Công trình này hoàn toàn không phải là kết quả của một "sự thôi thúc nội tâm" nào cả.
Mà trái lại.
Khi, cách đây ba năm, ông Đuy-rinh, l ấy tư cách là môn đồ và đồng thời là nhà cải cách
chủ nghĩa xã hội, đột nhiên khiêu chiến với thời đại ông thì những người bạn của tôi ở Đức
đã nhiều lần yêu cầu tôi giả thích phê phán trên cơ quan trung ương của Đảng dân chủ -xã
hội -bấy giờ là tờ "Volksstaat" -cái lý luận xã hội chủ nghĩa mới đó. Những người bạn ấy
cho rằng việc đó là tuyệt đối cần thiết, nếu không muốn để cho cái đảng còn rất non trẻ và
chỉ vừa mới thống nhất đó có một cơ hội mới để bị chia rẽ bè phái và rối rắm. Những người
bạn ấy có thể đánh giá t ình hình ở Đức đúng hơn tôi, cho nên tôi có trách nhiệm phải tin
theo họ. Ngoài ra, rõ ràng là có một bộ phận báo chí xã hội chủ nghĩa đã hoan nghênh một
cách nhiệt tình m ôn đồ mới ấy, nhiệt tình này thật ra chỉ là đối với cái ý tốt của ông Đuy-rinh thôi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho người ta nghĩ rằng bộ phận báo chí ấy, chính vì
cái ý tốt đó của ông Đuy-rinh, cũng sẵn lòng thừa nhận luôn cả học thuyết của ông ta nữa.
Thậm chí, có những người đã chuẩn bị truyền bá học thuyết ấy trong công nhân, dưới một
hình thức phổ cập. Và cuối cùng ông Đuy-rinh và bè pái nhỏ bé của ông ta đã vận dụng tất
cả những mánh khoé quảng cáo và âm mưu để buộc tờ "Voldsstaat" phải có lập trườngdứt
khoát đối với các học thuyết mới có những tham vọng rất to lớn đó.
333 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chống during, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỐNG DURING
Mục lục
Lời tựa
Lời tựa lần xuất bản thứ nhất: (Tại Luân đôn ngày 11/6/1878)
Lời tựa năm 1885: (Tại Luân đôn ngày 23/9/1885)
Lời tựa năm 1894: (Tại Luân đôn ngày 23/5/1894)
Lời mở đầu:
Chương 1: Nhận xét chung
Chương 2: ông Duhring hứa những gì
Phần thứ nhất: Triết học
Chương 3: Phân loại. Chủ nghĩa tiên nghiệm
Chương 4: Đồ luận thức về vũ trụ
Triết học về tự nhiên
Chương 5: Triết học về không gian, thời gian
Chương 6: Triết học về tự nhiên, thiên thể học, vật lý học, hoá học
Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ
Chương 8: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ (hết)
Đạo đức và Luật pháp
Chương 9: Chân lý vĩnh cửu
Chương 10: Bình đẳng
Chương 11: Quyền tự do và tất yếu
Biện chứng
Chương 12: Lượng và chất
Chương 13: Phủ định cái phủ định.
Chương 14: Kết luận.
Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học
Chương 1: Đối tượng và phương pháp
Chương 2: Lý luận về bạo lực
Chương 3: Lý luận về bạo lực (Tiếp theo)
Chương 4: Lý luận về bạo lực (Kết luận)
Chương 5: Lý luận về giá trị
Chương 6: Lao động đơn giản và lao động phức tạp
Chương 7: Tư bản và giá trị thặng dư
Chương 8: Tư bản và giá trị thặng dư (Tiếp theo)
Chương 9: Những quy luật tự nhiên của kinh tế địa tô
Chương 10: Về quyền lịch sử phê phán.
Phần thứ ba: Xã hội chủ nghĩa
Chương 1: Lịch sử
Chương 2: Lý luận
Chương 3: Sản xuất
Chương 4: Phân phối
Chương 5: Nhà nước, gia đình, giáo dục.
