Từ xa xưa, khách hành hương ở phía Nam ra Thăng Long đã
có câu ca:“ Mong sao chóng đến kinh kỳ/Đến đền Bà Sáng là
gần Kinh đô”
Đền Bà Sáng như một tiêu điểm đích đến nằm kề bên đường
kinh lý xuyên Việt ở phía Nam Kinh thành, trong đền có một
cây thông cổ thụ, nhựa thong lâu năm đã thành hổ phách
11 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chùa pháp vân chốn tâm linh nông nghiệp xưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chùa Pháp Vân Chốn
Tâm Linh Nông Nghiệp
Xưa
Từ xa xưa, khách hành hương ở phía Nam ra Thăng Long đã
có câu ca:“ Mong sao chóng đến kinh kỳ/Đến đền Bà Sáng là
gần Kinh đô”
Đền Bà Sáng như một tiêu điểm đích đến nằm kề bên đường
kinh lý xuyên Việt ở phía Nam Kinh thành, trong đền có một
cây thông cổ thụ, nhựa thong lâu năm đã thành hổ phách. Hổ
phách dưới nắng mặt trời sẽ phát quang nên đi từ xa nhìn về
thì thấy ánh sang lan tỏa ra. Bởi thế, mới gọi đền Bà là đền
Bà Sáng.
Đền Bà Sáng chính là chùa Pháp Vân ngày nay đang tọa lạc
tại thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội. Chùa có tên chữ là Pháp Vân, tên thường gọi là
chùa Hai Bà. Cái tên Hai Bà xuất phát từ việc 2 nhân vật
được thờ trong chùa đó là bà Pháp Vân và bà Pháp Lôi trong
hệ thống tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện). Văn bia
cổ thời Lê còn ghi một tên nữa là Bồ Đà Tự. Sách Đại Nam
Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn
vẫn gọi chùa này là chùa Pháp Vân.
Lịch sử chùa Pháp Vân bắt đầu từ một truyền thuyết. Mùa
thu năm đầu Triều Lý Nhân Tông (1072), trời mưa tầm tã,
ứng lụt nhiều nơi. Vua cho rước tượng Bà từ Luy Lâu về
Chùa Bảo Thiên làm lễ cầu đảo, lễ xong trời quang mây tạnh.
Đến nam Thái Minh thứ ba (1074) trời lại đại hạn, cây cối
héo khô. Vua cho cầu đảo nhưng không hiểu sao mưa chỉ xảy
ra ở vùng gần Kinh thành, Hoàng đế liền hạ lệnh tổ chức
rước các Bà đi các phương thì đều được mưa lớn. Khi rước
đến xứ Bồ Đà thuộc địa phận Văn Giáp, huyện Thường Tín
ngày nay) thì mưa to, sấm chớp nổi lên và làm cho bầu trời
mây đen vần vũ, tối đen như mực, pháp giá phải dừng lại
không đi được nữa, một lát sau thấy trời quang mây tạnh,
pháp giá tiếp tục đi. Nhưng không hiểu vì sao chỉ có hai
tượng Pháp Vũ và Pháp Lôi thì không đi được. Các quan tâu
báo với Nhà Vua, Vua liền phán rằng” Sinh ra ở phương Tây,
muốn trấn ngự ở phương Nam, đấy này át có linh khí”, bèn
cấp tiền của để dựng lại hai ngôi chùa thờ các bà Pháp Vân
và Pháp Lôi. Đồng thời ban chỉ miễn thuế, cấp ruộng tự điền
để dân lo việc đèn hương thờ cúng. Như vậy thì chùa Văn
Giáp đã có từ thế kỷ XI và ban đầu phải là hai ngôi thời hai
Bà liền nhau nhưng riêng biệt mỗi bà một chùa.
Dấu tích xưa của cả 2 chùa thế nào không thấy sử sách ghi
chép. Chỉ biết chùa thờ bà Pháp Vân nay là một công trình
kiến trúc quy mô to lớn nằm trong khuôn viên rộng tới cả vạn
m2. Tổng thể chùa Pháp Vân có bố cục kiến trúc theo kiểu “
Nội công ngoại quốc”. Quá trình tôn tạo, trùng tu do không
có sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn, nên quy mô kiến
trúc chùa trở nên phúc tạp hơn một số các chùa khác. Ngoài
cùng là cổng tam quan cao rộng rồi đến tòa đại bái ( gác
chuông), tiền đường, hậu cung, nhà tổ và hai dãy hành lang.
Tòa đại bái khá dặc biệt, hai tầng 8 mái, kết cấu bên trong
bằng gỗ làm theo kiểu 4 hàng chân, vì nóc chồng giường,
trên gác chuông có treo một quả chuông lớn, đường kính
rộng hơn 1m, chiều cao gần 2m, đây là quả chuông to lớn
nhất vùng Thượng Phúc xưa. Chiều chiều, khi tiếng chuông
chiêu mộ từ đây vang lên thì cả vùng bán kính rộng vài km
vẫn nghe thấy rõ. Qua tòa đại bái là tòa tiền đường, tòa tiền
đường cũng có kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa khác,
tiền đường 3 gian rộng lớn, gian giữa xây hương án 3 tầng,
trang trí bằng các họa tiết rồng mây, hoa lá rất sinh động, hai
gian bên thờ Đức Ông và Đức Thánh Hiền, treo chuông, treo
khánh
Tòa Tam Bảo, tiền đường và hậu cung được cấu trúc liên
hoàn bởi hạng mục “ ống muống” chạy dọc giữa hai tòa
thành chữ Công. Kiến trúc kiểu này tạo ra cho không gian
bên trong thì khép kín, bên ngoài vuốt góc thành đầu đao.
