Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự

Tóm tắt: Chùa Việt truyền thống trên vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam – Đà Nẵng) tồn tại song hành hai loại: chùa của tăng ni và chùa của dân chúng. Loại thứ nhất gọi là chùa chính thống (Official Buddhist temples) theo nghĩa là cơ sở quan yếu và phổ quát của Phật giáo. Loại thứ hai gọi là chùa dân gian (Unofficial/ Folk Buddhist temples) theo nghĩa là phi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

pdf20 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 (60) - 2019 61 Lê Xuân Thông Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Email liên hệ: thongdsvh@gmail.com Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự Tóm tắt: Chùa Việt truyền thống trên vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam – Đà Nẵng) tồn tại song hành hai loại: chùa của tăng ni và chùa của dân chúng. Loại thứ nhất gọi là chùa chính thống (Official Buddhist temples) theo nghĩa là cơ sở quan yếu và phổ quát của Phật giáo. Loại thứ hai gọi là chùa dân gian (Unofficial/ Folk Buddhist temples) theo nghĩa là phi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945. Từ khóa: Chùa dân gian, Chùa Việt, xứ Quảng, Phật giáo. Abstract: There exists two types of traditional Viet Namese temples on the land of Quảng (former Quang Nam - Da Nang province): temples of monks and nuns, and temples of the people. The first type is called the “official Buddhist temples” in the sense of being the important and universal basis of Buddhism. The second one is called the “unofficial/folk Buddhist temples” in the sense of non-mainstream meaning, which is typical of Viet Namese folklore. In order to provide basic knowledge about the Viet Namese temples in general and folk temples in particular on the land of Quãng, and in order to identify one of the special aspects of Buddhism in this land, the paper focuses on the systematically comprehensive review of the folk temples through analyzing the constructional history, restoration and embellishment, architecture, and worship within the timeframe from the 17th century to 1945. Key words: Folk Buddhist temples, Viet Namese temples, Quang land, Buddhism. Ngày nhận bài: 20/6/2019 Ngày duyệt đăng: 27/8/2019 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu cho thấy, chùa Việt truyền thống trên vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam – Đà Nẵng) tồn tại song hành hai loại: chùa của tăng ni và chùa của dân chúng. Loại thứ nhất gọi là chùa chính thống (Official Buddhist temples) theo nghĩa là cơ sở quan yếu và phổ quát của Phật giáo. Loại thứ hai gọi là chùa dân gian (Unofficial/ Folk Buddhist temples) theo nghĩa là phi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Thông thường, chùa 62 Lê Xuân Thông chính thống do các tăng ni khai sơn, nhưng cũng có trường hợp do dân chúng, nhà nước xây dựng, nhà sư chỉ là người đến tiếp nhận. Chùa chính thống có thể thuộc một địa chỉ cụ thể hoặc đôi khi lại nằm sâu trong núi rừng, hoặc ở những vùng đất “vô chủ”. Với chùa dân gian, không chỉ do dân làng sử dụng mà còn do dân làng xây dựng hoặc tổ chức xây dựng và quản lý. Nó bao giờ cũng thuộc một địa chỉ làng xã cụ thể. Trong lịch sử tồn tại, chùa dân gian luôn hàm chứa đồng thời các chức năng, là nơi hội tụ và phản chiếu những giá trị về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa làng xã. Nói tóm lại, chùa dân