Lời tựa
Lời tựa thứ nhất
Lời tựa thứ hai
Lời tựa thứ ba
I
Công trình này hoàn toàn không phải là kết quả của một "sự thôi thúc nội tâm" nào cả.
Mà trái lại.
Khi, cách đây ba năm, ông Đuy-rinh, lấy tư cách là môn đồ và đồng thời là nhà cải cách
chủ nghĩa xã hội, đột nhiên khiêu chiến với thời đại ông thì những người bạn của tôi ở Đức
đã nhiều lần yêu cầu tôi giả thích phê phán trên cơ quan trung ương của Đảng dân chủ - xã
hội - bấy giờ là tờ "Volksstaat" - cái lý luận xã hội chủ nghĩa mới đó. Những người bạn ấy
cho rằng việc đó là tuyệt đối cần thiết, nếu không muốn để cho cái đảng còn rất non trẻ và
chỉ vừa mới thống nhất đó có một cơ hội mới để bị chia rẽ bè phái và rối rắm. Những người
bạn ấy có thể đánh giá tình hình ở Đức đúng hơn tôi, cho nên tôi có trách nhiệm phải tin
theo họ. Ngoài ra, rõ ràng là có một bộ phận báo chí xã hội chủ nghĩa đã hoan nghênh một
cách nhiệt tình môn đồ mới ấy, nhiệt tình này thật ra chỉ là đối với cái ý tốt của ông Đuy-
rinh thôi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho người ta nghĩ rằng bộ phận báo chí ấy, chính vì
cái ý tốt đó của ông Đuy-rinh, cũng sẵn lòng thừa nhận luôn cả học thuyết của ông ta nữa.
Thậm chí, có những người đã chuẩn bị truyền bá học thuyết ấy trong công nhân, dưới một
hình thức phổ cập. Và cuối cùng ông Đuy-rinh và bè pái nhỏ bé của ông ta đã vận dụng tất
cả những mánh khoé quảng cáo và âm mưu để buộc tờ "Voldsstaat" phải có lập trường dứt
khoát đối với các học thuyết mới có những tham vọng rất to lớn đó.
Tuy vậy, cũng phải mất đến một năm tôi mới có thể dứt khoát hoãn các công việc khác
lại để ngoạm vào quả táo chua ấy. Thật vậy, đây là một quả táo mà một khi đã ngoạm vào
thì phải nuốt cho hết. Hơn nữa, nó không những rất chua mà lại còn rất to. Lý luận xã hội
của chủ nghĩa mới này là kết quả thực tiễn cuối cùng của một hệ thống triết học mới. Vì
vậy, cần phải nghiên cứu mối liên hệ bên trong của nó với hệ thống ấy, và như vậy là phải
nghiên của bản thân hệ thống ấy; cần phải đi theo ông Đuy-rinh vào cái lĩnh vực rộng lớn
trong đó ông ta bàn luận về mọi cái có thể có, và cả những cái ngoài lĩnh vực ấy nữa. Như
vậy là xuất hiện một loạt bài báo đăng từ đầu năm 1877 trên tờ báo kế thừa tờ "Volksstaat",
tức là tờ "Vorwarts" ở Leipzig, và được tập hợp lại ở đây một các có mạch lạc.
Như vậy, tính chất của chính ngay đối tượng đã buộc sự phê phán phải có một tính chất
cặn kẽ hết sức không tương xứng với nội dung khoa học của đối tượng, tức là của những
tác phẩm của ông Đuy-rinh. Song, cũng có thể viện ra hai lý do khác để biện hộ cho sự cặn
kẽ đó. Một mặt, nó cho phép tôi có cơ hội trình bày một cách chính diện, trên các lĩnh vực
rất khác nhau cần phải đề cập đến ở đây, quan niệm của tôi về các vấn đề hiện đang có một
ý nghĩa khoa học hay thực tiễn phổ biến. Tôi đã làm như vậy trong từng chương sách, và
mặc dù sách này rất ít nhằm mục đích đem một hệ thống khác đối lập lại với hệ thống của
ông Đuy-rinh, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng độc giả sẽ vẫn nhận ra mối liên hệ bên trong của
các quan điểm do tôi đưa ra. Ngay hiện giờ, tôi cũng đã có quan điểm do tôi đưa ra. Ngay
hiện giờ, tôi cũng đã có đủ bằng chứng nói lên rằng, về mặt ấy, công trình của tôi không
phải là hoàn toàn không có hiệu quả.
