn lọc • Dựa trên cơ sở các hệ thống bảo hiểm tự nguyện • Trách nhiệm Nhà nước hạn chế trong việc đảm bảo khuôn khổ cho các hoạt động bảo hiểm tự nguyện và một số chương trình Nhà nước hỗ trợ các nhóm dân cư nhất định cần giúp đỡ • Mục tiêu của mô thức này có tính hai mặt • Bảo đảm mức hoạt động tự do cao cho các lực lượng thị trường 53 Mô hình Bảo đảm chọn lọc • Chú trọng chính sách xã hội cho người nghèo và yếm thế • Mức độ và thời gian trợ cấp công cộng trong mô thức này thường rất hạn chế • Mức độ tái phân phối thấp, song các ảnh hưởng của tái phân phối lại nghiêng nhiều cho những nhóm dân cư nghèo • VD: Hệ thống chính sách xã hội của Mỹ, Canada, Úc, Thụy Sỹ, NewZeeland 54 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN LĨNH VỰC SẢN XUẤT VIỆC LÀM 55 N i dungộ 1. Một vài khái niệm liên quan 2. Mối quan hệ của chính sách việc làm 3. Thực trạng về vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay 4. Những mâu thuẫn trong việc giải quyết việc làm 5. Những nguyên nhân cơ bản 6. Chính sách giải quyết 56 MỘT VÀI KHÁI NiỆM Chính sách việc làm là gì? Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội 57 MỘT VÀI KHÁI NiỆM Người có việc làm? Người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội 58 MỘT VÀI KHÁI NiỆM Thất nghiệp là gì? Theo quan niệm của ILO: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành 59 M c tiêu c a chính sách LĐ - VLụ ủ - Mục tiêu của chính sách lao động việc làm là ai cũng có việc làm phù hợp với nghề nghiệp hữu ích cho xã hội 60 Mối quan hệ của chính sách việc làm Chính sách việc làm chính sách xã hội khác Chính sách kinh tế - xã hội 61 Thực trạng về việc làm của nước ta • Dân số nước ta là dân số trẻ và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm vẫn ở mức cao (trên 2%) • Mỗi năm có 1,1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động • Số lao động chưa có việc làm tập trung ở đô thị khá cao • Ở nông thôn tình trạng thiếu việc làm là phổ biến 62 Nh ng mâu thu n trong vi c gi i ữ ẫ ệ ả quy t vi c làmế ệ • Mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn hạn chế • Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt khi cơ cấu kinh tế đang điều chỉnh theo hướng thị trường • Mâu thuẫn trong bản thân vấn đề việc làm • Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn với trình độ tổ chức quản lý chưa theo kịp yêu cầu của cơ chế mới 63 Một số nguyên nhân cơ bản Thứ nhất: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, có xuất phát điểm quá thấp, thiếu những điều kiện vật chất cơ bản để chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hóa Thứ hai: Trong cơ chế cũ, người lao động chủ yếu là tìm việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước. Nhà nước quản lý và điều hành theo nền kinh tế theo kiểu tập trung, bao cấp dẫn đến kìm hãm tiềm năng lao động, triệt tiêu động lực tự tạo việc làm của người lao động. 64 Một số nguyên nhân cơ bản Thứ ba: Chưa có một hệ thống cơ quan sự nghiệp hoàn chỉnh để giải quyết việc làm. Các trung tâm dịch vụ việc làm còn manh mún, chưa thực sự là cầu nối giữa ngườ