gian là những ngôi chùa ở làng xã, thuộc về cộng đồng làng xã và do làng xã, là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo quan trọng gắn chặt với đời sống làng xã trong những giai đoạn nhất định, nó phân biệt với những ngôi chùa chính thống là nơi tu trì thường xuyên, liên tục của giới tăng ni, mang tư cách như là một cơ sở tôn giáo đặc trưng của Phật giáo (Lê Xuân Thông, 2015). Tiếp cận chùa Việt xứ Quảng, Lê Xuân Thông (2014, 2015, 2018) đã có những nghiên cứu chuyên sâu về “Chùa dân gian ở Đà Nẵng từ thời chúa Nguyễn đến triều Nguyễn (thế kỷ XVII, XVIII, XIX)”, “Đặc điểm kiến trúc chùa dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng thế kỉ XIX”, “Chùa Việt Quảng Nam – Đà Nẵng thế kỉ XIX (Loại hình chùa chính thống)”. Tuy vậy, ở đó, tác giả hoặc chỉ bàn đến loại hình chùa chính thống, hoặc chỉ trình bày lịch sử xây dựng chùa dân gian ở khu vực thành phố Đà Nẵng, chùa dân gian của cả vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng mới được nhìn nhận ở khía cạnh kiến trúc, và chỉ gói gọn trong phạm vi thời gian thế kỉ XIX. Bài báo này trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về loại hình chùa dân gian xứ Quảng, từ tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945. 2. Tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo 2.1. Giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII Cho đến hiện tại, chùa dân gian xuất hiện trên vùng đất xứ Quảng sớm nhất vào lúc nào là câu hỏi không dễ giải đáp. Một số tư liệu cổ phi chính thống cho rằng, ở đây chùa Việt đã xuất hiện từ khoảng nửa sau thế kỉ XV. Ngũ Hành Sơn lục1 viết: “Năm Hồng Đức triều Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm Thành, đặt đạo Quảng Nam. Người Bắc Kì đến đây [tức Ngũ Hành Sơn – Lê Xuân Thông chú] sinh sống, nối tiếp nhau mà xây dựng hai chùa Vân Long, Thái Bình dưới chân núi”2. Tương tự, văn bia xã Lỗ Giản (Giáng) lập năm Nhâm Thân (1832) có đoạn: “Nhớ lúc xưa các vị tiền hiền năm tộc Dương, Hồ, Lê, Nguyễn, Phạm làng ta bỏ đất Bắc, theo vua về Nam khai mở làng xã, tạo dựng đình thần chùa thánh, phụng sự uy linh. Đến năm Hồng Đức thứ 7 (1476), dân xã họp bàn định ra hương ước, năm tháng trao truyền nay còn bút tích, đời sau tuân theo kính nối”3. Có thể hiểu những ngôi chùa được nói đến trên đây là loại chùa dân gian, do các lớp lưu dân tạo dựng. Vậy thực tế lịch sử có đúng như thế không? Chúng tôi cho rằng những ghi chép trên, có lẽ, là dựa vào tương truyền dân gian đã được lịch sử hóa - một biểu hiện đặc trưng của văn hóa dân gian (Folklore), nên tính chân thực về niên đại sự kiện là điều cần phải xem xét lại. Trên lý thuyết, người Việt vào khai phá vùng đất xứ Quảng tất yếu sẽ mang theo truyền Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 (60) - 2019 63 thống văn hóa vùng đất gốc (Bắc Hoành Sơn), đồng thời, sáng tạo thêm và tiếp thu văn hóa bản địa để thỏa mãn đời sống tinh thần cho riêng mình. Nhưng điều đó diễn ra không hề đơn giản và nhanh chóng. Họ cần thời gian trước hết để tạo lập cuộc sống với những vấn đề thiết yếu nhất nhằm đảm bảo sự sinh tồn, trên vùng đất còn đầy lạ lẫm và ẩn chứa những bất trắc. Cả huyện Điện Bàn thời điểm giữa thế kỉ XVI, chỉ thấy Dương Văn An (2015, tr.93) nói đến một ngôi miếu tại cửa biển Đà Nẵng tức Đền thờ Tùng Giang - là nơi thờ Nguyễn Phục, một vị tướng chuyển vận quân lương trong đợt chinh phạt Chiêm Thành của Lê Thánh Tông năm 1469 - ở “môn chùa