Mặt khác, ông Đuy-rinh, "người sáng tạo ra hệ thống", không phải là một hiện tượng đơn
nhất trong hiện thực nuớc Đức ngày nay. Ít lâu nay, ở Đức, những hệ thống nghiên cứu
nguồn gốc của vũ trụ, hệ thống triết học tự nhiên nói chung, hệ thống chính trị học, hệ
thống kinh tế chính trị học, v.v., mọc ra như nấm sau một trận mưa. Một vị tiến sĩ triết học
xoàng nhất, thậm chí cả một sinh viên, cũng bắt tay vào việc sáng tạo ra một "hệ thống"
hoàn chỉnh chứ không kém hơn. Giống như trong một quốc gia hiện đại, người ta giả thiết
rằng mỗi công dân đều có đủ trình độ phán xét tất cả các vấn đề đưa ra cho mình biểu
quyết; giống như trong khoa kinh tế chính trị, người ta giả thiết rằng mỗi người tiêu thụ đều
là một người hiểu biết cặn kẽ các hàng hoá mà mình phải mua để dùng cho cuộc sống của
mình - thì ngày nay trong lĩnh vực khoa học cũng phải đi theo một giả thiết như thế. Tự do
về mặt khoa học có nghĩa là người ta có quyền viết về tất cả những gì mình không nghiên
cứu, và coi đó là phương pháp khoa học duy nhất chặt chẽ. Nhưng ông Đuy-rinh chính là
một trong những loại hình tiêu biểu nhất cho cái khoa học giả hiệu trắng trợn mà ngày nay,
trong khắp nước Đức, ta đều thấy ngoi lên hàng đầu và lấn át tất cả bằng những lời rỗng
tuếch, khoa trương trong thi ca, triết học, chính trị học, sử học, những lời rỗng tuếch khoa
trương có tham vọng là đạt tới sự hơn hẳn và sâu sắc về tư tưởng, khác với những lời rỗng
tuếch, khoa trương giản đơn, tầm thường nhạt nhẽo của các dân tộc khác, những lời rỗng
tuếch khoa trương với tư cách là sản phẩm đặc trưng nhất và mang tính chất hàng loạt nhất
của nền công nghiệp tri thức của Đức, rẻ nhưng tồi hoàn toàn giống như những chế tạo
phẩm khác của nước Đức, nhưng tiếc rằng chúng không được trưng bày bên cạnh những
chế tạo phẩm này tại cuộc triển lãm Philadelphia[2]. Thậm chí cả chủ nghĩa xã hội Đức, ít
lâu nay, nhất là sau khi có tấm gương tốt của ông Đuy-rinh, cũng rất nhiệt tình sản xuất ra
những lời rỗng tuếch khoa trương và tiến cử những kẻ lên mặt huênh hoang về một "khoa
học" mà họ "quả thực cũng chẳng học được cái gì cả". Đây là một bệnh ấu trĩ đánh dấu
bước đầu của người sinh viên Đức chuyển theo chủ nghĩa dân chủ - xã hội, một bệnh gắn
liền với bước chuyển ấy, nhưng với bản chất lành mạnh tuyệt vời của công nhân nước ta, nó
chắc chắn sẽ được khắc phục.
