Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại

Tóm tắt Ra đời cách đây đã 172 năm, trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học, cách mạng, hoàn bị, triệt để, nhân văn, sáng tạo, do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập; V.I. Lênin bảo vệ, bổ sung và phát triển, không ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Bài viết bước đầu, đi sâu nghiên cứu, tập trung làm rõ: 1) Giá trị trường tồn, đặc sắc, phong phú, nhiều mặt của chủ nghĩa Mác - Lênin trên các phương diện nổi bật về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học; 2) Làm rõ sức sống thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú, học thuyết khoa học và cách mạng, triệt để và hoàn bị, nhân văn và sáng tạo; cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân “những công cụ nhận thức vĩ đại" để “giải thích thế giới” và “cải tạo thế giới”; góp phần mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; phản ánh khát vọng loài người, cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 13| CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI Bùi Ngọc Quang Tổng Biên tập Báo Ninh Bình Tóm tắt Ra đời cách đây đã 172 năm, trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học, cách mạng, hoàn bị, triệt để, nhân văn, sáng tạo, do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập; V.I. Lênin bảo vệ, bổ sung và phát triển, không ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Bài viết bước đầu, đi sâu nghiên cứu, tập trung làm rõ: 1) Giá trị trường tồn, đặc sắc, phong phú, nhiều mặt của chủ nghĩa Mác - Lênin trên các phương diện nổi bật về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học; 2) Làm rõ sức sống thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú, học thuyết khoa học và cách mạng, triệt để và hoàn bị, nhân văn và sáng tạo; cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân “những công cụ nhận thức vĩ đại" để “giải thích thế giới” và “cải tạo thế giới”; góp phần mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; phản ánh khát vọng loài người, cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị trường tồn, sức sống thời đại. I. MỞ ĐẦU “Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng; V.I. Lênin bảo vệ và phát triển; đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn và kế thừa những giá trị của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại; là thế giới quan, phƣơng pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con ngƣời”1. Bài viết bƣớc đầu, tập trung, nghiên cứu, tìm hiểu giá trị trƣờng tồn và sức sống thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin; qua đó làm rõ những đóng góp quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10-11. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |14 II. NỘI DUNG 2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin - những giá trị trường tồn 2.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin - tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học, tìm ra quy luật vận động chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy - Triết học Mác - Lênin đã phát hiện và giải quyết thành công vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật biện chứng. Với nhận thức “các triết gia không mọc lên nhƣ nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình đƣợc tập trung lại trong những tƣ tƣởng triết học”2, “mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình”3, C. Mác và Ph. Ăngghen nhấn mạnh tính kế thừa có chọn lọc tinh hoa tri thức triết học nhân loại, tạo ra bƣớc ngoặt cách mạng trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Tổng kết toàn bộ dòng chảy tƣ duy triết học của nhân loại, C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng bƣớc phát hiện và giải quyết thành công vấn đề cơ bản của triết học theo lập trƣờng duy vật biện chứng. Trong Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Ph. Ăngghen và C. Mác đã khẳng định: “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại đƣợc ý thức... Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”4. Trong Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, trên cơ sở phân tích đối tƣợng của triết học, lịch sử xuất hiện các học thuyết triết học, Ph. Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề tối cao của toàn bộ triết học”, “ vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học là vấn đề quan hệ giữa tƣ duy và tồn tại”, “giữa tinh thần với tự nhiên”5. Đó là định nghĩa kinh điển về vấn đề cơ bản của triết học. Phát hiện và giải quyết thành công vấn đề cơ bản của triết học theo lập trƣờng duy vật biện chứng, C. Mác và Ph. Ăngghen, vừa tạo ra “chiếc chìa khóa”, then chốt để đi sâu nghiên cứu, khám phá, thâu thái những hạt nhân hợp lý trong hệ thống triết học nhân loại; vừa tạo ra cơ sở nền tảng để xây dựng, hoàn thiện, phát triển hệ thống triết học Mác - Lênin. - Triết học Mác - Lênin đã sáng lập ra phép biện chứng duy vật, cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhân loại nhận thức và cải tạo thế giới. Trƣớc khi triết học Mác - Lênin ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thƣờng tách khỏi phƣơng pháp biện chứng. Trƣớc triết học Mác - Lênin 2 C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.156. 