quán”4. Tất nhiên, không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào tính chính xác của Ô châu cận lục, nhưng rõ ràng nó đã phản ánh bức tranh văn hóa ảm đạm trên vùng đất xứ Quảng thời kỳ đầu. Vậy nên, khó có thể tin rằng dưới thời Lê Thánh Tông, chùa (và rộng hơn là mọi thiết chế văn hóa Việt) đã xuất hiện trên vùng đất này. Riêng đối với chùa Thái Bình, Lê Xuân Thông (2014) đã chứng minh được rằng Chùa được khai sơn vào cuối thế kỉ XVII bởi một thiền sư đến từ Trung Hoa. Nhưng điều làm chúng tôi thực sự băn khoăn là đến cuối thế kỉ XVI, cũng không một tư liệu nào hiện biết cho phép xác thực sự xuất hiện của chùa dân gian trên vùng đất xứ Quảng. Liệu rằng đã tồn tại một khoảng trống giữa thực tiễn và tư liệu cùng nhận thức về chùa dân gian đất Quảng trước thế kỉ XVII – ít nhất là giai đoạn nửa sau thế kỉ XVI? Mối nghi ngờ còn được củng cố hơn nếu lưu ý đến đoạn ghi chép dưới đây của Cristoforo Borri, khi ông đến và lưu lại Đàng Trong từ 1618 đến 1622. Cha Cristoforo Borri viết: “Xứ Đàng Trong còn có nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật” 5. Xứ Đàng Trong mà Borri nói, trong trường hợp này, không thể thiếu vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng mà cụ thể là khu vực dinh Chiêm, nơi ông có nhiều gắn bó trong bốn năm truyền đạo. Chúng ta có thể tin rằng “nhiều đền chùa rất đẹp” mà tác giả ca ngợi sẽ có thể bao gồm trong đó chùa dân gian. Điều này cũng có thể đi đến suy luận, rằng chùa dân gian đã tồn tại trên vùng đất Quảng trước khi C. Borri đến, phải thật lâu rồi, tức có thể trước thế kỉ XVII. Tuy vậy, chúng ta không thể biết được một cách cụ thể những ngôi chùa dân gian mà Borri đã chứng kiến, như tên gọi, địa điểm xây dựng. Tư liệu hiện còn cho biết trong giai đoạn thế kỉ XVII – XVIII, có những chùa như: Linh Sơn, Long Thủ, Phổ Khánh, Hải Tạng, Phú Thuận, Bảo Khánh, Long Thủy, Tây Linh, và, có thể chùa ở làng Đà Sơn. Trong 9 ngôi chùa vừa nêu, chỉ ba chùa Long Thủ, Phú Thuận và Hải Tạng là xác định được niên đại xây dựng, các chùa còn lại đều không rõ ràng. Chùa Long Thủ6 ở xã Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn (nay là phường Nại Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng) xây dựng hoàn thành vào khoảng năm Thịnh Đức thứ 5 (1657), là năm dựng bia lưu dấu sự kiện7. Chùa Phú Thuận ở xã Phú Thuận, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Văn bia chùa Phú Thuận cho chúng ta một niên đại lập chùa cụ thể: ngày mồng 2 tháng 7 năm Canh Ngọ8. Cách ghi này phải được hiểu đó là ngày hoàn thành xây dựng chùa và hẳn cũng là ngày lập bia đá. Tác giả Ngô Quốc 64 Lê Xuân Thông Trưởng trên cơ sở đối chiếu với văn bia chùa Phổ Khánh, từ hình thức trang trí đến cách thức trình bày văn bản, đã đi đến kết luận đó là năm 1690 (Ngô Quốc Trưởng, 2010). Với trường hợp chùa Hải Tạng ở Cù lao Chàm (Quảng Nam), theo văn bia chùa lập năm Tự Đức thứ nhất (1848), chùa được dân làng xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758)9. Những chùa khác được biết đến là nhờ vào các sự kiện được lưu lại như trùng tu tôn tạo hoặc hoạt động công đức của tín hữu. Chùa Linh Sơn ở xã Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang, xứ Quảng Nam (nay là quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Theo văn bia chùa lập năm Quí Mùi niên hiệu Dương Hòa thứ 9 (1643), bấy giờ thiền sư Tuệ Lâm Đức có tục danh là Phạm Công Triều, người xứ Quảng Nam, khi ngang qua đây