Nếu tôi phải đi theo ông Đuy-rinh vào những lĩnh vực trong đó giỏi lắm tôi cũng chỉ hy
vọng có thể phát biểu với tư cách là một tài tử nghiệp dư thôi, thì đó không phải là lỗi tại
tôi. Trong những trường hợp như vậy, phần nhiều tôi chỉ tự giới hạn ở chỗ đưa ra những sự
thật đúng đắn, không thể chối cãi được, để đối lập lại những lời khẳng định sai lầm hoặc
đáng ngờ của đối phương. Ví dụ như trong lĩnh vực pháp lý và trong một số trường hợp
thuộc khoa học tự nhiên. Còn trong các trường hợp khác thì đó là vấn đề những quan điểm
phổ biến rút ra từ phần lý thuyết của khoa học tự nhiên, tức là từ một địa hạt mà ngay cả
nhà chuyên môn cũng buộc phải đi ra ngoài phạm vi chuyên môn cuả mình để bước sang
những lĩnh vực lân cận, - tức là những lĩnh vực lân cận, - tức là những lĩnh vực trong đó
nhà chuyên môn theo sự thú nhận của Virchow, cũng chỉ là một "kẻ biết nửa vời" giống
như chúng ta thôi. Tôi mong rằng tôi cũng sẽ được hưởng thái độ khoan dung mà người ta
thường có đối với nhau về những chỗ thiếu chính xác nhỏ và diễn đạt vụng về.
Khi kết thúc lời tựa này, tôi nhận được một bản quảng cáo của nhà xuất bản, do ông
Đuy-rinh thảo ra, về một tác phẩm mới "có tính chất chủ đạo" của ông ta: "Những định luật
cơ bản mới của vật lý học hợp lý và hoá học hợp lý". Mặc dầu biết rõ sự nghèo nàn của
những kiến thức của tôi về vật lý học và hoá học, song tôi vẫn tin rằng tôi hiểu biêt ông
Đuy-rinh của tôi khá đầy đủ, cho nên tuy chưa nhìn thấy tác phẩm ấy, nhưng tôi cũng có
thể nói trước được rằng xét về mức độ sai lầm và khuôn sáo thì những định luật vật lý học
và hoá học do ông ta trình bày trong cuốn đó cũng xứng đáng được đặt ngang hàng với
những định luật về kinh tế học, về đồ thức luận vũ trụ, v.v., do ông ta đã khám phá ra trước
đây và được tôi tìm hiểu trong cuốn sách này; rằng cái đê nhiệt kế, hay khí cụ để đo những
nhiệt độ rất thấp, do ông Đuy-rinh chế tạo ra, dùng để đo không phải những nhiệt độ cao
hay thấp, mà chỉ là để đo cái thói kiêu căng ngu dốt của ông Đuy-rinh mà thôi.
Luân đôn, ngày 11 tháng sáu 1878
II
Việc cần phải in lại cuốn sách này đối với tôi thật là một điều bất ngờ. Đối tượng mà
trước kia nó phê phán thì hiện nay thực ra đã bị lãng quên rồi; bản thân cuốn sách này
không những đã được đăng thành từng phần trên tờ "Vorwarts" ở Leipzig năm 1877 và năm
1878 cho hàng nghìn độc giả, mà còn được xuất bản toàn bộ thành sách riêng, với một số
lượng in lớn. Vậy tại sao ngày này lại còn có người quan tâm đến những điều tôi đã nói với
ông Đuy-rinh cách đây hàng bao nhiêu năm?
Điều đó chắc chắn trước hết là do quyển sách này, cũng giống hầu hết những sách khác
của tôi còn lưu hành hồi đó, đã bị cấm trong Đế chế Đức liền ngay sau khi ban hành đạo
luật đặc biệt chống những người xã hội chủ nghĩa[3]. Bất cứ ai không bị cột chặt vào những
thành kiến quan liêu cha truyền con nối của các nước trong Liên minh thần thánh, đều phải
thấy rõ rằng biện pháp ấy chỉ có thể có kết quả là: số lượng các sách bị cấm được tiêu thụ
tăng lên gấp đôi, gấp ba và sự bất lực bị phơi trần của các ngài ở Béc-lin đã ban bố những
lệnh cấm nhưng không thể thực hiện được những lệnh ấy. Thật vậy, nhờ sự nhã ý của chính
phủ đế chế mà những tác phẩm nhỏ của tôi được in lại nhiều lần hơn là trong trường hợp tôi
tự đứng ra đảm nhiệm lấy; tôi không có thì giờ xem lại một cách thích đáng văn bản của
chúng và trong phần lớn trường hợp tôi buộc phải cho in lại nguyên văn như cũ mà thôi.