3 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.57. 4 C. Mác và Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.37-38. 5 C. Mác và Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.403-404. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 15| đỉnh cao của phép biện chứng là phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật nhân bản siêu hình của L.Phoiơbắc. C. Mác và Ph. Ăngghen đã tiếp thu cái “hạt nhân hợp lý” phép biện chứng của triết học Hêgen và đặt nó trên nền tảng duy vật triệt để. C. Mác và Ph. Ăngghen đã đánh giá cái “hạt nhân hợp lý” - chủ nghĩa duy vật nhân bản, “đoạn tuyệt hoàn toàn” với giới hạn duy vật siêu hình của triết học L. Phoiơbắc. Trong triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật gắn kết hữu cơ với phƣơng pháp biện chứng; đƣợc phát triển lên một trình độ mới làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Với phép biện chứng duy vật khoa học, “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài ngƣời và của tƣ duy”6. Trên nền tảng của phép biện chứng duy vật khoa học, triết học Mác - Lênin đã phát triển những nguyên lý nền tảng của phép biện chứng duy vật, trình bày các quy luật cơ bản của phép biện chứng; luận giải sâu sắc về những phạm trù nền tảng của phép biện chứng này, nhƣ tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tƣợng, nguyên nhân và kết quả Triết học Mác - Lênin đem lại cho nhân loại tiến bộ và giai cấp công nhân cách mạng toàn thế giới một “công cụ nhận thức vĩ đại” để “cải tạo thế giới” trong thời đại ngày nay. V.I. Lênin đã khẳng định: “Học thuyết C. Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho ngƣời ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tƣ sản”7. - Triết học Mác - Lênin đã sáng lập ra quan niệm duy vật về lịch sử với tư cách phát kiến vĩ đại của tư tưởng khoa học. Triết học Mác - Lênin sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Triết học Mác - Lênin nghiên cứu xã hội bắt đầu từ việc xác định các hành vi lịch sử đầu tiên của con ngƣời, những hành vi quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, của xã hội loài ngƣời. “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con ngƣời sống”. Nhƣng muốn sống đƣợc thì trƣớc hết cá nhân con ngƣời sống cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa” rồi mới có khả năng “làm ra lịch sử”. Để thỏa mãn nhu cầu tất yếu, thƣờng xuyên, phát triển không ngừng đó, con ngƣời phải sản xuất vật chất. Tham vào quá trình sản xuất vật chất, “hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con ngƣời bắt đầu tạo ra những ngƣời khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, 6 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.35-36. 7 V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.49-50. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |16 đó là gia đình”8. Triết học Mác - Lênin khẳng định, việc con ngƣời sản xuất ra đời sống của bản thân mình bằng lao động và sản xuất ra đời sống của ngƣời khác bằng việc sinh con đẻ cái (cụ thể là hành vi lao động và hành vi sinh con đẻ cái) là hai hành vi lịch sử đầu tiên và mãi mãi của con ngƣời. Sản xuất vật chất - lao động và sinh con đẻ cái quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và xã hội, lịch sử nhân loại. Đây là một chân lý đơn giản, dễ hiểu nhƣng chỉ đến triết học Mác - Lênin, chân lý đó mới đƣợc phát hiện. Trên nền tảng chân lý sản xuất vật chất - lao động và sinh con đẻ cái là cơ sở của tồn tại và phát triển xã hội, đi sâu nghiên cứu khám phá hoạt động sản xuất vật chất của nhân loại, triết học Mác - Lênin phát hiện ra hệ thống các quy luật chi phối sự tồn tại, vận động và phát triển của lịch sử; ra học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, khẳng định lịch sử loài ngƣời chẳng qua chỉ là sự phát triển, thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thƣợng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; cách mạng xã hội, quần chúng nhân dân là động lực, sáng tạo lịch sử; sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên... Triết học Mác - Lênin phát hiện ra và giải thích khoa học, nguyên nhân, hệ thống động lực thúc đẩy phát triển của lịch sử. Khẳng định ý nghĩa khoa học to lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong Lời tựa của tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị học, Ph. Ăngghen viết: “Giống nhƣ Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài ngƣời”9. Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác - Lênin đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. V.I. Lênin khẳng định: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị”10, triệt để nhất; “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và tùy tiện, vẫn ngự trị từ trƣớc đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị; lý luận đó chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lƣợng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên nhƣ thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn”11. 8 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.28-29. 9 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.499-450. 10 V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.54. 11 V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.53. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 17| 2.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra quy luật sản xuất giá trị thặng dư - quy luật vận động cơ bản chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu, vạch ra những quy luật kinh tế của xã hội tƣ bản chủ nghĩa, nhìn nhận chủ nghĩa tƣ bản trong cả quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của nó. “Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thƣợng tầng chính trị đƣợc xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy”12 - chế độ kinh tế của xã hội hiện đại - xã hội tƣ bản chủ nghĩa... Đƣợc bảo vệ và phát triển bởi Lênin, học thuyết kinh tế Mác phát triển thành học thuyết kinh tế Mác - Lênin bao gồm học thuyết giá trị và giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, độc quyền và độc quyền nhà nước. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là “nội dung chủ yếu”13 của chủ nghĩa Mác - Lênin; "học thuyết giá trị thặng dƣ là viên đá tảng của học thuyết kinh tế"14 của chủ nghĩa Mác - Lênin. Học thuyết giá trị thặng dƣ, vạch ra quy luật sản xuất giá trị thặng dƣ - "quy luật vận động riêng của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tƣ sản do phƣơng thức đó đẻ ra"15; “là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa”16; dẫn đến “sự tha hóa của lao động, tha hóa con ngƣời”17. Với việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dƣ trong nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tƣ bản - quan hệ tƣ bản bóc lột lao động làm thuê, vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tƣ bản, bác bỏ những luận điệu về “tự nguyện”, “công bằng” trong quan hệ giữa nhà tƣ bản và ngƣời công nhân; chỉ rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết đƣợc của xã hội tƣ bản - là mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất chủ yếu, mâu thuẫn giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản. Để tồn tại và vƣợt qua các cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa tƣ bản luôn phải tự điều chỉnh để điều hòa mâu thuẫn này. Điều đó cho thấy, phát kiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đúng, ngay cả khi chủ nghĩa tƣ bản hiện đại bƣớc vào thời đại toàn cầu hóa và chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. 12 V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.54. 13 V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.60. 14 V.I Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.55. 15 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.500. 16 C. Mác và Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 25 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.370. 17 C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.131-132. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |18 2.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra quy luật thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đưa chủ nghĩa xã hội từ “không tưởng” thành “khoa học” Trƣớc chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà tƣ tƣởng đã đề cập đến giai cấp vô sản, song, do điều kiện về lịch sử "những ngƣời đó lại không nhận thấy, ở phía giai cấp vô sản, một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vô sản cả", "họ càng không thấy những điều kiện vật chất cần cho sự giải phóng của giai cấp vô sản", "đối với họ, giai cấp vô sản chỉ tồn tại với tƣ cách là giai cấp đau khổ nhất"18. Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận hình thái kinh tế - xã hội và học thuyết sản xuất giá trị thặng dƣ là cơ sở lý luận tất yếu và trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học những điều kiện kinh tế - xã hội của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa cũng nhƣ những điều kiện chính trị, xã hội đã tạo nên các quan hệ giai cấp trong xã hội tƣ bản, C. Mác đã làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - giai cấp đại diện cho lực lƣợng sản xuất tiên tiến; giai cấp có đủ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh của mình, có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện sứ mệnh giải phóng chính bản thân mình tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại: “Sự sụp đổ của giai cấp tƣ sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu"19. V.I. Lênin đánh giá: “Ðiểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là ngƣời xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”20. Trải qua thử thách của thời gian và kiểm nghiệm của thực tiễn, cho đến nay, phát minh vĩ đại của C. Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản gắn liền với vai trò của Ðảng Cộng sản còn nguyên giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh cách mạng với chủ nghĩa tƣ bản, với những điều kiện xã hội hạ thấp, làm hƣ hỏng con ngƣời, là phƣơng tiện mạnh mẽ để con ngƣời cải biến hiện thực vì lợi ích của con ngƣời. 2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin - sức sống thời đại 2.2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin - kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú, học thuyết khoa học và cách mạng, triệt để và hoàn bị, nhân văn và sáng tạo Xét về lịch sử, sau 1,7 thế kỷ so với thời điểm trƣớc khi chủ nghĩa Mác ra đời và 1,2 thế kỷ trƣớc khi có chủ nghĩa Lênin, đến nay, thế giới có những biến đổi vô cùng 18 C. Mác và Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.640. 19 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.613. 20 V.I. Lênin (1980) Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.1. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 19| sâu sắc: Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, văn minh tin học, kinh tế tri thức, kinh tế số, lực lƣợng sản xuất và năng suất lao động; sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học công nghệ; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, khủng hoảng, bệnh dịch, chiến tranh, xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ,... không những không làm mất đi, mà trái lại càng chứng minh chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, triệt để và hoàn bị, nhân văn và sáng tạo. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, triệt để và hoàn bị. Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự kế thừa tất cả những gì ƣu tú nhất mà nhân loại trong lĩnh vực nhận thức tự nhiên và đời sống xã hội, tƣ tƣởng xã hội, đặc biệt là trên những thành tựu của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tƣởng Pháp; là kết quả của sự tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận về phong trào công nhân châu Âu cực kỳ sôi động lúc bấy giờ. Nhƣng trên hết và trƣớc hết, đó là sự sáng tạo tuyệt vời của những bộ óc thiên tài, những vĩ nhân, có ảnh hƣởng to lớn nhất trong mọi thời đại của nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học, cách mạng to lớn, đồ sộ, mà hạt nhân giá trị của nó là làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học và sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử -"một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới", một "quan niệm khoa học duy nhất về lịch sử"; “thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học", "một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ”. Chủ nghĩa Mác - Lênin tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học, tìm ra quy luật vận động chung nhất của tự nhiên, xã hội, tƣ duy và lịch sử; quy luật sản xuất giá trị thặng dƣ - quy luật vận động riêng của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa hiện đại; quy luật thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đƣa chủ nghĩa xã hội từ “không tƣởng” thành “khoa học”, từ “khoa học” thành “hiện thực”. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học “cung cấp cho loài ngƣời và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại"21 để không chỉ "giải thích thế giới", mà còn "cải tạo thế giới" bằng cách mạng, bằng thực tiễn. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết nhân văn, sáng tạo. Chủ nghĩa Mác - Lênin tạo ra bƣớc ngoặt cách mạng trong quan niệm về con ngƣời và giải phóng con ngƣời. Chủ nghĩa Mác - Lênin lấy con ngƣời làm trung tâm, lấy giải phóng con ngƣời, giải phóng nhân loại và phát triển con ngƣời toàn diện, "phát triển sự phong phú của bản chất con ngƣời", coi "sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự phát triển tự 21 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.22. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại |20 do của tất cả mọi ngƣời" và "con ngƣời từ vƣơng quốc của tất yếu sang vƣơng quốc của tự do", là "mục đích tự thân" của sự phát triển và tiến bộ xã hội”22, làm mục tiêu cuối cùng: “Chủ nghĩa Mác có một ý nghĩa triết học; nó là một triết học: một “chủ nghĩa nhân bản”, chủ yếu nó là triết học về sự giải phóng và của tự do”23. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một
Tài liệu liên quan