thấy cổ tích Linh Sơn bị hư nát nên đã cùng với các tín hữu địa phương cất công trùng tu tôn tạo. Việc xong sư lập bia ghi truyền10. Không lâu sau lần trùng tu trên, chùa Linh Sơn được tăng Tuệ Minh Quan tiếp quản trụ trì. Đó là vào khoảng năm 1654 hoặc sớm hơn, vì văn bia chùa lập vào năm này để ghi công đức tín hữu, thì thông tin trên đã xuất hiện11. Có lẽ cũng từ đây, chùa Linh Sơn không còn là một ngôi chùa dân gian đúng nghĩa nữa. Chùa Phổ Khánh ở xã Ái Nghĩa, huyện An Nông, phủ Điện Bàn (nay là xã Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam). Qua văn bia chùa lập vào năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3 (1678)12 thì hẳn chùa phải được xây dựng trước đó rồi. Lúc bấy giờ, việc lập bia cốt là để ghi lại công đức cúng dường tam bảo của mọi người. Với chùa Bảo Khánh ở Hội An, từ văn bia lập năm Bính Tý niên hiệu Chính Hòa (1696) để ghi nhận công đức thập phương, chùa đã được xem là một cổ tích danh lam, và được ghi nhận rất linh ứng. Văn bia viết: “Trộm thấy, tự đồ Bảo Khánh cầu hữu linh, đảo hữu ứng, bảo quốc an nhân, nguyện theo cầu tất đều được như ý, tâm vui vẻ, việc vẹn toàn”. Bấy giờ, chùa được một người họ Nguyễn phát tâm trùng tu rất quy mô, “điện thượng nguy nga, phạn dinh rực rỡ”13. Chùa Long Thủy được xây dựng tại xã An Phước, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn. Năm Chính Hòa thứ 23 (1702), có nhiều tín hữu phụng cúng ruộng vào chùa nên bản xã đã lập bia công đức ghi nhớ14. Về chùa Tây Linh, từ bài minh chung khắc năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755) ta biết chùa thuộc làng Đà Sơn, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam. Huyện Lễ Dương tương ứng với địa bàn thuộc huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) ngày nay. Thật trớ trêu, quả chuông chùa Tây Linh đã từ lâu được lưu giữ tại một ngôi làng ở Đà Nẵng cũng mang tên Đà Sơn, nay thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu. Từ đó dân làng sở tại cho rằng chùa Tây Linh được xây dựng ở đây và quả chuông là thuộc ngôi chùa làng này. Tất nhiên đó là một sự ngộ nhận. Tuy nhiên, dựa vào câu chuyện ly kỳ về quả chuông chùa Tây Linh liên quan đến thời kỳ Tây Sơn khởi nghĩa, được dân làng Đà Sơn (ở Đà Nẵng) truyền tụng lâu nay, thì có thể tin rằng, muộn nhất trước năm 1789, ở đây đã có chùa dân gian. Và lúc đó, quả chuông chùa Tây Linh ở huyện Lễ Dương, cũng đã được an trí tại chùa của làng Đà Sơn, Đà Nẵng (Lê Xuân Thông, 2014). Các chùa kể trên là những chùa dân gian được minh xác bằng nguồn tư liệu chủ yếu là văn bia. Hẳn đây không phải là con số phản ánh hết thực tế. Bởi vì, chẳng hạn, trong khoán ước (tức hương ước/hương lệ) xã Phước Sơn, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn (nay là làng Phước Thuận, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) lập năm Gia Long thứ 7 Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 (60) - 2019 65 (1808) đã nhắc đến ngôi chùa của xã khi quy định nơi đặt trống hiệu15. Trong trường hợp này khó có thể cho rằng chùa xã Phước Sơn vừa mới được xây dựng những năm đầu thế kỉ XIX mà ngược lại, phải có lịch sử lâu dài. Hoặc với chùa Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), từ một tượng Phật còn lại16 tự nó đã khẳng định ngôi chùa này muộn nhất phải được xây dựng vào thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là sự phân bố của những ngôi chùa dân gian vừa kể. Chúng trải đều từ địa