Nhưng thêm vào đó lại còn có một hoàn cảnh khác nữa. "Hệ thống của ông Đuy-rinh
được phê phán trong quyển sách này bao trùm một lĩnh vực lý luận rất rộng; tôi buộc phải
dõi theo ông khắp nơi và đem những quan niệm của tôi ra đối lập lại những quan niệm của
ông ta. Vì vậy, sự phê phán tiêu cực đã trở thành sự phê phán tích cực; cuộc bút chiến
chuyển thành một sự trình bày ít nhiều có hệ thống về phương pháp biện chứng và thế giới
quan cộng sản chủ nghĩa và Mác và tôi đã đại biểu, - và trình bày như thế trên một loạt khá
nhiều lĩnh vực. Cái thế giới quan đó của chúng tôi, sự xuất hiện trên thế giới lần đầu tiên
trong cuốn "Sự khốn cùng của triết học" của Mác và trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản" đã trải qua một thời kỳ ấp ủ trong hơn 20 năm, và cho đến khi bộ "Tư bản" ra đời thì
nó ngày càng tranh thủ được các giới rộng rãi một cách nhanh chóng và ngày nay, vượt xa
ra ngoài biên giới của châu âu, nó đang gây được sự chú ý và tìm được những môn đệ trong
tất cả những nước, trong đó, một mặt, có những người vô sản, và mặt khác, có những nhà lý
luận khoa học vô tư. Vì vậy, hình như có một công chúng quan tâm khá nhiều đến thực chất
của vấn đề, đến mức thừa nhận cả cuộc bút chiến chống lại những luận điểm của Đuy-rinh,
một cuộc bút chiến về nhiều mặt nay đã không còn đối tượng nữa, để tìm hiểu những sự
trình bày chính diện trong cuốn sách.
Tiện đây tôi cũng xin nói rằng: vì thế giới quan trình bày trong cuốn sách này một phần
hết sức lớn là do Mác đặt cơ sở và phát triển, còn tôi chỉ tham dự vào đó một phần hết sức
nhỏ, cho nên đối với chúng tôi một điều dĩ nhiên là bản trình bày của tôi không thể ra đời
mà Mác lại không biết đến. Tôi đã đọc cho Mác nghe toàn bộ bản thảo trước khi đưa in, và
chính Mác đã viết chương thứ mười trong phần kinh tế chính trị học ("Về quyển Lịch sử
phê phán"), và tiếc thay chỉ vì những nguyên nhân bên ngoài mà chúng tôi đã có thói quen
giúp đỡ lẫn nhau như vậy trong những lĩnh vực chuyên môn.
Lần xuất bản này in lại nguyên văn bản in lần trước, chỉ trừ một chương. Một mặt, tôi
không có thì giờ để xem lại bản ấy một cách cặn kẽ, mặc dầu tôi rất muốn sửa lại nhiều chỗ
trong bản trình này. Tôi có nghĩa vụ phải chuẩn bị để đưa in những di cảo của Mác, và việc
đó quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ một công việc nào khác. Ngoài ra, lương tâm tôi
cũng chống lại mọi sự thay đổi. Tác phẩm này là một tác phẩm luận chiến và tôi cho rằng
đối với đối thủ của tôi, tôi có nghĩa vụ không được sửa chữa gì cả ở những chỗ nào mà ông
ta cũng không thể sửa chữa gì cả. Tôi sẽ chỉ có thể đòi quyền phát biểu chống lại bài trả lời
của ông Đuy-rinh mà thôi. Nhưng những gì mà ông Đuy-rinh đã viết về bản luận chiến của
tôi thì tôi đã không đọc và cũng sẽ không đọc nếu không có một lý do nào đặc biệt; về
phương diện lý luận tôi đã thanh toán với ông ta rồi. Vả lại, đối với ông ta, tôi càng phải tôn
trọng những quy tắc lễ nghi trong một cuộc luận chiến văn học, nhất là từ khi cuốn sách của
tôi ra đời. Trường đại học Béc-lin đã có một hành động bất công nhục nhã đối với ông ta.