Cuối ống muống, ở phần hạ diệp có trang trí 2 bức phù điêu
lớn khắc tích “ độc long”. Trung tâm bức là một con rồng lớn
đầu hướng vào hậu cung, xung quanh điểm xuyết tứ linh và
hoa lá cách điệu.
Sau hậu cung là nhà Tổ và nhà Mẫu, đây là những công trình
mới được xây dựng thêm có ý nghĩa bổ sung cho hoàn thiện
với tục thờ thông dụng của một nhà chùa Việt Nam là phải có
nhà Tổ để thờ các vị sư đã có công trụ trì, chấp tác tại bản tự,
khung nhà được làm bằng gỗ quý, tượng pháp các sư tổ hầu
hết bằng gỗ sơn don thếp vàng.
Các di vật và những đồ tự khí còn lưu giữ được rất nhiều thứ
quý, đôi khổng tước bằng gỗ sơn son thếp vàng cao tới 2,2m,
bát hương lớn thời Lê. Tượng Pháp ở đây khác với các chùa
là chỉ có tượng bà Pháp Vân là chính. Pho tượng bằng gỗ cao
1m30, sơn thiếp mày cánh gián, tạc ở tư thế ngồi tĩnh tọa, hai
chân xếp bằng, tay trái đặt lên đùi, tay phải giơ lên và hướng
về phía trước, khuôn mặt ngài phúc hậu, mặt nhìn thẳng xa
xăm, hướng ra không gian trời đấtĐúng phong cách tư thế
của người đang dồn tâm trí để làm một công việc rất có ý
nghĩa là cầu nguyện trời đất thuận hòa không mưa to gió lớn,
không nắng hạn khô hanh để nhân gian có mùa màng bội thu
thỏa long cư dân nông nghiệp của Ngài. Đôi rồng đá nghệ
thuật thời Lê, đây là một trong những tác phẩm điêu khắc rất
có giá trị. Đặc biệt là cuốn sách bằng kim loại quý làm từ đời
Thành Thái, cuốn sách bằng đồng, chữ được dát vàng mười,
các trang bên trong bằng bạc, trọng lượng cuốn sách trị giá
21 lạng và 6 tiền. Sách ghi lại sự tích chùa Pháp Vân bằng
chữ Hán.
Chùa Pháp Vân, một di tích văn hóa rất có giá trị nhiều mặt
cả về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, du lịch đã được
Nhà nước công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia từ thế kỷ
trước. Với ý thước tâm linh nông nghiệp, khát vọng thiên
nhiên trong nghề trồng trọt của người nông dân Việt Nam thì
ngay từ xa xưa, chùa Pháp Vân đã trở thành trung tâm cầu
đảo thời tiết của các triều đại nhà nước phong kiến và nhân
dân vùng phía Nam Kinh thành. Không phải ngẫu nhiên mà
chùa Pháp Vân được trở hai vị tứ pháp ( trong hệ thống Tứ
Pháp Việt Nam) rồi trở thành địa điểm cầu đảo như thế hệ
cha ông ta cầu mưa có nước, cầu tạnh trời yên.
Vốn là một di tích có từ cách đây hàng mấy trăm năm, trải
qua sự khắc nghiệt của thời gian, thời tiết khí hậu nóng ẩm và
chiến tranh đã làm chùa Pháp Vân xuống cấp nặng nề, hư hại
nhiều hạng mục. Mặc dù nhân dân làng Văn Giáp, bà con mộ
đạo thập phương đã cúng giành tôn tạo nhiều lần nhưng hiện
nay tòa tháp chuông ( nhà chính) đang có nguy cơ sụp đổ bất
kỳ lúc nào, hệ thống xà ngang đã bị mục nát, hàng cột đang
được thay thế bằng những cây chống bên ngoài; mái ngói xô
sụt nhiều chỗ làm cho nước mưa tràn vào nền nhà càng làm
cho công trình xuống cấp nghiêm trọng hơn. Để bảo tồn một
di tích quý như chùa Pháp Vân là rất cần thiết. Tháng 5-2011,
UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo cho các ngành hữu
quan và địa phương tiến hành làm thủ tục chuẩn bị đầu tư để
trùng tu chùa vào năm kế hoạch tới. Mong sao chùa Văn
Giáp sớm được trùng tu tôn tạo lại cho xứng tầm với giá trị
của một di tích văn hóa, tâm linh nông nghiệp. Nơi thờ Bà
Pháp Lôi cũng phải được khôi phục lại ở ngay vị trí ban đầu
mà nhà Lý đã dựng lên, để cái tên chùa Hai Bà trở lại đúng
nghĩa đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân vùng Thượng Phúc
từ ngàn năm xưa. Có thể thì khát vọng mưa thuận gió hòa
vẫn có nơi để những người nông dân đến tri ân với tiên tổ và
mừng vui sau những thành công của khoa học kỹ thuật giúp
cây lúa nặng bong, cây hoa đậm sắc, trái ngọt trĩu cành.