bàn ven biển, hải đảo đến khu vực đồng bằng ven các con sông Vu Gia, Thu Bồn, Cẩm Lệ - sông Hàn (tương ứng với các quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng và các huyện, thị xã, thành phố như Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Hội An của tỉnh Quảng Nam ngày nay). Hiện tượng đó nói lên rằng chùa dân gian đã được xây dựng không ít trên vùng đất xứ Quảng trong giai đoạn thế kỉ XVII – XVIII, ít nhất là đối với khu vực Bắc sông Ly Ly – nơi có lịch sử khai phá sớm bởi lưu dân Việt. 2.2. Giai đoạn 1802 - 1945 Có thể nói đến thời Nguyễn (1802 - 1945), đặc biệt ngay từ đầu thế kỉ XIX, chùa dân gian đã trở nên dày đặc trên vùng đất xứ Quảng, nhất là đối với khu vực mà truyền thống Phật giáo đã được xác lập lâu đời từ thời chúa Nguyễn. Minh chứng là trong số sáu địa bạ các làng ven biển Đà Nẵng có niên đại Gia Long17 (bấy giờ thuộc hai huyện Hòa Vang, Diên Khánh của phủ Điện Bàn) mà chúng tôi tiếp cận, thì đã có đến năm địa bạ nói đến ruộng đất chùa18. Ở những làng này tuyệt nhiên không có căn cứ nào cho thấy sự xuất hiện của chùa chính thống do các thiền tăng khai sơn, tu trì. Cuối thế kỉ XIX, sách Đồng Khánh địa dư chí khi viết về phong tục huyện Hòa Vang có đoạn: “Các xã, thôn, phường đều có đình, chùa () Hàng năm lấy quý đầu mở hội cúng ở chùa gọi là cúng Phật”. Bấy giờ Hòa Vang là một trong năm huyện của tỉnh Quảng Nam, địa bàn trải rộng, bao gồm hầu hết thành phố Đà Nẵng và huyện Đại Lộc cùng các huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam ngày nay. Còn ở huyện Duy Xuyên, cũng theo Đồng Khánh địa dư chí, “Dân trong huyện khi gặp việc gì thì cầu thần lễ Phật”. Lễ Phật khi hữu sự chứng tỏ chùa chiền đã phủ kín các làng quê. Tất nhiên, chùa ở hai huyện Hòa Vang, Duy Xuyên hầu hết là chùa dân gian, vì ngoài Ngũ Hành Sơn, chùa chính thống chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở những địa phương này. Hoạt động trùng tu tôn tạo chùa dân gian cũng diễn ra sôi động, từ thời Minh Mạng (1820 - 1840) đến thời Khải Định (1916 - 1925). Dựa vào văn bia và một số tư liệu khác, chúng ta thấy những chùa được trùng tu gồm có một số đã biết từ trước, như Hải Tạng, Long Thủy, Phổ Khánh, số còn lại có thể thuộc niên đại trước hoặc trong thời Nguyễn, nhưng bây giờ mới được biết đến. Chẳng hạn, ở Đà Nẵng có: chùa Phước Hải, xã Hải Châu chính, huyện Hòa Vang (nay là phường Hải Châu I, quận Hải Châu), chùa An Phước, xã An Hải, huyện Diên Phước (nay là phường An Hải Tây, quận Sơn Trà), chùa Xuân Thiều (nay là phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), chùa Nam Thọ (quận Sơn Trà). Ở Quảng Nam, có: Chùa Viên Giác, xã Cẩm Phô (nay là phường Cẩm Phô, thành phố Hội An), chùa Hòa Quang (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên), chùa Bảo Thuận (xã Tam Thái, huyện Phú Ninh), chùa Phước Long, xã Diễm Sơn (nay thuộc xã Điện 66 Lê Xuân Thông Tiến, huyện Điện Bàn), chùa Trúc Lâm, xã Phú Hương, tổng Đức Hòa Thượng, huyện Hòa Vang (nay là xã Đại Quang, huyện Đại Lộc), chùa Phước Định, châu An Định, tổng Nghĩa An Thượng, huyện Đại Lộc (nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc), chùa Phổ Minh ở xã Thạch Thiệp (nay thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc), chùa Linh Sơn ở châu Bảo Sơn, tổng Mỹ Hòa Trung, huyện Diên Phước (nay là xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc), chùa Lệ Trạch (huyện Duy Xuyên), chùa Bàng Trạch (huyện Đại Lộc), chùa