Thực ra trường này đã bị trừng phạt về điều đó. Một trường đại học mà đi đến chỗ tước
quyền tự do giảng dạy của ông Đuy-rinh trong những tình hình như mọi người đã biết thì
trường đại học đó cũng không có gì phải ngạc nhiên khi bị người ta bắt phải nhận ông
Schweninger trong những tình hình mà mọi người cũng đã biết rõ.
Chương duy nhất trong đó tôi đã mạn phép đưa thêm những đoạn bổ sung có tính chất
giải thích vào, là chương thứ hai của phần thứ ba: "Lý luận". Ở đây, nơi mà vấn đề chính
chỉ là trình bày một điểm mấu chốt trong thế giới quan của tôi, thì đối thủ của tôi cũng
không thể trách tôi khi tôi cố gắng nói một cách đại chúng hơn và bổ sung ý kiến cho mạch
lạc hơn. Hơn nữa, tôi lại có một lý do bên ngoài để làm như vậy. Tôi đã soạn lại ba chương
trong tác phẩm (chương thứ nhất trong Lời mở đầu, chương thứ nhất và thứ hai trong phần
thứ ba) thành một quyển sách riêng để cho người bạn của tôi, Lafargue, dịch ra tiếng Pháp,
và sau khi bản tiếng Pháp đã được dùng làm cơ sở cho bản dịch tiếng ý và bản dịch tiếng
Ba lan, tôi đã xuất bản một bản bằng tiếng Đức dưới đầu đề: "Sự phát triển của chủ nghĩa
xã hội từ không tưởng đến khoa học". Trong có vài ba tháng, tập sách này đã được xuất bản
ba lần và cũng được dịch ra tiếng Nga và tiếng Đan mạch. Trong tất cả các bản in đó, chỉ có
chương đã nói trên kia là có bổ sung thêm, và về phía tôi sẽ thật là cố chấp nếu khi in lại
nguyên bản vẫn cứ khư khư bám lấy văn bản ban đầu mà không theo bản viết sau là bản đã
trở thành một bản in có tính chất quốc tế.
Những chỗ khác mà tôi muốn sửa thì chủ yếu là về hai điểm. Một là về lịch sử nguyên
thuỷ của nhân loại mà mãi đến năm 1877, Morgan mới cung cấp cho chúng ta cái chìa khoá
để tìm hiểu. Nhưng sau đó, trong tác phẩm của tôi: "Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư
nhân và của nhà nước", Zurich, 1884, tôi đã có dịp sử dụng những tài liệu mà tôi đã tìm
được trong khoảng thời gian từ đó đến lúc viết, cho nên ở đây chỉ cần dẫn tác phẩm viết về
sau này đó cũng đủ.
Nhưng, hai là, tôi cũng muốn thay đổi phần nói đến khoa học tự nhiên lý thuyết. Phần
này đã được trình bày rất vụng về, nhiều điểm bây giờ có thể diễn đạt dưới một hình thức rõ
ràng hơn và chính xác hơn. Và nếu như ở đây tôi tự coi mình không có quyền sửa chữa, thì
chính vì thế mà ở đây, tôi lại càng có nhiệm vụ phải tự phê bình mình.
Có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự
giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và
về lịch sử. Song muốn có một quan niệm vừa biện chứng vừa duy vật về khoa học tự nhiên
thì chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu một cách rời rạc, đứt đoạn, không thường xuyên. Vì thế,
khi tôi có được thì giờ để làm việc đó, sau khi từ bỏ công việc buôn bán và dời đến ở Luân
đôn[4], thì trong chừng mực có thể tôi đã có tự "lột xác" hoàn toàn - theo cách nói của Liebig
- trong lĩnh vực toán học và về khoa học tự nhiên, và tôi đã dùng phần lớn thời gian của tôi
trong tám năm vào việc đó. Đúng vào giữa quá trình lột xác ấy, tôi đã phải nghiên cứu cái
gọi là triết học tự nhiên của ông Đuy-rinh. Vì vậy, nếu như trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên, lý thuyết, đôi khi tôi không tìm được thuật ngữ chính xác và nói chung đã diễn đạt
còn khá nặng nề, thì đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng mặt khác, việc ý thức được rằng
mình chưa nắm vững vật liệu đã khiến tôi thận trọng; sẽ không ai có thể vạch ra được
những sự lầm lẫn thực sự của tôi về những sự kiện đã biết hồi đó, cũng như những điều sai
lệch trong việc trình bày những lý thuyết đã được công nhận hồi đó. Về mặt này, chỉ có một
nhà toán học lớn[5] chưa được thừa nhận viết thư cho Mác, phàn nàn rằng tôi đã dám táo gan
xúc phạm đến danh dự của .
Lẽ dĩ nhiên, khi tôi tổng kết những thành tựu của toán học và khoa học tự nhiên như vậy
thì vấn đề cũng là để thông qua những cái riêng, thấy rõ thêm cái chân lý mà nói chung tôi
đã không nghi ngờ chút nào cả, cụ thể là: cũng những quy luật biện chứng ấy của sự vận
động, chi phối tính ngẫu nhiên bề ngoài của sự kiện ngay cả trong lịch sử, đang mở đường
cho mình trong giới tự nhiên thông qua sự hỗn độn của vô số biến đổi; cũng những quy luật
ấy, những quy luật như sợi chỉ đỏ xuyên qua cả lịch sử phát triển của tư duy loài người,
đang dần dần đi vào ý thức của con người tư duy: đó là những quy luật mà Hegel lần đầu
tiên đã phát triển một cách bao quát, nhưng dưới một hình thức thần bí, và một trong những
nguyện vọng của chúng tôi là tách những quy luật đó ra khỏi cái vỏ thân bí ấy và trình bày
chúng một cách rõ ràng với tất cả tính đơn giản và tính phổ biến của chúng. Lẽ dĩ nhiên là
nề triết học tự nhiên cũ - dầu có chứa đựng nhiều điều tốt thật sự và nhiều mầm mống có
sức đâm chồi nảy lộc như thế nào chăng nữa[1A] - vẫn không thể thoả mãn được chúng ta.
Như đã được trình bày tường tận hơn trong tác phẩm này, khuyết điểm của nền triết học tự
nhiên ấy, nhất là dưới hình thức của Hegel, là ở chỗ không thừa nhận sự phát triển trong
thời gian, "nối tiếp nhau" của thế giới tự nhiên, mà chỉ thừa nhận sự tồn tại của "cái nọ bên
cạnh cái kia". Sở dĩ như thế một mặt là do bản thân hệ thống của Hegel chỉ thừa nhận có sự
phát triển lịch sử của "tinh thần", nhưng mặt khác cũng là do tình trạng chung của khoa học
tự nhiên thời ấy. Như vậy là trong trường hợp này, Hegel đã thụt lùi lại xa đằng sau Kant là
người, với thuyết tinh vân của mình, đã tuyên bố sự phát sinh của hệ thống mặt trời, và với
việc phát hiện ra tác dụng kìm hãm của thuỷ triều đối với sự quay của trái đất, cũng đã
tuyên bố sự tiêu vong của hệ thống ấy[7]. Sau cùng, vấn đề đối với tôi không thể là đưa
những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên, mà là phát hiện ra chúng trong
giới tự nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên.
Song, làm điều đó một cách có hệ thống và trong từng lĩnh vực riêng biệt thì đó là một
công việc khổng lồ. Không những lĩnh vực phải nắm thì hầu như vô tận, mà trên toàn bộ
lĩnh vực đó, bản thân khoa học tự nhiên cũng đang trải qua một quá trình đảo lộn mạnh mẽ
đến mức một người bỏ hết thì giờ nhàn rỗi của mình ra để làm việc ấy cũng không thể nào
theo dõi xiết được. Nhưng từ khi Các Mác qua đời, thời giờ của tôi phải ngừng công việc
nghiên cứu của tôi