Thanh Quýt (thị xã Điện Bàn). Và còn nhiều chùa khác nữa. Trên đây là dựa vào tư liệu thành văn. Trong thực tế, tuyệt nhiên những chùa còn lại về sau, đều mang dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Điều đó nói lên rằng, trong thời kì này, gần như mọi ngôi chùa dân gian đều đã được tu tạo lớn. Tính chất, quy mô xây dựng các chùa cũng đa dạng. Nhiều chùa mang tính trùng tu tôn tạo đúng nghĩa, tức sửa chữa cục bộ và tô điểm thêm nhằm đảm bảo sự bền vững, trang nghiêm của công trình vốn có. Số khác được xây mới hoàn toàn do chùa cũ bị hủy hoại hoặc xuống cấp nghiêm trọng. Chẳng hạn, chùa Hải Tạng, chùa Nam Thọ, chùa Trúc Lâm Chùa Hải Tạng, như đã biết, được xây dựng từ thời chúa Nguyễn. Nhưng do vào tháng 9 năm Đinh Mùi (1847) điện thờ bị gió bão đánh sập, nên toàn bộ hương lão, tân cựu lí dịch, nam nữ, già trẻ phường Tân Hiệp (tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn) tiến hành trùng tu chùa. Công việc thực hiện ngay năm sau, tháng 3 năm Mậu Thân (1848)19. Chùa Nam Thọ, theo văn bia, bị binh lửa chiến tranh hủy hoại dưới thời Tự Đức (1848 - 1883)20, chỉ còn vết tích. Vì vậy, năm Duy Tân thứ 7 (1913), dân làng tạo dựng ngôi chùa mới trên nền móng ngôi chùa cũ. Sau một năm, Phật sự viên thành21. Tương tự, chùa Trúc Lâm được xây dựng lại vào năm Tự Đức thứ 2 (1849), trên nền móng ngôi chùa cũ22. Chùa Viên Giác lại ở vào một hoàn cảnh khác – phải di dời do địa thế không đảm bảo. Chùa ban đầu được xây dựng tại thôn Xuyên Trung, xã Cẩm Phô. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), “Nghĩ chùa ở xứ này sau các đợt binh hỏa cỏ mọc um tùm, chùa lại ở giữa sông, thường bị thủy tai, thế khó mà vững”, cho nên “Nay bổn xã kiền tâm khởi việc tạo lập, nguyện trùng hưng chùa, chặt bỏ cột kèo ở cổ tự giữa sông đưa về” trùng tạo lại ngôi chùa khang trang tại vị trí mới là ấp Tu Lễ. Chùa dựng xong, lấy tên là Viên Giác23. Đến năm Thành Thái thứ nhất (1889), chùa lại được trùng tu lần nữa, sửa sang chánh điện, thay mái ngói, dựng trụ và xây đông đường. Bấy giờ “quy mô thật tráng lệ, thấy Phật cảnh tráng nghiêm, tự vũ nguy nga”24. Như vậy trong lần trùng tu này, chùa còn được xây dựng thêm một số công trình mới mà trước đó chưa hề có. Trong số chùa dân gian được xây dựng, trùng tu dưới thời Nguyễn, chùa Phúc Hải ở xã Hải Châu Chính, huyện Hòa Vang nhận được vinh dự đặc biệt. Chùa nay đã mất, địa điểm xây dựng chùa trước đây nay là đình Hải Châu, thuộc phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Những gì mà chúng ta biết về ngôi chùa này là nhờ vào một số di vật của chùa hiện còn, như hoành phi, hồng chung và mấy dòng ghi chép trong cổ sử. Di vật và cũng là nguồn tài liệu sớm nhất cho biết thông tin về chùa Phúc Hải là bức hoành phi treo trong đình Hải Châu. Hoành phi bằng gỗ dài 1,2m, rộng 0,7m được đóng khung và sơn son thép vàng. Chính giữa bức hoành là ba chữ Hán đại tự “Phúc Hải tự”, nghĩa là: Chùa Phúc Hải, hai bên có hai hàng chữ Hán nhỏ, hàng bên trái ghi “sắc tứ”, nghĩa là chùa được vua ban tên, hàng bên Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 (60) - 2019 67 phải ghi “Minh Mạng lục niên ngũ nguyệt cát nhật tạo”, nghĩa là: [Hoành phi] được tạo vào ngày tốt tháng 5 năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Chuông chùa Phúc Hải đúc năm Minh Mạng thứ 13 (1832), khắc một bài minh ngắn, có đoạn: “Năm Giáp Thân, Minh Mệnh thứ 5 (1824) trùng tu chùa bổn l
Tài liệu liên quan